intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi Olympic môn Ngữ văn 8 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Nam Định

Chia sẻ: Lotte Xylitol Cool | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

913
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và ôn thi Olympic môn Ngữ văn, mời các bạn cùng tham khảo nội dung Đề thi Olympic môn Ngữ văn 8 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Nam Định dưới đây. Hi vọng đề thi sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kì thi sắp tới. Chúc các bạn ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi Olympic môn Ngữ văn 8 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Nam Định

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> NAM ĐỊNH<br /> ĐỀ CHÍNH THỨC<br /> <br /> OLYMPIC DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC<br /> LẦN THỨ 2 - NĂM HỌC 2017-2018<br /> Vòng 1 - Môn: Ngữ văn 8<br /> Thời gian làm bài: 100 phút<br /> <br /> Phần I. Tiếng Việt (4 điểm)<br /> Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi<br /> "Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn - chúng có<br /> tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây<br /> vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành,<br /> không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng<br /> thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm<br /> truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi<br /> khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến<br /> cùng với bão giông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo<br /> vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực."<br /> (Ai-ma-top, "Hai cây phong", Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục, 2014, trang 97)<br /> Câu 1. (1,0 điểm) Xếp các từ nghiêng ngả, rì rào, thì thầm, vù vù, rừng rực vào bảng sau:<br /> Từ tượng thanh<br /> <br /> Từ tượng hình<br /> <br /> Câu 2.(1,5 điểm) Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn?<br /> Câu 3. (2,0 điểm) Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn?<br /> Phần II. Đọc hiểu văn bản (6 điểm)<br /> (1) Thầy khép lại bài giảng<br /> (3) Tiếng trống trường chênh chao<br /> Trang cuối cùng hôm nay<br /> Khép một mùa hoa nắng<br /> Bàn tay, khép cánh cửa<br /> Tuổi học trò...Im lặng<br /> Đong nắng lại vơi đầy ...<br /> Khép vụng về câu thơ!<br /> (2) Đêm khép một ngày dài<br /> (4) Cửa khép để rồi mở<br /> Sen khép mùa xoan nở<br /> Nụ khép rồi đơm hoa<br /> Hạ men vào khung cửa<br /> Em khép thời áo trắng<br /> Khép tàu dừa đêm sao...<br /> Đến bao giờ mở ra?<br /> (Cầm Thị Đào, " Khép", Văn học và tuổi trẻ-số 5/2004, trang 49)<br /> Câu 1.(0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?<br /> Câu 2.(1,0 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản ?<br /> Câu 3.(1,0 điểm) Chỉ ra ý nghĩa của các dấu ba chấm, dấu chấm than và dấu hỏi chấm<br /> trong bài thơ?<br /> Câu 4.(2.0 điểm) Chỉ rõ ý nghĩa, cái hay của từ " khép" trong các khổ thơ?<br /> Câu 5.(1,5 điểm) Nêu cảm nhận của em về hai câu thơ:<br /> " Tiếng trống trường chênh chao<br /> Khép một mùa hoa nắng"<br /> Phần II (10điểm).<br /> Học tập dưới mái trường trong tình yêu thương của thầy cô, bè bạn là hạnh phúc và là<br /> ước mơ của bao trẻ thơ. Hãy viết về ngôi trường mà em yêu mến.<br /> HẾT<br /> Họ tên, chữ ký của Giám thị 1.............................................<br /> Họ tên, chữ ký của Giám thị 2.............................................<br /> <br /> HƯỚNG DẪN CHẤM<br /> OLYMPIC DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC<br /> LẦN THỨ 2 - NĂM HỌC 2017-2018<br /> Vòng 1 - Môn: Ngữ văn 8<br /> Hướng dẫn chấm gồm 05 trang<br /> Phần<br /> Câu<br /> Phần I Câu 1<br /> (Tiếng<br /> Việt)<br /> <br /> Câu 2<br /> <br /> Câu 3<br /> <br /> Phần II Câu 1<br /> Đọc<br /> hiểu<br /> văn<br /> bản<br /> Câu 2<br /> <br /> Yêu cầu trả lời<br /> Xếp các từ "nghiêng ngả, rì rào, thì thầm, vù vù, rừng<br /> rực"vào nhóm từ tượng thanh và từ tượng hình?<br /> * Yêu cầu: Học sinh nhận biết từ tượng thanh, từ<br /> tượng hình để điền vào từng nhóm:<br /> + Từ tượng hình: nghiêng ngả, rừng rực<br /> + Từ tượng thanh : rì rào, thì thầm, vù vù<br /> Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn?<br /> * Học sinh xác định đúng các biện pháp tu từ và đưa dẫn<br /> chứng minh họa cho từng biện pháp tu từ được sử dụng<br /> trong đoạn văn<br /> + Biện pháp so sánh .<br /> + Biện pháp nhân hóa.<br /> + Biện pháp liệt kê.<br /> + HS có nêu hình ảnh cụ thể để minh họa cho biện pháp<br /> tu từ( không cần chỉ hết có dẫn chứng là được).<br /> Chỉ rõ tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng<br /> trong đoạn văn<br /> * Yêu cầu học sinh trên cơ sở hiểu và giải mã được từ<br /> ngữ trong đoạn văn nêu tác dụng của biện pháp tu từ<br /> + Khiến hai cây phong hiện lên sinh động, gần gũi thân<br /> thiết như con người có tâm hồn tình cảm: với hình hài cao<br /> lớn, hiên ngang, đường nét lá cành uyển chuyển nhất là<br /> tiếng reo đa thanh nghe thật diệu kì...<br /> + Thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm : Cảm nhận về hai<br /> cây phong không chỉ bằng mắt mà bằng cả tâm hồn tình<br /> cảm nên " cảm biết được chúng" có" tiếng nói riêng"," tâm<br /> hồn riêng", khi" im bặt", lúc" thở dài"....<br /> + Thể hiện tình yêu quê hương, gắn bó sâu sắc với quê<br /> hương của " tôi".<br /> + Cho ta cảm nhận hai cây phong chính là hình ảnh quê<br /> hương với sức sống mạnh mẽ, dẻo dai, kiêu hùng, bất khuất<br /> mà dịu dàng thân thương. Khi người nghệ sĩ đứng dưới gốc<br /> cây nghe tiếng lá reo mà lòng say sưa, ngây ngất chính là<br /> lúc tâm hồn anh hòa quyện cùng đất trời cỏ cây, con người<br /> quê hương..<br /> Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?<br /> * Yêu cầu: Học sinh nhận biết và xác định đúng phương<br /> thức biểu đạt.<br /> * Trả lời: Phương thức biểu cảm<br /> <br /> Điểm<br /> 1,0 điểm<br /> <br /> Nêu nội dung chính của văn bản ?<br /> <br /> 1,0 điểm<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0,5<br /> 0,5<br /> 1,0<br /> <br /> 0,25<br /> 0,25<br /> 0,25<br /> 0,25<br /> 2,0 điểm<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> Câu 3<br /> <br /> Câu 4<br /> <br /> * Yêu cầu: Học sinh hiểu và giải mã được nghĩa của từ ngữ<br /> trong văn bản tìm nội dung chính của bài thơ<br /> * Trả lời: Cảm xúc, tâm trạng của người học trò trước lúc ra<br /> trường với bao hoài niệm về thời gian tuổi học trò kỉ niệm<br /> đã qua, bâng khuâng, hi vọng.( HS có thể nêu biểu hiện cụ<br /> thể)<br /> Chỉ ra ý nghĩa của các dấu ba chấm, dấu chấm than và<br /> dấu hỏi chấm trong bài thơ?<br /> * Yêu cầu: Học sinh hiểu được ý nghĩa, công dụng của dấu<br /> câu:<br /> * Trả lời: Học sinh có những cảm nhận riêng, hướng tới<br /> những ý sau:<br /> - Dấu ba chấm<br /> + Dấu ba chấm cuối khổ 1 diễn tả ý chưa nói hết thành lời:<br /> Cánh cửa khép nhưng vẫn còn cái gì đó đọng lại- là ánh<br /> nắng,là niềm bâng khuâng nuối tiếc, là nỗi nhớ nhung vơi<br /> đầy...<br /> + Dấu ba chấm trong câu "Tuổi học trò…Im lặng" diễn tả<br /> bao kỉ niệm, cảm xúc nỗi niềm của tuổi học trò chưa nói<br /> hết, muốn dấu kín....<br /> - Dấu chấm than : Dấu chấm than cuối khổ ba " Khép vụng<br /> về câu thơ!" kết thúc câu trần thuật bộc lộ cảm xúc của<br /> người học trò về câu thơ khép vội.<br /> - Dấu chấm hỏi: Dấu chấm hỏi ở khổ cuối " Đến bao giờ<br /> mở ra?" kết thúc câu hỏi tu từ thể hiện cảm xúc bâng<br /> khuâng, ngẩn ngơ của người học trò khi kết thúc tuổi học<br /> trò hồn nhiên...<br /> Cảm nhận cái hay của từ " khép" trong các khổ thơ?<br /> * Yêu cầu: Học sinh trên cơ sở hiểu ý thơ, hiểu nghĩa của từ<br /> ngữ cảm nhận cái hay của từ " khép" trong từng khổ của<br /> bài.<br /> * Trả lời:<br /> - Nghĩa thực: Từ " khép" có nghĩa thực là đóng lại, khép lại,<br /> kết thúc.<br /> - Trong bài thơ từ " khép" được sử dụng mười lần - biểu<br /> hiện của nghệ thuật điệp ngữ thể hiện đặc sắc trong cách<br /> dùng từ của tác giả<br /> Từ " khép" trong mỗi câu thơ gắn kết với một đối tượng với<br /> hành động cụ thể, khác nhau mang ý nghĩa riêng tinh tế:<br /> + Từ " khép" có nghĩa chỉ sự kết thúc đầy bâng khuâng, tiếc<br /> nuối nhưng lại gợi mở về một cái bắt đầu.<br /> + Trong khổ thơ đầu từ " khép" gắn với hình ảnh thầy giáo<br /> giảng bải" Thầy khép lại bài giảng" gợi về việc thầy kết<br /> thúc bài giảng - kết thúc một giờ học, khóa học.. nhưng gợi<br /> niềm tiếc nuối của người học trò về thời gian được học tập<br /> dưới sự dìu dắt của thầy đã hết. " Bàn tay khép cánh cửa"đóng lại cánh cửa lớp học, cánh cửa của tuổi học trò hồn<br /> nhiên để rồi giờ học kết thúc, thầy bước ra nhưng vẫn như<br /> <br /> 2<br /> <br /> 1,0<br /> <br /> 1,0 điểm<br /> <br /> 0,25<br /> <br /> 0,25<br /> <br /> 0,25<br /> <br /> 0,25<br /> <br /> 2,0điểm<br /> <br /> 0,25<br /> 0,25<br /> <br /> 0,25<br /> 0,25<br /> <br /> 0,25<br /> <br /> Câu 5<br /> <br /> đọng lại điều gì sau cánh cửa khép đó.<br /> + Khổ 2: Từ " khép' gắn với các sự vật, hình ảnh của thiên<br /> nhiên "đêm" " sen","hạ" là biểu hiện nghệ thuật nhận hóa<br /> khiến thiên nhiên sinh động, có hồn, gần gũi thân quen."<br /> khép" vẫn có nghĩa là kết thúc, đóng lại- kết thúc một ngày,<br /> một mùa.. nhưng lại gợi niềm tiếc nuối và gợi mở về một<br /> điều mới mẻ sẽ đến.<br /> + Khổ 3: " Tiếng trống trường vang lên / Khép một mùa hoa<br /> nắng"- khép lại, kết thúc tuổi học trò hồn nhiên.<br /> + Khổ cuối: Từ "khép" ngoài ý nghĩa chỉ sự kết thúc đầy<br /> tiếc nuối như những khổ trên nhưng còn có nghĩa đó là bắt<br /> đầu của sự khởi đầu mới, niềm hi vọng mới: cửa khép sẽ<br /> mở, nụ khép sẽ nở hoa, người học trò khép lại thời áo trắng<br /> sẽ khôn lớn trưởng thành hơn,chuẩn bị bước sang trang mới<br /> của cuộc đời.<br /> Nêu cảm nhận của em về hai câu thơ:<br /> " Tiếng trống trường chênh chao<br /> Khép một mùa hoa nắng"<br /> <br /> 0,25<br /> <br /> 0,25<br /> <br /> 0,25<br /> <br /> 1.5 điểm<br /> <br /> * Yêu cầu: Đánh giá mức hiểu của học sinh<br /> * Nội dung trả lời: Học sinh có những cảm nhận riêng<br /> nhưng cần hướng tới các ý sau:<br /> - Hai câu thơ là niềm bâng khuâng, tiếc nuối của người học 0,5<br /> trò khi nghe tiếng trống lúc quãng thời gian của tuổi học trò<br /> kết thúc.<br /> - Mùa “hoa nắng”: nắng sân trường, nhưng cũng là ẩn dụ 0,5<br /> của mùa thi, mùa chia li…<br /> - Cái "chênh chao" là nỗi lòng bâng khuâng, xao xuyến, nôn 0,5<br /> nao khi tiếng trống trường vang lên kết thúc thời học sinh<br /> với bao kỉ niệm buồn vui không bao giờ trở lại.<br /> Phần III . Tập làm văn (10điểm)<br /> * Yêu cầu chung<br /> - Câu hỏi ra theo hướng mở để học sinh tự chọn phương thức biểu đạt phù hợp với đề tài cho<br /> trước" nhà trường". Học sinh có thể viết bài về một nhà trường cụ thể mà em gắn bó hoặc<br /> trường học nói chung, theo phương thức biểu đạt chính phù hợp như biểu cảm, miêu tả, nghị<br /> luận, tự sự, thuyết minh..... và khéo léo kết hợp các phương thức biểu đạt khác hợp lí để đạt<br /> được mục đích tạo lập văn bản của mình theo đặc trưng thể loại đã được học...<br /> - Nói khác đi đề bài để ngỏ cho học sinh được phát huy sự sáng tạo về một đề tài rất quen<br /> thuộc<br /> Yêu cầu về kĩ năng tạo lập văn bản<br /> (1,5 điểm)<br /> - Học sinh biết lựa chọn phương thức biểu đạt chủ yếu để tạo lập văn 0,5<br /> bản (tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả, thuyết minh) và biết sử dụng kết hợp<br /> linh hoạt hiệu quả các phương thức biểu đạt trong một bài văn<br /> - Tạo được bài viết với bố cục mạch lạc, đảm bảo tính liên kết giữa các<br /> phần để đạt ý đồ của người viết<br /> 0,5<br /> - Diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc; trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, đúng chính t<br /> 0,5<br /> <br /> 3<br /> <br /> Yêu cầu về nội dung<br /> a. Yêu cầu chung<br /> - Học sinh có thể viết về một khía cạnh nhỏ hay toàn diện về mái ấm<br /> tình thương thứ hai của mỗi học trò đó là mái trường mà mình yêu mến. Cũng<br /> có thể lựa chọn đối tượng biểu đạt là một nhà trường cụ thể hoặc nhà trường<br /> nói chung, thậm chí một vấn đề nhỏ liên quan đến nhà trường, một câu<br /> chuyện kỉ niệm. Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, tuy vậy<br /> cần hướng tới biểu đạt một số ý phù hợp kiểu bài mình đã chọn trong số các<br /> ý nội dung sau:<br /> - Dẫn dắt giới thiệu hợp lí điều mình muốn viết về nhà trường.<br /> - Đặc điểm, nét đẹp cảnh quan, hoạt động của nhà trường trong kí ức<br /> của mỗi học trò<br /> - Hình ảnh thầy cô, bè bạn cùng tình cảm thầy trò, bè bạn gắn bó, kỉ<br /> niệm buồn vui của mỗi học trò trong những tháng năm học tập dưới mái<br /> trường...<br /> - Vai trò, ý nghĩa của mái ấm tình thương trong việc rèn rũa nhân<br /> cách, thể chất, hình thành kiến thức, rèn luyện kĩ năng cho học sinh.<br /> - Tình cảm của người học sinh với mái ấm tình thương ấy gắn với<br /> trách nhiệm trong việc vun đắp, dựng xây, đền đáp công ơn nhà trường.<br /> - Khẳng định được vấn đề và nêu những suy nghĩ sâu sắc của bản<br /> thân.<br /> * Lưu ý: Tùy kiểu phương thức biểu đạt giáo viên chọn ý phù hợp, linh hoạt<br /> chia điểm những ý không cần trong bài viết của mình cho các ý khác.<br /> b. Yêu cầu cụ thể: Học sinh chọn lựa kiến thức phù hợp theo từng kiểu văn<br /> bản mà mình tự lập. Có thể hướng tới những yêu cầu sau:<br /> * Lựa chọn phương thức biểu đạt chính là tự sự:<br /> - Học sinh phải đảm bảo được các ý: Xây dựng cốt truyện, tình huống hợp lí<br /> với tình tiết, sự kiện, nhân vật phù hợp để kể về tổ ấm tình thương của mỗi<br /> người: có thể hướng tới kỉ niệm về thầy cô, bè bạn, kỉ niệm ngày đầu đến lớp<br /> sống trong sự quan tâm, dìu dắt của thầy cô, nhà trường... Từ đó nhận thấy<br /> được ý nghĩa, vai trò của nhà trường, trách nhiệm của mỗi học sinh.<br /> * Lựa chọn phương thức biểu đạt chính là miêu tả:<br /> Bài viết hướng tới ngôi trường cụ thể mà học trò đã gắn bó. Lựa chọn miêu<br /> tả được nét đẹp cảnh quan của nhà trường, miêu tả khung cảnh hoạt động của<br /> nhà trường gắn với hoạt động giáo dục của học sinh, miêu tả hình ảnh thầy<br /> cô, bè bạn... Từ đó đưa đến những cảm xúc, tình cảm của cá nhân về mái<br /> trường thân yêu cũng như trách nhiệm của người học trò với tổ ấm của chính<br /> mình.<br /> *Lựa chọn phương thức biểu đạt chính là biểu cảm<br /> Học sinh bày tỏ được cảm xúc về ngôi trường trên cơ sở cảnh quan, hoạt<br /> động của nhà trường, kỉ niệm gắn với hình ảnh thầy cô bè bạn... Bộc lộ sâu<br /> sắc tình cảm gắn bó, yêu mến cùng những nhận thức sâu sắc của bản thân<br /> mình về nhà trường cũng như ý thức trách nhiệm trong việc chung tay xây<br /> dựng nhà trường...<br /> * Lựa chọn phương thức biểu đạt chính là nghị luận: Học sinh nêu được ý<br /> kiến của bản thân về vai trò, ý nghĩa, tình cảm gắn bó của mỗi cá nhân với<br /> nhà trường nói chung. Đưa dẫn được dẫn chứng, lí lẽ cụ thể làm rõ cho từng<br /> ý kiến cá nhân đó. Có thể hướng tới một số ý sau:<br /> - Suy nghĩ về vai trò,ý nghĩa, tầm quan trọng của nhà trường:<br /> <br /> 4<br /> <br /> 6,5 điểm<br /> <br /> 0, 25<br /> 1,0<br /> 2,0<br /> <br /> 2,0<br /> 1,0<br /> 0,25<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2