intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi khảo sát học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học lớp 9 năm học 2020-2021 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Hà Trung

Chia sẻ: Nguyễn Văn Lâm | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

59
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề thi khảo sát học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học lớp 9 năm học 2020-2021 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Hà Trung" được biên soạn với 8 câu hỏi và có kèm theo đáp án, hướng dẫn giải chi tiết, giúp các bạn học sinh dễ dàng ôn luyện, củng cố kiến thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi khảo sát học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học lớp 9 năm học 2020-2021 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Hà Trung

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HSG HUYỆN HÀ TRUNG LẦN 1. NĂM HỌC 2020­ 2021 MÔN THI: SINH HỌC 9 Ngày thi:   19 /10/2020 (Đề gồm 02 trang, 08 câu) Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên thí sinh:...................................................................... Số báo danh.......................... Câu 1. (3,0 điểm):  a. Sắp xếp các hình sau đây theo đúng trật tự của quá trình giảm phân và cho biết bộ  nhiễm  sắc thể lưỡng bộ 2n của tế bào ban đầu tham gia giảm phân là bao nhiêu? b. Hoạt động bình thường của nhiễm sắc thể trong giảm phân sẽ  hình thành loại biến dị  di   truyền nào và xảy ra ở kì nào? c. Nêu 2 cách để nhận biết 2 tế bào con sinh ra qua 1 lần phân bào bình thường từ 1 tế bào mẹ  có bộ NST 2n của ruồi giấm đực là kết quả của nguyên phân hay giảm phân. Câu 2. (2,5 điểm). a) Thế  nào là tính trạng, cặp tính trạng tương phản? Tại sao Menđen lại chọn các cặp  tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai? b) Trong phép lai hai cặp tính trạng có thể  sử dụng phép lai phân tích để  kiểm tra kiểu   gen của một cơ thể mang tính trạng trội nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng không?   Cho ví dụ và lập sơ đồ lai minh họa Câu 3. (3,0 điểm):  a)  Bộ nhiễm sắc thể của các tế bào con tạo ra sau giảm phân I và sau giảm phân II có gì   khác nhau? Vì sao các hợp tử tạo ra sau thụ tinh lại mang bộ nhiễm sắc thể khác nhau về nguồn   gốc và chất lượng? b) Nhiễm sắc thể đóng xoắn cực đại ở kì giữa và giãn xoắn cực đại ở  kì trung gian của  chu kì tế bào có ý nghĩa gì?  Câu 4. (2,0 điểm):  a)  Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do một gen có hai alen nằm trên nhiễm  sắc thể thường quy định. Cho P thuần chủng cây cao lai với cây thấp được F 1 đồng loạt cây cao,  tiếp tục cho F1 tự thụ phấn được F2. Lấy ngẫu nhiên 2 cây ở F2. Tính xác suất để lấy được 1 cây   cao và 1 cây thấp. b) Một quần thể thực vật, thế hệ ban đầu có thành phần kiểu gen là 0,25AA: 0,5Aa: 0,25 aa.   Hãy tính tỉ lệ  kiểu gen đồng hợp tử trong quần thể sau 5 thế hệ tự thụ phấn. Câu 5. (2,0 điểm):  a) Biến dị tổ hợp là gì? Tại sao  ở các loài sinh sản hữu tính, rất khó tìm thấy hai cá thể  giống hệt nhau?  b) Các gen PLĐL, trội lặn hoàn toàn, mỗi gen qui định một tính trạng và nằm trên NST   thường. Cho P: AaBbDd x AABbdd. Xác định ở F1:
  2. ­  Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp, dị hợp. ­ Tỉ lệ kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen. ­ Tỉ lệ kiểu hình gồm 2 tính trạng trội. Câu 6. (2,0 điểm)   Ở một cơ thể động vật có cặp NST giới tính XY. Xét một tế  bào có ba cặp nhiễm sắc  thể  tương đồng kí hiệu là Aa, Bb và Dd giảm phân phát sinh giao tử. Nếu  ở  kì sau của giảm  phân I, cặp nhiễm sắc thể  Bb không phân li, giảm phân II bình thường, khi kết thúc quá trình  giảm phân sẽ  tạo ra mấy loại giao tử? Gồm những loại giao tử nào? Biết rằng các cặp nhiễm  sắc thể Aa và Dd giảm phân bình thường. Câu 7. (2,0 điểm) Có 5 tế bào sinh dục sơ khai của một cơ thể động vật thực hiện nguyên phân một số lần   bằng nhau, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương ứng với 1240 NST đơn. Tất cả các   tế  bào con tạo thành đều thực hiện giảm phân tạo giao tử, môi trường nội bào đã cung cấp cho   quá trình này nguyên liệu tương ứng với 1280 NST đơn. Xác định: a. Bộ NST lưỡng bội của loài và số lần nguyên phân của mỗi tế bào sơ khai đã cho ? b. Nếu tất cả các giao tử tạo thành đều tham gia thụ tinh với hiệu suất 2,5% ; tỉ lệ sống  sót của hợp tử  đạt 75% và tạo được 12 cá thể. Xác định giới tính và NST giới tính của cơ  thể  đang xét. Câu 8. (3,5 điểm). Ở hoa hồng, khi lai hai cây hoa thuần chủng với nhau người ta thu được ở thế hệ F 1 toàn  hoa kép, màu đỏ. Cho các cây F1 tiếp tục giao phấn với nhau thì ở thế hệ F2 thu được : ­ 151 cây hoa đơn, màu đỏ. ­ 297 cây hoa kép, màu đỏ. ­ 149 cây hoa kép, màu trắng. a) Hãy biện luận để xác định quy luật di truyền chi phối đồng thời các tính trạng trên và   viết sơ đồ lai từ P đến F2. b) Nếu cho lai cây F1 trên với một cây khác mà tỉ  lệ  phân li kiểu hình không thay đổi so   với kết quả trên thì cây khác đó phải có kiểu gen và kiểu hình như thế  nào ?  Biết mỗi gen quy  định một tính trạng và các tính trạng trội là trội hoàn toàn. ­­­­­­­­­­­­­­HẾT­­­­­­­­­­­­­­ (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm).
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM HUYỆN HÀ TRUNG KÌ THI CHỌN ĐT HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9 NĂM HỌC: 2019­2020 Môn: SINH HỌC Câu Nội dung Điểm 1 3,0 a,  ­ Thứ tự : 2­> 3 ­> 1 ­> 5 ­> 6 ­> ­> 4 ­ Bộ NST lưỡng bộ 2n = 4 0,5 b, Đó là biến dị tổ hợp : 0,5 ­ Do hiện tượng trao đổi chéo của các cặp NST tương đồng kép xảy ra  ở  kì đầu của  GPI. 0,5 ­ Do sự phân li độc lập, tổ hợp tự do giữa các cặp NST tương đồng kép xảy ra ở kì sau   0,5 của GPI. c, 2 cách xác định: * Quan sát hình thái NST dưới kính hiển vi: 1 ­ Nếu các NST trong tế bào con ở trạng thái đơn, tháo xoắn thì hai tế bào đó sinh ra qua   0,25 NP. 0,25 ­ Nếu các NST trong tế bào ở trạng thái kép còn đóng xoắn thì hai tế  bào đó sinh ra sau   GPI * Qua hàm lượng ADN trong tế bào con: ­ Nếu 2 tế bào con sinh ra có hàm lượng ADN trong nhân bằng nhau và bằng tế bào mẹ  0,25 thì hai tế đó sinh ra qua NP. ­ Nếu 2 tế bào con sinh ra có hàm lượng ADN trong nhân khác nhau( Do tế bào con chứa  0,25 NST X kép có hàm lượng ADN lớn hơn tế bào con có chứa NST kép Y ) và khác tế bào   mẹ ( chứa cặp NST XY ) thì hai tế bào đó sinh ra qua GPI. 2 2,5 2 a) 0,25 ­ Tính trạng: Là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. 0,25 ­ Cặp tính trạng tương phản: Là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại   tính trạng. ­ Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản, vì: + Trên cơ  thể  sinh vật có rất nhiều các tính trạng không thể  theo dõi và quan sát hết   0,25 được. 0,25 + Khi phân tích các đặc tính sinh vật thành từng cặp tính trạng tương phản sẽ thuận tiện   cho việc theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng và đánh giá chính xác hơn. b)* Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của một  
  4. cơ thể nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng. ­ Nếu thu được con lai chỉ cho 1 kiểu hình chứng tỏ cây mang lai thuần chủng ­ Nếu đời con lai xuất hiện từ  2 kiểu hình trở  lên, chứng tỏ  cây mang lai không thuần   chủng. 0,25 TH1:  Hai cặp gen tồn tại trên hai cặp NST khác nhau 0,25 * Ví dụ: Ở đậu Hà Lan.            A – Hạt vàng      a – Hạt xanh      B – Hạt trơn      b – Hạt nhăn            Cho đậu vàng, trơn lai với đậu xanh, nhăn (lặn)    Sơ đồ minh họa: 1,0   +  P:  AABB (vàng, trơn)    x   aabb (xanh, nhăn)       GP:      AB                               ab        F1:              AaBb (100% vàng, trơn)   +  P:  AABb (vàng, trơn)    x   aabb (xanh, nhăn)       GP:      AB, Ab                               ab        F1:              AaBb : Aabb (50%vàng, trơn : 50% vàng, nhăn)   + P:  AaBB (vàng, trơn)    x   aabb (xanh, nhăn)       GP:      AB, aB                               ab        F1:              AaBb : aaBb (50% vàng, trơn : 50% xanh, trơn)   + P:  AaBb (vàng, trơn)            x          aabb (xanh, nhăn)       GP:      AB, Ab, aB, ab                      ab        F1:              AaBb: Aabb : aaBb : aabb       (50% vàng, trơn: 50% vàng, nhăn : 50% xanh, trơn : 50% xanh, nhăn) TH2:  Hai cặp gen cùng tồn tại trên một cặp NST... HS chỉ cần trình bày 1 trong 2 trường hợp   3 3,0  a)  ­ Bộ NST của tb tạo ra sau GP 1 có số lượng  (n) NST kép, khác nhau về  nguồn gôc so   0,5 với tb ban đầu. ­ Bộ NST của tb tạo ra sau GP 2 có số lượng  (n) NST đơn, giống nhau về nguồn gôc so   với tb tạo ra sau GP1 0,5 ­ Hợp tử tạo ra qua thụ tinh có bộ NST khác nhau về nguồn gốc và chất lượng là vì:  + Ở giảm phân xảy ra sự tiếp hợp có thể xảy ra trao đổi chéo, đồng thời sự phân li độc  0.5 lập và tổ  hợp tự  do của các NST kép trong cặp tương đồng đã tạo ra các tb con hình   thành các giao tử có bộ NST khác nhau về nguồn gốc và chất lượng.  3 + Qua thụ tinh, sự kết hợp tự do giữa các giao tử  đực và cái mà thực chất là sự  tổ  hợp   giữa hai bộ  nhân đơn bội (n) trong giao tử  đã tạo ra các hợp tử  càng khác xa nhau về  0.5 nguồn gốc và chất lượng NST. b)  - NST ®ãng xo¾n cùc ®¹i ë k× gi÷a nh»m t¹o ®iÒu kiÖn cho c¸c NST tËp trung thµnh hµng trªn mÆt ph¼ng xÝch ®¹o  ở  kì giữa và phân li chính xác về  hai cực ở kì  0,5 sau trong quá trình phân bào - NST duçi xo¾n cùc ®¹i ë k× trung gian nh»m t¹o ®iÒu kiÖn cho NST th ực hiện  chức năng di truyền (tự nhân đôi AND,  tổng hợp ARN) 0,5 4 2,0 4 a) ­ Quy ước: gen A quy định cây cao; a quy định cây thấp. ­ Kiểu gen F1 : Aa (thân cao), cho F1 tự thụ phấn được F2 :  Kiểu gen :    1/4AA : 2/4 Aa : 1/4 aa. Kiểu hình :   3/4 A­ : 1/4 aa. 0,5đ ­ Lấy ngẫu nhiên 2 cây ở F2, xác suất để có 1 cây cao và một cây thấp là: 
  5. 3/4. 1/4. 2 = 3/8 0,5đ b) Sau 5 thế hệ tự thụ phấn. 1 1 0,5đ Tỉ lệ kiểu gen Aa=( )5x0,5=  2 64 1 63  Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử là: 1­ =  64 64 0,5đ 5 2,0 a)  * Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng vốn có ở bố mẹ để hình thành tính trạng  0,25 mới ở đời con * Các loài sinh sản hữu tính, rất khó tìm thấy hai cá thể giống hệt nhau vì ở các loài giao   phối, sự sinh sản gắn liền với giảm phân và thụ tinh: ­ Trong giảm phân: 0,5 + Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng  + Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai crômatit khác nguồn gốc tại kì đầu giảm phân I  tạo ra các loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST. ­ Trong thụ tinh, có sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực với các loại giao tử  cái tạo ra nhiều tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc trong hợp tử → làm xuất hiện  0,5 nhiều biến dị tổ hợp.    b)  ­ Tỉ lệ đồng hợp = 1/2.1/2.1/2 = 1/8.→ Dị hợp = 1 – 1/8 = 7/8 0,25 ­ Tỉ lệ  KG dị hợp 1 cặp gen = 5.1/2.1/4.1/2 = 5/16 ­ Tỉ lệ KH mạng 2 tính trạng trội = 1.3/4.1/2 + 1.1/4.1/2= 4/8. 0,25 0,25 6 2,0 Những loại giao tử tạo thành khi kết thúc giảm phân: Có các trường hợp sau * TH1: Cơ thể có cặp XY là cơ thể đực  1,0 ­ Tế bào giảm phân sẽ tạo 2 loại tinh trùng. ­ 2 loại tinh trùng là: ABbD và ad; hoặc ABbd và aD; hoặc aBbD và Ad; hoặc aBbd và  AD.  1,0 * TH2: Cơ thể có cặp XY là cơ thể cái  ­ Tế bào giảm phân sẽ tạo 1 loại trứng. ­ 1 loại trứng là:  ABbD hoặc ad hoặc  ABbd hoặc aD hoặc aBbD hoặc Ad hoặc aBbd   hoặc AD.  7 2,0
  6. a)  Gọi bộ NST lưỡng bội của loài là 2n, số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ  khai là k (ĐK: 2n, k nguyên, dương).  Ta có:                   5 × 2n × (2k ­ 1) = 1240 (1)............................................................. Mặt khác số NST môi trường cung cấp cho các tế bào giảm phân là 1280 nên ta có:                                5 × 2n ×  2k         =   1280 (2)......................................................... Từ (1) và (2) →          2n  =  8;   k  =  5. 1,0     Bộ NST của loài là 2n = 8  (ruồi giấm);  mỗi tế bào nguyên phân 5 lần.................. b.  Số hợp tử tạo thành:                                     (12 × 100) : 75   =   16 hợp tử.................. Số giao tử tham gia thụ tinh là:                     (16 ×100) : 2,5  =  640 giao tử............... Số giao tử tạo thành từ 1 tế bào sinh giao tử là:  640: (5×32) =   4. → giới tính của cơ thể đang xét là giới đực, bộ NST giới tính XY.............................. 1,0 8 3,5 a, Xác định quy luật di truyền . * Xét sự di truyền của từng cặp tính trạng : ­ Tính trạng hình dạng cánh hoa : + Tỉ lệ phân tính ở F2 : Hoa kép : Hoa đơn = (297 + 149 ) : 151 ≈ 3 : 1  => Tính trạng hoa kép là trội hoàn toàn so với tính trạng hoa đơn + Quy ước : A : Quy định hoa kép : a : quy định hoa đơn + Vì F2 có 4 tổ hợp giao tử nên F1 giảm phân cho 2 loại giao tử => F1 dị hợp : Aa 0,5 ­ Tính trạng màu sắc hoa : Biện luận tương tự như trên ta có :  => Tính trạng hoa đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng + Quy ước : B : Quy định hoa đỏ : b : quy định hoa trắng + Vì F2 có 4 tổ hợp giao tử nên F1 giảm phân cho 2 loại giao tử => F1 dị hợp  : Bb 0,5 * Xét sự di truyền đồng thời của 2 cặp tính trạng ta thấy :  ­ Nếu 2 cặp gen trên nằm trên 2 cặp NST khác nhau thì ở F2 sẽ có tích tỉ lệ :  (3 : 1 ).(3 : 1 ) = 9 : 3 : 3 : 1  và có 16 tổ hợp giao tử xuất hiện .Nhưng trên thực tế tỉ lệ  thực tế F2 thu được : 151 : 297 : 149 = 1 : 2 : 1  và có 4 tổ hợp giao tử xuất hiện => Các   gen trên đã nằm trên cùng một cặp NST và di truyền liên kết hoàn toàn. 0,5 ­ Ta lại có ở F2 : Cây hoa đơn, màu đỏ có kiểu gen :     aB/a­                           Cây hoa kép, màu trắng có kiểu gen : Ab/ ­ b Suy ra :  + Cây F1 đồng loạt có kiểu gen : Ab/aB + P thuần chủng nên có kiểu gen : Ab/Ab x aB/aB ­ Sơ đồ lai :  0,5           Pt/c : Ab/Ab ( kép, trắng ) x aB/aB ( đơn, đỏ )            ( Hs viết đúng SĐL, cho ra kết quả ở F2 ) 0,5 b, Có 2 trường hợp xảy ra cho tỉ lệ phân li kiểu hình như ở F2: * TH1 :  Ab/aB ( kép, đỏ ) x Ab/ aB ( kép, đỏ ) * TH 2 : Ab/aB ( kép, đỏ ) x AB/ab ( kép, đỏ ) 0,5 0,5 ( Lưu ý : Bài làm HS có thể làm cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa )
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2