intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT QG môn Địa lí năm 2019 - THPT Nguyễn Bá Ngọc

Chia sẻ: Tỉ Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

8
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vận dụng kiến thức và kĩ năng các bạn đã được học để thử sức với Đề thi thử THPT QG môn Địa lí năm 2019 - THPT Nguyễn Bá Ngọc này nhé. Thông qua đề kiểm tra giúp các bạn ôn tập và nắm vững kiến thức môn học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT QG môn Địa lí năm 2019 - THPT Nguyễn Bá Ngọc

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN ĐỀ KIỂM TRA TỐT NGHIỆP THPT TRƯỜNG THCS VÀ THPT MÔN: ĐỊA LÍ NGUYỄN BÁ NGỌC NĂM HỌC 2018 – 2019 Câu 1. Nguồn lực được xác định là điều kiện cần cho quá trình sản xuất: A. vị trí địa lí. B. dân cư và nguồn lao động. C. tài nguyên thiên nhiên. D. đường lối chính sách. Đáp án: C Câu 2. Đặc điểm nào sâu đây không đúng với ngành nông nghiệp: A. cây trồng, vật nuôi là đối tượng lao động. B. đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu. C. sản xuất không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. D. sản xuất có tính thời vụ. Đáp án: C Câu 3. Vai trò nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi: A. cung cấp nguồn lương thực bổ dưỡng cho con người. B. đảm bảo nâng cao dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày. C. nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. D. mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Đáp án: A Câu 4. Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA THẾ GIỚI, THỜI KÌ 1980 – 2003 Năm 1980 1990 2000 2003 Sản lượng 1561,0 1950,0 2060 2021,0 (triệu tấn) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sản lượng lương thực thế giới qua các năm A. biểu đồ đường. B. biểu đồ cột. C. biểu đồ tròn. D. biểu đồ miền. Đáp án: B Câu 5. Khu vực có lượng dầu thô khai thác cao nhất là: A. khu vực Đông Á. B. khu vực Bắc Mỹ. C. khu vực Tây Nam Á. D. Tây Âu. Đáp án: C
  2. Câu 6. Hiện tượng đô thị hóa tự phát ở Mĩ la tinh là do A. quá trình đô thị hoá diễn ra rất sớm và mạnh mẽ. B. hầu hết các quốc gia đều có ngành công nghiệp phát triển. C. dân nghèo không có ruộng đất kéo ra thành phố tìm kiếm việc làm. D. dân nông thôn di cư ra thành thị do thành thị có mức sống cao hơn. Đáp án: C Câu 7. Tổ chức liên kết khu vực có số lượng thành viên ít nhưng lại có GDP lớn nhất trong các tổ chức liên kết khu vực là: A. NAFTA. B. EU. C. ASEAN. D. MERCOSUR. Đáp án: A Câu 8. Đường hầm xuyên biển Măng-sơ nối: A. Pháp với Đức. B. Anh với Pháp. C. Pháp với Hà lan. D. Anh với Hà Lan. Đáp án: B Câu 9. Đây là đảo có diện tích lớn nhất, kinh tế phát triển nhất Nhật Bản. A. Hô – cai – đô. B. Hôn – su. C. Kiu – xiu. D. Xi – cô –cư. Đáp án: B Câu 10. Dân số Trung Quốc tập trung đông đúc ở: A. miền Đông. B. các đồng bằng châu thổ. C. vùng ven biển. D. miền Tây. Đáp án: A Câu 11. Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư Nga ? A. Đông dân. B. Dân sống tập trung vào các thành phố lớn. C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên âm. D. Có nhiều dân tộc. Đáp án: B Câu 12. Thành phần dân cư có số lượng lớn thứ 2 ở Hoa Kì là: A. người da trắng. B. người da đen. C. người Anh điêng. D. người da màu.
  3. Đáp án: B Câu 13. Nước ta nằm ở vị trí: A. rìa đông của Bán đảo Đông Dương. B. trên bán đảo Trung Ấn. C. trung tâm Châu Á. D. phía đông Đông Nam Á. Đáp án: A Câu 14. Nội thủy là: A. Vùng có chiều rộng 12 hải lí. B. Vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lí. C. Vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. D. Vùng nước ở phía ngoài đường cơ sở với chiều rộng 12 hải lí. Đáp án: C Câu 15. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết nước ta có chung biên giới trên đất liền và trên biển với: A.Trung Quốc, Lào, Campuchia. B. Mianma, Lào, Campuchia. C. Trung Quốc, Campuchia. D. Lào, Campuchia. Đáp án: A Câu 16. Năm 2005 diện tích nước ta là 331 212 km2, dân số là 83120 nghìn người. Mật độ dân số trung bình của nước ta A. 250 người/km2. B. 252 người /km2. C. 251 người/km2. D. 253 người /km2. Đáp án: B Câu 17. Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam và kiến thức đã học, đỉnh núi Ngọc Linh thuộc vùng núi nào? A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Nam. D. Trường Sơn Bắc. Đáp án: C Câu 18. Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP ở nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng A. giảm tỉ trọng khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực I và III. B. tăng tỉ trọng của khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III. C. tăng nhanh tỉ trọng khu vực III và I, giảm tỉ trọng khu vực II. D. tăng tỉ trọng khu vực II và III, giảm tỉ trọng khu vực I. Đáp án: D Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết tên 4 cánh cung của vùng núi Đông Bắc theo thứ tự từ Đông sang Tây:
