Đề thi kết thúc học phần môn Kinh tế lượng ứng dụng tài chính năm 2019-2020 - Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM (Đề 2)
lượt xem 4
download
Mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi kết thúc học phần môn Kinh tế lượng ứng dụng tài chính năm 2019-2020 - Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM (Đề 2)" sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi kết thúc học phần môn Kinh tế lượng ứng dụng tài chính năm 2019-2020 - Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM (Đề 2)
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ MÔN: KINH TẾ LƯỢNG ỨNG DỤNG TC (số câu trong đề thi: 40) Thời gian làm bài: 60 phút Họ và tên : …………………………………….. MSSV: ………………………….. NỘI DUNG ĐỀ THI Câu 1. Khi quan sát các chuỗi thời gian cổ tức (Yt ) và lợi nhuận (Xt), trường hợp nào sau đây có thể xảy ra quan hệ đồng tích hợp giữa cổ tức Yt và lợi nhuận Xt (I là tích hợp): a. Yt ~ I(0) và Xt ~ I(0) b. Yt ~ I(1) và Xt ~ I(1) c. Yt ~ I(0) và Xt ~ I(1) d. Yt ~ I(1) và Xt ~ I(0) Câu 2. Điều kiện để mô hình ARMA (p,q) dừng và khả nghịch là giá trị tuyệt đối của nghịch đảo các nghiệm đặc trưng từ quá trình AR và MA phải thỏa mãn: a. > 1. b. > 0. c. < 1. d. < 0. Câu 3. Một chuỗi thời gian thường luôn bao gồm thành phần: a. Xu hướng và mùa vụ (Trend và Seasonal variation). b. Chu kỳ và mùa vụ (Cyclical và Seasonal variation). c. Xu hướng, mùa vụ, và ngẫu nhiên (Trend, seasonal, and irregular variation). d. Ngẫu nhiên (Irregular variation). Câu 4. Một nguyên nhân quan trọng làm cho mô hình phương sai có điều kiện tự hồi qui GARCH chuẩn được sử dụng phổ biến hơn mô hình phương sai có điều kiện tự hồi qui ARCH là mô hình GARCH: a. Không yêu cầu bậc trễ q lớn như ARCH. b. Đơn giản hơn ARCH. c. Cho phép các hệ số âm. d. Dùng dự báo trong dài hạn. Câu 5. Một hạn chế của mô hình phương sai có điều kiện tự hồi qui GARCH bình thường là: a. Chỉ giải thích tác động của tin tốt. b. Chỉ giải thích tác động của tin xấu. c. Tác động của tin tốt và tin xấu là như nhau. d. GARCH không có hạn chế. Câu 6. Kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian sử dụng phương pháp LB (Ljung-Box) khi: a. Mẫu nghiên cứu lớn. b. Mẫu nghiên cứu nhỏ. c. Chuỗi thời gian dài. d. Các lựa chọn A, B, C đều sai. Câu 7. Mô hình tự hồi qui trung bình di động ARMA và mô hình tích hợp tự hồi qui và trung bình di động ARIMA dùng để dự báo theo phương pháp Box-Jenkins giống nhau ở đặc điểm nào: a. Dự báo dựa trên chuỗi dừng. b. Dự báo dựa trên chuỗi không dừng. 1
- c. Dự báo cho dài hạn. d. Các lựa chọn trên đều sai. Câu 8. Dữ liệu bảng dạng ngắn (short panel data) có (N là số đơn vị chéo, T là khoảng thời gian của panel data): a. N lớn, T lớn. b. N lớn, T nhỏ. c. N nhỏ, T lớn. d. N nhỏ, T nhỏ Câu 9. Sau đây là kết quả một kiểm định Hausman dùng để lựa chọn phương pháp mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM). Theo kết quả này, thống kê kiểm định Hausman là: Correlated Random Effects - Hausman Test Equation: EQ02 Test cross-section random effects Test Summary Chi-Sq. Statistic Chi-Sq. d.f Prob. Cross-section random 1.474175 2 0.4785 Cross-section random effects test comparisons Variable Fixed Random Var(Diff.) Prob. X2 0.107948 0.107655 0.000022 0.9500 X3 0.346162 0.345710 0.000002 0.7132 a. 1.474175 b. 0.107655. c. 0.345710. d. 0.000022. Câu 10. Một mô hình phương sai có điều kiện tự hồi qui ARCH bao gồm phương trình: a. Trung bình có điều kiện. b. Phương sai có điều kiện. c. Trung bình và phương sai có điều kiện. d. Các lựa chọn trên đều sai. Câu 11. Mô hình vốn đầu tư Grunfeld của 4 công ty GE, GM, US Steel, và Westinghouse có dạng: Yit = 1i + 2X2it + 3X3it + Uit. Trong đó Y là tổng vốn đầu tư (million US$), X2 là giá trị các công ty (million US$), X3 là giá trị tài sản của các công ty (million US$), quan sát từ năm 1935-1954. Sự thay đổi của hệ số 1i có thể thể hiện sự khác nhau giữa các công ty về: a. Phương thức quản lý. b. Văn hóa công ty. c. Triết lý kinh doanh. d. Các lựa chọn trên đều đúng, nếu chúng tạo ra sự khác biệt trong tổng vốn đầu tư. Câu 12. Một chuỗi thời gian dừng có thể bị ảnh hưởng bởi giá trị quá khứ của chuỗi (quá trình tự hồi qui, AR) và những cú sốc bất thường (quá trình trung bình di động, MA). Những tác động trong thực tế tạo ra quá trình trung bình di động (MA) của chuỗi thời gian Yt có thể là: a. Giá trị quá khứ của Yt. b. Đảo chính làm thay đổi chính phủ. c. Động đất 10 độ richter trong nước. d. Các lựa chọn B và C đúng. Câu 13. Mô hình tác động cố định (FEM) có thể được ước lượng một cách hiệu quả bằng phương pháp: a. OLS với biến dummy (LSDV FEM). b. Bình phương bé nhất (OLS) c. Chuyển dạng nội bộ (Within FEM). d. Lựa chọn A và C đúng. 2
- Câu 14. Một phương pháp dùng để kiểm định lựa chọn phương pháp mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tácđộng ngẫu nhiên (REM) là: a. Breusch-Pagan LM test. b. Wald test. c. Hausman test. d. Durbin-Watson test. Câu 15. Dữ liệu bảng (panel data) là dữ liệu: a. Thu thập theo thời gian của biến số. b. Của nhiều biến số tại 1 thời điểm. c. Thu thập theo thời gian của các đơn vị chéo. d. Chỉ có tính chất không gian. Câu 16. Một chuỗi time series là dừng yếu (weak stationary) có đặc điểm: a. Trung bình và phương sai thay đổi. b. Trung bình và phương sai không đổi. c. Trung bình thay đổi, phương sai không đổi. d. Các lựa chọn A, B, C đều sai. Câu 17. Mô hình ARIMA(1,1,1) là sự kết hợp của các quá trình: a. AR(1) và MA(1) của Yt. b. AR(1) và MA(1) của Yt-1. c. AR(1) và MA(1) của ∆Yt-1. d. AR(1) và MA(1) của ∆Yt. Câu 18. Loại dự báo nào sau đây có khả năng cho độ tin cậy cao: a. Dự báo cho một giai đoạn kế tiếp. b. Dự báo cho hai giai đoạn kế tiếp. c. Dự báo cho ba giai đoạn kế tiếp. d. Dự báo cho bốn giai đoạn kế tiếp. Câu 19. Hàm tự tương quan (ACF) là hàm số của: a. Chuỗi thời gian Yt. b. Chuỗi thời gian Yt-1. c. Khoảng cách k giữa Yt và Yt-k. d. Tất cả các lựa chọn trên đều sai. Câu 20. Hệ số tương quan giữa Yt và Yt-3 cho biết tương quan giữa Yt và Yt-3 và: a. Luôn luôn âm. b. Có tính ảnh hưởng của các chuỗi Yt-1 và Yt-2. c. Loại trừ ảnh hưởng của các chuỗi Yt-1 và Yt-2. d. Tất cả các lựa chọn trên đều sai. Câu 21. Mô hình vốn đầu tư Grunfeld của 4 công ty GE, GM, US Steel, và Westinghouse có dạng: Yit = 1i + 2X2it + 3X3it + Uit. Trong đó Y là tổng vốn đầu tư (million US$), X2 là giá trị các công ty (million US$), X3 là giá trị tài sản của các công ty (million US$), quan sát từ năm 1935-1954. Một mô hình tác động cố định LSDV có dạng Yit = 1 + 2D2i + 3D3i + 4D4i + 2X2it + 3X3it + Uit. Trong đó D2i, D3i, D4i là các biến giả (dummy) dùng cho các công ty GM, US Steel, Westinghouse. GE là công ty so sánh (phạm trù cơ sở). Kết quả ước lượng mô hình này như sau: 𝑌̂𝑖𝑡 = -245.7924 + 161.5722D2i + 339.6328D3i + 186.5666D4i + 0.1079X2i + 0.3461X3i. Hệ số chặn của công ty GE là: a. -245.7924. b. 161.5722. c. 339.6328. 3
- d. 186.5666. Câu 22. Các mô hình phương sai có điều kiện tự hồi qui ARCH/GARCH được giả định là sai số ngẫu nhiên có đặc điểm: a. Trung bình tuyến tính b. Phương sai không tuyến tính (các sai số ngẫu nhiên không có quan hệ tuyến tính). c. Trung bình và phương sai tuyến tính. d. Kết hợp lựa chọn A và B. Câu 23. Sau đây là kết quả ước lượng một mô hình phương sai có điều kiện tự hồi qui T-GARCH về lợi tức (R) và độ biến động (volatility) của một cổ phiếu. Phương trình phương sai trong mô hình này là: Dependent Variable: R Method: ML - ARCH (Marquardt) - Normal distribution Date: 01/09/16 Time: 21:33 Sample: 1 500 Included observations: 500 Convergence achieved after 33 iterations Presample variance: backcast (parameter = 0.7) GARCH = C(2) + C(3)*RESID(-1)^2 + C(4)*RESID(-1)^2*(RESID(-1)
- b. Phương sai không đổi. c. Tự hiệp phương sai luôn bằng 0 tại các bậc trễ > q. d. Các lựa chọn trên đều đúng. Câu 28. Giả sử chuỗi thời gian từ năm 2000‒2016 có tổng số quan sát là 200. Nếu sử dụng hết 200 quan sát để xây dựng mô hình, sau đó thực hiện dự báo cho giai đoạn 2012‒2016. Dự báo này gọi là: a. Dự báo trong mẫu. b. Dự báo ngoài mẫu. c. Dự báo khoảng. d. Dự báo điểm. Câu 29. Trong các mô hình sau mô hình nào có dạng mô hình phương sai có điều kiện tự hồi qui GARCH(1, 1)?: 2 a. ht = + 1𝜀𝑡−1 b. ht = + 1ht1 2 c. ht = + 1𝜀𝑡−1 + 1ht1 d. Không mô hình nào đúng. Câu 30. Trong phương pháp Breusch-Pagan Lagrange Multiplier (LM) dùng để kiểm định tác động ngẫu nhiên (RE) trong panel data, thống kê LM có phân phối thống kê: a. t. b. F. c. Chi-square. d. Z. Câu 31. Việc sử dụng sai phân có thể loại bỏ thành phần nào sau đây của chuỗi thời gian: a. Thành phần xu hướng và/ hoặc mùa vụ. b. Thành phần sai số ngẫu nhiên. c. Thành phần ngẫu nhiên. d. Không thể loại bỏ các thành phần trên. Câu 32. Mô hình vốn đầu tư Grunfeld của 4 công ty GE, GM, US Steel, và Westinghouse có dạng: Yit = 1 + 2X2it + 3X3it + Uit. Trong đó Y là tổng vốn đầu tư (million US$), X2 là giá trị các công ty (million US$), X3 là giá trị tài sản của các công ty (million US$), quan sát từ năm 1935-1954. Nếu mô hình được ước lượng bằng phương pháp OLS với dữ liệu gộp chung (pooled data), các giả định được đặt ra là các công ty có thể: a. Khác nhau về cách quản lý. b. Khác nhau về văn hóa công ty. c. Không có sự khác biệt nhiều về cách quản lý, văn hóa công ty, và triết lý kinh doanh. d. Khác nhau về triết lý kinh doanh. Câu 33. 2 Phương trình phương sai của mô hình phương sai có điều kiện tự hồi qui ARCH (1), ht = 0 + 1 et 1 , phải thỏa mãn điều kiện: a. 0< 0, 1< 0 b. 0> 0, 1> 0 c. 0< 0, 1> 0 d. 0> 0, 1< 0 Câu 34. Kiểm định hiệu ứng ARCH theo phương pháp nhân tử Lagrange dùng thống kê kiểm định: a. t-statistic. b. F-statistic. c. Chi-square statistic. d. Các lựa chọn trên đều đúng. 5
- Câu 35. Đối với một chuỗi thời gian dừng (stationary time series) tác động của một cú sốc (những thay đổi bất thường đối trong diễn biến của một biến) sẽ: a. Giảm dần theo thời gian. b. Tăng dần theo thời gian. c. Không đổi theo thời gian. d. Các lựa chọn trên đều sai. Câu 36. Điểm khác nhau giữa hàm tự tương quan riêng phần (PACF) và hàm tự tương quan (ACF) là PACF: a. Bao gồm ảnh hưởng của biến trễ trung gian b. Loại trừ ảnh hưởng của các biến trễ trung gian c. Không kể ảnh hưởng của sai số ngẫu nhiên. d. Các lựa chọn trên đều sai. Câu 37. Một phương pháp dùng để kiểm định tác động ngẫu nhiên (RE) trong panel data là (FEM là mô hình tác động cố định; REM là mô hình tác động ngẫu nhiên): a. Breusch-Pagan LM test. b. Wald test. c. Hausman test dùng để lựa chọn FEM và REM. d. Durbin-Watson test. Câu 38. Theo kiểm định Hausman dùng để lựa chọn phương pháp mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM), giả thuyết H0 được hiểu là những tác động chéo của các cá thể/nhóm trong panel data (individual effects): a. Có tương quan với các biến độc lập. b. Không tương quan với các biến độc lập. c. Không tương quan lẫn nhau. d. Không lựa chọn nào đúng. Câu 39. Đặc điểm của chuỗi thời gian nhiễu trắng (white noise) là: a. Số liệu của chuỗi phân phối đồng nhất. b. Số liệu của chuỗi phân phối độc lập. c. Trung bình chuỗi bằng 0. d. Bao gồm các đặc điểm trên. Câu 40. Sau đây là một kết quả kiểm định hiệu ứng ARCH bằng phương pháp nhân tử Lagrange (LM) thực hiện bởi Eviews. Giá trị tới hạn Chi-square tại mức ý nghĩa 5% dùng cho kiểm định này là: Heteroskedastticity Test: ARCH F-statistic 0.292665 Prob. F(1,497) 0.5888 Obs*R-squared 0.293670 Prob. Chi- 0.5879 square(1) a. 0.5879. b. 0.5888. c. 3.841. d. 0.293670. ----------------------Hết---------------------- Sinh viên không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Kế toán hành chính sự nghiệp năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 72 | 9
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Phân tích báo cáo tài chính năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 62 | 7
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Nguyên lý kế toán năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
4 p | 98 | 6
-
Đề thi kết thúc học phần môn Kế toán ngân hàng năm 2019-2020 - Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM
2 p | 65 | 6
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Kế toán quản trị 2 năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
4 p | 70 | 6
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Lý thuyết tài chính tiền tệ năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 49 | 5
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Quản trị rủi ro tài chính năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 39 | 4
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Kế toán chi phí năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
4 p | 32 | 4
-
Đề thi kết thúc học phần môn Bảo hiểm - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
6 p | 95 | 4
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Kế toán quản trị 2 năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
4 p | 84 | 4
-
Đề thi kết thúc học phần môn Kế toán tài chính 1 năm 2019-2020 - Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM (Đề 1)
3 p | 147 | 4
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Tài chính công năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 43 | 4
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Quản trị rủi ro tài chính năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 19 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Kế toán quản trị năm 2020-2021 - Trường Đại học Kinh tế
2 p | 9 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Kế toán chi phí năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
4 p | 42 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Nghiệp vụ ngân hàng 2 năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 21 | 2
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Kế toán ngân hàng năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
4 p | 39 | 2
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Kế toán tài chính 1 năm 2020-2021 - Trường Đại học Kinh tế
2 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn