intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kỳ Tân, Kỳ Anh (Lần 1)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi KSCL học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kỳ Tân, Kỳ Anh (Lần 1)” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kỳ Tân, Kỳ Anh (Lần 1)

  1. UBND HUYỆN KỲ ANH ĐỀ THI KSCL HSG HUYỆN LỚP 9 LẦN 1 TRƯỜNG THCS KỲ TÂN Môn: Ngữ văn 9 - Năm học: 2023 - 2024 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (8,0điểm): Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện sau: Sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng ở Nhật Bản, tại một trường tiểu học, người ta tổ chức phân phát thực phẩm cho những người bị nạn. Trong những người xếp hàng, tôi chú ý đến một em nhỏ chừng chín tuổi, trên người chỉ mặc một bộ quần áo mỏng manh. Trời rất lạnh mà em lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến lượt em thì chắc chẳng còn thức ăn nên đến gần và trò chuyện với em. Em kể thảm họa đã cướp đi những người thân yêu trong gia đình: cha, mẹ và đứa em nhỏ. Em bé quay người lau vội dòng nước mắt. Thấy em lạnh, tôi cởi chiếc áo khoác choàng lên người em và đưa khẩu phần ăn tối của mình cho em: “Đợi tới lượt cháu chắc hết thức ăn rồi, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, cháu ăn đi cho đỡ đói”. Cậu bé nhận túi lương khô, khom người cảm ơn. Tôi tưởng em sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó, nhưng thật bất ngờ, cậu mang khẩu phần ít ỏi ấy đi thẳng đến chỗ những người đang phân phát thực phẩm, để túi thức ăn vào thùng rồi quay lại xếp hàng. Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao cháu không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Cậu bé trả lời: “Bởi chắc còn có nhiều người bị đói hơn cháu. Cháu bỏ vào đó để cô chú phát chung cho công bằng”. (Dẫn theo báo Dân trí điện tử) Câu 2: (12 điểm): Nhận xét về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự, tác giả Bùi Việt Thắng cho rằng: “Một chi tiết đắt giá ngoài ý nghĩa là một chi tiết chân thực còn cần đạt tới ý nghĩa tượng trưng, hàm chứa một cách nhìn, một cách đánh giá và năng lực tưởng tượng của nhà văn về cuộc sống và con người”. (Bùi Việt Thắng, Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2011, tr 76) Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm các chi tiết nghệ thuật đắt giá trong các tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Chiếc lá cuối cùng của O. Hen –ri, hãy làm sáng tỏ.
  2. ------Hết------ HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (8,0 điểm) A.Yêu cầu về kỹ năng: (1 điểm) - Thí sinh thể hiện tốt kĩ năng làm văn nghị luận xã hội. - Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả. B. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau: * Nêu được ý nghĩa của câu chuyện: (2.0 điểm) - Thể hiện tình yêu thương ấm áp, sự đồng cảm, sẻ chia giữa những con người đang ở trong hoàn cảnh éo le. Điều này có thể thấy qua nghĩa cử cao đẹp của nhân vật “tôi” đối với em nhỏ cũng như suy nghĩ, việc làm đáng trân trọng của em bé bất hạnh. * Bàn luận về vấn đề tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống: (4.0 điểm) - Trong cõi đời, tình yêu thương giữa con người với con người là một giá trị cao quý, là điều cần thiết mà ai cũng phải hướng tới. - Trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, lòng nhân ái càng cần thiết để sưởi ấm những mảnh đời bất hạnh. - Phê phán những kẻ sống vô cảm, ích kỉ, thờ ơ với cộng đồng. * Rút ra bài học. (1.0 điểm) - Mỗi người cần biết sống yêu thương, gắn bó, có trách nhiệm với cộng đồng; đặc biệt là cần quan tâm, giúp đỡ những kiếp đời kém may mắn. Câu 2: * Về hình thức: Đảm bảo một bài văn có đầy đủ bố cục ba phần, luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, đúng chuẩn chính tả.(1 điểm) * Về nội dung: Bài làm đảm bảo các ý sau đây: 1. Giải thích (2 điểm) – Chi tiết: là “các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng” (Từ điển thuật ngữ văn học). “Chi tiết là đơn vị nhỏ nhất có thể chia ra được tùy theo một tương quan và yêu cầu nhất định” trong tác phẩm văn học (Lí luận văn học- NXB Đại học Sư phạm). Đó có thể là một nét chân dung nhân vật, một hành vi
  3. lời nói, một biểu hiện cử chỉ, phản ứng nội tâm, một nét phong cảnh, môi trường, một biểu hiện sinh hoạt, một khâu quan hệ nào đó trong đời sống của nhân vật… – Chi tiết đặc sắc là một chi tiết chân thực: chi tiết phải phản ánh sự vật một cách chính xác, tôn trọng hiện thực đời sống. – đạt tới ý nghĩa tượng trưng: chi tiết không chỉ tái hiện sự vật mà còn có ý nghĩa khái quát, biểu trưng – hàm chứa một cách nhìn, cách đánh giá…về cuộc sống và con người: chi tiết còn thể hiện tư tưởng, quan điểm của nhà văn về cuộc sống. => Chi tiết đắt giá là những chi tiết “mang nhiều ẩn ý”, khơi gợi được những chiều sâu ý nghĩa, thể hiện được tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Trong tác phẩm tự sự, chi tiết đắt giá có ý nghĩa quan trọng như nhãn tự trong thơ, thể hiện được tài năng của người nghệ sĩ. 2. Phân tích, chứng minh(7,5 điểm) HS chọn một số chi tiết nghệ thuật đắt giá trong Chuyện người con gái Nam Xương và trong Chiếc lá cuối cùng để làm sáng tỏ nhận định.. Cụ thể: * Hình ảnh chiếc bóng trên vách trong Chuyện người con gái Nam Xương: - Tái hiện hình ảnh chiếc bóng trên vách - Ý nghĩa: + Chiếc bóng là hình ảnh tình cờ, ngẫu nhiên trong cuộc đời nhưng lại đem đến sự trớ trêu cho số phận con người + Chiếc bóng hoàn thiện vẻ đẹp của Vũ Nương trong vai trò là mẹ làm vợ, là hiện thân của tình mẹ thương con, tình vợ thương chồng + Chiếc bóng là ẩn dụ cho số phận mong manh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Trong xã hội phong kiến số phận người phụ nữ mong manh như một chiếc bóng. Cuộc sống của họ luôn đầy những yếu tố bất thường mà họ không thể lường trước. Hạnh phúc, sự sống của họ có thể bị hủy hoại vì bất cứ lí do gì, bất cứ lúc nào…. + Chiếc bóng cón có ý nghĩa thức tỉnh Trương Sinh, giúp chàng nhận ra nỗi oan của vợ. + Chiếc bóng thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả đối với người phụ nữ. Đó là sự thấu hiểu, cảm thương sâu sắc số phận những con người bất hạnh, nhất là người phụ nữ, là nỗi niềm bă khoăn trăn trở của nhà văn trước số phận mong manh, bất hạnh và bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ.
  4. + Chiếc bóng gửi gắm những triết lí sâu sắc, thấm đẫm tinh thần nhân văn: Hạnh phúc cuộc đời mong manh như chiếc bóng, con người cần phải biết giữ gìn, phải tôn trọng, yêu thương và tin tưởng lẫn nhau, đừng để xảy ra những lỗi lầm đáng tiếc để rồi phải hối tiếc, phải trả giá... - Về nghệ thuật: Hình ảnh chiếc bóng tạo nên sự hàm súc, đa nghĩa đồng thời vừa thắt nút, mở nút tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm. * Hình ảnh chiếc lá trên tường trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng: - Tái hiện hình ảnh chiếc lá trên tường - Ý nghĩa: + Thể hiện tình cảnh đáng thương của Giôn-xi: nghèo đói, bệnh tật nên tuyệt vọng, mất niềm tin vào cuộc sống. + Là kết tinh của hành động cao đẹp, vô tư, quên mình của người họa sĩ già. + Là biểu tượng của lòng nhân ái, đức hi sinh, sức mạnh của của niềm tin yêu cuộc sống. + Thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả với con người, cuộc sống. Đó là sự thấu hiểu, yêu thương của nhà vă trước số phận những nghệ sĩ nghèo nước Mỹ nói riêng và con người nói chung. Là thái độ đề cao lẽ sống nhân ái. + Hình ảnh chiếc lá trên tương khẳng định sức mạnh của nghệ thuật chân chính: Đó là nghệ thuật cho con người, vì con người, nghệ thuật góp phần nuôi dưỡng niềm tin, khát vọng sống, cứu rỗi con người… - Về nghệ thuật: Chi tiết này tạo nên tình huống đảo ngược và một kết thúc bất ngờ cho tác phẩm. * Đánh giá chung - Chiếc bóng trên vách và chiếc lá trên tường là những hình ảnh có thực từ đời sống được các tác giả đưa vào tác phẩm theo những cách riêng, thể hiện quá trình lao động nghệ thuật công phu, sáng tạo với dụng ý nghệ thuật riêng. Qua đó thể hiện sự quan tâm đến số phận con người, tấm lòng nhân đạo của các tác giả … 3. Bàn luận, mở rộng (1,5 điểm) – Chi tiết đắt giá là một yếu tố quan trọng trong tác phẩm tự sự. Đó không chỉ là tế bào, mạch máu của tác phẩm mà còn có sức dung chứa lớn về ý nghĩa. Một tác phẩm đặc sắc đồng thời là một tác phẩm có những chi tiết nghệ thuật độc đáo, sáng tạo. Đặc biệt đối với truyện ngắn, do giới hạn về dung lượng, việc xây dựng được những chi tiết đắt giá là yêu cầu tất yếu.Vì vậy, trong quá trình sáng tạo, nhà văn phải
  5. trau dồi vốn sống, tăng cường khả năng quan sát, rèn luyện năng lực khái quát cao độ để tạo nên những chi tiết có khả năng “phát sáng” trong tác phẩm. Điều này đòi hỏi quá trình lao động nghệ thuật công phu, nghiêm túc của những người nghệ sĩ vừa có tài vừa có tâm. – Đồng thời, khi khám phá tác phẩm tự sự, người đọc cần khám phá những tầng ý nghĩa ẩn sâu trong những chi tiết nghệ thuật đắt giá, phát huy khả năng liên tưởng, khái quát, khám phá được những vấn đề lớn lao, sâu sắc của hiện thực đời sống, hiểu được thông điệp thẩm mỹ tác giả gửi gắm qua chi tiết, từ đó sẻ chia, cảm thông, tri âm với tác giả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2