  4. A. Đông Triều, Trường Sơn Nam, Ngân Sơn, Bắc Sơn. B. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. C. Sông Gâm, Ngân Sơn, Hoành Sơn, Trường Sơn Bắc. D. Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm. Đáp án: D Câu 20. Cho biểu đồ: Tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi ở nước ta giai đoạn 2005-2014 Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên? A. Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi ổn định. B. Sản lượng trứng gia cầm có tốc độ tăng nhanh nhất. C. Sản lượng thịt bò hơi, sữa, trứng gia cầm đều tăng. D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi không ổn định. Đáp án: C Câu 21. Việc giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, nhằm A. phát huy lợi thế về đất đai, khí hậu. B. nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp. C. tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu. D. chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá. Đáp án: B Câu 22. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 14, cho biết các vịnh biển Vân Phong, Cam Ranh thuộc tỉnh nào sau đây? A. Quảng Ninh. B. Quảng Bình . C. Quảng Ngãi. D. Khánh Hoà. Đáp án: D Câu 23. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế, vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất, chiếm giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất nước ta là: A. Đồng bằng sông Hồng.
  5. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đông Nam Bộ. Đáp án: D Câu 24. Khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta là do: A. thời tiết và khí hậu thất thường. B. thiếu giống cây trồng và vật nuôi. C. thiếu đất canh tác cho cây trồng. D. thiếu lực lượng lao động. Đáp án: A Câu 25. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 18, những vùng nuôi nhiều bò ở nước ta là: A. Tây Nguyên, đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ. B. Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. C. Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên. Đáp án: B Câu 26. Vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước là: A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Trung du miền núi Bắc Bộ. Đáp án: A Câu 27. Trong các loại cây trồng dưới đây, cây nào là cây trồng chủ yếu ở trung du miền núi? A. Cây lương thực. B. Cây rau đậu. C. Cây ăn quả. D. Cây công nghiệp lâu năm. Đáp án: D Câu 28. Dựa vào Atlat ĐLVN trang 19, tỉnh có năng suất lúa cao nhất cao nhất đồng bằng sông Hồng hiện nay là: A. Nam Định. B. Thái Bình. C. Hải Dương. D. Hưng Yên. Đáp án: B Câu 29. Cho bảng số liệu: Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số cây hàng năm, giai đoạn 2005-2013 (Đơn vị: %) Năm Lúa Ngô Đậu tương 2005 100 100 100 2007 98,4 106,1 101,0 2009 100,5 95,5 104,0
  6. 2010 100,7 103,4 134,6 2013 101,8 101,2 98,0 Biểu đồ nào sau đây thể hiện thích hợp nhất tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng 1 số cây hàng năm, giai đoạn 2005-2013? A. Biểu đồ kết hợp. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ miền. Đáp án: C Câu 30. Tỉnh dẫn đầu cản nước về thuỷ sản khai thác là: A. An Giang. B. Kiên Giang. C. Bình Định. D. Phú Yên. Đáp án: B Câu 31. Ý nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta? A. Có nguồn lao động dồi dào. B. Có thế mạnh lâu dài. C. Đem lại hiệu quả kinh tế cao. D. Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành kinh tế khác. Đáp án: A Câu 32. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Hải Dương. B. Tuyên Quang. C. Thái Nguyên. D. Hà Giang. Đáp án: A Câu 33. Đất phù sa sông ở Đồng bằng sông Cửu Long tập trung nhiều nhất ở nơi nào sau đây? A. Ven biển Đông. B. Bán đảo Cà Mau. C. Ven vịnh Thái Lan. D. Dọc sông Tiền, sông Hậu. Đáp án: D Câu 34. Thảm thực vật rừng ngập mặn của nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng biển: A. Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Nam Trung Bộ. D. Nam Bộ. Đáp án: D
  7. Câu 35. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh nào của BTB? A. Thanh Hóa. B. Hà Tĩnh. C. Quảng Bình. D. Quảng Trị. Đáp án: D Câu 36. Hoạt động du lịch biển của các tỉnh phía Nam có thể diễn ra quanh năm vì: A. giá cả hợp lí. B. nhiều bãi biển đẹp. C. cơ sở lưu trú tốt. D. không có mùa đông lạnh. Đáp án: D Câu 37. Huyện đảo Côn Đảo thuộc: A. tỉnh Sóc Trăng. B. tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. C. tỉnh Bình Thuận. D. tỉnh Cà Mau. Đáp án: B Câu 38. Tài nguyên vô tận của vùng biển nước ta là: A. dầu mỏ. B. khí tự nhiên. C. cát trắng. D. muối. Đáp án: D Câu 39. Để tạo sự phát triển ổn định và khai thác có hiệu quả các tiềm năng của biển, cần phải: A. đẩy mạnh việc đánh bắt xa bờ. B. bảo vệ môi trường biển. C. thăm dò và khai thác dầu khí. D. tăng cường đối thoại và hợp tác giữa các nước. Đáp án: D Câu 40. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, xác định tỉnh nào sau đây của Tây Nguyên vừa tiếp giáp với Campuchia vừa tiếp giáp với Lào ? A. Lâm Đồng. B. Đắk Nông. C. Gia Lai. D. Kon Tum. Đáp án: D
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0