Đề thi học sinh giỏi Quốc gia môn Lịch sử THPT năm 2024-2025 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Giang
lượt xem 1
download
Tham khảo “Đề thi học sinh giỏi Quốc gia môn Lịch sử THPT năm 2024-2025 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Giang” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi Quốc gia môn Lịch sử THPT năm 2024-2025 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Giang
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN BẮC GIANG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT NĂM HỌC 2024-2025 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ (Đề thi có 01 trang) Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 10/9/2024 Câu 1 (4,0 điểm). Anh (chị) hiểu như thế nào về khái niệm “Văn minh Đại Việt”? Có đúng không khi khẳng định: Văn minh Đại Việt là nền văn minh bản địa; quá trình hình thành và phát triển của nền văn minh này luôn có sự giao thoa, tiếp biến với các nền văn minh khác? Lí giải. Câu 2 (4,0 điểm). Từ những kiến thức đã học về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (thế kỉ III TCN – thế kỉ XX), anh (chị) hãy: a) Hoàn thành bảng so sánh về chiến tranh và khởi nghĩa (theo mẫu). Nội dung Chiến tranh bảo vệ Khởi nghĩa Chiến tranh giải phóng so sánh Tổ quốc dân tộc Mục đích, tính chất ? ? ? Hoàn cảnh tiến hành và ? ? ? phân biệt chiến tuyến Hình thái phát triển ? ? ? Ví dụ (dẫn chứng) ? ? ? b) Chứng minh: Vị trí địa chiến lược của Việt Nam đã trở thành địa bàn cạnh tranh địa chính trị, xác lập và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của các nước lớn trong khu vực và trên thế giới. Câu 3 (4,0 điểm). Tóm tắt các giai đoạn đánh thắng Mỹ (1954 – 1975) của nhân dân hai miền Nam – Bắc Việt Nam. Trong những năm 70, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam có chịu sự tác động và bị chi phối bởi các bên trong xu thế hòa hoãn Đông – Tây không? Vì sao? Câu 4 (4,0 điểm). Trên cơ sở khái quát quá trình sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực Ianta, anh (chị) hãy phân tích tác động của sự sụp đổ trật tự thế giới này đối với thế giới và Việt Nam. Câu 5 (4,0 điểm). Trong 30 năm tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1945 – 1975), hoạt động ngoại giao của Việt Nam chính
- thức được nâng lên thành một mặt trận vào thời điểm nào? Trình bày những sự kiện có ý nghĩa quyết định đưa tới thắng lợi của mặt trận ngoại giao trong cuộc chiến tranh đó. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ………………………………………………. Số báo danh: ……………………
- ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM I. Hướng dẫn chung 1) Cán bộ chấm thi đúng như đáp án – hướng dẫn chấm, thang điểm đã xây dựng. 2) Thí sinh có cách trả lời khác nhưng đúng thì vẫn cho đủ điểm thành phần. 3) Cán bộ chấm thi chỉ cho điểm tối đa từng câu khi bài làm của thí sinh có lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc; không quy tròn điểm của từng câu và của toàn bài thi. 4) Thí sinh làm vượt đáp án và đúng ý thì thưởng điểm, song không vượt tổng điểm của câu. II. Hướng dẫn chấm chi tiết và thang điểm Câu Điểm Cách giải – Đáp án Anh (chị) hiểu như thế nào về khái niệm “Văn minh Đại Việt”? Có đúng không khi khẳng định: Văn minh Đại Việt là nền văn minh bản địa; quá trình hình thành và phát 4,00 triển của