intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi Quốc gia môn Địa lí THPT năm 2024-2025 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:20

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học sinh giỏi Quốc gia môn Địa lí THPT năm 2024-2025 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Giang” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi Quốc gia môn Địa lí THPT năm 2024-2025 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Giang

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT ĐỀ THI CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: ĐỊA LÝ Đề gồm có 02 trang Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 10/9/2024 Câu 1 (3,0 điểm) a) Thời gian chiếu sáng trong ngày từ xích đạo về hai cực thay đổi như thế nào trong ngày 22/6? Giải thích tại sao có hiện tượng như vậy? b) Áp cao cận chí tuyến có ảnh hưởng như thế nào đối với chế độ mưa của các kiểu khí hậu trên Trái Đất? Tại sao ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề cấp bách? Câu 2 (3,0 điểm) a) Giải thích sự khác nhau về tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển hiện nay. b) Tại sao dầu mỏ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới hiện nay? Câu 3 (4,0 điểm) a) Phân tích tác động của gió Tín phong đến khí hậu nước ta. b) Tại sao vùng khí hậu Tây Bắc có mùa mưa đến muộn và kết thúc sớm hơn so với mùa mưa của cả nước? Câu 4 (3,0 điểm) a) Chứng minh việc sử dụng tài nguyên nước ngọt của nước ta còn nhiều bất hợp lí. Nguyên nhân nào dẫn đến suy thoái tài nguyên nước ở các lưu vực sông nước ta? b) Việc phát triển khoa học và công nghệ có ý nghĩa như thế nào đối với bảo vệ môi trường ở nước ta? Câu 5 (3,0 điểm) a) Tại sao nói xu hướng già hóa dân số của nước ta trong những năm qua mang tính chất tất yếu nhưng có điểm khác biệt so với nhiều nước đang phát triển trên thế giới? b) Tại sao hiện nay Đồng bằng sông Cửu Long là vùng xuất cư lớn nhất nước ta? 1
  2. Câu 6 (4,0 điểm) a) Cho bảng số liệu: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA VÀ XUẤT KHẨU GẠO CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 - 2021 Năm Diện tích Sản lượng Khối Giá trị (Nghìn (Nghìn lượng gạo xuất khẩu gạo ha) tấn) xuất khẩu (Triệu đô la Mỹ) (Nghìn tấn) Đông Hè thu Mùa xuân 2010 3085,9 2436,0 1967,5 40005,6 6893,0 3249,5 2015 3168,0 2869,1 1790,9 45091,0 6582,2 2796,3 2019 3124,1 2733,8 1611,6 43495,4 6370,6 2806,4 2021 3006,8 2673,5 1558,5 43852,6 6248,4 2883,5 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2021, NXB Thống kê 2022) Từ bảng số liệu trên, nhận xét và giải thích về tình hình sản xuất lúa và xuất khẩu gạo của nước ta giai đoạn 2010 - 2021. b) Tại sao chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp được mở rộng ở nhiều địa phương của nước ta hiện nay? …………………………………HẾT………………………………… Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: .................................................. Số báo danh:............................ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC GIANG KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: ĐỊA LÍ HDC có: 07 trang Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 10/9/2024 A. Hướng dẫn chấm - Nội dung có thang điểm lớn, giám khảo chia nhỏ tiếp tới 0,25 điểm và không làm tròn điểm toàn bài. - Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh trả lời đúng, đủ ý và diễn đạt tốt. - Thí sinh có cách diễn đạt khác so với đáp án, song vẫn đúng bản chất yêu cầu câu hỏi, vẫn cho đủ điểm ý đó B. Biểu điểm chấm 2
  3. Câu Ý Nội dung Điểm 1 a Thời gian chiếu 1,5 (3,0 điểm) sáng trong ngày từ xích đạo về hai cực thay đổi như thế nào trong ngày 22/6? Giải thích tại sao có hiện tượng như vậy? * Thời gian chiếu sáng trong ngày từ xích đạo về hai cực thay đổi như thế nào 0,5 trong ngày 22/6? - Vào ngày 22/6, thời gian chiếu sáng trong ngày từ xích đạo về cực Bắc dài dần, 0,5 ngược lại từ xích đạo về cực Nam ngắn dần. Từ vòng cực Bắc về cực Bắc có thời gian chiếu sáng dài suốt 24 giờ, từ 0,5 vòng cực Nam về cực Nam không được chiếu sáng. * Giải thích: - Trái Đất có dạng khối cầu, vừa tự quay quanh trục tưởng tượng nghiêng 66033’ so với mặt phẳng quỹ đạo, vừa chuyển động quanh tịnh tiến quanh Mặt Trời. Trong quá trình chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời, đường phân chia sáng tối chia Trái Đất ra hai phần: một phần được chiếu sáng, một phần khuất trong bóng tối. - Ngày 22/6, nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với bề mặt đất tại chí 3
  4. tuyến Bắc, đường phân chia sáng tối nằm sau vòng cực Bắc và trước vòng cực Nam. Do đó, từ xích đạo về cực Bắc, diện tích được chiếu sáng rộng dần, thời gian chiếu sáng trong ngày cũng dài dần. Ngược lại, trong ngày này, nửa cầu Nam chếch xa Mặt Trời, đường phân chia sáng tối nằm trước vòng cực Nam. Do đó, từ xích đạo về cực Nam, diện tích được chiếu sáng thu hẹp dần, thời gian chiếu sáng trong ngày cũng ngắn dần. b Áp cao cận chí 1,5 tuyến có ảnh hưởng như thế nào đối với chế độ mưa của các kiểu khí hậu trên Trái Đất? Tại sao ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề cấp bách? * Áp cao cận chí tuyến ảnh hưởng đến chế độ mưa các 0,25 kiểu khí hậu - Đối với kiểu khí hậu nhiệt đới lục địa: Do áp cao cận chí 0,25 tuyến ngự trị nên không khí ẩm không bốc lên được, chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến nên mưa ít hoặc không có 0,25 mưa. - Đối với kiểu khí hậu cận nhiệt Địa 0,25 Trung Hải: + Vào mùa hạ, dải áp cao cận chí tuyến di 0,25 4
  5. chuyển theo chuyển động biểu kiến hàng 0,25 năm của Mặt Trời ngự trị tại khu vực này nên không mưa. + Vào mùa đông, áp cao cận chí tuyến dịch chuyển về phía nam làm cho khu vực này thoát khỏi ảnh hưởng, đồng thời ảnh hưởng của gió Tây ôn đới, frông ôn đới nên có mưa vào thu đông. * Tại sao ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề cấp bách? - Khái niệm về ứng phó với biến đổi khí hậu: ứng phó với biến đổi khí hậu là hoạt động của con người nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. - Giải thích + Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, tác động của biến đổi khí hậu có thể dẫn đến thảm họa đối với nhân loại trong tương lai nếu không có các giải pháp kịp thời. + Các quốc gia sẽ không đạt được mục tiêu phát triển bền vững nếu coi nhẹ nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu. + Nếu giải quyết tốt vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ hỗ trợ hiệu quả cho quá trình tăng trưởng kinh tế - xã hội và phát triển bền vững: . Tạo ra những sản phẩm mới thân thiện 5
  6. với môi trường. Tạo thêm nhiều cơ hội trong sản xuất, kinh doanh, việc làm, thu nhập… . Thay đổi nhận thức, phát huy sáng tạo của nhà quản lí, nhà khoa học và người lao động trong việc tạo ra các sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao hơn. 2 a Giải thích sự khác 2,0 (3,0 điểm) nhau về tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển hiện nay. - Tỉ suất sinh thô: + Nhóm nước phát 0,5 triển: tỉ suất sinh thô thấp, có xu hướng giảm nhanh do kinh tế - xã hội phát triển, 0,5 mức sống cao, tâm lí kết hôn muộn, cơ cấu dân số già nên tỉ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ ít… + Nhóm nước đang 0,5 phát triển: tỉ suất sinh thô cao hơn, có xu hướng giảm chậm 0,5 hơn các nước phát triển do kinh tế - xã hội kém phát triển, mức sống thấp, chính sách kế hoạch hóa gia đình chưa triệt để, tư tưởng và phong tục tập quán lạc hậu, sản xuất nông nghiệp cần nhiều lao động, cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi sinh đẻ lớn… - Tỉ suất tử thô: + Nhóm nước phát 6
  7. triển: tỉ suất tử thô cao hơn các nước đang phát triển, xu hướng tăng nhẹ do cơ cấu dân số già, tỉ lệ người cao tuổi trong tổng số dân lớn nên tỉ lệ tử vong cao. + Nhóm nước đang phát triển: tỉ suất tử thô hiện nay thấp hơn nhóm nước phát triển và đang có xu hướng giảm do cơ cấu dân số trẻ, số người già trong dân số nhỏ; kinh tế, y tế và khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao nên tỉ lệ tử giảm đặc biệt là tỉ lệ tử vong ở trẻ em giảm nhiều. b Tại sao dầu mỏ 1,0 chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới hiện nay? - Dầu mỏ có nhiều 0,25 thuộc tính quý báu: khả năng sinh nhiệt lớn; thuận lợi trong sử dụng, vận chuyển; 0,25 dễ dàng cơ khí hoá việc nạp nhiên liệu vào động cơ; nhiên liệu cháy hoàn toàn và không tạo thành 0,25 tro. - Dầu mỏ có vai trò lớn trong đời sống và 0,25 sản xuất: Sau khi chế biến, dầu mỏ tạo ra nhiều sản phẩm như: xăng, dầu hoả, dầu ma-dút...sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành sản xuất và đời 7
  8. sống, là nhiên liệu cho sản xuất điện, giao thông vận tải, nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất, dược phẩm để sản xuất ra nhiều sản phẩm (thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu, chất sát trùng, các chất thơm, cao su tổng hợp…) - Nhu cầu dầu mỏ hiện nay rất lớn: Các máy móc và ngành sản xuất cần dầu mỏ phát triển mạnh (động cơ đốt trong, ngành hoá dầu...), dân số ngày càng tăng. - Trữ lượng dầu mỏ trên thế giới lớn, việc khai thác dầu mỏ được đẩy mạnh ở nhiều nơi trên thế giới. 3 a Phân tích tác động 3,0 (4,0 điểm) của gió Tín phong đến khí hậu nước ta. * Tín phong Bắc bán cầu: 0,25 - Đặc điểm: thổi từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Bắc về áp thấp xích đạo, hướng 0,5 Đông Bắc, thời gian hoạt động quanh năm. - Ảnh hưởng đến khí hậu: 0,25 + Mùa đông: . Miền Bắc: hoạt 0,25 động xen kẽ với gió mùa Đông Bắc, tạo 0,25 thời tiết thất thường trong mùa đông; xen kẽ những ngày lạnh 0,25 có những ngày trời 8
  9. nắng ấm. Tạo ra hoạt động của front lạnh trong mùa đông khi 0,25 đợt gió mùa Đông Bắc tràn về gây mưa front, làm giảm tính 0,25 khô hạn cho miền Bắc. . Miền Trung: do bức chắn địa hình hướng 0,5 Tây – Đông tạo hiện tượng ngưng của front gây mưa lớn cho miền Trung. 0,25 . Miền Nam: hoạt động mạnh tạo mùa khô sâu sắc. + Mùa hạ: . Đầu hạ: kết hợp với gió mùa Tây Nam (TBg) tạo thành dải hội tụ kinh tuyến gây mưa lớn đầu hè, gây mưa lũ tiểu mãn cho miền Trung, một số khu vực nam Tây Bắc. . Giữa và cuối hạ: khi gió mùa Tây Nam mạnh lên kết hợp Tín phong Bắc bán cầu tạo thành dải hội tụ nhiệt đới vắt ngang qua nước ta và chuyển dịch từ Bắc vào Nam theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời: tháng 8 ở miền Bắc, tháng 9 miền Trung, tháng 10 miền Nam. + Thời kì chuyển mùa, hoạt động mạnh, trong khi các luồng gió mùa yếu tạo sự tranh chấp 9
