intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi lý thuyết môn Thực vật-cây rừng có đáp án - Trường TCNDTNT Bắc Quang (Đề số 1)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn sinh viên cùng tham khảo ‘Đề thi lý thuyết môn Thực vật-cây rừng có đáp án - Trường TCNDTNT Bắc Quang (Đề số 1)’ dưới đây giúp các em dễ dàng hơn trong việc ôn tập và nâng cao kiến thức chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Chúc các em đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi lý thuyết môn Thực vật-cây rừng có đáp án - Trường TCNDTNT Bắc Quang (Đề số 1)

  1. SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ THI LÝ THUYẾT Đề số: 01 Môn thi : Thực vật – cây rừng Mã môn học : MH08 Khóa/Lớp : LS_KIII-01 Ngày thi : 9/2/2015 Thời gian làm bài : 90 Phút ĐỀ BÀI Câu 1: (6 điểm) Anh (chị) hãy trình bày cấu tạo hình thái của rễ và sự hút nước của rễ cây? Câu 2: (4 điểm) Anh (chị) hãy trình bày khái niệm lá cây, cấu tạo hình thái của lá cây và các dạng lá thường gặp? Chú ý : Thí sinh không được sử dụng tài liệu, Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Đề số: 01 KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Người ra đề THỦY SẢN VÀ CHẾ BIẾN (Ký và nghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Đức Thuận
  2. SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI LÝ THUYẾT Đáp án đề số: 01 Môn thi : Thực vật – cây rừng Mã môn học : MH08 Khóa/Lớp : LS_KIII-01 Ngày thi : 9/2/2015 Thời gian làm bài : 90 Phút STT NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày cấu tạo hình thái của rễ và sự hút 6 điểm nước của rễ cây? Đáp án * Cấu tạo hình thái của rễ: 2 điểm - Các rễ thường có hình trụ, hơi nhọn đầu. Rễ không mang lá nhưng ở một số loài trên rễ có các chồi phụ. - Rễ gồm có các phần: + Tận cùng là chóp rễ có màu sẫm hơn các phần khác. Chóp rễ che chở cho mô phân sinh tận cùng của rễ khỏi bị hư hại và xây xát khi rễ đâm vào đất. + Miền sinh trưởng: nằm ngay trên chóp rễ, là nhóm tế bào mô phân sinh, có tác dụng làm cho rễ dài ra. + Miền hấp thụ: mang nhiều lông nhỏ làm nhiệm vụ hút nước, vì vậy, miền này còn gọi là miền lông hút, không đổi đối với một số loài. + Miền trưởng thành: còn gọi là miền phân nhánh vì tại đây bắt đầu sinh ra các rễ bên. 4 điểm * Sự hút nước của rễ cây: * Khả năng hấp thụ tích cực của nước từ đất và đẩy nó vào lòng mạch lên thân của rễ cây biểu hiện rõ ràng trong hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt. * Sự hút nước của rễ cây qua các con đường: - Dòng nước đi vào rễ theo gian bào: Con đường này nước được vận chuyển qua vách tế bào và các khoảng gian bào, nước đi từ đất→
  3. qua tế bào→ lông hút→ nhu mô vỏ→ tầng nội bì. Nhưng khi đến lớp nội bì con đường này bị chặn lại do vách tế bào có dải caspary không cho nước đi qua và dòng nước phải vận chuyển qua nhiều nguyên sinh chất của nội bì đến túi mạch dẫn của rễ. - Dòng nước đi vào rễ theo tế bào : Gồm 2 con đường: Qua màng và qua chất nguyên sinh. + Con đường qua màng tế bào: nước qua màng tế bào, qua các sợi liên bào lớp nguyên sinh chất để tới không bào. Sau đó nước từ không bào thứ nhất tới không bào của tế bào thứ hai qua nguyên sinh chất và màng tế bào. Nước cứ tiếp tục vận chuyển cho tới mạch dẫn. Động lực của con đường này là thế nước do nước thẩm thấu qua màng giữa các lớp tế bào từ ngoài vào trong. + Nước đi qua hệ thống nguyên sinh chất và các sợi liên bào nối các tế bào với nhau mà không đi qua màng sinh chất. Nước vận chuyển từ nguyên sinh chất của tế bào này tới nguyên sinh chất của tế bào khác qua các sợi liên bào. Nước được vận chuyển một chiều qua các tế bào sống ở rễ và ở lá là do sức hút (áp suất thẩm thấu) của các tế bào này tăng dần. * Các tác nhân ảnh hưởng đến sự hút nước của rễ: - Nhiệt độ của đất: Nhiệt độ của đất ảnh hưởng đến hoạt động sống của rễ và ảnh hưởng đến độ linh động của nước trong đất. Nhiệt độ hạ thấp sẽ cản trở sự hút nước của rễ, nhiệt độ quá thấp thì rễ hoàn toàn không lấy được nước, trong khi đó các bộ phận trên mặt đất vẫn tiếp tục bay hơi nước làm mất cân bằng và cây bị héo. Đây là biểu hiện của hạn sinh lý thường gặp khi nhiệt độ đất hạ thấp xuống 0-10oC. Khi nhiệt độ của đất tăng quá cao vượt giới hạn 30-40 oC thì sự hút nước của cây bị ức chế do hoạt động sống của cây bị rối loạn và rễ cây bị hóa gỗ nhanh chóng khi gặp nhiệt độ cao. - Nồng độ oxy trong đất: Nồng độ oxy có ảnh hưởng đến sự hút nước. Nếu thiếu oxy trong đất như đất bí, đất ngập nước…hệ rễ sẽ hô hấp yếm khí và thiếu năng lượng cho hút nước. Hàm lượng oxy thấp hơn rễ sẽ hô hấp yếm khí, có hại cho cây và gây ra hạn sinh lý. - Nồng độ dung dịch đất: Khi nồng độ dung dịch đất cao hơn nồng độ tế bào thì cây không hút được nước mà còn bị mất nước vào đất,
  4. gây nên hạn sinh lý. Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày khái niệm lá cây, cấu tạo hình 4 điểm thái của lá cây và các dạng lá thường gặp? Đáp án * Khái niệm lá cây. 0.5 điểm Lá là cơ quan quang hợp, trao đổi khí và hô hấp của thực vật. ngoài ra một số còn có nhiệm vụ dự trữ dinh dưỡng hoặc sinh sản theo hình thức sinh sản sinh dưỡng. 1 điểm * Cấu tạo hình thái. - Cuống lá : là phần nối phiến lá vào thân hoặc cành cây. + Góc họp bởi thân hoặc cành và cuống lá gọi là nách lá. + Ở nách lá mọc ra chồi, chồi có thể ra hoa hoặc nhánh. + Một số cây gốc lá đính trực tiếp vào thân gọi là lá đính gốc. + Phần gốc cuống lá phình to ôm lấy thân gọi là bẹ lá. - Phiến lá: Thường dẹt, mỏng, màu xanh lục, trên phiến lá là gân lá, nơi mang các bó mạch. - Bẹ lá, lá kèm, bẹ chìa. + Là những bộ phận nhỏ, mọc ở gốc cuống lá. + Hình dạng: vảy, tam giác, hình sợi. + Lá kèm làm nhiệm vụ che chở cho chồi non, có thể rụng sớm để lại sẹo. * Các dạng lá thường gặp. 2.5 điểm 1. Lá đơn - Khái niệm: là những lá chỉ có 1 phiến, có cuống hoặc không. Khi rụng thí cả cuống và phiến cùng rụng 1 lúc. - Các dạng lá đơn: + Lá đơn chia thùy. + Lá đơn xẻ thùy. + Lá đơn chẻ thùy. 2. Lá kép - Khái niệm: là một dạng tiến hóa của lá mà mỗi phiến lá không gắn trực tiếp với thân cành mà thường thông qua hệ thống lá. Phiến lá này thường có cuống, gân lá như lá đơn nguyên, phần này là lá chét của lá kép. Khi cây thay lá, lá chét thường rơi rụng trước rồi cuống chính mới rụng khỏi thân cành. - Lá chét là phần chính có phiến lá quang hợp của 1 lá kép. Lá chét gắn trực tiếp vào cuống lá cấp 1, cấp 2 hoặc cấp 3. Lá chét cũng có cấu tạo giống như lá đơn nguyên. Lá chét thường có hình trứng,
  5. hình trái xoan, hình trứng ngược, hình bình hành (lá cây mán đỉa),... Lá chét cũng có thể có dạng xẻ thùy (lá cây lát hoa). - Các dạng lá kép: + Lá kép lông chim (xương cá): cuống thứ cấp, lá chét đính vào cuống sơ cấp (cuống cấp 1) thành hình lông chim (xương cá). Chia ra thành lá kép lông chim 1 lần, 2 lần, 3 lần. nếu số chét chia hết cho 2 gọi là lá kép lông chim chẵn, nếu không chia hết gọi là lá kép lông chim lẻ. Một số loại cây có 3 lá chét gọi là lá kép 3 chét( cây sắn dây, cây vông..) + Lá kép chân vịt: cuống thứ cấp hoặc lá chét đính quanh chung 1 điểm ở cuống sơ cấp. Đáp án đề số: 01 KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Người ra đề THỦY SẢN VÀ CHẾ BIẾN (Ký và nghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Đức Thuận
  6. SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ THI LÝ THUYẾT Đề số: 02 Môn thi : Thực vật – cây rừng Mã môn học : MH08 Khóa/Lớp : LS_KIII-01 Ngày thi : 9/2/2015 Thời gian làm bài : 90 Phút ĐỀ BÀI Câu 1: (4 điểm) Anh (chị) hãy trình bày khái niệm lá cây, cấu tạo hình thái của lá cây và các dạng lá thường gặp? Câu 2: (3 điểm) Anh (chị) hãy trình bày khái niệm về hoa và các thành phần của hoa? Câu 3: (3 điểm) Anh (chị) hãy trình bày cấu tạo của hạt? Các kiểu hạt và các hình thức nảy mầm của hạt? Chú ý : Thí sinh không được sử dụng tài liệu, Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Đề số: 02 KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Người ra đề THỦY SẢN VÀ CHẾ BIẾN (Ký và nghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Đức Thuận
  7. SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI LÝ THUYẾT Đáp án đề số: 02 Môn thi : Thực vật – cây rừng Mã môn học : MH08 Khóa/Lớp : LS_KIII-01 Ngày thi : 9/2/2015 Thời gian làm bài : 90 Phút STT NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày khái niệm lá cây, cấu tạo hình 4 điểm thái của lá cây và các dạng lá thường gặp? Đáp án * Khái niệm lá cây. 0.5 điểm Lá là cơ quan quang hợp, trao đổi khí và hô hấp của thực vật. ngoài ra một số còn có nhiệm vụ dự trữ dinh dưỡng hoặc sinh sản theo hình thức sinh sản sinh dưỡng. 1 điểm * Cấu tạo hình thái. - Cuống lá : là phần nối phiến lá vào thân hoặc cành cây. + Góc họp bởi thân hoặc cành và cuống lá gọi là nách lá. + Ở nách lá mọc ra chồi, chồi có thể ra hoa hoặc nhánh. + Một số cây gốc lá đính trực tiếp vào thân gọi là lá đính gốc. + Phần gốc cuống lá phình to ôm lấy thân gọi là bẹ lá. - Phiến lá: Thường dẹt, mỏng, màu xanh lục, trên phiến lá là gân lá, nơi mang các bó mạch. - Bẹ lá, lá kèm, bẹ chìa. + Là những bộ phận nhỏ, mọc ở gốc cuống lá. + Hình dạng: vảy, tam giác, hình sợi. + Lá kèm làm nhiệm vụ che chở cho chồi non, có thể rụng sớm để lại sẹo. * Các dạng lá thường gặp. 2.5 điểm 1. Lá đơn. - Khái niệm: là những lá chỉ có 1 phiến, có cuống hoặc không. Khi rụng thí cả cuống và phiến cùng rụng 1 lúc.
  8. - Các dạng lá đơn: + Lá đơn chia thùy. + Lá đơn xẻ thùy. + Lá đơn chẻ thùy. 2. Lá kép. - Khái niệm: là một dạng tiến hóa của lá cây mà mỗi phiến lá không gắn trực tiếp với thân cành mà thường thông qua hệ thống cuống lá. Phiến lá này thường có cuống, gân lá như lá đơn nguyên, phần này là lá chét của lá kép. Khi cây thay lá, lá chét thường rơi rụng trước rồi cuống chính mới rụng khỏi thân cành. - Lá chét là phần chính có phiến lá quang hợp của 1 lá kép. Lá chét gắn trực tiếp vào cuống lá cấp 1, cấp 2 hoặc cấp 3. Lá chét cũng có cấu tạo giống như lá đơn nguyên. Lá chét thường có hình trứng, hình trái xoan, hình trứng ngược, hình bình hành (lá cây mán đỉa),... Lá chét cũng có thể có dạng xẻ thùy (lá cây lát hoa). - Các dạng lá kép: + Lá kép lông chim (xương cá): cuống thứ cấp, lá chét đính vào cuống sơ cấp (cuống cấp 1) thành hình lông chim (xương cá). Chia ra thành lá kép lông chim 1 lần, 2 lần, 3 lần. nếu số chét chia hết cho 2 gọi là lá kép lông chim chẵn, nếu không chia hết gọi là lá kép lông chim lẻ. một số loại cây có 3 lá chét gọi là lá kép 3 chét( cây sắn dây, cây vông..) + Lá kép chân vịt: cuống thứ cấp hoặc lá chét đính quanh chung 1 điểm ở cuống sơ cấp. Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày khái niệm về hoa và các thành 3 điểm phần của hoa? Đáp án * Khái niệm về hoa. 1 điểm - Hoa là một chồi cành tăng trưởng có hạn định mang các lá biến đổi để đảm nhiệm chức năng sinh sản. Các lá biến đổi này được chia làm bốn phần tử, được gắn trên đế hoa là phần phù ra của cuống hoa. * Các thành phần của hoa. 2 điểm - Ðài hoa gồm các lá đài bao bọc và bảo vệ các bộ phận của hoa khi còn trong nụ. Các lá đài thường nhỏ, có màu lục và giống như lá thường; nhưng ở một số loài lá đài có thể có màu khác màu lục và có hình dạng thay đổi. Thí dụ ở hoa Ngọc nữ lá đài nhỏ hơn lá thường và có màu trắng.
  9. - Tràng hoa gồm các cánh hoa. Các cánh hoa thường có màu sặc sỡ và thường dễ nhận diện, là phương tiện để hấp dẫn côn trùng, chim và những động vật khác đến với hoa. Tràng hoa luôn luôn có màu khác màu lục. Ở một số hoa không có tràng hoa thì được gọi là hoa vô cánh. - Bộ nhụy đực gồm các tiểu nhụy là bộ phận sinh sản đực của hoa. Mỗi tiểu nhụy gồm phần cuống được gọi là chỉ và bao phấn ở tận cùng của chỉ. Bao phấn chứa các túi phấn, túi phấn tạo ra hạt phấn. - Bộ nhụy cái gồm nhụy, một số loài cây có nhiều nhụy trên cùng một hoa. Mỗi nhụy gồm một bầu noãn ở đáy, kế đến là phần cuống mảnh được gọi là vòi mọc ra từ bầu noãn và phần tận cùng rộng ra được gọi là nướm. Nhụy do một hay nhiều lá biến đổi mang bào tử được gọi là lá noãn. Câu 3: Anh (chị) hãy trình bày cấu tạo của hạt? Các kiểu hạt và 3 điểm các hình thức nảy mầm của hạt? Đáp án * Cấu tạo của hạt. 1 điểm - Hạt bao gồm: + Phôi của hạt gồm: Rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm. Cây hai lá mầm phôi của hạt có hai lá mầm, cây một lá mầm phôi của hạt chỉ có một lá mầm. + Những mô dự trữ chất dinh dưỡng( nội nhũ, ngoại nhũ): Chứa trong lá mầm hoặc trong phôi nhũ. + Vỏ hạt: Phát triển từ vỏ của noãn. * Các kiểu hạt. 1 điểm - Hạt có nội nhũ: Hạt có vỏ, phôi, nội nhũ (như Hạt cây một lá mầm, họ Hoa hồng, họ Cà), nội nhũ phát triển, phôi tâm phân hoá hoàn toàn; - Hạt không có nội nhũ: Hạt chỉ có vỏ và phôi (như Hạt của họ Đậu, Bầu bí, Cúc, Cải, vv.), đặc trưng là phôi to, phân hoá tốt, lá đầu tiên của phôi là lá mầm, phát triển thành cơ quan dự trữ; - Hạt có ngoại nhũ: Hạt có vỏ, phôi, ngoại nhũ (như họ Rau muối, Cẩm chướng, vv.), phôi phát triển khác nhau và chiếm vị trí khác nhau đối với nội nhũ; - Hạt có cả nội nhũ và ngoại nhũ: Hạt có cả nội nhũ và ngoại nhũ là các mô dự trữ (như Hạt họ Súng, Chuối, Hồ tiêu), nội nhũ phát triển yếu chỉ có vai trò hút. Hạt có ngoại nhũ được xem là yếu tố nguyên
  10. thuỷ. Phôi càng phát triển thì nội nhũ và ngoại nhũ trong hạt càng bị thu hẹp. Ở thực vật hạt trần, hạt không phát triển bên trong quả mà trần từ trên cây. 1 điểm * Các hình thức nẩy mầm của hạt: - Nảy mầm trên mặt đất: Rễ mầm mọc dài ra hướng xuống dưới đất. Trụ dưới lá mầm phát triển mạnh đưa 2 lá mầm và vỏ hạt lên cao khỏi mặt đất, sau đó 2 lá mầm mở ra và héo dần, chồi mầm hoạt động làm thân cao lên. Ví dụ cây Lim xanh. - Nảy mầm dưới mặt đất: Trụ dưới lá mầm không phát triển nên hạt vẫn ở dưới đất. Chồi phát triển vươn lên khỏi mặt đất và cho lá mầm đầu tiên. Ví dụ cây Dừa, Cây đước. Đáp án đề số: 02 KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Người ra đề THỦY SẢN VÀ CHẾ BIẾN (Ký và nghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Đức Thuận
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2