Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Phan Chu Trinh, Phú Yên
lượt xem 3
download
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Phan Chu Trinh, Phú Yên nhằm giúp học sinh tự rèn luyện, nâng cao kiến thức, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp đến. Đặc biệt đây còn là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên trong quá trình biên soạn đề thi, các bài kiểm tra đánh giá năng lực, phân loại học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Phan Chu Trinh, Phú Yên
- TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG Năm học: 2020 – 2021 Môn: Ngữ văn. Lớp 11 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (8,0 điểm) Amonimus cho rằng: “Con đường gần nhất để đi khỏi gian nan là đi xuyên qua nó”. Nhưng có người lại khuyên: “Hãy học cách ứng xử của dòng sông: gặp trở ngại, nó vòng đường khác”. Anh/ chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về những ý kiến trên. Câu 2. (12,0 điểm) Nhà thơ Xuân Diệu viết: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài...”. Anh/chị hãy chọn một bài thơ đã học mà mình cho là hay để làm rõ nhận định trên. ---------- HẾT ----------
- TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG Năm học: 2020 – 2021 Môn: Ngữ văn. Lớp 11 Câu 1. (8,0 điểm) Trình bày quan điểm của bản thân về hai ý kiến nói về cách vượt qua gian nan, trở ngại. 1. Yêu cầu về kỹ năng: Biết làm bài nghị luận xã hội (nghị luận về một tư tưởng, đạo lý); biết kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận Bài làm có kết cấu hoàn chỉnh; lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, luận cứ vững chắc; có chất văn. Bài văn không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; biết dựng đoạn và liên kết đoạn… 2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các cơ bản ý sau: a. MB: - Nêu vấn đề nghị luận: Con người có nhiều cách vượt qua gian nan, thử thách để thành công. - Trích dẫn hai ý kiến. b. TB: b1. Giải thích: - Ý kiến thứ nhất: Dùng biểu tượng con đường để chỉ cách tốt nhất vượt qua gian nan, thử thách là con đường chấp nhận, chủ động đối mặt, vượt lên gian nan, thử thách... - Ý kiến thứ 2: Mượn hình ảnh dòng sông để chỉ cách ứng xử trước khó khăn trong cuộc sống: không bỏ cuộc cũng không trực tiếp đối mặt với khó khăn thử thách mà linh hoạt tìm hướng khác, tiếp tục hành trình đạt mục đích cuối cùng. - Hai ý kiến nêu cách ứng xử của con người trước gian nan, thử thách trong cuộc sống. b2. Bàn luận: - Phân tích, chứng minh: + Trong cuộc sống, con người thường gặp gian nan, khó khăn, thử thách. + Ý kiến thứ nhất đề cao lòng dũng cảm đối mặt với khó khăn, thử thách; sẵn sàng vượt qua khó khăn, thử thách (dẫn chứng). + Ý kiến thứ hai đề cao sự mềm dẻo, linh hoạt vượt qua gian nan, thử thách (dẫn chứng). - Bình luận: + Hai ý kiến không đối lập nhau mà bổ sung hoàn thiện cách ứng xử của con người trước khó khăn, gian nan. + Hai ý kiến đều đúng, là những bài học quý giá giúp chúng ta dũng cảm, linh hoạt ứng xử trước khó khăn, thử thách để thành công.
- b3. Bàn luận mở rộng vấn đề: - Chúng ta cần có cách ứng xử khéo léo phù hợp với hoàn cảnh, năng lực... - Chúng ta cần phê phán những người thiếu ý chí, đầu hàng trước khó khăn, thử thách; phê phán những người bất chấp thủ đoạn, bất chấp pháp luật để đạt mục đích. b4. Nêu bài học nhận thức và hành động. c. Kết luận: - Gặp gian nan, thử thách là điều không thể tránh khỏi. Điều quan trọng là chúng ta biết cách vượt qua gian nan, thử thách để thành công trong cuộc sống. - Khi gặp gian nan, thử thách, chúng ta cần bình tĩnh, tự tin, ứng xử linh hoạt, nỗ lực vượt qua gian nan, khó khăn để thành công. 3. Biểu điểm: - Điểm 7-8: Đáp ứng tốt những yêu cầu trên; lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc sảo; kiến thức phong phú; diễn đạt lưu loát, có chất văn - Điểm 5-6: Hiểu vấn đề, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản; ít măc lỗi về dùng từ, chính tả, diễn đạt - Điểm 3-4: Hiểu vấn đề nhưng lập luận chưa chặt chẽ; ý chưa đầy đủ; mắc lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ - Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ và chưa làm rõ vấn đề, dẫn chứng sơ sài; mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, đạt câu, trình bày - Điểm 0: Không làm bài. Câu 2. (12,0 điểm) Bàn về ý kiến của nhà thơ Xuân Diệu: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài...”. 1. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học; biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để làm rõ vấn đề Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng; dựng đoạn và liên kết đoạn Bài làm có lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, luận cứ vững chắc Bài viết có chất văn; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp… 2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: a. MB: - Nêu vấn đề nghị luận: Một tác phẩm thơ hay là tác phẩm thơ có nội dung hay, ý nghĩa sâu sắc và có hình thức nghệ thuật độc đáo, sáng tạo... - Dẫn ý kiến của nhà thơ Xuân Diệu. b. TB: b1. Giải thích ý kiến của Xuân Diệu: - Hồn/hồn của thơ: tức là nội dung, ý nghĩa của bài thơ.