  10. giữa các khối khí và hoàn lưu gây mưa lớn. * Tín phong Nam bán cầu: - Đặc điểm: thổi từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam về áp thấp xích đạo, hướng Đông Nam. Khi vượt xích đạo chuyển hướng Tây Nam vào nước ta - Ảnh hưởng đến khí hậu nước ta: + Vào giữa và cuối hạ Tín phong Nam bán cầu hoạt động mạnh vượt qua xích đạo chuyển hướng Tây Nam (do ảnh hưởng của lực Coriolit) tăng ẩm tạo thành gió mùa mùa hạ thổi vào nước ta gây mưa lớn cho Nam Bộ, Tây Nguyên. + Khi di chuyển ra vùng biển phía Bắc, gió chuyển hướng Đông Nam gây mưa cho miền Bắc. b Tại sao vùng khí 1,0 hậu Tây Bắc có mùa mưa đến muộn và kết thúc sớm hơn so với mùa mưa của cả nước? - Cả nước mùa mưa 0,25 nhìn chung từ tháng 5 - 10, do hoạt động 0,25 của gió mùa Tây Nam đầu và giữa, 0,25 cuối mùa. - Vùng Tây Bắc do ảnh hưởng của địa 0,25 10
  11. hình kết hợp với hoạt động gió mùa làm cho mùa mưa đến muộn và kết thúc sớm hơn: + Các dãy núi cao dọc biên giới Việt Lào ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam đầu hạ xuất phát từ vịnh Bengan nóng ẩm, tràn xuống Nam Tây Bắc tạo gió phơn khô nóng => mùa mưa đến muộn hơn. + Các dãy núi, sơn nguyên, cao nguyên chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam án ngữ phía Nam vùng, làm cho gió mùa Đông Nam không xâm nhập mạnh mà chỉ len theo các thung lũng gây mưa cho vùng => mưa đến muộn, kết thúc sớm hơn. 4 a Chứng minh việc sử 1,5 (3,0 điểm) dụng tài nguyên nước ngọt của nước ta còn nhiều bất hợp lí. Nguyên nhân nào dẫn đến suy thoái tài nguyên nước ở các lưu vực sông nước ta? - Việc sử dụng tài nguyên nước còn bất 0,25 hợp lí: + Nước ta chưa khai thác hết tiềm năng nước ngọt và hiệu 0,25 quả sử dụng còn thấp. Lượng nước cung cấp cho người dân chưa đủ, chất lượng nước 0,25 chưa đảm bảo vệ sinh. 11
  12. + Nhiều nơi (đặc biệt 0,25 là đồng bằng) khai thác nước ngầm quá mức làm giảm lượng 0,25 nước cung cấp, hạ thấp mực nước và lún 0,25 đất đai. Nguồn nước ngọt đang bị ô nhiễm đặc biệt là nước trên mặt do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. - Nguyên nhân suy thoái tài nguyên nước ở các lưu vực sông: + Khai thác quá mức tài nguyên nước khiến tài nguyên nước suy kiệt; khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt chưa hợp lý và thiếu bền vững gây suy giảm, lãng phí tài nguyên nước. + Gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh nên nhu cầu dùng nước tăng nhanh, sông bị thu hẹp hoặc bị lấp => suy giảm, suy thoái tài nguyên nước. + Do chưa kiểm soát được các nguồn thải và chưa quan tâm đầu tư thỏa đáng cho hệ thống thu gom, xử lí chất thải trước khi đổ vào sông. + Khác: Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, các hồ thủy điện gây cạn kiệt dòng chảy ở hạ lưu… b Việc phát triển khoa 1,5 học và công nghệ có ý nghĩa như thế nào đối với bảo vệ môi trường ở nước ta? 12
  13. * Phát triển khoa học 0,25 và công nghệ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường ở nước ta bằng cách cung cấp các công cụ, phương 0,25 tiện, giải pháp… hiệu quả hơn để dự báo, kiểm soát, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và tạo ra sự phát triển bền vững. 0,25 * Một số ý nghĩa của phát triển khoa học và công nghệ trong bảo vệ môi trường ở 0,25 nước ta là: - Quản lí và theo dõi tài nguyên tự nhiên: 0,25 + Công nghệ cung cấp các phương tiện để theo dõi biến động của tài nguyên tự 0,25 nhiên như nước, đất và rừng. + Công nghệ giúp xử lí và phân tích dữ liệu môi trường một cách nhanh chóng và hiệu quả, hỗ trợ quá trình đưa ra quyết định và xây dựng chính sách bảo vệ môi trường. - Xử lí chất thải và ô nhiễm: Công nghệ năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió và thủy điện không chỉ giúp giảm phát thải khí nhà kính mà còn đảm bảo nguồn cung năng lượng bền vững và ít gây hại môi trường. - Phòng tránh và ứng phó biến đổi khí hậu: Công nghệ giúp xây dựng mô hình và dự 13
  14. báo về biến đổi khí hậu, giúp cộng đồng và chính phủ chuẩn bị ứng phó với những thách thức môi trường từ biến đổi khí hậu. - Tạo ra sản phẩm và công nghệ thân thiện với môi trường: Công nghệ đóng vai trò trong việc phát triển các sản phẩm và quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, giảm thiểu tác động tiêu cực đến nguồn tài nguyên và môi trường. - Công nghệ truyền thông hiện đại giúp tạo ra nhận thức cộng đồng và xã hội về tình trạng môi trường, kích thích hành động tham gia của cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ môi trường. 5 a Tại sao nói xu 2,0 (3,0 điểm ) hướng già hóa dân số của nước ta trong những năm qua mang tính chất tất yếu nhưng có điểm khác biệt so với nhiều nước đang phát triển trên thế giới? * Khái quát xu hướng già hóa dân 0,25 số: Trong cơ cấu dân số theo nhóm tuổi có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng 0,25 của nhóm tuổi từ 0- 14, tăng tỉ trọng của nhóm tuổi trên 65; tuổi thọ trung bình 0,25 tăng. 14
  15. *Xu hướng già hóa dân số của nước ta trong những năm 0,5 qua mang tính chất tất yếu vì: - Tỉ lệ trẻ em giảm có nhiều nguyên nhân 0,25 như chính sách dân số của nhà nước, các phong tục tập quán lạc hậu được xóa 0,25 bỏ….Trong đó quan trọng nhất là do sự phát triển về kinh tế 0,25 của đất nước làm cho đời sống của người dân được cải thiện dẫn đến tỉ lệ sinh giảm xuống. - Tuổi thọ của người dân tăng lên do sự phát triển của y tế, chăm sóc sực khỏe, nhận thức của người dân….Nhưng nhân tố quyết định đến tuổi thọ vẫn là do sự phát triển của kinh tế. - Việt Nam là nước đang phát triển, đang trên con đường cải cách, mở cửa, đổi mới và hội nhập. Thành tựu là sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống nhân dân được cải thiện nên già hóa dân số là xu hướng tất yếu của dân số Việt Nam. Xu hướng này là hệ quả của tăng trưởng kinh tế nói chung. - Ngoài ra, xu hướng già hóa dân số là xu hướng chung tất yếu của quá trình phát triển dân số ở hầu hết 15
  16. các quốc gia trên thế giới. * Sự khác biệt về xu hướng già hóa dân số của nước ta so với nhiều nước đang phát triển trên thế giới: - Dân số già là đặc trưng của các nước phát triển với thu nhập cao. Nước ta là nước đang phát triển, có thu nhập trung bình trên thế giới nhưng dân số đã bước vào giai đoạn già hóa. - Tốc độ già hóa diễn ra rất nhanh, nhanh hơn nhiều so với nhiều nước đang phát triển khác trên thế giới. b Tại sao hiện nay 1,0 Đồng bằng sông Cửu Long là vùng xuất cư lớn nhất nước ta? - Nguyên nhân kinh 0,5 tế: + Kinh tế thuần nông, sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ, hiệu quả chưa cao nên tỉ lệ 0,25 thiếu việc làm còn cao, nhất là vùng 0,25 nông thôn. + Số lượng các nhà máy, doanh nghiệp lớn không nhiều nên khả năng giải quyết việc làm hạn chế. - Nguyên nhân xã hội: Trình độ đô thị hóa của vùng hiện nay ở mức thấp so với nhiều vùng, điều kiện sống không tốt bằng những vùng 16
