intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 - Phòng GD&ĐT Phú Thọ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 - Phòng GD&ĐT Phú Thọ” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, bổ sung thêm kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 - Phòng GD&ĐT Phú Thọ

  1. UBND HUYỆN PHÚC THỌ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO  Năm học: 2020 – 2021 TẠO    Môn: Lịch sử  Ngày 21/10/2020 Thời gian: 150 phút (Không kể giao đề) (Đề có 01 trang) Câu 1 (10 điểm).  a. Trình bày sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN. b. Bằng sự hiểu biết của mình, hãy cho biết những đóng góp của Việt  Nam từ khi nước ta tham gia vào tổ chức ASEAN. Câu 2 (6.0 điểm). Nêu một số  điểm giống nhau, điểm khác nhau giữa  các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỷ  XIX (về  mục đích, thành phần lãnh đạo, lực lượng tham gia, hình thức hoạt  động, tổ chức). Câu 3 (4.0 điểm). Tình hình châu Á từ  sau chiến tranh thế  giới thứ II  đến nay? Những “điểm nóng” chủ yếu về an ninh, chính trị của châu Á trong  thời gian gần đây là gì ? Hết (Giám thị không giải thích gì thêm) ­ Họ và tên thí sinh:......................................................... ­ Số báo danh...............
  2. UBND HUYỆN PHÚC THỌ           HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH  PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIỎI           NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN: Lịch sử 9 Câu 1.a. (7.0 điểm).Trình bày sự ra đời và phát triển của tổ chức  ASEAN. 1. Hoàn cảnh ra đời (1,5 điểm) ­ Các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập, đứng trước những yêu   cầu phát triển kinh tế, xã hội. ­ Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. => Nhiều nước Đông Nam Á chủ  trương thành lập một tổ  chức liên  minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển. => Ngày 8 ­ 8 ­ 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo  tiếng Anh là ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham   gia của năm nước 2. Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động (1,5 điểm) * Mục tiêu  của ASEAN:  (0,5  điểm): phát triển kinh tế  và văn hoá  thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần  duy trì hoà bình và ổn định khu vực. * Nguyên tắc hoạt động:(1.0 điểm):   + Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; + Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; + Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình; + Hợp tác phát triển có kết quả,... 3. Quá trình phát triển (4.0 điểm)     ­ Từ 1967 ­ 1975: ASEAN là tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có  vị trí trên trường quốc tế (0,25 điểm)     ­ Từ 1976 đến nay, ASEAN có sự khởi sắc phát triển: (0,25 điểm)      + 2/1976 Hội nghi cấp cao họp tại Ba li (Indonesia) ký Hiệp  ước thân  thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali).(0,25 điểm) +   Từ   cuối   những   năm   70   của   thế   kỉ   XX,   nền   kinh   tế   nhiều   nước   ASEAN có sự  chuyển biến mạnh mẽ  và đạt sự  tăng trưởng cao. Các nước   này đã chuyển sang thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về  xuất  khẩu ­ thúc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, gắn thị trường trong nước với bên  ngoài.(0,25 điểm) ­ Quá trình phát triển từ  ASEAN 6 đến nay (3.0 điểm) + Quá trình phát triển từ  ASEAN 6 đến ASEAN 10: Năm 1984 Brunây   gia nhập và trở  thành thành viên thứ  6 của ASEAN. Sau  đó lần lượt VN   (1995) , Lào và Miama (1997), Campuchia (1999) (1.0 điểm):  
  3. + ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, văn hóa  nhằm xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình,  ổn định để  cùng phát  triển phồn vinh. (0,5 điểm) + Năm 1992 ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành khu vực mậu  dịch tự do. (0,5 điểm) + Năm 1994 lập diễn đàn khu vực với sự tham gia của 23 quốc gia trong   và ngoài khu vực. (0,5 điểm)  + Hiện nay ASEAN là tổ  chức có uy tín lớn trong khu vực,  giữ  vị  trí  trung tâm trong mối quan hệ  hợp tác khu vực châu Á­Thái Bình Dương và  Liên minh châu Âu. (0,5 điểm). Câu 1.b (3.0 điểm) Những đóng góp của Việt Nam từ  khi nước ta   tham gia tổ chức ASEAN. ­ Việt Nam được đánh giá là một trong những thành viên tích cực nhất,  đóng góp chủ động vào các hoạt động chung của khu vực. ­   Năm 1995 Việt Nam tham gia vào ASEAN góp phần vào việc mở  rộng thành viên ASEAN. ­ Năm 1998, Việt Nam tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6.  ­ Năm 2000, Việt Nam làm Chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN.  ­   Năm   2010,   Việt   nam   đã   thực   hiện   xuất   sắc   nhiệm   vụ   Chủ   tịch   ASEAN, Việt Nam đã giữ  vai trò điều phối các cơ chế  hợp tác giữa ASEAN   với các đối tác, đưa ra những sáng kiến như mở rộng thành viên của Hội nghị  Cấp cao Đông Á­ Việt Nam; thúc đẩy hợp tác ASEAN với chủ  đề  “Hướng  tới cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động”... ­ Trong giai đoạn 2011 ­2012, Việt Nam đã có đóng góp quan trọng trong  tuyên bố về Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng các quốc gia toàn cầu năm  2010, như việc xây dựng Tuyên bố của các bên về ứng xử ở Biển Đông, đóng   góp vào duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông... ­ Năm 2015, Việt Nam tham gia Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 27,   ASEAN   đã   ký   Tuyên   bố   Kuala   Lumpur   2015   về   "Thành   lập   Cộng   đồng  ASEAN” ­ Cùng với ASEAN, Việt Nam quyết tâm và dành nỗ  lực cao nhất để  triển khai các cam kết, chương trình, sáng kiến thành lập Cộng đồng Kinh tế  ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015 ­ Hiện nay, Việt Nam cũng là thành viên tích cực tham gia xây dựng  Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, với mục tiêu làm cho liên kết ASEAN   sâu rộng hơn.  ­  Đó là những đóng góp hết sức quan trọng của Việt Nam trong việc   kết nối không chỉ trong ASEAN, mà giữa ASEAN với các nước, góp phần tạo   ra vị thế của ASEAN trong khu vực. Câu 2 (6.0 điểm).      * Giống nhau: (1.0 điểm).  Phong trào yêu nước đầu thế  kỉ  XX với   phong trào yêu nước cuối thế  kỉ  XIX  đều là những phong trào yêu nước, 
  4. chống Pháp để  dành lại độc lập cho dân tộc với sự  tham gia của đông đảo  tầng lớp trong xã hội. * Khác nhau:(5.0 điểm) Các nội  Phong trào yêu nước  dung chủ  cuối thế kỉ XIX Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX yếu Mục đích Đánh Pháp, giành độc  Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, kết hợp  lập dân tộc, xây dựng  với cải cách xã hội, xây dựng chế độ quân  lại chế độ phong kiến chủ   lập   hiến   và   cộng   hòa   tư   sản   (0,5  (0,5 điểm) điểm) Thành  Văn thân, sĩ phu phong Tầng lớp Nho học trẻ đang trên con đường  phần lãnh kiến   yêu   nước   (0,5t ư sản hóa (0,5 điểm) đạo điểm) Hình thức Vũ trang (0,5 điểm) Vũ trang, tuyên truyền giáo dục, vận động  hoạt động cải   cách   xã   hội,   kết   hợp   lực   lượng   bên  trong và bên ngoài (0,5 điểm) Tổ chức Theo   lề   lối   phongBi   ến   đấu   tranh   giai   cấp   thành   tổ   chức  kiến (0,5 điểm) chính trị sơ khai (0,5 điểm) Lực lượng Đông nhưng hạn chế Nhiều  tầng lớp, giai  cấp, thành  phần xã  tham gia (0,5 điểm) hội (0,5 điểm) Câu 3.  * Tình hình Châu Á từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay (3.0 điểm)  Phong trào đấu tranh giải phóng dân tôc (1,5 điểm) ­ Từ  sau chiến tranh thế giới thứ 2, một cao trào đấu tranh giải phóng   dân tộc diễn ra mạnh mẽ  ở Châu Á, nhiều nước đã giành được chính quyền   như: Trung Quốc, Ấn Độ, In­đô­nê­xia,... ­ Tuy nhiên từ cuối những năm 50, tình hình Châu Á không ổn định do: ­ Các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc ­ Cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ ­ Các phong trào li khai, khủng bố dã man.  Phát triển kinh tế xã hội (1,5 điểm) ­ Nhiều nước châu Á đã đạt được sự phát triển nhanh chóng về kinh tế  tiêu biểu như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin­ga­po,... ­  Ấn độ  là một trường hợp tiêu biểu với cuộc "cách mạng xanh" trong  công nghiệp phát triển mạnh ngành công nghiệp phần mềm, thép, xe hơi... * Điểm nóng châu Á (1,0 điểm) ­ Vấn đề tranh chấp chủ quyền về biển Đông, biển Hoa Đông. ­ Vấn đề vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên
  5. ­ Chiến tranh, khủng bố, ly khai, mâu thuẫn sắc tộc tại Trung Đông. ­ Chạy đua vũ trang trong khu vực. Chiến tranh thương mại giữa Mĩ và  Trung Quốc Hết
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0