nền văn minh này luôn có sự giao thoa, tiếp biến với các nền văn minh khác? Lí giải. a) Khái niệm “Văn minh Đại Việt”: 1,00 Câu 1 - Quốc hiệu Đại Việt: Có thời gian tồn tại từ năm 1054 đến năm 1804; bị gián đoạn 7 năm dưới thời Hồ và 20 năm thuộc Minh,… nhưng trên thực tế nền văn minh Đại Việt có thời 0,50 gian tồn tại từ đầu thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX… - Giải thích: i- Được hình thành và phát triển từ cội nguồn, di sản của cộng đồng người Việt nhiều thế kỉ trước, được xác lập và phát triển mạnh trong điều kiện độc lập, tự chủ, 0,50 gắn với kinh đô chủ yếu ở Thăng Long (Hà Nội); ii- Các thời kì sau (triều Nguyễn) vẫn kế tục và phát huy, đưa Việt Nam phát triển cao hơn... b) Lí giải: Văn minh Đại Việt có phải là nền văn minh bản địa… 3,00
- - Thí sinh khẳng định đúng/chính xác (không yêu cầu chép lại ý kiến) 0,50 - Giải thích (bám sát cơ sở hình thành và phát triển của nền văn minh Đại Việt): + Nền văn minh bản địa: 1- Do các cộng đồng cư dân bản địa người Việt tạo dựng và phát triển; có nguồn gốc và được kế thừa từ nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc (cội nguồn của các nền văn minh Việt Nam), được các thế hệ người Việt bảo tồn, lưu giữ giá 1,00 trị qua hơn 1000 năm chống Bắc thuộc; 2- Bước sang thời kì độc lập, tự chủ dài lâu (đầu thế kỉ X), các cộng đồng người Việt đã phục hưng, phát triển cao hơn,… + Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt dài lâu: 1- Từ đầu thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX là thời kì độc lập, tự chủ dài lâu của dân tộc – yếu tố quyết định để hình thành và phát triển văn minh Đại Việt; 2- Trong hơn 1000 năm (từ họ Khúc, họ Dương 0,50 đến các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần,…), nền độc lập, tự chủ của Đại Việt không ngừng được củng cố vững chắc, tạo điều kiện cho văn minh Đại Việt phát triển rực rỡ,…). - Sự giao thoa và tiếp biến 1,00 với các nền văn minh khác: 1 – Do nhu cầu trong xây dựng và phát triển, Đại Việt luôn có sự chủ động tiếp xúc, giao thoa với nhiều nền văn minh bên ngoài
- (Trung Hoa, Ấn Độ, Pháp, …); 2- Quá trình giao thoa, cư dân Đại Việt tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của các nền văn minh khác; cải biến cho phù hợp (về chính trị, chữ viết, Nho giáo, văn học,… của văn minh Trung Hoa,…; Phật giáo, nghệ thuật và kiến trúc,… của văn minh Ấn Độ; chữ viết, Thiên Chúa giáo, … của văn minh phương Tây,… Thưởng điểm: Thí sinh trình bày được giao thoa và tiếp biến là
- gì thì thưởng 0,25 điểm, nhưng không vượt quá tổng điểm của câu (lưu ý: việc giao thoa và tiếp biến có thể là chủ động hoặc bị động – bị cưỡng bức). Từ những 4,00 kiến thức đã học về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (thế kỉ III TCN – thế kỉ XX), anh (chị) hãy: a) Hoàn 3,00 thành bảng …: So sánh đúng và đầy đủ (kèm theo VD) mỗi nhóm cho 0,75 điểm; chỉ đúng một vế cho 0,25 điểm