  17. khác. - Nguyên nhân tự nhiên – môi trường: Vùng có nhiều hạn chế về tự nhiên như mùa khô kéo dài, xâm nhập mặn, mùa lũ, các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. 6 a Nhận xét và giải (4,0 điểm ) thích về tình hình sản xuất lúa và xuất 3,0 khẩu gạo của nước ta giai đoạn 2010 - 2021. * Nhận xét - Tổng diện tích lúa 0,25 có sự biến động, giai đoạn 2010 - 2015 0,25 diện tích lúa tăng, giai đoạn 2015 - 2021 có xu hướng giảm nhẹ (dẫn chứng). 0,25 - Cơ cấu diện tích lúa 0,25 phân theo mùa vụ có 0,25 sự thay đổi: tỉ trọng 0,25 diện tích lúa vụ đông xuân lớn nhất, giai đoạn đầu có xu hướng tăng nhẹ, giai 0,25 đoạn sau giảm; tiếp đến là vụ hè thu, giai đoạn đầu có xu hướng tăng mạnh 0,5 nhưng giai đoạn sau tăng chậm hơn; tỉ trọng vụ mùa nhỏ nhất và giảm liên tục (dẫn chứng). 0,25 - Sản lượng lúa tăng nhưng có sự biến 0,25 động (dẫn chứng). - Năng suất lúa tăng 0,25 liên tục (dẫn chứng). - Khối lượng gạo xuất khẩu có xu hướng giảm (dẫn chứng). 17
  18. - Giá trị xuất khẩu gạo không ổn định, giai đoạn 2010 - 2015 có xu hướng giảm, giai đoạn 2015 - 2021 có xu hướng tăng lên (dẫn chứng). * Giải thích: - Diện tích lúa biến động, giai đoạn đầu tăng do đẩy mạnh khai hoang, cải tạo đất, nâng cao hệ số sử dụng đất, tăng vụ...; giai đoạn sau có xu hướng giảm nhẹ do hiệu quả kinh tế thấp, khả năng mở rộng diện tích hạn chế, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất... - Cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ có sự thay đổi: vụ đông xuân chiếm tỉ trọng lớn nhất do năng suất cao, khá ổn định, chi phí sản xuất thấp; vụ hè thu diện tích tăng do lai tạo được giống ngắn ngày, cho năng suất khá cao, tránh được thiên tai và phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long; vụ mùa giảm do thời tiết có nhiều bất lợi, độ ẩm cao sâu bệnh phát triển mạnh, năng suất thấp nhất... - Năng suất lúa tăng do đẩy mạnh thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, lai tạo giống mới...Sản lượng tăng do năng suất lúa tăng. - Khối lượng gạo xuất khẩu có xu hướng giảm do thị 18
  19. trường biến động, nhất là giai đoạn 2019 - 2021 do ảnh hưởng của đại dịch Covid19. - Giá trị xuất khẩu gạo không ổn định do chất lượng gạo còn hạn chế, khả năng cạnh tranh trên thị trường chưa cao, giá gạo thấp, biến động … b Tại sao chăn nuôi 1,0 theo phương pháp công nghiệp được mở rộng ở nhiều địa phương của nước ta hiện nay? - Chăn nuôi theo 0,25 phương pháp công nghiệp là hình thức chăn nuôi trang trại với quy mô lớn, vốn đầu tư lớn, chăn nuôi 0,5 theo hướng chuyên môn hóa, áp dụng khoa học kĩ thuật… -Chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp được mở rộng ở nhiều địa phương 0,25 của nước ta hiện nay do: + Nước ta có điều kiện phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp: cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn (sự phát triển của thức ăn công nghiệp; lương thực, hoa màu dồi dào), cơ sở vật chất kĩ thuật được cải thiện (chuồng trại, thú y phát triển rộng khắp…), thị trường tiêu thụ rộng lớn (dân số đông, mức sống nâng cao), công 19
  20. nghiệp chế biến phát triển, huy động được các thành phần kinh tế đầu tư phát triển trang trại, đường lối chính sách… +Hiệu quả chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp cao: Cung cấp thực phẩm chăn nuôi với khối lượng lớn và đảm bảo chất lượng cho công nghiệp chế biến và thị trường, lợi nhuận thu được nhiều hơn, giải quyết nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động… Tổng điểm 20,0 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2