- - Xác/xác của thơ: tức là nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ, thể hiện ở thể loại, việc tổ chức ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ… - Thơ hay cả hồn lẫn xác: thơ hay cả nội dung và hình thức nghệ thuật. - Cả ý kiến của Xuân Diệu có ý nghĩa: Thơ hay là thơ có về nội dung hay, khơi gợi được những tình cảm cao đẹp đối với người đọc và có hình thức nghệ thuật độc đáo, sáng tạo... b2. Bàn luận: - Có nhiều cách định nghĩa về thơ, có thể nói khái quát: Thơ là một hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng và cảm xúc bằng ngôn từ hàm súc, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm… - Ý kiến của Xuân Diệu xuất phát từ đặc thù của tác phẩm văn học: Cái hay của một tác phẩm văn học được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức. Một nội dung mới mẻ, có ý nghĩa sâu sắc phải được truyền tải bằng một hình thức phù hợp thì nguời đọc mới dễ cảm nhận, tác phẩm mới có sức hấp dẫn bền lâu. Nếu một tác phẩm trau chuốt về ngôn từ, đẹp về hình ảnh... nhưng nội dung không sâu sắc thì người đọc cũng sẽ dễ quên ngay…“Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung” (Lêonit Lêonop). - Ý kiến của Xuân Diệu hoàn toàn đúng, giúp ta có sự đánh giá chính xác về thơ ca... b3. Chọn một bài thơ đã học mà bản thân cho là hay và phân tích để làm rõ ý kiến của nhà thơ Xuân Diệu. - Bài thơ hay về nội dung ý nghĩa (cái hay của phần hồn) - Bài thơ đặc sắc về hình thức nghệ thuật (cái hay về phần xác) - Để chuyển tải nội dung hay, ý nghĩa, tác giả đã sử dụng hình thức nghệ thuật phù hợp, độc đáo... b4. Mở rộng vấn đề: Ý kiến của Xuân Diệu không chỉ đúng cho thơ ca mà còn đúng cho văn học nghệ thuật. Một tác phẩm văn học nghệ thuật hay là tác phẩm hay cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. c. KB: - Khẳng định vấn đề đã nghị luận. - Tổng kết, liên hệ, nâng cao. 3. Biểu điểm: - Điểm 11-12: Bài viết nêu đầy đủ các ý trên; diễn đạt mạch lạc, giàu cảm xúc, thể hiện những sáng tạo; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu - Điểm 8-9-10: Cơ bản đáp ứng những yêu cầu trên; kết cấu rõ ràng, diễn đạt tương đối tốt, có vài sai sót nhỏ về chính tả, dùng từ - Điểm 6-7: Đáp ứng ½ yêu cầu trên; lập luận chưa chặt chẽ, mắc nhiều lỗi chính tả - Điểm 3-4-5: Hiểu và thể hiện vấn đề một cách sơ lược; mắc nhiều lỗi về trình bày, chính tả, dùng từ, diễn đạt - Điểm 1-2: Chưa hiểu đúng vấn đề, chưa viết trọn vẹn phần nào. - Điểm 0: Không làm bài. ---------- Hết ----------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 7 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thành phố
6 p | 1361 | 47
-
Đề thi học sinh giỏi môn GDCD lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Trần Nguyên Hãn, Hải Phòng
4 p | 301 | 17
-
Đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Huyện Quảng Xương
5 p | 228 | 15
-
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Phùng Khắc Khoan, Hà Nội
8 p | 41 | 6
-
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh
7 p | 43 | 6
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
5 p | 110 | 5
-
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
4 p | 271 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Trần Nguyên Hãn, Hải Phòng
9 p | 84 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 11 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
10 p | 177 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp thành phố năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Cần Thơ
1 p | 43 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 11 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Hà Nam
2 p | 59 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
1 p | 62 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Trần Nguyên Hãn, Hải Phòng
5 p | 121 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Lý Tự Trọng, Bình Định
1 p | 72 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 cấp trường năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Phú Yên
6 p | 43 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 11 cấp trường năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Phú Yên
4 p | 87 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
5 p | 87 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 cấp trường năm 2019-2020 - Trường THPT Trực Ninh B
5 p | 50 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn