YOMEDIA
ADSENSE
Đề thi lý thuyết môn Chăn nuôi thú y có đáp án - Trường TCNDTNT Bắc Quang (Đề số 1)
11
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Xin giới thiệu tới các bạn sinh viên tài liệu ‘Đề thi lý thuyết môn Chăn nuôi thú y có đáp án - Trường TCNDTNT Bắc Quang (Đề số 1)’, giúp các bạn ôn tập dễ dàng hơn và nắm các phương pháp giải bài tập, củng cố kiến thức cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi lý thuyết môn Chăn nuôi thú y có đáp án - Trường TCNDTNT Bắc Quang (Đề số 1)
- SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ THI LÝ THUYẾT Đề số: 01 Môn thi : Chăn nuôi thú y Mã môn học : MH 28 Khóa/Lớp : LS_KII-02 Ngày thi : ……/....../....... Thời gian làm bài : 90 Phút ĐỀ BÀI Câu 1: (2 điểm) Anh (chị) hãy cho biết mục đích của việc tập cho lợn con ăn sớm? Phương pháp tập cho lợn con ăn tại gia đình, địa phương anh (chị)? Câu 2: (3 điểm) Anh (chị) hãy trình bày kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc lợn con theo mẹ ? Câu 3: (5 điểm) Anh (chị) hãy nêu nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp phòng và trị bệnh lợn con ỉa phân trắng ? Chú ý : Thí sinh không được sử dụng tài liệu, Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Đề số: 01 KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Người ra đề THỦY SẢN VÀ CHẾ BIẾN ( Ký và ghi rõ họ tên ) (Ký và ghi rõ họ tên) Hoàng Trọng Hữu Nguyễn Đức Thuận
- SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI LÝ THUYẾT Đáp án đề số: 01 Môn thi : Chăn nuôi thú y Mã môn học : MH 28 Khóa/Lớp : LS_KII-02 Ngày thi : ……/....../....... Thời gian làm bài : 90 Phút STT NỘI DUNG ĐIỂM 1 Câu 1: 2 điểm Anh (chị) hãy cho biết mục đích của việc tập cho lợn con ăn sớm? phương pháp tập cho lợn con ăn tại gia đình, địa phương anh (chị)? Đáp án * Mục đích 1,0 - Nhằm bổ xung chất dinh dưỡng cho lợn con tránh thời kỳ khủng hoảng xảy ra, do đó lợn con phát triển theo đúng quy luật của nó. - Tạo điều kiện cho cơ quan tiêu hóa phát triển, sớm hoàn thiện hơn. - Đảm bảo được dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng hơn. Bù đắp những yếu tố hạn chế ở sữa lợn mẹ. - Sớm cho sản phẩm và đạt khối lượng sau cai sữa cao - Có điều kiện cai sữa sớm cho lợn con. Nâng cao sức sinh sản của lợn mẹ. * Phương pháp 1,0 - Thường tiến hành cho lợn con ăn vào ngày thứ 7 – 10 ngày sau đẻ - Cho lợn con ăn những thức ăn viên nhỏ có mùi thơm - Có thể nấu cháo thức ăn, bôi lên vú lợn mẹ hoặc bôi lên mõm, cho lợn con liếm và quen dần. - Từ ngày 12 – 20 thì nấu cháo sền sệt hoặc rang bột cho vào máng ăn, nền chuồng sạch cho lợn tập ăn, sau đó tập cho lợn ăn theo bữa và dần khống chế số lần bú của lợn con. - Sau 21 ngày tăng số lượng thức ăn để bù đắp số lượng thức ăn, bổ sung căn cứ theo mức thiếu hụt của sữa mẹ. - Từ 22 – 60 ngày có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp
- - Thức ăn phải có hàm lượng dinh dưỡng cao, ngon miệng dễ tiêu hóa Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm 3 điểm sóc lợn con theo mẹ ? Đáp án - Lợn con sau khi đỡ đẻ xong cần cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt 0,3 - Cố định đầu vú: con nhỏ bú vú vùng ngực, con to bú vú phía sau 0,3 - Số lợn con nhiều hơn số vú lợn mẹ: loại bỏ bớt những con nhỏ, 0,3 yếu. Nếu lợn nái nhiều sữa có thể chia lợn con thành 2 nhóm cho bú luân phiên - Tiêm sắt cho lợn con lần 1 lúc 2-3 ngày tuổi; lần 2 lúc 10-12 ngày 0,3 2 tuổi - Lợn đực không giữ làm giống nên thiến lúc 7 - 14 ngày tuổi 0,3 - Tập cho lợn con ăn sớm lúc 10 -15 ngày tuổi 0,3 - Thức ăn cho lợn con phải có dinh dưỡng cao, giàu đạm, ngon 0,3 miệng, có mùi thơm, được nghiền nhỏ, dễ tiêu hoá và đảm bảo vệ sinh - Cai sữa cho lợn con lúc 28 - 35 ngày tuổi, nên cai sữa từ từ 0,3 (không tách hẳn lợn mẹ và lợn con đột ngột) - Tiêm phòng đầy đủ cho lợn con theo qui định và hướng dẫn của 0,3 thú y - Giữ khô và ấm, tránh gió lùa ở ổ úm và chuồng nuôi lợn con 0,3 Câu 3: Anh (chị) hãy nêu nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp 5 điểm 3 phòng và trị bệnh lợn con ỉa phân trắng? Đáp án Lợn con sau đẻ đến 21 ngày tuổi thường bị tiêu chảy phân 0,5 trắng, vàng tỷ lệ chết cao. * Lợn con bị ỉa phân trắng do 1,0 - Do vi khuẩn có sẵn trong ruột gây nên. Lợn sẽ bị ỉa phân trắng khi có 1 trong các điều kiện sau: - Lợn con đẻ ra bị lạnh, chuồng trại ẩm ướt... - Thời tiết thay đổi đột ngột - Lợn con chậm được bú sữa đầu - Lợn bị thiếu máu, thiếu vitamin A. * Biểu hiện bệnh 1,0 - Lợn con xù lông, toàn thân lạnh, da nhợt nhạt, kém ăn, kém nhanh nhẹn - Ỉa ra phân có màu vàng, trắng có mùi tanh. - Lợn dưới 21 ngày tuổi bị chết nhiều (ỉa phân nước)
- - Lợn trên 21 ngày tuổi bị chết ít hơn (ỉa phân lỏng, sệt) * Phòng bệnh là biện pháp hàng đầu, chủ yếu gồm các biện pháp 1,25 sau: - Trước đẻ 7-10 ngày, cho lợn mẹ uống Emitan (phòng bệnh lợn con ỉa phân trắng). Chuồng trại trước và sau khi đẻ phải khô ráo, sạch sẽ - Tiêm sắt B12 trước khi đẻ 2- 3 tuần. - Lợn con sau khi đẻ ra phải được ủ ấm bằng ổ rơm khô hoặc có chuồng úm lợn con. Cần chú ý khi thời tiết thay đổi đặc biệt là mùa đông. - Cho lợn con bú sữa đầu sớm. Thức ăn cho lợn mẹ phải đủ dinh dưỡng, vitamin. - Tiêm bổ sung sắt cho lợn con 3 và 10 ngày tuổi * Trị bệnh: Bệnh do nhiều nguyên nhân, nên trị bệnh phải kết hợp 1,25 nhiều loại thuốc. - Có thể dùng các loại lá chát giã nhỏ, lọc lấy nước cho lợn uống (có thể hoà một ít đường và muối vào thuốc cho uống). - Thuốc uống: các loại thuốc thú y: Emitan, thuốc ỉa chảy viện quân y, Ampiseptol đặc trị phân trắng lợn con ... có thể cho cả lợn mẹ uống. - Thuốc tiêm: Ampiseptyl, kanamycin, genta-tylo, Ampiseptol, Cloramphenicol Đáp án đề số: 01 KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Người ra đề THỦY SẢN VÀ CHẾ BIẾN ( Ký và ghi rõ họ tên ) (Ký và ghi rõ họ tên) Hoàng Trọng Hữu Nguyễn Đức Thuận
- SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ THI LÝ THUYẾT Đề số: 02 Môn thi : Chăn nuôi thú y Mã môn học : MH 28 Khóa/Lớp : LS_KII-02 Ngày thi : ……/....../....... Thời gian làm bài : 90 Phút ĐỀ BÀI Câu 1: (2 điểm) Anh (chị) hãy cho biết mục đích của việc tập cho lợn con ăn sớm? phương pháp tập cho lợn con ăn tại gia đình, địa phương anh (chị)? Câu 2: (3 điểm) Anh (chị) hãy trình bày kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng trâu cày kéo ? Câu 3: (5 điểm) Anh (chị) hãy nêu nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và trị bệnh Newcastle ở gà ? Chú ý : Thí sinh không được sử dụng tài liệu, Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Đề số: 02 KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Người ra đề THỦY SẢN VÀ CHẾ BIẾN ( Ký và ghi rõ họ tên ) (Ký và ghi rõ họ tên) Hoàng Trọng Hữu Nguyễn Đức Thuận
- SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI LÝ THUYẾT Đáp án đề số: 02 Môn thi : Chăn nuôi thú y Mã môn học : MH 28 Khóa/Lớp : LS_KII-02 Ngày thi : ……/....../....... Thời gian làm bài : 90 Phút STT NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết mục đích của việc tập cho lợn con ăn 2 điểm sớm? Phương pháp tập cho lợn con ăn tại gia đình, địa phương anh (chị)? Đáp án * Mục đích 1,0 - Nhằm bổ xung chất dinh dưỡng cho lợn con tránh thời kỳ khủng hoảng xảy ra, do đó lợn con phát triển theo đúng quy luật của nó. - Tạo điều kiện cho cơ quan tiêu hóa phát triển, sớm hoàn thiện hơn. - Đảm bảo được dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng hơn. Bù đắp những yếu tố hạn chế ở sữa lợn mẹ. - Sớm cho sản phẩm và đạt khối lượng sau cai sữa cao - Có điều kiện cai sữa sớm cho lợn con. Nâng cao sức sinh sản của lợn mẹ. * Phương pháp 1,0 - Thường tiến hành cho lợn con ăn vào ngày thứ 7 – 10 ngày sau đẻ - Cho lợn con ăn những thức ăn viên nhỏ có mùi thơm - Có thể nấu cháo thức ăn, bôi lên vú lợn mẹ hoặc bôi lên mõm, cho lợn con liếm và quen dần. - Từ ngày 12 – 20 thì nấu cháo sền sệt hoặc rang bột cho vào máng ăn, nền chuồng sạch cho lợn tập ăn, sau đó tập cho lợn ăn theo bữa và dần khống chế số lần bú của lợn con. - Sau 21 ngày tăng số lượng thức ăn để bù đắp số lượng thức ăn, bổ sung căn cứ theo mức thiếu hụt của sữa mẹ. - Từ 22 – 60 ngày có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp - Thức ăn phải có hàm lượng dinh dưỡng cao, ngon miệng dễ tiêu hóa
- Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng 3 điểm trâu cày kéo ? Đáp án * Nuôi dưỡng 1,5 - Trâu sau khi ăn no cho nghỉ 45 phút mới làm việc. - Thức ăn về mùa hè phải dễ tiêu như cỏ, rau, củ quả tươi, hạn chế những thức ăn khó tiêu như: rơm, rạ, cỏ khô. - Cho uống nước ấm về mùa đông trước và sau khi đi làm về. Mùa hè cho uống nước muối đầy đủ (50 gam muối ăn pha trong 10 lít n- ước). - Những ngày trâu làm việc nên cho ăn thêm 10 - 20 kg thức ăn xanh và 0,5 -1,0 kg thức ăn tinh / con/ ngày. * Chăm sóc 1,5 - Chống nóng cho trâu cày kéo: + Mùa hè đi làm sớm, nghỉ sớm (buổi sáng), buổi chiều đi làm muộn và về muộn. + Chuồng trại phải sạch sẽ thoáng mát, có bóng cây. + Khi giải lao trong qúa trình lao tác cho trâu nghỉ dưới bóng cây, đối với trâu cần cho đằm tắm. - Chống rét cho trâu: + Bằng cách che chắn chuồng trại kín gió lùa, chất độn chuồng luôn khô và dày để trâu nằm không bị lạnh, vào buổi chiều tối kết hợp hun khói để đuổi muỗi đồng thời trâu cũng được sưởi ấm + Ngày trời rét cho trâu mặc áo để chống rét bằng cách lấy bao tải sợi hoặc gai ta buộc dây ở 4 góc trùm lên lưng trâu và tiến hành luồn dây xuống phía dưới bụng buộc 2 dây ở trước với nhau, dây phía sau cũng buộc như vậy để trâu đi lại không bị rơi + Cho trâu ăn no và uống nước ấm, buổi sáng cho đi làm muộn nghỉ muộn, buổi chiều đi làm sớm và nghỉ sớm. Những ngày nhiệt độ lạnh dưới 10 oC không nên cho trâu đi làm việc. Câu 3: Anh (chị) hãy nêu nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng 5 điểm và trị bệnh Newcastle ở gà ? Đáp án * Nguyên nhân 1,0 - Bệnh Newcastle hay còn gọi là bệnh gà rù là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan mạnh của loài gà với đặc điểm chủ yếu l à gây xuất huyết, viêm loét niêm mạc đường tiêu hoá. Bệnh do một loại virut thuộc họ paramyxo gây ra.
- - Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hoá: do thức ăn, nước uống có mầm bệnh hoặc gà khoẻ ăn phải chất thải khi làm thịt gà bệnh. - Bệnh còn lây trực tiếp qua da và niêm mạc. * Triệu chứng bệnh 1,0 Gà nung bệnh từ 5 - 6 ngày và biểu hiện lờ đờ, kém ăn, uống nhiều nước ngực ướt, thở khó, ho. Phân lỏng màu xanh trắng có mùi tanh khẳm, đôi khi có máu, hậu môn phân ướt dính bết. Mào tím, có thể phù nề quanh đầu. Gà đẻ giảm sản lượng trứng, trứng có vỏ mềm. Tỷ lệ chết tăng dần và đạt tới 50 - 90% tùy theo đàn. Một số con không chết có triệu chứng động kinh, quay tròn, đầu rúc vào bụng. * Phòng bệnh: 1,5 - Bằng vacxin theo quy trình, nếu đàn gà bị dịch, xác gà phải chôn rắc vôi hoặc đun chín kỹ, lông chôn sâu, khu chuồng nuôi và dụng cụ rửa sạch, rắc vôi sau đó phun sát trùng kỹ bằng hóa chất, để chuồng nghỉ 1 - 2 tháng mới nuôi tiếp. * Điều trị: 1,5 - Không có thuốc trị bệnh. Tuy nhiên phát hiện sớm thì dùng kháng thể gumboro tiêm 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày, nếu gà khỏe dần lên và không chết thì sau đó 7 - 8 ngày phải tiêm vacxin nhược độc Newcastle hệ 1 ngay theo đúng quy trình sử dụng vacxin. Đáp án đề số: 02 KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Người ra đề THỦY SẢN VÀ CHẾ BIẾN ( Ký và ghi rõ họ tên ) (Ký và ghi rõ họ tên) Hoàng Trọng Hữu Nguyễn Đức Thuận
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn