Đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 12 năm 2010 - 2011
lượt xem 22
download
Tham khảo đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 12 năm 2010 - 2011 với các câu hỏi kiến thức nâng cao, giúp chọn lọc và phát triển năng khiếu của các em, thử sức với các bài tập hay trong đề thi để củng cố kiến thức và ôn tập tốt cho các kỳ thi học sinh giỏi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 12 năm 2010 - 2011
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2011 ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN Ngày thi: 11/01/2011 (Gồm 03 trang) Câu 1. (8,0 điểm) Thí sinh có thể bộc lộ quan điểm của riêng mình theo những cách thức khác nhau, nhưng cần chân thành, thiết thực, hợp lí, chặt chẽ và thuyết phục. Về cơ bản, cần đạt được một số yêu cầu sau: 1. Về hình thức và kĩ năng (2,0 điểm) - Thí sinh được tự do lựa chọn các kiểu bài và thao tác tạo lập văn bản, nhưng phải phù hợp và nhuần nhuyễn. - Thí sinh được tự do huy động các chất liệu thuộc tri thức sách vở, tri thức đời sống và những trải nghiệm của riêng mình...Tuy nhiên, vẫn phải xác định rõ vấn đề thuộc phạm vi nghị luận xã hội chứ không phải nghị luận văn học. - Thí sinh cần phải xác định tâm thế của người trong cuộc: không phải chỉ nói về người khác, cho người khác; mà trước hết, cần phải thấy đây là chuyện của mình, phải nói từ mình, nói cho mình. Ở đây, cùng với nhận thức đời sống còn là quá trình tự nhận thức để vươn tới hoàn thiện nhân cách của chính mình. 2. Về nội dung (6,0 điểm) a) Làm rõ nội dung ý kiến (2,0 điểm): - Ý kiến gồm hai vế có vẻ trái ngược nhưng thực chất là bổ sung cho nhau: một vế nhấn mạnh vào ý chí, một vế nhấn mạnh vào lý trí. - Chỉ rõ: nỗ lực khẳng định mình để thành công và tỉnh táo chế ngự bản thân để tránh vấp ngã, thất bại đều có vai trò quan trọng như nhau đối với quá trình hoàn thiện nhân cách. - Hiểu được: cả sự khẳng định và chế ngự bản thân đều phải phù hợp với chuẩn mực văn hóa, đạo đức, pháp luật của xã hội. b) Bàn luận, mở rộng vấn đề (3,0 điểm): - Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến về một vấn đề đã trở thành quy luật trong cuộc sống nhân sinh: để hoàn thiện nhân cách bao giờ cũng cần một ý chí mạnh mẽ cùng một lý trí tỉnh táo. - Khẳng định vai trò, tác dụng của vấn đề đối với việc tu dưỡng phấn đấu của con người nói chung, của thanh niên hiện nay nói riêng. 1
- c) Liên hệ bản thân (1,0 điểm): - Nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải rèn rũa để có được sự mạnh mẽ của ý chí và sự tỉnh táo của lý trí. - Có những phương hướng cụ thể để trau dồi những phẩm chất trên ngay khi ngồi trên ghế nhà trường. Câu 2. (12,0 điểm) Thí sinh có thể triển khai bài làm của mình theo các cách thức khác nhau và lựa chọn những dẫn liệu khác nhau, có thể có cách nhìn nhận vấn đề theo quan điểm riêng và có hệ thống ý riêng, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. Về cơ bản, cần đạt được một số yêu cầu sau: 1. Về hình thức và kĩ năng (3,0 điểm) Cần xác định đây là kiểu bài nghị luận văn học để triển khai bài làm đúng kiểu văn bản. Cần phát huy đồng thời hai năng lực: nắm bắt và làm sáng tỏ một vấn đề lí luận văn học, cụ thể là lí luận về hình tượng và lao động nghệ thuật của nhà văn; cảm nhận và phân tích được những biểu hiện của nữ tính trong hình tượng nhân vật phụ nữ của tác phẩm văn học. 2. Về nội dung (9,0 điểm) a) Làm rõ nội dung, ý nghĩa của nhận định (3,0 điểm): - Từ một số tác phẩm văn học đã được học có hình tượng nhân vật phụ nữ, thí sinh cần trình bày cách hiểu của mình về khái niệm “nữ tính” và những biểu hiện sinh động của nó trong đời sống và trong văn học. Lưu ý: đề thi không yêu cầu thí sinh phải lý luận đầy đủ về “nữ tính” mà chỉ cần nêu được những nét đặc trưng của nữ tính trên một số phương diện chính như ngoại hình, thể chất, đạo đức, tâm lý, xã hội…Điều quan trọng là thí sinh thấy được rằng hình tượng nhân vật phụ nữ trong văn học đã trải qua quá trình vận động, biến đổi phản ánh được sự vận động, biến đổi về địa vị xã hội của người phụ nữ qua các giai đoạn lịch sử. - Thí sinh cần hiểu được: nhận định nêu trong đề bài nhấn mạnh việc phát hiện phương diện nữ tính của người phụ nữ trong quá trình sáng tạo là nhân tố có ý nghĩa quyết định sự thành công của hình tượng nhân vật phụ nữ trong tác phẩm. Đồng thời thấy được, nhận định cũng gián tiếp đề cập đến một yêu cầu không thể thiếu đối với người nghệ sĩ chân chính: gắn bó với đời sống, hiểu biết kĩ lưỡng về cuộc sống, về con người; trong đó, có việc nhận thức thực sự sâu sắc về giới. - Điểm nhìn của tác giả khi xây dựng hình tượng nhân vật phụ nữ cũng cần được lưu ý. Việc tác giả nhìn nhân vật nữ từ quan điểm của người khác giới hay từ chính quan điểm của người phụ nữ có ý nghĩa quan trọng đối với mức độ thành công của hình tượng nhân vật phụ nữ. 2
- - Cần chỉ rõ: đây là một nhận định đúng đắn, sâu sắc đề cập đến một trong những yêu cầu cao về chất lượng đối với sáng tạo nghệ thuật và càng có ý nghĩa đối với những nền văn học còn chưa có nhiều truyền thống về nữ quyền. b) Phân tích một số hình tượng nhân vật phụ nữ tiêu biểu (6,0 điểm): - Cần lựa chọn được một số hình tượng nhân vật phụ nữ tiêu biểu trong các tác phẩm từ văn học dân gian cho đến văn học hiện đại đã học, không hạn định về thể loại, về tác phẩm trong nước hay nước ngoài. - Cần làm nổi bật được những biểu hiện phong phú và tinh tế của nữ tính trong khi phân tích vẻ đẹp của các hình tượng nhân vật phụ nữ đó. - Cần nêu bật những đặc sắc nghệ thuật trong việc thể hiện nữ tính ở mỗi hình tượng nhân vật mà mình lựa chọn phân tích./. ----------------Hết------------------ 3
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn: NGỮ VĂN – LỚP 12 BTTHPT ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 01 trang) Ngày thi: 18/02/2011 Câu 1: (8 điểm) Ông Hu-san, nhà hiền triết người Hồi giáo đã quả quyết trước khi qua đời: “Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trò”. (Theo Quà tặng dâng lên thầy cô – NXB Trẻ, 2008, trang 12) Anh / chị hãy giải thích và bình luận câu nói trên. Câu 2: (12 điểm) Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam qua các nhân vật Mị (trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài), bà cụ Tứ (trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân), và nhân vật “em” qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. ------------------- HẾT ------------------- Họ và tên thí sinh : …………………………………… Số báo danh:…………… Giám thị 1: ……………………………………………. Kí tên: ………………… Giám thị 2: ……………………………………………. Kí tên: …………………
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM HỌC 2010 - 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN – LỚP 12 BTTHPT Ngày thi: 18/02/2011 I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm. - Sau khi cộng điểm toàn bài, điểm lẻ đến 0,25 (không làm tròn thành 0,5) II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu Hướng dẫn chấm Điểm Câu 1 Ông Hu-san, nhà hiền triết người Hồi giáo đã quả quyết trước 8,0 khi qua đời : “Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trò”. (Theo Quà tặng dâng lên thầy cô – NXB Trẻ, 2008, trang 12) Anh / chị hãy giải thích và bình luận câu nói trên. a) Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b) Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận 0,75 - Giải thích câu nói của Hu-san: + “Làm một học trò” chỉ sự học tập, tiếp thu, tích lũy kiến thức, tinh thần học hỏi,… 2,0 + Ý nghĩa câu nói: điều cần thiết nhất trong cuộc sống là chúng ta phải thường xuyên học tập, luôn có tinh thần học tập, cầu tiến. Câu nói khẳng định tầm quan trọng của việc học, ý thức học hỏi không ngừng của con người. + Biểu hiện cụ thể: học ở mọi lứa tuổi, trong mọi hoàn cảnh, học bằng nhiều hình thức, học trên mọi phương diện, biết lắng nghe,…
- - Chứng minh: 2.0 Những dẫn chứng minh họa phải phù hợp, thuyết phục và làm sáng tỏ yêu cầu của đề bài. - Bình luận: 2.5 + Việc học tập luôn mang đến cho con người những điều mới mẻ, những điều tốt đẹp để phục vụ cho cuộc sống. + Không có ý thức học tập, lười biếng, không thường xuyên học hỏi sẽ dẫn đến các mặt hạn chế, bất cập (bị động trong cuộc sống, không theo kịp bước tiến của thời đại; nhận thức sai lệch về cuộc sống sẽ dẫn đến hành động sai trái). + Dẫn chứng minh họa. - Bài học nhận thức và hành động: Việc học có tầm quan trọng trong 0,75 cuộc sống con người nên phải luôn học hỏi không ngừng; Câu nói bồi dưỡng lòng ham học, ham hiểu biết, cầu tiến bộ, tinh thần khiêm tốn học hỏi, ý thức tự học, tích cực tham gia xây dựng xã hội,… * Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa đối với những bài viết đạt được cả yêu cầu kĩ năng và kiến thức. Nếu học sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận. Câu 2 Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam qua các nhân vật Mị (trong 12,0 truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài), bà cụ Tứ (trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân), và nhân vật “em” qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. a) Yêu cầu về kĩ năng Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề qua các tác phẩm văn học; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b) Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết về các tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân), và Sóng (Xuân Quỳnh), học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau để làm sáng tỏ vấn đề song cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận. 1,25 - Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam qua các nhân vật Mị trong 9,5 truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, bà cụ Tứ trong Vợ nhặt, nhân vật “em” qua bài thơ Sóng. Thông qua các nhân vật trong các tác phẩm nêu trên, cần làm sáng tỏ vấn đề Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam ở các phương diện: + Vẻ đẹp hình dáng bên ngoài: nhân vật Mị – dẫn chứng, phân tích… + Vẻ đẹp tâm hồn: Nhân vật Mị – người con hiếu thảo, có sức sống tiềm tàng và khát vọng sống mãnh liệt…; Bà cụ Tứ – người mẹ già, nghèo khổ nhưng có tấm lòng nhân hậu, thương con trai và thông cảm với con dâu, tạo niềm vui cho con để con có niềm tin vượt qua khóa khăn, thử thách trong cuộc sống,…; Nhân vật “em” trong bài thơ Sóng
- mang nét đẹp của người phụ nữ trong tình yêu: dịu dàng, đằm thắm, nhớ người yêu da diết, cồn cào, đôi khi táo bạo, mãnh liệt, dám vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống để giữ gìn hạnh phúc, rất chung thủy trong tình yêu, mong ước tình yêu vĩnh hằng… (cần có dẫn chứng, phân tích, bình luận,…) - Đánh giá: Các nhân vật nữ trong các tác phẩm trên đã thể hiện vẻ 1,25 đẹp, phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam…. * Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. ------------------HẾT----------------
- I. Câu 1: (8 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Trên cơ sở ý nghĩa câu nói của Nguyễn Bá Học, thí sinh viết một bài nghị luận xã hội thể hiện vốn sống của mình. - Bố cục bài viết rõ ràng, kết cấu chặt chẽ. - Diễn đạt trôi chảy; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; văn có hình ảnh, giàu cảm xúc. 2. Yêu cầu về kiến thức: * Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau, song cần đáp ứng được những yêu cầu chính sau: 2.1. Giải thích: - Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ, mà con người phải luôn đối mặt với muôn vàn khó khăn, gian khổ (ngăn sông cách núi) - Để đạt được những ước mơ và khát vọng của mình con người phải vượt qua nhiều thử thách, gian nan bằng sự kiên trì, ý chí, quyết tâm của mình (lòng người) - Công việc, đường đời gian khó không phải vì những trắc trở, khó khăn mà vì con nguời không đủ ý chí và nghị lực để vượt qua gian khó (lòng nguời ngại núi e sông), vì: + Công việc nào cũng có những khó khăn nhất định, không ai sống suôn sẻ bằng phẳng suốt cuộc đời. + Nếu không có ý chí và nghị lực thì khó khăn tăng lên gấp bội vì lúc ấy sẽ nảy sinh một khó khăn lớn nhất chính là bản thân mình không dám vượt qua. + Nếu có ý chí, nghị lực con nguời có thể đạp bằng chông gai vươn lên phía trước. 2.2. Bình luận: - Bài học rút ra cho bản thân: phải có ý chí và nghị lực trong công việc và cuộc sống. - Phải biết nỗ lực, rèn luyện phấn đấu vươn lên, vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để vươn đến một cuộc sống tốt đẹp. - Khẳng định bài học về cách sống, cách làm việc bằng nỗ lực và quyết tâm.
- * Lưu ý: Học sinh có thể có nhiều cách suy nghĩ và thể hiện khác nhau về ý nghĩa câu nói miễn là bài viết phải có đủ sức thuyết phục, chặt chẽ, lôgíc; giám khảo căn cứ trên bài làm thực tế của học sinh để đánh giá cho điểm. Biểu điểm: - Điểm 7 – 8: Đáp ứng được các yêu cầu trên, văn lưu loát, giàu hình ảnh, cảm xúc; nội dung phong phú, không mắc lỗi chính tả hoặc dùng từ, diễn đạt. - Điểm 5 – 6: Đáp ứng được phần lớn những yêu cầu trên, văn trôi chảy, mạch lạc, dẫn chứng có chọn lọc, còn vài sai sót nhỏ. - Điểm 3 – 4: Hiểu đúng vấn đề đặt ra nhưng ý chưa sâu sắc, còn mắc vài lỗi diễn đạt. - Điểm 1 – 2: Hiểu vấn đề còn mơ hồ, ý sơ sài, văn chưa mạch lạc. - Điểm 0: Hiểu sai lạc đề, diễn đạt kém hoặc hầu như không làm được bài. II. Câu 2: (12 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận văn học. - Bố cục rõ ràng, thuyết phục bằng các luận điểm; có khả năng khái quát, tổng hợp vấn đề. - Nêu được những cảm nhận và suy nghĩ sâu sắc về 2 đoạn thơ để làm rõ vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam. - Diễn đạt trôi chảy, câu văn sáng rõ, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: * Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau, biết vận dụng kiến thức văn học để phân tích hai đoạn thơ và nêu cảm nhận của mình, song cần đáp ứng được những yêu cầu sau: 2.1. Yêu cầu chung: - Cảm nhận được nét chung trong cảm xúc thi ca và hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trong hai đoạn thơ; cảm xúc trữ tình mang đậm sắc thái bi tráng
- và sử thi anh hùng ca đã tạo ra hình ảnh đất nước kiêu hùng từ đau thương vùng lên chiến đấu và chiến thắng. - Trình bày vấn đề lôgíc, hệ thống. - Biết vận dụng thao tác tư duy so sánh để soi sáng làm nổi bật vấn đề. - Văn viết có cảm xúc; diễn đạt mạch lạc, khúc chiết; chữ viết cẩn thận, rõ ràng. 2.2. Yêu cầu cụ thể: Bài làm học sinh có thể được cấu trúc đa dạng và linh hoạt trong trình bày, diễn đạt. song về cơ bản cần trình bày được các ý sau: - Giới thiệu vài nét về đề tài quê hương đất nước, con người Việt Nam trong thơ ca kháng chiến chống Pháp. - Khái quát về 2 đoạn thơ. - Tập trung làm nổi bật về vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam qua 2 đoạn thơ + Vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn và kiêu hùng của con người từ trong đau thương, gian khổ đứng lên chiến đấu và vẻ đẹp ngời sáng của những con người luôn mang tinh thần cách mạng tiến công, lí tưởng của thời đại. + Vẻ đẹp của niềm lạc quan, tin tưởng vào chiến thắng, vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Biểu điểm: - Điểm 11 – 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc; khuyến khích các bài làm có hiểu biết, suy nghĩ, cảm thụ sâu sắc, sáng tạo. - Điểm 9 – 10: Đáp ứng được phần lớn những yêu cầu trên, diễn đạt khá tốt, văn mạch lạc, trong sáng, còn mắc vài sai sót nhỏ. - Điểm 7 – 8: Hiểu và nắm được yêu cầu đề, bố cục mạch lạc, văn có cảm xúc, có thể vẫn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 5 – 6: Hiểu và nắm được yêu cầu đề tuy chưa đáp ứng hết yêu cầu nhưng vẫn làm rõ trọng tâm, còn vài sai sót nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3 – 4: Hiểu đề song khai thác chưa sâu, còn lúng túng khi giải quyết vấn đề, không xoáy được trọng tâm, diễn đạt còn lủng củng.
- - Điểm 1 – 2: Bài làm chỉ nêu được một vài kiến thức về hai đoạn thơ song lan man, mắc khá nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Hiểu sai lạc đề, diễn đạt kém hoặc để giấy trắng. Lưu ý: - Hướng dẫn chấm chỉ mang tính gợi ý, khi chấm giám khảo cần có sự thống nhất chung về biểu điểm cụ thể. - Trân trọng những bài làm sáng tạo, có tính chất phát hiện vấn đề của học sinh và những bài làm có cảm xúc văn chương thật sự. - Điểm tổng cộng toàn bài làm tròn đến 0.5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1.0 điểm) …..……………HẾT………………..
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH LỚP 12 THPT CÀ MAU NĂM HỌC 2010-2011 Môn thi: Ngữ văn ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 14 – 11 – 2010 Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (8 điểm) Anh (chị) phát biểu suy nghĩ của mình về những ý kiến sau: – Để thành công và thăng tiến trong cuộc sống cần phải biết lãng quên những sai lầm và thất bại trong quá khứ. – Kí ức là một điều quan trọng trong cuộc sống, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Câu 2 (12 điểm) Chiều tối Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không; Cô em xóm núi xay ngô tối, Xay hết, lò than đã rực hồng. (Theo Ngữ văn 11, tập hai, trang 41 – NXB Giáo dục 2007) Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua bài thơ trên. ---------- HẾT ----------
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 TỈNH ĐĂK NÔNG NĂM HỌC 2010 – 2011 Khóa ngày 14, 15 tháng 12 năm 2010 MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (8 điểm): Đọc bài thơ “Thuật hoài”(1) (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão, có người cho sự hổ thẹn của tác giả là quá đáng, kiêu kì. Ngược lại, có người lại ngợi ca, cho đó là biểu hiện của một hoài bão lớn lao của thanh niên. Họ đã lập luận như thế nào, anh (chị) có ý kiến gì về vấn đề này? Câu 2 (12 điểm): Vấn đề đặt ra trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam? ------------------ HẾT ------------------- Họ tên thí sinh: ................................................................ Số báo danh: ............................. Giám thị 1:……………………………….Giám thị 2:…………………………………… (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm) (1): “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu, Tam quân tì hổ khí thôn ngưu. Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.”
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 2 LONG AN --------------------- Ngày thi : 10/11/2011. Môn thi : Ngữ văn. ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian : 180 phút (không kể phát đề) Câu 1 (8,0 điểm) : “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi”. (Vích-to Huy-gô) Từ câu nói trên, anh/chị suy nghĩ gì về việc học tập và rèn luyện của thanh niên ngày nay ? Câu 2 (12,0 điểm) : Bàn về thơ, nhà phê bình văn học Nga Bi-ê-lin-xki (1811-1848) cho rằng : “Thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên ? Hãy phân tích và làm sáng tỏ điều đó qua các tác phẩm thơ đã học. ----------------------Hết------------------ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không được giải thích gì thêm .
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 TỈNH ĐĂK NÔNG NĂM HỌC 2010 – 2011 Khóa ngày 14, 15 tháng 12 năm 2010 MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (8 điểm): Đọc bài thơ “Thuật hoài”(1) (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão, có người cho sự hổ thẹn của tác giả là quá đáng, kiêu kì. Ngược lại, có người lại ngợi ca, cho đó là biểu hiện của một hoài bão lớn lao của thanh niên. Họ đã lập luận như thế nào, anh (chị) có ý kiến gì về vấn đề này? Câu 2 (12 điểm): Vấn đề đặt ra trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam? ------------------ HẾT ------------------- Họ tên thí sinh: ................................................................ Số báo danh: ............................. Giám thị 1:……………………………….Giám thị 2:…………………………………… (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm) (1): “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu, Tam quân tì hổ khí thôn ngưu. Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.”
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM HỌC 2010 – 2011 ĐỀ DỰ BỊ Môn: NGỮ VĂN - THPT ( Đề thi gồm có 01 trang) Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 18/ 02/ 2011 Câu 1: (8 điểm) Trình bày suy nghĩ của anh / chị về câu danh ngôn: “Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn” (Danh ngôn Nam Phi – dẫn theo “Quà tặng cuộc sống” – NXB Thanh niên, 2006). Câu 2: (12 điểm) Nhận định về thơ Xuân Diệu, Sách giáo viên Ngữ văn 11, nâng cao – Tập II – Nhà xuất bản Giáo dục, 2007 khẳng định: “Cái nhìn của Xuân Diệu về thiên nhiên là cái nhìn tình tứ nên thiên nhiên thường hiện ra với vẻ đẹp xuân tình”. Trình bày ý kiến của anh / chị về nhận định trên. Phân tích một số tác phẩm của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 để làm sáng tỏ vấn đề. ……………………………..HẾT…………………………….. Họ và tên thí sinh:.....................................................Số báo danh: ..................... Giám thị 1 : ............................................................. Ký tên: ............................. Giám thị 2 : ............................................................. Ký tên: .............................
- SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2010 – 2011 Đề chính thức Môn thi: NGỮ VĂN LỚP 12 THPT - BẢNG B (Đề thi có 02 trang) Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1. (5,0 điểm) Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau: Tôi không sợ khó, không sợ khổ, tôi chỉ sợ những phút yếu mềm của lòng tôi. Đối với tôi, chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn văn sau: Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn. (...) (Hai đứa trẻ - Thạch Lam, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục 2008, trang 122) (...) Tiếng trống thành phủ gần đấy đã bắt đầu thu không. Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt. Lướt qua cái thăm thẳm của nội cỏ đẫm sương, vẳng từ một làng xa đưa lại mấy tiếng chó sủa ma. Trong khung cửa sổ có nhiều con song kẻ những nét đen thẳng lên nền trời lốm đốm tinh tú, một ngôi sao Hôm nhấp nháy như muốn trụt xuống phía chân giời không định. Tiếng dội chó sủa ma, tiếng trống thành phủ, tiếng kiểng mõ canh nổi lên nhiều nhiều. Bấy nhiêu thanh âm phức tạp như bay cao lần lên khỏi mặt đất tối, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ. (...) (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục 2008, trang 143 - 144)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2011 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 11/1/2011 (Đề thi có 01 trang, gồm 02 câu) Câu 1. (8,0 điểm) Không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công, nhưng không tỉnh táo chế ngự mình thì dễ vấp ngã. Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Câu 2. (12,0 điểm) Mỗi hình tượng nhân vật phụ nữ thực sự thành công bao giờ cũng là kết quả của sự phát hiện sâu sắc về nữ tính. Bằng việc phân tích một số nhân vật phụ nữ tiêu biểu trong các tác phẩm đã học từ văn học dân gian đến văn học hiện đại, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên. ---------------------------- HẾT--------------------------- • Thí sinh không được sử dụng tài liệu. • Giám thị không giải thích gì thêm.
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TUYÊN QUANG CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2010-2011 MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút. (Không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang Câu 1: (8,0 điểm) Trong Truyện Kiều, kết thúc đoạn thơ Kiều gặp Kim Trọng, Nguyễn Du viết: “Bóng tà như giục cơn buồn, Khách đà lên ngựa, người còn ghé theo Dưới cầu nước chảy trong veo, Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha” Đoạn thơ trên nói đến “cảnh” nhưng lại nói nhiều đến “tình”. Em hãy viết một bài văn (không quá 1 trang giấy thi để làm rõ điều đó. Câu 2: (12 điểm) Phân tích sắc thái riêng biệt của bài thơ Thu vịnh (Nguyễn Khuyến) và bài thơ Đây mùa thu tới (Xuân Diệu). _____________ Hết_____________ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. 1
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 10 đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 10 cấp tỉnh có đáp án
60 p | 429 | 38
-
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án
82 p | 273 | 14
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
5 p | 114 | 5
-
Để thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020 có đáp án - Trường THPT Lê Quý Đôn, Đống Đa
7 p | 52 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020 - Sở GD&ĐT Khánh Hòa
8 p | 38 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 11 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bình Định
1 p | 138 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 11 cấp tỉnh năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Duy Trinh, Nghệ An
5 p | 72 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Liễn Sơn, Vĩnh Phúc
7 p | 348 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Quế Võ số 1
6 p | 96 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 11 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Hà Nam
2 p | 64 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
10 p | 32 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Phùng Khắc Khoan, Hà Nội
6 p | 71 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Trần Nguyên Hãn, Hải Phòng
5 p | 128 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Lý Tự Trọng, Bình Định
1 p | 72 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 11 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
12 p | 73 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 11 cấp trường năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Phú Yên
4 p | 90 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT An Giang
2 p | 54 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Quế Võ 1, Bắc Ninh
8 p | 49 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn