intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử kì thi THPT, lần 1 năm 2015 có đáp án môn: Hóa học - Trường THPT Lý Tự Trọng (Mã đề thi 485)

Chia sẻ: LƯƠNG TÂM | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

66
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kì thi trung học phổ thông là kì thi quan trọng đối với mỗi học sinh. Dưới đây là đề thi thử kì thi THPT, lần 1 năm 2015 có đáp án môn "Hóa học - Trường THPT Lý Tự Trọng" mã đề thi 485 giúp các em kiểm tra lại đánh giá kiến thức của mình và có thêm thời gian chuẩn bị ôn tập cho kì thi sắp tới được tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử kì thi THPT, lần 1 năm 2015 có đáp án môn: Hóa học - Trường THPT Lý Tự Trọng (Mã đề thi 485)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT – LẦN 1 NĂM 2015 TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút Họ và tên:…………………………………………………………..Số BD……………… Mã đề thi 485 Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Cr = 52; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Cl=35,5; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137; Pb = 207. Câu 1: Liên kết hóa học trong phân tử HCl thuộc loại liên kết gì ? A. liên kết ion. B. công hóa trị có cực C. cộng hóa trị không cực D. liên kết hidro Câu 2: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion nào sau đây ? A. Mg2+; Ca2+ B. Cu2+ ; K+ C. Fe 2+; Na+ D. Fe2+; K+ 3+ 2+ + 2− − Câu 3: Dung dịch Y gồm Al ; Fe ; 0,05 mol Na ; 0,1 mol SO4 ; 0,15 mol Cl . Cho V lit dung dịch NaOH 1M, vào dung dịch Y để thu được kết tủa lớn nhất thì giá trị V là A. 0,40. B. 0,25. C. 0,35. D. 0,30. Câu 4: Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) ta có thể rửa cá với: A. Nước B. Nước vôi trong C. Cồn D. Giấm Câu 5:Thổi một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp Fe3O4 và CuO nung nóng thu được 2,32 gam hỗn hợp rắn. Toàn bộ khí thoát ra cho hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 5 gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 3,22 gam. B. 3,12 gam. C. 4,0 gam. D. 4,2 gam. Câu 6:Số dipeptit tạo thành từ Gly và Ala là: A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 7:Hoà tan hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 175ml dung dịch Ba(OH)2 1M sinh ra m gam kết tủa . Giá trị của m là : A. 39,40 B.29,55 C. 17,73 D. 68,95. Câu 8: Thuỷ phân C2H5COOCH=CH2 trong môi trường axit tạo thành những sản phẩm là A. C2H5COOH ; HCHO B. C2H5COOH ; C2H5OH C. C2H5COOH ; CH3CHO. D. C2H5COOH ; CH2=CH-OH Câu 9: Phương trình điện phân nào sau đây viết sai? dpnc dpnc A. 2NaOH   2Na+O2+ H2 B. Al2O3   2Al+3/2O2 dpnc dpnc C. CaBr2   Ca + Br2 D. 2NaCl   2Na+Cl2 Câu 10: Hỗn hợp X gồm Na, K, Ba hòa tan hết trong nước dư tạo dung dịch Y và 5,6 lít khí (ở đktc). Tính V ml dung dịch H2SO4 2M tối thiểu để trung hòa Y A. 150 ml B. 100 ml C. 250 ml D. 125 ml Câu 11: Capsaicin là chất tạo nên vị cay của quả ớt. Capsaicin có công dụng trị bệnh được dùng nhiều trong y học, có thể kết hợp Capsaicin với một số chất khác để trị các bệnh nhức mỏi, sưng trặc gân, đau bụng, đau răng, nhức đầu, sưng cổ họng, tê thấp, thần kinh … Khi phân tích định lượng Capsaicin thì thu được thành phần % về khối lượng các nguyên tố như sau: %C = 70,13%; %H = 9,09%; %O = 20,78%. Công thức phân tử của Capsaicin là? A. C8H8O2 B. C9H14O2 C. C8H14O3 D. C9H16O2 Câu 12: Các hợp chất trong dãy chất nào dưới đây đều có tính lưỡng tính? A. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Mg(OH)2. B. Cr(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2. C. Cr(OH)3, Pb(OH)2, Mg(OH)2. D. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2. Câu 13: Trong phân tử các chất sau đây ,chất nào có chứa nguyên tố nitơ: A. Etyl axetat B. Saccarozo C. Protein D. Glucozo Câu 14: Những người sống ở gần các lò gạch, lò vôi hay là các trường hợp đốt than trong phòng kín, thường bị đau đầu, buồn nôn, hô hấp khó và có thể dẫn đến tử vong, hiện tượng này gọi là ngộ độc khí than. Nếu trong phòng kín khi ngộ độc khí than thì phải nhanh chóng mở thông thoáng tất cả các cánh cửa cho không khí lưu thông. Chất nào sau đây là thủ phạm chính gây nên hiện tượng ngộ độc khí than: A. CO B. CH4 C. CO và CO2 D. CO2 Câu 15: Cho 50ml dd glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dd NH3 thu được 2,16 gam Ag kết tủa. Nồng độ mol/l của dd glucozơ đã dùng là: A. 0,20M B. 0,01M C. 0,10M D. 0,02M
  2. Câu 16: Thủy phân hết một lượng pentapeptit X trong môi trường axit thu được 32,88 gam tetrapeptit Ala  Gly  Ala  Gly ; 10,85 gam tripeptit X Ala  Gly  Ala ; 16,24 gam tripeptit Ala  Gly  Gly , 26,28 gam đipeptit Ala  Gly ; 8,9 gam Alanin, còn lại là Gly  Gly và Glyxin. Tỉ lệ số mol Gly  Gly và glyxin trong hỗn hợp là 10 : 1. Tổng khối lượng Gly  Gly và glyxin trong hỗn hợp sản phẩm là: A. 27,90 gam B. 13,95 gam C. 28,80 gam D. 29,70 gam Câu 17: Điện phân 500 ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 a mol/l và NaCl 1 mol/l với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi 5A trong thời gian 96,5 phút (hiệu suất quá trình điện phân là 100%, nước bay hơi không đáng kể) thu được dung dịch có khối lượng giảm so với ban đầu là 17,15 gam. Giá trị của a là A. 0,2. B. 0,5. C. 0,3. D. 0,4. Câu 18: Phần trăm khối lượng nitơ trong phân tử alanin bằng A. 15,05%. B. 15,73%. C. 12,96%. D. 18,67%. Câu 19: Chất nào sau đây là etylamin? A. C2H7N. B. C2H3NH2. C. C2H5NH2. D. CH3NH2. Câu 20: Cho dãy các chất sau : HCOOH , C6H5NH2 (anilin) , NH3 , CH3NH2 , NaCl. Có bao nhiêu chất không làm đổi màu quì tím : A. 1 B. 2 C.3 D.4 Câu 21: Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa hai muối AgNO3 0,15M và Cu(NO3)2 0,1M, sau một thời gian thu được 3,84 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch X. Cho 3,25 gam bột Zn vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,895 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch Y. Giá trị của m là A. 0,560. B. 2,240. C. 2,800. D. 1,435. Câu 22: Cho các chất sau: ancol etylic(1),đimetyl ete (2), axit axetic (3), metyl axetat(5), etyl clorua(6). Sắp xếp theo chiều giảm nhiệt độ sôi là: A. 3 > 1 > 5 > 6 > 2 B. 3 > 1 > 6 > 2 > 5 C. 3 > 1 > 6 > 5 > 2 D. 3 > 1 > 5 > 2 > 6 Câu 23: Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư). Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO2 ( sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Phần trăm về khối lượng của FexOy trong X là A. 79,34%. B. 73,77%. C. 26,23%. D. 13,11%. Câu 24: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ A. không màu sang màu vàng. B. màu da cam sang màu vàng. C. không màu sang màu da cam. D. màu vàng sang màu da cam. Câu 25: Cho các cân bằng: H2(k) + I2(k)  2HI(k) (1) ; 2NO(k) + O2(k)  2NO2(k) (2) ; CO(k) + Cl2(k)  COCl2(k) (3) CaCO3(r)  CaO(r) + CO2(k) (4) ; 3Fe(r) + 4H2O(k)  Fe3O4(r) + 4H2(k) (5) Các cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng áp suất là: A. 1, 5 B. 2, 3 C. 2, 3, 5 D. 1, 4 Câu 26: Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dd NaOH dư thu được dd Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào dd Y, thu được 39 g kết tủa. Giá trị của m là? A. 59,7g B. 57g C. 48,3g D. 45,6g Câu 27: Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch NaOH? A. Cl2. B. Al. C. CO2. D. CuO. Câu 28: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 loãng. (2) Cho hơi ancol etylic đi qua bột CuO nung nóng. (3) Sục khí etilen vào dung dịch Br2 trong CCl4. (4) Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3 /NH3 (5) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. (6) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2. (7) Cho FeS vào dung dịch HCl. (8) Cho Si vào dung dịch NaOH đặc, nóng. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có hiện tượng sau phản ứng : A. 6. B. 7. C. 8. D. 5. Câu 29: Nguyên nhân gây nên tính chất vật lí chung của kim loại là: A. Các electron lớp ngoài cùng B. Các electron hóa trị. C. Các electron hóa trị và các electron tự do D. Các electron tự do Câu 30: Cho các chất sau:
  3. CH3 C2H5 C2H3 CH3 C2H5 C2H5 C2H3 (1) (2) (3) (4) (5) Có bao nhiêu chất là đồng đẳng của Benzen? A. 2 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 31: Hoà tan hoàn toàn 12,2 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2) vào một lượng nước dư, thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 34,1. B. 28,7. C. 10,8. D. 57,4. Câu 32: Nguyên tử X có 11 proton, 11 electron và 12 notron. Số khối của X là: A. 11 B. 34 C.23 D.24. Câu 33: Dãy gồm các chất điện li mạnh: A. CH3COOH, NaOH , NaCl B. HClO4 , KNO3 , Ba(OH)2 C.HCl, C2H5OH , NaCl D. HNO3 , C6H12O6 ( glucozo), KNO3. Câu 34: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy: A.Zn B. Ni C.Fe D.Ba. Câu 35 : Phát biểu nào sau đây là đúng: A. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng % khối lượng của P. B. Photpho đỏ tự bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ trên 40oC C. Có thể dập tắt đám cháy Mg bằng cát. D. Dung dịch đậm đặc gồm Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng. Câu 36: Đun 6 gam axit axetic với 6,9 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được m gam este (biết hiệu suất của phản ứng este hoá là 75%). Giá trị của m gam là : A. 6,6. B. 8,8. C. 13,2. D. 9,9 Câu 37: So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ. (1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH. (2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc. (3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit. (4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau. (5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng. Trong các so sánh trên, số so sánh không đúng là A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 38: Hoà tan hết 17,724 gam hỗn hợp Al và Mg trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X (chứa ba chất tan) và 6,272 lít hỗn hợp khí Y không màu (gồm 2 khí trong đó có một khí bị hoá nâu ngoài không khí) có khối lượng 10,36 gam. Biết thể tích khí đo ở đkc. Số mol HNO3 đã phản ứng và tổng khối lượng muối (gam) thu được khi cô cạn dung dịch X lần lượt là A. 1,4 và 87,164. B. 1,96 và 113,204. C. 0,56 và 43,764. D. 1,86 và 104,524. Câu 39: Tơ nitron dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt nên thường được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi "len" đan áo rét. Tơ nitron được tổng hợp từ monome nào sau đây ? A. Vinyl clorua. B. Acrilonitrin. C. Caprolactam. D. Axit -aminocaproic. Câu 40: Cho dãy các chất sau: Cu, Al, KNO3, FeCl3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 41: Cho 5,6 gam một anđehit phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được m gam Ag. Nếu lấy m gam Ag này cho tác dụng vừa đủ với một lượng HNO3 đặc thì sau phản ứng thu được 4,48 lít khí (là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của anđehit là: A. CH3CHO. B. CH2=CH-CHO. C. HCHO. D. OHC-CHO. Câu 42: Hỗn hợp X gồm HCHO, CH3COOH, HCOOCH3, CH3CH(OH)COOH. Đốt cháy hoàn toàn X cần V lít O2 (đktc), hấp thụ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thu được 50g kết tủa. V là: A. 11,2 B. 7,84 C. 16,8 D. 8,4 Câu 43: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và chất rắn Y:
  4. Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây ? 0 0 A. CuO (rắn) + CO (khí)  t  Cu + CO2 B. NaOH + NH4Cl (rắn)  t  NH3 + NaCl + H2O 0 0 C. Zn + H2SO4 (loãng)  t  ZnSO4 + H2 D. K2SO3 (rắn) + H2SO4  t  K2SO4 + SO2 + H2O Câu 44: Nhiệt phân 30,225 gam hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3, thu được O2 và 24,625 gam hỗn hợp chất rắn Y gồm KMnO4, K2MnO4, KClO3, MnO2 và KCl. Cho toàn bộ Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,8 mol HCl đặc, đun nóng. Phần trăm khối lượng của KMnO4 trong X là A. 39,20%. B. 66,67%. C. 33,33%. D. 60,80%. Câu 45: Dung dịch X gồm Al2(SO4)3 0,75M và H2SO4 0,75M. Cho V1 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch X, thu được 3,9 gam kết tủa. Mặt khác, khi cho V2 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch X cũng thu được 3,9 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ V2 : V1 là A. 4 : 3. B. 25 : 9. C. 13 : 9. D. 7 : 3. Câu 46: Cho m gam axit hữu cơ X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 8,9 gam muối của axit hữu cơ. Mặt khác cũng m gam axit hữu cơ X tác dụng với AgNO3/NH3 dư thì thu được 19,4 gam kết tủa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là (Cho H = 1; C = 12; O = 16; Ca = 40) A. HCC-COOH. B. (COOH)2. C. HCOOH. D. HCC-CH2-COOH Câu 47: Đốt cháy hoàn toàn một rượu (ancol) X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 4. Thể tích khí CO2 thu được khi đốt cháy X bằng 0,75 lần thể tích oxi cần dùng để đốt (ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của X là A. C3H8O2. B. C3H8O3. C. C3H8O. D. C3H4O. Câu 48: Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút thuốc lá. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là: A. moocphin. B. cafein. C. nicotin. D. aspirin. Câu 49: Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực. (b) Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo. (c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch. (d) Tristearin có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ nóng chảy của triolein. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 50: Cho 44,8 gam chất hữu cơ X ( chứa C, H, O và X tác dụng được với Na) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, dung dịch thu được chỉ chứa hai chất hữu cơ Y, Z. Cô cạn dung dịch thu được 39,2 gam chất Y và 26 gam chất Z. Đốt cháy 39,2 gam Y thu được 13,44 lít CO2, 10,8 gam H2O và 21,2 gam Na2CO3.Còn nếu đem đốt cháy 26 gam Z thu được 29,12 lít CO2, 12,6 gam H2O và 10,6 gam Na2CO3. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc, X, Y, Z đều có CTPT trùng CTĐGN. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. ----------- HẾT ---------- (Chú ý: Học sinh không sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
  5. ĐÁP ÁN 1 B 11 B 21 B 31 A 41 B 2 A 12 D 22 A 32 C 42 A 3 B 13 C 23 B 33 B 43 C 4 D 14 A 24 D 34 D 44 A 5 B 15 A 25 B 35 D 45 D 6 C 16 C 26 C 36 A 46 D 7 B 17 A 27 D 37 B 47 A 8 C 18 B 28 C 38 B 48 C 9 A 19 C 29 D 39 B 49 D 10 D 20 B 30 C 40 B 50 C
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2