Đề thi KSCL lần 3 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 202
lượt xem 1
download
Cùng tham khảo Đề thi KSCL lần 3 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 202 dành cho học sinh đang chuẩn bị thi giúp các em phát triển tư duy, năng khiếu môn Địa lí. Chúc các bạn đạt được điểm cao trong kì thi này nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi KSCL lần 3 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 202
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 3 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN Năm học 2017 2018 Môn: Địa lí 12 MÃ ĐỀ: 202 Thời gian làm bài: 50 phút (Đề thi gồm 5 trang) (không kể thời gian giao đề) (Thí sinh được sử dụng At lat Địa lí Việt Nam) Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: ............................. Câu 41: Ở nước ta, địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở khu vực: A. Tây Nguyên B. Nam Trung Bộ C. Trung du miền núi Bắc Bộ D. Đông Nam Bộ Câu 42: Cho Bảng số liệu: CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TỂ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 2013 (Đơn vị: %) Năm 1990 1995 1998 2005 2013 Nông lâm ngư nghiệp 38,7 27,2 25,8 21 18,4 Công nghiệp xây dựng 22,7 28,8 32,5 41 38,3 Dịch vụ 38,6 44 41,7 38 43,3 Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1990 2013? A. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. B. Khu vực nông lâm ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng đang có xu hướng giảm C. Tỉ trọng ngành dịch vụ hiện nay chiếm cao nhất trong cơ cấu GDP của cả nước. D. Tỉ trọng của công nghiệp và xây dựng tăng liên tục trong cơ cấu GDP. Câu 43: Nước nào sau đây không thuộc khu vực Đông Nam Á? A. Ấn Độ. B. Mianma. C. Đông – ti mo. D. Brunây. Câu 44: Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết các tỉnh có tỉ lệ diện tích trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đạt dưới 10% chỉ có ở các vùng: A. đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ B. đồng bằng sông Hồng, trung du và miền núi Bắc Bộ C. đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ D. đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long Câu 45: Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản thường tập trung ở ven biển duyên hải Thái Bình Dương vì A. tăng sức cạnh tranh với các cường quốc khác trong khu vực. B. sản xuất công nghiệp Nhật Bản lệ thuộc nhiều vào thị trường về nguyên liệu và xuất khẩu. C. để có điều kiện phát triển nhiều ngành công nghiệp, tạo cơ cấu ngành đa dạng. D. giao thông biển có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản. Câu 46: Để chống ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long, ta cần phải: A. xây dựng các công trình thoát lũ, các hồ chứa nước. B. xây dựng các công trình thoát lũ và cống đập ngăn thủy triều. Trang 1/6 Mã đề thi 202
- C. củng cố hệ thống đê điều ven sông ven biển. D. đào hố chứa nước, trồng rừng phòng hộ. Câu 47: Vì sao TP. Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta ? A. Vị trí thuận lợi, đông dân, thị trường tiêu thụ rộng lớn. B. Trình độ lao động cao,chính sách phát triển năng động, vốn đầu tư nước ngoài lớn. C. Vị trí thuận lợi, cở sở hạ tầng phát triển, trình độ lao động cao, đầu tư nước ngoài lớn. D. Giàu tài nguyên, cơ sở hạ tầng phát triển bậc nhất cả nước. Câu 48: Nhật Bản nằm ở khu vực nào của châu Á? A. Đông Á. B. Nam Á. C. Đông Nam Á. D. Bắc Á. Câu 49: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ có mỏ đồng là A. Cao Bằng, Hòa Bình, Tuyên Quang. B. Lai Châu, Lạng Sơn, Hà Giang. C. Lào Cai, Sơn La, Bắc Giang. D. Thái Nguyên, Bắc Kạn, Phú Thọ. Câu 50: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 14, cho biết đỉnh núi hoặc dãy núi nào sau đây không thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? A. Núi Lang Bian. B. Núi Mẫu Sơn. C. Núi Tam Đảo. D. Núi Tây Côn Lĩnh. Câu 51: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 5, hãy cho biết trong số 7 tỉnh biên giới trên đất liền giáp với Trung Quốc, không có tỉnh nào sau đây? A. Tuyên Quang. B. Cao Bằng. C. Lạng Sơn. D. Hà Giang. Câu 52: Cho biểu đồ sau SỐ DÂN VÀ TỈ SUẤT GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1999 2014. Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về số dân và tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giai đoạn 1999 2014 A. Số dân giảm, tỉ suất gia tăng tự nhiên tăng. B. Số dân và tỉ suất gia tăng tự nhiên đều giảm. C. Số dân và tỷ suất gia tăng tự nhiên đều tăng. D. Số dân tăng, tỉ suất gia tăng tự nhiên giảm. Câu 53: Căn cứ vào trang 15 của atlát địa lý Việt Nam , hãy cho biết tỷ trọng của dân thành thị năm 2007 là A. 72,6 %. B. 28,4 %. C. 27,4 %. D. 29,4 %. Trang 2/6 Mã đề thi 202
- Câu 54: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc giảm mạnh? A. Tốc độ già hóa dân số nhanh. B. Tỉ lệ xuất cư cao, nhập cư thấp. C. Áp dụng triệt để chính sách dân số. D. Tỉ lệ kết hôn thấp. Câu 55: Mục tiêu tổng quát của ASEAN là A. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên. B. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển. C. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến quan hệ giữa ASEAN với các nước. D. Xây dựng ĐNA thành một khu vực hòa bình, ổn định có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển. Câu 56: Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢ NG CÁ NUÔI, TÔM NUÔI CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: nghìn tấn) Năm 2005 2009 2013 2014 Cá 971,1 1962,6 2351,6 2449,1 Tôm 327,2 419,4 560,5 631,5 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, Nhà xuất bản Thống kê, 2015) Theo bảng trên, nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi sản lượng nuôi trồng một số loại thủy sản của nước ta? A. Sản lượng cá nuôi nhiều hơn sản lượng tôm nuôi. B. Sản lượng cá nuôi và tôm nuôi tăng nhanh qua các năm. C. Sản lượng cá nuôi có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tôm nuôi. D. Sản lượng cá nuôi có tốc độ tăng trưởng chậm hơn tôm nuôi . Câu 57: Đây là một quốc gia có lãnh thổ nằm ở cả hai bộ phận Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo A. Việt Nam B. Ma lai – xi a. C. Philip –pin D. Inđônêxia Câu 58: Trong cơ cấu dân số theo tuổi của Nhật Bản, tỉ lệ người già A. bằng tỉ lệ trẻ em. B. ngày càng tăng. C. ít biến động. D. ngày càng giảm. Câu 59: Sản lượng công nghiệp khai thác than của nước ta tăng khá nhanh trong giai đoạn gần đây là do A. Do nước ta phát triển mạnh các nhà máy nhiệt điện. B. Chính sách phát triển công nghiệp của Nhà nước. C. Thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn. D. Mở rộng thị trường tiêu thụ và đầu tư trang thiết bị hiện đại. Câu 60: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 19, tính được cơ cấu cây công nghiệp hàng năm và lâu năm của nước ta năm 2007 lần lượt là A. 34,9% và 65,1 B. 31,7% và 68,3% C. 68,3 % và 31,7% D. 36,4% và 73,6% Câu 61: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào dưới đây không thuộc Bắc Trung Bộ? A. Chu Lai. B. Nghi Sơn. C. Vũng Áng. D. Hòn La. Câu 62: Tại các vùng biển Nhật Bản có nhiều ngư trường lớn là do Trang 3/6 Mã đề thi 202
- A. có các dòng biển nóng và dòng biển lạnh gặp nhau. B. người dân Nhật Bản có truyền thống đi biển lâu đời. C. có các sông lớn đổ ra biển, mang theo nguồn thức ăn dồi dào. D. có khí hậu ôn đới, cận nhiệt, mưa nhiều quanh năm. Câu 63: Khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì sườn Đông trường Sơn có: A. mưa lớn B. gió Đông lạnh khô. C. gió Tây khô nóng. D. bão lớn Câu 64: Cho biểu đồ Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Mật độ dân số giữa thành thị và nông thôn, giai đoạn 1990 2005. B. Diện tích và số dân giữa thành thị và nông thôn, giai đoạn 1990 2005. C. Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn ở nước ta, giai đoạn 1990 2005. D. Số dân thành thị và nông thôn ở nước ta, giai đoạn 1990 2005. Câu 65: Công trình nào sau đây của Trung Quốc được coi là một trong các kì quan của thế giới? A. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng B. Thiên An Môn C. Tử Cấm Thành D. Vạn Lí Trường Thành Câu 66: Điểm giống nhau về điều kiện sinh thái nông nghiệp của Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là A. có một mùa đông lạnh. B. có nhiều cao nguyên xếp tầng. C. có diện tích đất badan rộng lớn. D. có đất phù sa màu mỡ. Câu 67: Cho bảng số liệu sau: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM Năm 1965 1975 1985 1988 2000 Diện tích (nghìn ha) 3123 2719 2318 2067 1600 Sản lượng (nghìn 12585 12235 11428 10128 9600 tấn) Để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng lúa của Nhật Bản thời kì 19652000, biểu đồ nào thích hợp nhất? A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ cột kết hợp với đường. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ đường. Câu 68: Chăn nuôi bò sữa được phát triển khá mạnh ven các thành phố lớn là do A. cơ sở kĩ thuật phục vụ chăn nuôi hiện đại. Trang 4/6 Mã đề thi 202
- B. truyền thống chăn nuôi của vùng ngoại thành. C. nhu cầu của thị trường lớn về sữa và các sản phẩm từ sữa. D. điều kiện chăm sóc thuận lợi. Câu 69: Đặc điểm cơ bản của địa hình Trung Quốc là A. cao dần từ bắc xuống nam. B. thấp dần từ tây sang đông. C. cao dần từ tây sang đông. D. thấp dần từ bắc xuống nam. Câu 70: Những năm 1973 1974 và 1979 1980 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản giảm sút mạnh là do A. Khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới. B. Khủng hoảng tài chính trên thế giới. C. Chính sách phát triển không phù hợp. D. Sức mua thị trường trong nước giảm. Câu 71: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết lưu lượng nước trung bình của sông Hồng (trạm Hà Nội) lớn nhất vào tháng nào trong năm? A. Tháng IX. B. Tháng VII. C. Tháng VIII. D. Tháng VI. Câu 72: Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. A. Phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt. B. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa. C. Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc đông nam. D. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ sông. Câu 73: Nguyên nhân chủ yếu làm cho nghề nuôi tôm phát triển “bùng nổ” trong các năm trở lại đây là do A. thị trường ngoài nước được mở rộng và có nhu cầu lớn. B. giá trị thương phẩm được nâng cao nhờ công nghiệp chế biến phát triển. C. điều kiện nuôi rất thuận lợi, kĩ thuật nuôi ngày càng được cải tiến. D. chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản của cả nước. Câu 74: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng? A. Hải Phòng, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu. B. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Cần Thơ. C. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà. D. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Cần Thơ. Câu 75: Đông Nam Á biển đảo là khu vực có nhiều động đất và núi lửa vì A. là nơi gặp gỡ của hai vành đai sinh khoáng thế giới. B. phần lớn lãnh thổ là quần đảo nên nền đất không ổn định. C. nằm trong “vành đai lửa Thái Bình Dương”. D. tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nên có sóng thần hoạt động. Câu 76: Nhận xét nào sau đây không phải là đặc điểm dân số, phân bố dân cư của nước ta? A. Sự phân bố dân cư hợp lí giữa các vùng. B. Dân số nước ta vẫn còn tăng nhanh. C. Nước ta có dân số đông, nhiều thành phần dân tộc. D. Nước ta có cơ cấu dân số trẻ nhưng có những biến đổi nhanh chóng. Câu 77: Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh trong những năm gần đây do A. cơ sở hạ tầng đô thị phát triển ở mức cao so với khu vực và thế giới. B. sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế và quy hoạch, mở rộng các đô thị. C. kết quả của việc di dân tự do từ nông thôn ra thành thị. D. tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở thành thị cao hơn nông thôn. Trang 5/6 Mã đề thi 202
- Câu 78: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị nào sau đây là đô thị đặc biệt ở nước ta? A. Hà Nội, Cần Thơ. B. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng. C. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Câu 79: Ở vùng trung du và miền núi, có thế mạnh phát triển các sản phẩm nông nghiệp là A. Các cây hàng năm và chăn nuôi gia súc lớn. B. Các cây ăn quả nhiệt đới và chăn nuôi gia cầm. C. Các cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn. D. Các cây hàng năm và chăn nuôi gia súc nhỏ. Câu 80: Ngành công nghiệp nào sau đây không phải là ngành công nghiệp trọng điểm: A. Công nghiệp dệt may. B. Chế biến lương thực, thực phẩm. C. Công nghiệp điện lực. D. Luyện kim. HẾT Trang 6/6 Mã đề thi 202
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi KSCL lần 3 môn Hóa học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 204
4 p | 51 | 3
-
Đề thi KSCL lần 3 môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 305
4 p | 13 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 môn tiếng Anh lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 102
5 p | 96 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 môn tiếng Anh lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 103
5 p | 48 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 106
6 p | 26 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 môn Hóa học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 205
4 p | 42 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 208
5 p | 76 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 108
5 p | 18 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 201
4 p | 20 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 106
5 p | 68 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 307
6 p | 32 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 203
7 p | 37 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 105
5 p | 28 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn tiếng Anh lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 304
5 p | 46 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn tiếng Anh lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 303
5 p | 32 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 301
5 p | 72 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn Hóa học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 205
5 p | 28 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn