
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Luật Cạnh tranh năm 2021-2022 có đáp án
lượt xem 0
download

Xin giới thiệu tới các bạn sinh viên tài liệu Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Luật Cạnh tranh năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Văn Lang, giúp các bạn ôn tập dễ dàng hơn và nắm các phương pháp giải bài tập, củng cố kiến thức cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Luật Cạnh tranh năm 2021-2022 có đáp án
- BM-003 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA: LUẬT ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN Học kỳ 3, năm học 2021 - 2022 Mã học phần: DLK0330 Tên học phần: Luật Cạnh tranh Mã nhóm lớp học phần: DLK0330_02 Thời gian làm bài (phút/ngày): 60 phút Hình thức thi: Trắc nghiệm kết hợp tự luận Được sử dụng tài liệu Cách thức nộp bài phần tự luận (Giảng viên ghi rõ yêu cầu): - SV gõ trực tiếp trên khung trả lời của hệ thống thi; PHẦN TRẮC NGHIỆM (8 điểm) 1. Thành phần Hội đồng trọng tài có thể bao gồm: A. 01 hoặc nhiều trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên B. 05 trọng tài viên C. 07 trọng tài viên D. 15 trọng tài viên ANSWER: A 2. Thị trường sản phẩm liên quan là: A. Thị trường liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả B. Thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng C. Thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về giá cả D. Thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau giá cả và mục đích sử dụng ANSWER: A 3. Số lượng thành viên tối đa của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là bao nhiêu? A. 15 người B. 20 người C. 25 người D. 30 người ANSWER: A
- BM-003 4. Thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài là: A. 02 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp có quy định khác B. 03 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp có quy định khác C. 05 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp có quy định khác D. 10 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp có quy định khác ANSWER: A 5. Cạnh tranh không lành mạnh được hiểu như thế nào theo Luật Cạnh tranh 2018? A. Là hành vi trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác B. Là hành vi của các doanh nghiệp gây tác động hạn chế cạnh tranh C. Là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh D. Là hành vi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài gây tác động hạn chế cạnh tranh ANSWER: A 6. Chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là: A. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh B. Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh quốc gia C. Bộ trưởng Bộ Công thương D. Thủ trưởng Cơ quan điều tra ANSWER: A 7. Mức phạt tiền đối với hành vi lôi kéo khách hàng bất chính là: A. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng B. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng C. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng D. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng ANSWER: A 8. Hình thức xử lý nào sau đây là hình phạt bổ sung đối với cạnh tranh không lành mạnh? A. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng B. Cảnh cáo C. Phạt tiền
- BM-003 D. Buộc cải chính công khai ANSWER: A 9. Hành vi nào dưới đây không phải hành vi bị cấm bởi Luật Cạnh tranh 2018? A. Thỏa thuận giữa các doanh nghiệp cùng thị trường liên quan về việc không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp 4,5% B. Nhóm doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng C. Doanh nghiệp T có vị trí độc quyền áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng D. 5 công ty xây dựng thông đồng trong đấu thầu để một doanh nghiệp trong số họ trúng gói thầu xây dựng dự án V ANSWER: A 10. Đâu không phải là trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu? A. Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà Trọng tài viên không thể tham gia giải quyết tranh chấp B. Các bên đã có thỏa thuận trọng tài nhưng người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật C. Các bên đã có thỏa thuận trọng tài nhưng tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài D. Các bên đã có thỏa thuận trọng tài nhưng hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định của pháp luật ANSWER: A 11. 3 doanh nghiệp gồm V, M và N có vị trí thống lĩnh trên thị trường dịch vụ dữ liệu 4G đồng loạt tăng cước 4G đến 4% dựa trên cơ sở được phê duyệt bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Hành vi của các doanh nghiệp là: A. Không vi phạm Luật Cạnh tranh B. Thỏa thuận ấn định giá một cách trực tiếp C. Lạm dụng vị trí thống lĩnh áp đặt giá cung ứng dịch vụ bất hợp lý D. Ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng ANSWER: A 12. Công ty Tomato tung ra thị trường đoạn quảng cáo không đúng sự thật về sản phẩm nước rửa chén của công ty B’s Mart (đối thủ của A trên thị trường). Đây là hành vi nào theo Luật Cạnh tranh 2018? A. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác B. Đưa thông tin gian dối, gây nhầm lẫn để lôi kéo khách hàng bất chính C. Ép buộc trong kinh doanh D. Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh ANSWER: A
- BM-003 13. Công ty U-Corp là chủ sở hữu nhãn hiệu bột giặt T (có 40% thị phần trên thị trường liên quan) ký hợp đồng với các đại lý, trong đó có điều khoản như sau: “Bên đại lý không được bán các sản phẩm bột giặt do các nhà sản xuất khác cung cấp”. Hành vi trên có thể cấu thành vi phạm nào của Luật Cạnh tranh? A. Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo điểm đ khoản 1 Điều 27 Luật Cạnh tranh B. Ép buộc trong kinh doanh theo khoản 2 Điều 45 Luật Cạnh tranh C. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo khoản 4 Điều 12 Luật Cạnh tranh D. Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo điểm b khoản 1 Điều 27 Luật Cạnh tranh ANSWER: A 14. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về lạm dụng vị trí trí độc quyền là bao nhiêu? A. 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm B. 5% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm C. 1% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm D. 2.000.000.000 đồng ANSWER: A 15. Công ty O’ Cosmetic công bố một đoạn video quảng cáo không đúng sự thật về công dụng của sản phẩm dầu gội đầu do công ty này sản xuất. Hỏi đây có thể là hành vi nào theo Luật Cạnh tranh 2018? A. Đưa thông tin gian dối, gây nhầm lẫn để lôi kéo khách hàng bất chính B. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác C. Ép buộc trong kinh doanh D. Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh ANSWER: A 16. Chủ thể có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm Thủ trưởng cơ quan điều tra là: A. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia B. Chủ tịch nước C. Chủ tịch Quốc hội D. Thủ tướng Chính phủ ANSWER: A 17. Biết Công ty Vinapharm có nhãn hiệu thuốc trị ho VIHODAN rất được ưa chuộng trên thị trường, Công ty NN-Pharm đã sử dụng hình ảnh trên nhãn hiệu VIHODAN của Công ty Vinapharm để gắn lên sản phẩm thuốc trị ho của mình. Hành vi này là: A. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn B. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác C. Ép buộc trong kinh doanh D. Đưa thông tin gian dối, gây nhầm lẫn để lôi kéo khách hàng bất chính
- BM-003 ANSWER: A 18. Chọn phát biểu đúng: A. Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được các chủ thể tiến hành có tác động làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường B. Mọi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều bị cấm C. Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ có thể thực hiện bởi các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan D. Doanh nghiệp tham gia hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh luôn được hưởng chính sách khoan hồng vô điều kiện ANSWER: A 19. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn nào sau đây? A. Tiến hành tố tụng cạnh tranh; kiểm soát tập trung kinh tế B. Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh C. Quyết định việc miễn trừ đối với lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm D. Quyết định việc miễn trừ đối với cạnh tranh không lành mạnh ANSWER: A 20. Hành vi trực tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bị phạt như thế nào? A. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng B. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng C. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng D. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng ANSWER: A 21. Chọn phát biểu sai: A. Luật Cạnh tranh 2018 cấm mọi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp B. Luật Cạnh tranh 2018 cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường. C. Luật Cạnh tranh 2018 cấm thỏa thuận ấn định giá một cách trực tiếp hoặc gián tiếp giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan D. Luật Cạnh tranh 2018 cấm các thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác gia nhập hoặc phát triển kinh doanh trong mọi trường hợp ANSWER: A 22. Tiêu chuẩn của thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là? A. Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực; Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, tài chính; Có tổng thời gian công tác thực tế ít nhất là 09 năm trong một hoặc một số lĩnh vực luật, kinh tế, tài chính.