- (VD/dẫn chứng có thể lồng ghép hoặc tách ra). Nội dung Chiến tranh Khởi nghĩa Chiến tranh giải so sánh bảo vệ Tổ quốc phóng dân tộc Mục đích, MĐ: Bảo vệ nền độc MĐ: Lật đổ sự thống trị của thế MĐ: GPDT, lật đổ tính chất lập tự chủ, bảo vệ lực bóc lột (trong nước/đô hộ sự cai trị, sự thống điển hình chủ quyền quốc gia, của bên ngoài); Thiết lập chính trị của nước ngoài; DT đã được xác lập; quyền của lực lượng lãnh đạo. Giành lại độc lập, Giữ vững và bảo vệ TC: Không chính nghĩa (chính tự chủ, các quyền chính quyền, bảo vệ danh) nếu tự nổi dậy lật đổ chế dân tộc cơ bản. chế độ và nhân dân. độ XH trong nước đang ổn định; TC: Cuộc chiến TC: Chiến tranh chính nghĩa, tiến bộ nếu lật đổ tranh chính nghĩa chính nghĩa (chính chế độ đi ngược lại lợi ích DT; (chính danh), tính danh), mang tính tự lật đổ chế độ cai trị bên ngoài nhân dân, tiến bộ. Câu vệ và tiến bộ.. hoặc trong nước phụ thuộc, bị 2 bên ngoài chi phối. Hoàn cảnh HC: Đất nước bị HC: ND bị chế độ XH trong HC: Đất nước có tiến hành, nước ngoài XL... nước cai trị, bóc lột quá sức chính quyền lãnh phân biệt Phân biệt chiến chịu đựng; hoặc bị thế lực bên đạo, nhưng ND chiến tuyến: Có ngoài (PK, thực dân) cai trị; trên cả nước hoặc tuyến chiến tuyến rõ rệt, ND không chấp nhận kẻ XL đô một bộ phận của giữa chính quyền và hộ, chi phối, đã đoàn kết lật đổ, đất nước bị nước ND với kẻ thù XL. … Phân biệt chiến tuyến: ngoài đô hộ, chi Không có chiến tuyến rõ rệt phối… giữa hai bên (nếu KN chống sự Phân biệt chiến cai trị của chế độ trong nước tuyến: có chiến phụ thuộc, bị bên ngoài chi tuyến rõ rệt…; phối); Có chiến tuyến rõ rệt không có chiến (nếu chống sự cai trị trong tuyến rõ rệt… nước đi ngược lại lợi ích DT và ND,… Hình thái Ngăn chặn bước tiến Nổi dậy đấu tranh lật đổ chính Từ KN ở địa phát triển công XL của đối quyền ở địa phương; hoặc nổi phương chiến phương, tiến lên đẩy dậy đấu tranh giành chính tranh GP (KN Lam lùi quân xâm lược ra quyền Sơn); hoặc từ KN từ một địa phương, sau đó phát khỏi đất triển ra từng phần nước, bảo toàn quốc ở địa vệ toàn vẹn (từng địa phương độc lập, phương kế tổng KN chủ quyền tiếp nổi dậy giành chính
- lãnh thổ hoặc nổi quyền CM DT. dậy đồng trên toàn loạt – tổng quốc KN); hoặc (CMT8 - từ KN tiến 1945); hoặc lên chiến từ KN từng tranh giải phần phóng (KN chiến tranh Lam Sơn); CM và GP. hoặc từ KN từng phần ở địa phương tổng KN giành chính quyền CM trên toàn quốc (năm 1945); hoặc từ KN tiến lên chiến tranh CM và GP (chống Mỹ, cứu nước). Ví dụ (đẫn KC chống Các cuộc KN Lam chứng) Tống thời KN thời Sơn, từ KN Lý; KC Bắc thuộc: ở địa chống quân KN Hai Bà phương XL Mông – Trưng (40); chiến Nguyên KN Bà tranh thời Trần; Triệu GPDT); hai KC chống (248); KN cuộc KC quân Xiêm, Lý Bí (542 chống quân Thanh – Pháp, thời Tây 544); KN chống Mỹ Sơn, KC Phùng là chiến chống TD Hưng (cuối tranh GP Pháp (1858 thế kỉ kết hợp bảo – 1884), VIII); KN vệ (GPDT, KC Lam Sơn bảo vệ chống Pháp (1418 – thành quả và chống 1427); các CM, bảo vệ Mỹ (1945 cuộc khởi kết hợp – 1975), nghĩa trong XD chế các cuộc phong trào độ chiến tranh Cần vương mới, bảo vệ
- bảo vệ biên (1885 – ND)... giới (1978 1896); KN – 1989),… Yên Thế (1884 – 1913); KN giành chính quyền năm 1945 (KN từng phần từ tháng 3 tiến lên tổng KN giành chính quyền trên toàn quốc (14 - 28/8); cuộc chống Mỹ, cứu nước (từ KN chiến tranh CM và GP. Điểm thưởng: Nếu thí sinh khẳng định lịch sử các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh GPDT ở Việt Nam không có sự phân biệt rạch ròi (dẫn chứng và lập luận chặt chẽ) thì thưởng 0,25 điểm, nhưng không vượt quá tổng điểm của câu. b) Vị trí địa chiến lược của Việt Nam đã trở thành địa bàn cạnh tranh địa chính trị, xác lập và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của các nước lớn trong khu vực và trên thế giới. 1,00 - Vị trí địa chiến lược về giao thông, giao thương quốc tế: 1- Nằm trên bán đảo Đông Dương, ở phía Đông Nam châu Á – khu vực được coi là ngã tư để kết nối các lục địa, đại dương và nhiều nền văn minh lớn,…; 2- Từ lâu đời, VN đã là quốc gia án ngữ nhiều 0,25 tuyến đường, giao thương huyết mạch, chiến lược của khu vực và quốc tế: Liền kề Trung Quốc và án ngữ Biển Đông (ba mặt giáp biển), là cầu nối của ĐNA lục địa và ĐNA hải đảo,… - Vị trí địa chiến lược để phát triển nhiều ngành kinh tế: Địa hình thuận lợi để SX nông nghiệp, nhiều nguồn tài nguyên để phát triển nhiều ngành kinh tế, bao gồm kinh tế biển, 0,25 … - Vị trí địa chiến lược về an ninh-quốc phòng: Án ngữ trên tuyến đường giao thương quốc 0,25 tế; có nhiều đảo, quần đảo trở thành “mắt thần” trong bảo đảm an ninh – quốc phòng,… - Kết luận: Vị trí địa chiến lược nổi bật trên, VN thường xuyên nằm trong “tầm ngắm”, trở thành “đối tượng” nhóm ngó, can thiệp hoặc XL của các thế lực bên ngoài; Trong xu 0,25 thế toàn cầu hóa, VN vừa là đối tác, vừa là đối tượng của nhiều nước,…
- Tóm tắt các giai đoạn đánh thắng Mỹ (1954 – 1975) của nhân dân hai miền Nam – Bắc 4,00 VN. Trong những năm 70, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của VN có chịu sự tác động và bị chi phối bởi các bên trong xu thế hòa hoãn Đông – Tây không? Vì sao? a) Tóm tắt các giai đoạn đánh thắng Mỹ (1954 – 1975)…: Yêu cầu kĩ năng biết tóm tắt 2,50 đặc điểm nổi bật, không trình bày sâu, chi tiết (nếu trình bày chỉ cho tối đa 1,5 điểm) - 1954 – 1960: 1- M. Bắc hoàn thành nốt các nhiệm vụ của cuộc CMDTCDND để đi lên CNXH (hoàn thành cải cách ruộng đất; khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh; cải tạo QHSX, bước đầu phát triển KT-XH); thi hành Hiệp định Giơnevơ và trở 0,50 thành hậu phương lớn của CM cả nước, đóng vai trò là quyết định nhất đối với sự nghiệp chống Mỹ; 2- M. Nam tiếp tục CMDTCDND, đi từ đấu tranh chính trị hòa bình tiến lên “Đồng khởi”,... Đồng khởi đánh dấu bước ngoặt/phát triển “nhảy vọt” của CM miền Nam… - 1961 – 1965: 1- Cả nước thực hiện đồng thời nhiều nhiệm vụ chiến lược do Đảng đề ra…; 0,50 M. Bắc xây dựng CNXH trong hoàn cảnh hòa bình tương đối hòa bình… đạt nhiều thành tựu về KT, đồng thời ra sức chi viện cho CM miền Nam đánh Mỹ; 2- Miền Nam đánh bại chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ, tạo thêm động lực cho CM cả nước Câu tiến lên… 3 - 1965 – 1968: 1- Cả nước có chiến tranh… Miền Bắc xây dựng CNXH trong hoàn cảnh đặc biệt (vừa SX, vừa chiến đấu, vừa thực hiện nghĩa vụ hậu phương); M. Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần 1 (1964 – 1968) của Mỹ, góp phần vào chiến thắng chung CM 0,50 cả nước, đưa tới đấu tranh ngoại giao trở thành mặt trận chính thức…; 2- M. Nam đánh bại chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mỹ… Trong đó, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm Mậu Thân 1968 đã mở ra bước ngoặc cho cuộc kháng chiến… - 1968 – 1973: 1- Miền Bắc tranh thủ hòa bình đẩy mạnh SX, chi viện cho CM miền Nam; từ 4/1972, miền Bắc lại có chiến tranh,… đến cuối năm 1972 làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải kí Hiệp định Pari (1/1973),..; 2- M. Nam đánh bại chiến lược VN hóa chiến tranh của Mỹ… Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 ở 0,50 m.Nam cùng với chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” của miền Bắc cuối năm 1972 đã tác động buộc Mỹ phải kí Hiệp định Pari, “căn bản” hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút”, mở ra bước ngoặt mới cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước,... - 1973 – 1975: 1- M. Bắc tập trung khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh SX và chi viện cho m. Nam; sát cánh cùng miền Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975; 2- M. Nam đấu tranh chống “bình định – lấn chiếm” của chính quyền 0,50 Sài Gòn có Mỹ giúp sức, tạo thế và lực tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam; đánh bại hoàn toàn chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ, hoàn thành sự nghiệp chống Mỹ, cứu
- nước… b) Khẳng định và giải thích: Nếu thí sinh nhận thức sai (khẳng định đúng/có chịu sự tác 1,50 động và chịu chi phối thì không cho điểm); chỉ cho điểm khi trả lời đúng và đủ hai vế. - Khẳng định: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của VN có chịu sự tác động của xu thế này, nhưng không chịu sự chi phối của các bên (Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc,…). 0,50 - Giải thích cuộc KC chống Mỹ, cứu nước có sự tác động (nêu, dẫn chứng): 1- VN yêu chuộng hòa bình, luôn chủ động giải quyết sự căng thẳng giữa các bên bằng đàm phán, thương lượng… nên ủng hộ xu thế hòa hoãn Đông – Tây (giới thiệu xu thế hòa hõa 0,50 Đông – Tây là gì?); 2- Biểu hiện: VN và Mỹ đã diễn ra nhiều cuộc họp, đàm phán, thương lượng ở Hội nghị Pari (từ 5/1968), đến ngày 27/1/1973 thì Hiệp định Pari được kí kết bởi các bên, có sự chứng kiến của nhiều cường quốc và các nước trong tổ chức Liên hợp quốc,…; - Giải thích cuộc KC không chịu sự chi phối (nêu, dẫn chứng): 1- Quá trình đàm phán ở Hội nghị Pari nhiều lần bị gián đoạn, do phía Mỹ không có thiện chí, dùng sức mạnh bom đạn đe dọa; thỏa hiệp với Liên Xô và Trung Quốc (1972) để gây sức ép với VN,… nhưng thất bại, cuối cùng phải kí Hiệp định Pari; 2- Sau Hiệp định Pari, Mỹ và chính 0,50 quyền Sài Gòn lại chống phá, ngăn cản VN bằng con đường bình bình, hòa hợp dân tộc, … Nghị quyết 21 của Đảng (7-1973) đã quyết định: CMVN cũng phải tiếp tục sử dụng bạo lực CM để hoàn thành cuộc CMDTDCND,… Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là minh chứng, … Trên cơ sở khái quát quá trình sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực Ianta, anh (chị) hãy phân tích tác động của sự sụp đổ trật tự thế giới này đối với thế giới và Việt 4,00 Nam. a) Quá trình sụp đổ của Trật tự TG hai cực Ianta: 1,75 Câu 4 - Khẳng định: Sự sụp đổ của Trật tự TG hai cực Ianta có một quá trình, từ “xói mòn” (từ 0,25 đầu những năm đầu 70 đến những năm 80) đi đến sụp đổ hoàn toàn (1991). - Quá trình “xói mòn”: 1- Xu thế hòa hoãn Đông – Tây (các bên gặp gỡ và kí kết nhiều văn kiện,…) từ đó giảm bớt sự căng thẳng, mở ra xu hướng giải quyết trong QHQT bằng hòa bình, thương lượng,…; 2- Hệ thống thuộc địa của CNTD bị giải trừ làm cho cực của 0,75
- CNTB bị suy giảm ảnh hưởng; Xu thế liên kết khu vực để hạn chế ảnh hưởng của nước lớn,…; 3- Năm 1989, cả LX và Mỹ cùng tuyên bố kết thúc Chiến tranh lạnh; 4- Từ những năm 80, vị thế của Mỹ suy giảm (do thất bại ở VN), CNXH ở châu Âu khủng hoảng… - Trật tự TG hai cực Ianta chính thức sụp đổ: 1- Hệ thống CNXH ở Đông Âu và LX sụp đổ (1991) Cực LX không còn; 2- Các tổ chức trong khối CNXH giải thể ngay trong 0,75 năm 1991 (Hội đồng tương trợ KT – SEV, Tổ chức quân sự VÁC-SA-VA),... b) Tác động của sự sụp đổ Trật tự TG hai cực Ianta: 2,25 * Đối với tình hình TG nói chung: - Hình thành trật tự TG mới sau Chiến tranh lạnh (Trật tự đơn cực; trật tự nhất siêu, nhiều 0,25 cường, trật tự đa cực…); - Thúc đẩy sự phát triển của các xu thế mới trong QHQT (Lấy phát triển KT làm trung 0,25 tâm; Đối thoại, hợp tác; Toàn cầu hóa; Đa cực, nhiều trung tâm…); - Mở ra chiều hướng và điều kiện thuận lợi để giải quyết các vấn đề QT, sự xung đột ở 0,25 các nơi bằng giải pháp hòa bình (Campuchia, Ápganixtan, Nam Phi,…; - Tạo điều kiện cho các cường quốc mới nổi bứt phá vươn lên để nâng cao vị thế, vai trò 0,25 trong QHQT, thu hẹp khoảng cách với Mỹ (TQ, Ấn Độ); đẩy mạnh hợp tác, liên kết QT…; - Ảnh hưởng vấn đề dân tộc, bản sắc cộng đồng, tôn giáo… ở nhiều nước, khu vực (sự di 0,25 dân, li khai, xung đột tôn giáo, đánh mất bản sắc… * Đối với khu vực ĐNA và VN: - Hiệp định hòa bình về Campuchia được kí kết (1991); ASEAN đã phát triển lên 10 nước 0,50 (1999); Sự mở rộng hợp tác khu vực vượt ra khỏi châu lục (ASEAM, APEC, WTO,…); - Từ năm 1986, VN Đổi mới đất nước, thi hành chính sách đối ngoại đa phương hóa và đạt nhiều thành tựu, khẳng định vị thế và ảnh hưởng trên trường quốc tế: bình thường hóa 0,50 quan hệ với TQ; bình thường hóa quan hệ với Mỹ và gia nhập ASEAN; gia nhập WTO,... Trong 30 năm tiến hành cuộc Câu 5 chiến tranh giải phóng và chiến 4,00 tranh bảo vệ Tổ quốc (1945 – 1975), hoạt động ngoại giao của
- Việt Nam chính thức được nâng lên thành một mặt trận vào thời điểm nào? Trình bày những sự kiện có ý nghĩa quyết định đưa tới thắng lợi của mặt trận ngoại giao trong cuộc chiến tranh đó. a) Hoạt động ngoại giao chính thức trở thành mặt trận: Về thời 1,00 điểm, nếu thí sinh chỉ khẳng định được thời kì chống Mỹ thì cho 0,25 điểm; nêu trong những năm 1967 – 1968 hoặc cụ thể sự kiện Hội nghị lần thứ 13 của Đảng thì cho 0,50 điểm. - Hội nghị lần thứ 13 BCH TW 0,50 Đảng Lao động VN (1 – 1967) đưa ra chủ trương đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống Mỹ trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao,... - Tháng 5/1968, Bộ Chính trị ra Nghị quyết, khẳng định: Tiến 0,50 công ngoại giao là một mặt tiến công quan trọng có ý nghĩa chiến lược, từ đó cục diện “vừa đánh, vừa đàm” bắt đầu,… b) Những SK có ý nghĩa quyết 3,00 định đưa tới thắng lợi của mặt trận ngoại giao: Thí sinh nêu mỗi SK được 0,25 điểm, phân tích ý nghĩa/tác động mỗi SK được 0,50 điểm. - Thắng lợi đưa tới Hội nghị Pari, mở ra cục diện “vừa đánh, vừa 0,50 đàm”: 1- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở miền Nam; 2- Thắng lợi của quân dân miền Bắc làm thất bại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc (lần 1, 1964 – 1968) của Mỹ. - Tác động: 1- Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến: Từ “leo thang”, Mỹ phải “xuống thang”, 1,00 phải tuyên bố ngừng ném bom
- miền Bắc vô điều kiện và chấp nhận đàm phán ở Pari, đưa tới cục diện “vừa đánh, vừa đàm”, …; 2- M. Bắc trở lại hòa bình để đẩy mạnh SX, chi viện cho m.Nam; 3- Hình thành mặt trận chống Mỹ ngay trong lòng nước Mỹ,… - Thắng lợi đưa tới kí Hiệp định Pari, kết thúc hơn 4 năm 9 tháng 0,50 đàm phán căng thẳng: 1- Quân dân m. Bắc giành thắng lợi lớn trong cuộc chống chiến tranh phá hoại lần 2 của Mỹ, đặc biệt là trận “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972; 2- Thắng lợi của quân dân miền Nam trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972,... - Tác động: 1- Trận “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972 1,00 đã tác động trực tiếp, buộc Mỹ kí Hiệp định Pari (1/1973), mở ra bước ngoặt mới cho kháng chiến: NDVN “căn bản” hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút”, CM miền Nam có lợi thế mới… : 2- Cả nước tích cực chuẩn bị để GP miền Nam, tiếp tục kết hợp ba mặt trận trong chống Mỹ,… Thưởng điểm: Nếu thí sinh trình bày được mối quan hệ của mặt trận quân sự với mặt trận ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thì thưởng 0,25 điểm, nhưng không vượt quá điểm của câu: 1- Thắng lợi trên mặt trận quân sự quyết định, tạo điều kiện cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao,..; 2- Cuộc đấu trí trên mặt trận ngoại giao cũng có tác động trở lại,... Đó là
- sức mạnh tinh thần, nghệ thuật quân sự (dám đánh và đã đánh thắng Mỹ) với bản lĩnh, trí tuệ VN trong cuộc đấu trí trên bàn đàm phán,… Tổng (câu 1 + câu 2 + câu 3 + câu 4 + câu 5) 20,0 HẾT
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Hóa học năm 2020-2021 - Bộ GD&ĐT
8 p | 960 | 48
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Tiếng Anh năm 2019-2020 - Bộ GD&ĐT
12 p | 380 | 40
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Tiếng Anh năm 2020-2021 - Bộ GD&ĐT
23 p | 265 | 24
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Tin học năm 2020-2021 - Bộ GD&ĐT
8 p | 444 | 22
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Sinh học năm 2019-2020 - Bộ GD&ĐT
5 p | 276 | 19
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Địa lí năm 2020-2021 - Bộ GD&ĐT
2 p | 290 | 14
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Sinh học năm 2020-2021 - Bộ GD&ĐT
10 p | 155 | 13
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Sinh học năm 2019-2020 - Bộ GD&ĐT (Thực hành)
4 p | 68 | 6
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Địa lí năm 2019-2020 - Bộ GD&ĐT
2 p | 78 | 6
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Hóa học năm 2019-2020 - Bộ GD&ĐT
4 p | 107 | 5
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Hóa học năm 2019-2020 - Bộ GD&ĐT (Thực hành)
2 p | 89 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Tin học năm 2019-2020 - Bộ GD&ĐT
4 p | 81 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Lịch sử năm 2020-2021 - Bộ GD&ĐT
1 p | 68 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Ngữ văn năm 2020-2021 - Bộ GD&ĐT
1 p | 93 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Ngữ văn năm 2019-2020 - Bộ GD&ĐT
1 p | 51 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Lịch sử năm 2019-2020 - Bộ GD&ĐT
1 p | 59 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Toán năm 2019-2020 - Bộ GD&ĐT
1 p | 53 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Toán năm 2020-2021 - Bộ GD&ĐT
2 p | 50 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn