intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL lần 3 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 301

Chia sẻ: Lê Thanh Hải | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

34
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau đây là Đề thi KSCL lần 3 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 301 kèm đáp án chi tiết giúp các em học sinh tự đối chiếu, đánh giá sau khi thử sức mình với đề thi. Cùng tham khảo nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL lần 3 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 301

  1. SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN III TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN Năm học 2017 ­ 2018 Môn: GDCD 12 MàĐỀ: 301 Thời gian làm bài: 50 phút  (Đề thi gồm 04 trang) (không kể thời gian giao đề) Câu 81: Vừa đi học về tới nhà, Tú thấy mẹ ngồi ngoài vườn, vẻ mặt buồn. Tú: Mẹ làm sao vậy? Mẹ: Mẹ buồn quá! Nhà ai cũng được mùa vải nhưng số người mua vẫn thế. Theo em mẹ Tú buồn vì lí do nào sau đây? A. Vì cung lớn hơn cầu, giá cả lớn hơn giá trị. B. Vì cung bằng cầu, giá cả bằng giá trị. C. Vì cung nhỏ hơn cầu, giá cả lớn hơn giá trị. D. Vì cung lớn hơn cầu, giá cả nhỏ hơn giá trị. Câu 82: Vào vụ bưởi chị K tìm đến các chủ vườn bưởi uy tín. Chị tìm đến nhà ông Y một chủ vườn nổi tiếng   với những trái bưởi ngon đi khắp cả nước. Sau khi chuyện trò hai bên đi đến thống nhất: Chị K sẽ mua toàn bộ  50 gốc bưởi với giá 10 triệu một gốc. Trung bình mỗi gốc chị hái được cả  quả to và nhỏ là 200 quả. Theo em  chị K phải bán trung bình bao nhiêu tiền một quả bưởi để thực hiện tốt qui luật giá trị trong sản xuất? A. 48.000 đồng. B. 45.000 đồng. C. 55.000 đồng. D. 50.000 đồng. Câu 83: Cạnh tranh lành mạnh giữ vai trò như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hóa? A. Đòn bẩy kinh tế. B. Động lực kinh tế. C. Cơ sở sản xuất và lưu thông hàng hóa. D. Nền tảng của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Câu 84: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về quyền học tập, sáng tạo và phát triển  của công dân? A. Công dân có quyền học không hạn chế mà không bị ràng buộc bởi quy định gì. B. Công dân được khuyến khích để phát triển tài năng. C. Công dân có quyền học không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính…. D. Công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ theo nhu cầu. Câu 85: Chị M là công nhân may thấu hiểu nỗi vất vả của việc không có cái chữ nên chị có mơ ước sau này sẽ  cố gắng nuôi dạy con học hành thành tài. Vì vậy ngay khi lập gia đình chị đã bàn với chồng là phải tích lũy để  có tiền sau này cho con học đại học. Sau khi tham khảo mọi người vợ chồng chị quyết định tham gia mua bảo   hiểm AIA với thời gian 15 năm, mỗi năm đóng 12 triệu. Nhưng mới tham gia được 10 năm thì chồng chị  ngã  bệnh hiểm nghèo. Vì không có tiền nên chị đành phải rút khoản tiền bảo hiểm của con gái về thuốc thang cho  chồng. Theo em tiền đó của vợ chồng chị thực hiện chức năng nào? A. Phương tiện thanh toán. B. Phương tiện cất trữ. C. Phương tiện lưu thông. D. Thước đo giá trị. Câu 86: Theo em việc nhà nước bảo đảm tỉ lệ  thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ  quan quyền lực   Nhà nước ở Trung ương và địa phương là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực A. kinh tế. B. chính trị. C. văn hóa. D. giáo dục. Câu 87: Khi xây nhà, anh D đã làm cho tường nhà chị H bị nứt nhiều vệt dài. Nhìn tường nhà bị như vậy chị H   rất lo lắng không biết nên làm thế nào. Lúc đó chị K bạn của chị H đến chơi thấy vậy đã dẫn chị  H đến gặp  bác T là người rất am hiểu về pháp luật để  nhờ  giúp đỡ. Sau khi nghe chị H trình bày sự việc và qua xem xét   hiện trường, bác T đã cùng chị H đến nhà anh D để nói chuyện đúng sai. Sau khi nghe bác T nói anh D đã nhận   thấy sai lầm nên đã xin lỗi và đền bù thỏa đáng cho nhà chị H. Trong trường hợp này pháp luật thể hiện vai trò   gì? A. Pháp luật phát huy được quyền  lực của nhà nước. B. Pháp luật là phương tiện để thực hiện quyền công dân. C. Pháp luật bảo đảm dân chủ, công bằng . D. Pháp luật là phương tiện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Câu 88: Nội dung nào sau đây thể  hiện ý nghĩa của quyền được pháp luật bảo hộ  về  tính mạng, sức khỏe,   danh dự và nhân phẩm của công dân? A. Đề cao nhân tố con người trong Nhà nước pháp quyền XHCN.                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 301
  2. B. Bảo vệ quyền con người trong xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. C. Con người có cuộc sống tự do trong xã hội văn minh. D. Tránh mọi hành vi tùy tiện của bất cứ ai khi thi hành công vụ. Câu 89: Em T tham gia cuộc thi KHKT giành cho học sinh THPT. Vậy T đã thực hiện quyền gì của công dân? A. Quyền sở hữu. B. Quyền học tập. C. Quyền được phát triển. D. Quyền  sáng tạo. Câu 90: Hai bạn N và K năm nay 24 tuổi, hai đứa yêu nhau và tính chuyện xây dựng gia đình với nhau. Bố mẹ  N không đồng ý vì cho rằng gia đình K đông anh em lại nghèo. Bố mẹ N đã vi phạm nội dung nào của quyền   bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Bình đẳng giữa anh chị em trong gia đình. B. Bình đẳng trong quan hệ nam nữ. C. Bình đẳng giữa cha mẹ với con cái. D. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. Câu 91: Các công ty A,B,C và D cùng sản xuất bột giặt và cung cấp cho thị trường trong nước. Công ty A chú   trọng vào đổi mới hệ thống bao bì, công ty B chú trọng đổi mới xe vận chuyển hàng hóa cho các đại lý, công ty   C chú trọng vào đào tạo nguồn nhân lực. Công ty D chú trọng đổi mới hệ  thống máy móc. Những công ty nào  dưới đây đã chú trọng đến căn cứ cơ bản để phân biệt các thời đại kinh tế? A. Công ty D. B. Công ty A, C. B. Công ty C, D. D. Công ty C. Câu 92: Chủ tịch HCM từng nói: “Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền  ra  ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử, không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, giống nòi, giai  cấp….hễ là công dân Việt nam thì đều có 2 quyền đó. Quyền nào được chủ tich HCM nói trong đó? A. Quyền tự do. B. Quyền sáng tạo. C. Quyền bình đẳng. D. Quyền được phát triển. Câu 93: Trong quá trình soạn thảo bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta. Chính phủ đã cho công bố bản dự thảo  Hiến pháp trên báo Cứu quốc ngày 10/11/1945 với lời thông báo: ‘ Muốn cho toàn thể  nhân dân Việt Nam dự  vào việc lập pháp của Nhà nước nên chính phủ  cho công bố  bản dự thảo Hiếp pháp này để  mọi người được   đọc kỹ càng và được tự do bàn bạc, phê bình, góp ý…” Việc làm trên của Chính phủ nhằm A. nhân dân biểu quyết vào những vấn đề trọng đại. B. nhân dân bàn bạc và quyết định những việc gắn liền với quyền và nghĩa vụ. C. nhân dân kiểm tra giám sát việc ban hành pháp luật. D. nhân dân góp ý kiến xây dựng Hiến pháp. Câu 94: Tại một trường dân tộc nội trú của tỉnh VP. Trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, nhà trường luôn   khuyến khích học sinh đăng kí những tiết mục có nội dung liên quan đến bản sắc văn hóa của dân tộc mình và   mặc những trang phục của dân tộc mình. Theo em nội dung nào sau đây  không thể hiện đúng ý nghĩa của việc  làm này? A. Giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. B. Thúc đẩy tình đoàn kết keo sơn gắn bó của nhân dân Việt nam. C. Tôn trọng những nét khác biệt về văn hóa truyền thống của các dân tộc anh em. D. Tạo ra sự đa dạng và phong phú trong hoạt động văn nghệ của nhà trường. Câu 95: Nội dung nào dưới đây không thể hiện bản chất xã hội của pháp luật? A. Pháp luật phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền. B. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội. C. Pháp luật vì sự phát triển của xã hội. D. Pháp luật do các thành viên trong xã hội thực hiện. Câu 96: Mỗi ngày 8h chị L may được 8 cái áo, Nhưng nhờ cải tiến kỹ thuật đầu tư máy may hiện đại nên năng   suất lao động của chị tăng lên gấp đôi. Kết quả là trong 8h chị may được 16 cái áo (Nếu giá cả  của sản phẩm  áo của chị  không đổi) Như  vậy năng xuất lao động tăng lên không chỉ  làm cho sản lượng tăng lên mà còn tác  động làm cho A. lượng giá trị của hàng hóa tăng lên và lợi nhuận tăng lên gấp đôi. B. lượng giá trị của hàng hóa giảm xuống và lợi nhuận không đổi. C. lượng giá trị của hàng hóa giảm xuống và lợi nhuận tăng lên gấp đôi. D. lượng giá trị của hàng hóa không đổi và lợi nhuận tăng lên.                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 301
  3. Câu 97: Luật Giáo dục quy định:” Người học có thành tích trong học tập, rèn luyện được nhà trường, cở  sở  giáo dục, cơ sở quản lý giáo dục khen thưởng, trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc được khen thưởng   theo quy định của pháp luật” thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. B. Tính quyền lực bắt buộc chung. C. Tính qui phạm phổ biến. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Câu 98:  Tuấn vừa tốt nghiệp THPT. Anh rất muốn được học lên, nhưng vì gia đình khó khăn nên anh phải   kiếm việc làm để sống và giúp cha mẹ nuôi hai em đi học phổ thông. Tuấn rất buồn vì cho rằng: cánh cửa nhà   trường đã khép lại với anh. Nếu  ở trong hoàn cảnh tương tự em sẽ làm gì để  thể  hiện mình là người có hiểu   biết về pháp luật? A. Học một trường gần nhà cho đỡ tốn kém. B. Nói bố mẹ cho một trong hai em nghỉ học phụ giúp bố mẹ. C. Vừa lao động vừa theo học một trường nào đấy phù hợp. D. Để bố mẹ lo việc mưu sinh còn mình đang tuổi đến trường. Câu 99: Trong thời gian chờ tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại về việc anh Q phải trả nhà cho bà N. Khi anh Q đi   vắng, bà N cùng con trai tới phá khóa dọn hết đồ đạc của nhà anh Q ra ngoài và thay khóa khác. Khi trở về mặc  dù rất tức giận nhưng anh vẫn sang và nói chuyện phải trái với bà N nhưng bà không nghe mà còn gọi mấy   người anh em đến và đánh anh Q bị gãy tay và chân. Trong trường hợp trên ai đã vi phạm quyền được pháp luật   bảo hộ về tính mạng, sức khỏe? A. Bà N và mấy người anh em. B. Con trai bà N và mấy người anh em. C. Bà N và con trai bà N. D. Anh Q và mấy người anh em. Câu 100: Công ty M đăng kí kinh doanh sữa trẻ em nhưng lại kinh doanh thêm quần áo. Công ty M đã vi phạm   nội dung nào dưới đây? A. Chủ động chọn nghành nghề kinh doanh. B. Xác định hình thức