- BM-003 B. Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực; Có bằng tốt nghiệp từ thạc sĩ trở lên thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, tài chính; Có tổng thời gian công tác thực tế ít nhất là 09 năm trong một hoặc một số lĩnh vực luật, kinh tế, tài chính. C. Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực; Có bằng tốt nghiệp từ thạc sĩ trở lên thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, tài chính; Có tổng thời gian công tác thực tế ít nhất là 10 năm trong một hoặc một số lĩnh vực luật, kinh tế, tài chính. D. Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực; Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, tài chính; Có tổng thời gian công tác thực tế ít nhất là 10 năm trong một hoặc một số lĩnh vực luật, kinh tế, tài chính. ANSWER: A 23. Có 04 ngân hàng A, B, C, D tham gia vào một vụ việc tập trung kinh tế. Biết giá trị giao dịch của thương vụ tập trung kinh tế trên lên đến 1240 tỷ đồng. Ngày 26/7/2021 các ngân hàng ký kết thỏa thuận hợp nhất mà không thực hiện việc nộp hồ sơ thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Hành vi trên có thể bị xử phạt như thế nào? A. Phạt tiền từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế B. Phạt tiền từ 0,5% đến 01% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế C. Phạt tiền từ 01% đến 03% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế D. Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế ANSWER: A 24. Chủ thể nào có thẩm quyền quyết định việc miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm? A. Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh quốc gia B. Ủy ban cạnh tranh quốc gia C. Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh D. Thủ trưởng cơ quan điều tra ANSWER: A 25. Thỏa thuận nào sau đây bị cấm theo Luật Cạnh tranh 2018?
- BM-003 A. Thỏa thuận giữa các doanh nghiệp cùng thị trường liên quan về việc phân chia thị trường tiêu thụ B. Thỏa thuận giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan về việc không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận C. Thỏa thuận giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan về việc áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác D. Thỏa thuận giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan về việc hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận ANSWER: A 26. Việc các doanh nghiệp thống nhất mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận phải rút lui khỏi thị trường liên quan là: A. Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận B. Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác phát triển kinh doanh C. Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ D. Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận ANSWER: A 27. Đâu không phải biểu hiện của hành vi thông đồng để một hoặc các bên của thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ? A. Yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ khách hàng của mình không mua, bán hàng hóa, không sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận B. Một hoặc nhiều bên tham gia thỏa thuận rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên trong thỏa thuận thắng thầu C. Một hoặc nhiều bên tham gia thỏa thuận gây khó khăn cho các bên không tham gia thỏa thuận khi dự thầu bằng cách từ chối cung cấp nguyên liệu, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác D. Các bên tham gia thỏa thuận thống nhất đưa ra những mức giá không có tính cạnh tranh hoặc đặt mức giá cạnh tranh nhưng kèm theo những điều kiện mà bên mời thầu không thể chấp nhận để xác định trước một hoặc nhiều bên sẽ thắng thầu ANSWER: A 28. Chọn phát biểu đúng: A. Luật Cạnh tranh 2018 cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại khoản 1, 2, 3 Điều 11 Luật này giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan B. Luật Cạnh tranh 2018 chỉ cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại khoản 4, 5, 6 Điều 11 Luật này
- BM-003 C. Luật Cạnh tranh 2018 cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này D. Luật Cạnh tranh 2018 cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định ANSWER: A 29. Thỏa thuận nào sau đây là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm tuyệt đối? A. Thỏa thuận giữa Công ty TNHH Xây Dựng HF và Công ty TNHH Xây Dựng KT trên cùng thị trường về việc yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ khách hàng của mình không giao dịch với các công ty xây dựng khác B. Thỏa thuận ấn định giá giữa Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Thép Miền Nam và đại lý phân phối thép Hoa Nam tại Tiền Giang C. Thỏa thuận giữa Công ty cổ phần Phát Tài và Công ty TNHH Phát Lộc trên thị trường vật liệu xây dựng về việc áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp khác D. Thỏa thuận giữa các công ty A, B, C, D là đối thủ của nhau trên thị trường điện tử về việc hạn chế phát triển kỹ thuật ANSWER: A 30. H và K là hai doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế nhập khẩu tại Tp. HCM có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan là 50%, đã ký thỏa thuận hợp tác với nhau, trong đó có điều khoản “Thống nhất yêu cầu các đại lý của mình không được phân phối các thiết bị y tế do các doanh nghiệp khác nhập khẩu”. Hành vi trên là: A. Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác B. Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ C. Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp D. Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ ANSWER: A 31. 20 ngân hàng thương mại có tổng thị phần 80% trên thị trường liên quan triển khai chương trình thanh toán qua thẻ tín dụng tại Việt Nam đã ký thỏa thuận cho phép thực hiện thanh toán liên ngân hàng khi khách hàng sử dụng thẻ của một ngân hàng thanh toán vào tài khoản của ngân hàng khác. Thỏa thuận này còn bao gồm điều khoản: “Yêu cầu khách hàng là doanh nghiệp bán lẻ mua máy đọc thẻ từ nhà cung cấp X là nhà cung cấp có uy tín và thị phần lớn nhất trên thị trường sản phẩm liên quan”. Hành vi trên của các ngân hàng có thể cấu thành vi phạm nào sau đây?
- BM-003 A. Thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng B. Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ C. Thỏa thuận hạn chế chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ D. Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh ANSWER: A 32. Công ty D (40% thị phần trên thị trường dịch vụ lữ hành) ký hợp đồng với các khách sạn, khu nghỉ dưỡng trong đó có điều khoản yêu cầu các khách sạn, khu nghỉ dưỡng này không được nhận đơn đặt phòng của bất cứ công ty du lịch nào khác ngoài Công ty D đối với du khách đến từ Nga, Ukraine và các nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS). Hành vi này là: A. Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác mở rộng thị trường B. Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường áp đặt giá dịch vụ bất hợp lý C. Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác mở rộng thị trường D. Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng ANSWER: A PHẦN TỰ LUẬN (2 điểm) Anh/chị hãy trình bày các căn cứ hủy phán quyết trọng tài thương mại. Đáp án: - Các căn cứ huỷ phán quyết trọng tài: + Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Phân tích và cho ví dụ. (0.25) + Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này. Phân tích và cho ví dụ. (0.5) + Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ. Phân tích và cho ví dụ. (0.5) + Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một
- BM-003 bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài. Phân tích và cho ví dụ. (0.5) + Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Phân tích và cho ví dụ. (0.25) Ngày biên soạn: 8/6/2022 Giảng viên biên soạn đề thi: Nguyễn Ngọc Biện Thùy Hương Ngày kiểm duyệt: 8/6/2022 Trưởng (Phó) Khoa/Bộ môn kiểm duyệt đề thi: TRẦN MINH TOÀN

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi kết thúc học phần học kỳ 1 môn Pháp luật đại cương - ĐH Dân Lập Văn Lang
4 p |
765 |
64
-
Đề thi kết thúc học phần: Pháp luật tài chính LAW05A
3 p |
262 |
14
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Kinh tế vĩ mô năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
4 p |
114 |
9
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Phân tích và thẩm định dự án đầu tư năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p |
41 |
9
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Luật hành chính năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
4 p |
97 |
6
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Quản lý dự án năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p |
50 |
6
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Một số chuyên đề Giáo dục pháp luật năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
4 p |
37 |
5
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Nguyên lý thống kê kinh tế năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p |
113 |
5
-
Đề thi kết thúc học phần môn Đạo đức kinh doanh và VHDN - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM (Đề 1)
7 p |
93 |
5
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Chuyên đề luật công nghệ thông tin, an ninh mạng, sở hữu trí tuệ năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p |
47 |
4
-
Đề thi kết thúc học phần môn Đạo đức kinh doanh và VHDN - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM (Đề 2)
7 p |
176 |
4
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Phương pháp nghiên cứu kinh tế năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
4 p |
34 |
4
-
Đề thi kết thúc học phần môn Kinh tế học quốc tế năm 2019-2020 - Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM (Đề 1)
3 p |
61 |
3
-
Đề thi kết thúc học phần môn Luật Tố tụng Dân sự năm 2019-2020 - Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM
1 p |
71 |
3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Luật kinh tế năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p |
54 |
2
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Phương pháp giảng dạy môn Giáo dục kinh tế và pháp luật năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p |
29 |
2
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Luật kinh tế năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p |
39 |
2
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Một số chuyên đề giáo dục pháp luật năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
4 p |
24 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