đầu tư kinh doanh. C. Tự chủ kinh doanh theo quy định của pháp luật. D. Nghĩa vụ kinh doanh đúng nghành nghề đăng kí. Câu 101: Anh Lam là một nông dân nghèo mới học hết lớp 9 nhưng thương cha mẹ vất vả anh đã mày mò chế  tạo thành công máy tách hạt ngô. Vừa giúp giảm nhẹ  vất vả  trong việc tẽ ngô mà năng xuất gấp 40 lần lao   động thủ công. Anh Lam quyết định đem chiếc máy của mình đi đăng ký bản quyền. Theo em A Lam có quyền   gì đối với cái máy tách hạt ngô đó? A. Quyền sở hữu công nghiệp. B. Quyền sáng chế. C. Quyền hoạt động khoa học. D. Quyền tác giả. Câu 102: Nhân dân được thông tin đầy đủ về  chủ chương, chính sách, pháp luật của nhà nước là thể hiện cơ  chế dân chủ nào? A. Dân bàn. B. Dân làm. C. Dân biết . D. Dân kiểm tra. Câu 103: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa khi cung lớn hơn cầu nhà sản xuất sẽ làm gì? A. Xác định hàng hóa bán ra trên thị trường. B. Tiếp tục duy trì mức sản xuất như hiện tại. C. Mở rộng quy mô sản xuất. D. Thu hẹp quy mô sản xuất hoặc chuyển sang mặt hàng khác. Câu 104: Trong các nguyên nhân sau đâu không là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh A. có điều kiện sản xuất khác nhau. B. sự thay đổi cung­cầu. C. có lợi ích khác nhau. D. sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu. Câu 105: Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử  lý theo qui định của pháp luật thể  hiện bình  đẳng về A. Trách  nhiệm công dân. B. Trách nhiệm pháp lý. C. Thực hiện pháp luật. D. Quyền và nghĩa vụ. Câu 106: Các cá nhân, tổ chức ( chủ thể) thực hiện đầy đủ nghĩa vụ pháp lý bằng những hành động tích cực là   thể hiện hình thức thực hiện pháp luật nào? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 301
  4. Câu 107: Chị T có gọi điện đến công ty TNHH máy tính Đức Dương đề sửa máy tính. Công ty cử 2 nhân viên là   anh D và C. Trong quá trình sửa thấy trong hòm thư của chị có nhiều mẫu thiết kế mới, Anh C đã vội sao chép   lại rồi đem nhờ X bán cho công ty thời trang. Vì là những mẫu đẹp nên C và X đã được trả một khoản tiền lớn.   Khi phát hiện ra vụ việc chị T cần làm gì? A. Tố cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. B. Gửi đơn tố cáo đến giám đốc công ty TNHH maý tính Đức Dương. C. Khiếu nại tới Chủ tịch ủy ban nhân dân nơi gần nhất. D. Gửi đơn khiếu nại đến giám đốc công ty TNHH máy tính Đức Dương. Câu 108: Có ba nhà sản xuất gạch với chất lượng như nhau. Nhưng có thời gian lao động cá biệt khác nhau.   Để sản xuất 100 viên gạch anh M mất 10h. Anh N mất 12h. Anh P mất 14h. Theo em thời gian lao động xã hội   cần thiết là bao nhiêu để anh M có lãi nhiều nhất và không ai bị lỗ? A. 12h. B. 11h. C. 14h. D. 13h. Câu 109: Do quán của mình vắng khách, trong khi quán của chị S khách ra vào tấp nập nên chị K và anh M đã   dàn dựng clip sai sự thật về việc bán hàng của S và đưa lên Feabook. Anh U chia sẻ bài viết của K cho em  F.   Việc kinh doanh của chị S bị đổ bể  hoàn toàn do nhiều người phản đổi chị  S. Trong trường hợp này, hành vi   của ai không vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Anh U và chị K. B. Anh U và em F. C. Chị S, K và anh M. D. Chị K và anh M. Câu 110: Sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó là A. tăng trưởng kinh tế. B. cơ cấu kinh tế. C. phát triển kinh tế. D. sản xuất của cải vật chất. Câu 111: Hành vi vi phạm pháp luật nào dưới đây phải chịu trách nhiệm dân sự? A. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. B. Trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế. C. Phát đơn tuyên truyền kích động. D. Sử dụng tài sản công sai mục đích. Câu 112: Nhân viên S báo lại với chủ tiệm vàng là chị K trong khi mua vàng đã tráo vàng giả, chủ tiệm vàng đã   tìm đến nhà và xông vào nhà chị K khi chị đang ngủ. Sau đó bắt giam để tra khảo, đe dọa hũng hãn làm chị ngất   xỉu. Hành vi của chủ tiệm vàng không vi phạm quyền tự do cơ bản nào của công dân? A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. B. Bất khả xâm phạm về thân thể. C. Bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. D. Bảo vệ về danh dự và nhân phẩm. Câu 113: Hai người là A( 21 tuổi) và B( 16 tuổi) rủ nhau đi cướp dây chuyền khi bị bắt A và B phải chịu hình   thức xử phạt nào? A. Phạt tù cả A và B, bồi thường thiệt hại do hành vi cướp tài sản. B. B. Cảnh cáo, phạt tiền, bồi thường thiệt hại, trả lại tài sản đã cướp. C. Phạt tù A, cảnh cáo D. Phạt tù chung thân A còn B cải tạo không giam giữ. Câu 114: Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề  nghiệp phù hợp với khả  năng   của mình là thể hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực A. tuyển dụng. B. lao động. C. kinh doanh. D. lựa chọn nghề nghiệp. Câu 115: Nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm soát thì không ai bị  bắt giam và giữ người trừ trường hợp phạm tội quả tang. Thể hiện quyền tự do cơ bản nào? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. Quyền đảm bảo về tính mạng và sức khỏe. C. Quyền tự do của công dân. D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Câu 116: Anh Q thuê nhà bà N để   ở  với thời hạn một năm. Nhưng mấy tháng nay do công ty của anh bị  phá   sản, anh bị mất việc làm nên đã nợ tiền nhà 3 tháng. Một hôm gia đình ở quê có việc anh phải về để giải quyết.   Khi trở lên anh Q vô cùng tức giận khi thấy đồ đạc của mình bị dọn ra ngoài sân và phòng đã thay khóa. Anh Q   đã rủ thêm anh T, anh H sang nhà bà N. Nhìn thấy con trai bà N đang ngồi xem ti vi, 2 anh Q và T lao vào đánh   làm cho cậu ta bị chấn thương sọ não phải đi cấp cứu. Trong trường hợp trên ai đã vi phạm pháp luật hình sự? A. Mẹ con bà N và anh Q. B. Anh Q, anh T và  và bà N.                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 301
  5. C. Anh Q và anh T. D. Mẹ con bà N. Câu 117: Nội dung nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc? A. Là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nước. B. Là sức mạnh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. C. Thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, văn minh” D. Là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc. Câu 118: Theo nội dung qui luật giá trị, sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào? A. Nhu cầu của mỗi người. B. Thời gian lao động xã hội cần thiết . C. Thời gian lao động cá biệt. D. Giá trị của hàng hóa. Câu 119: Biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa và là sự thể hiện chung của giá trị là A. thanh toán. B. trao đổi. C. thị trường. D. tiền tệ. Câu 120: Khả năng công dân thể hiện ý trí nguyện vọng của mình được bầu người đại diện cho mình trong các   cơ quan quyền lực nhà nước là A. Quyền tự do. B. Quyền bầu cử. C. Quyền tự chủ. D. Quyền ứng cử. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­ Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 301
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2