intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 lần 2 - Sở GD&ĐT Ninh Bình - Mã đề 013

Chia sẻ: Tỉ Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn có thêm phần tự tin cho kì thi sắp tới và đạt kết quả cao. Mời các em học sinh và các thầy cô giáo tham khảo tham Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 lần 2 - Sở GD&ĐT Ninh Bình - Mã đề 013 dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 lần 2 - Sở GD&ĐT Ninh Bình - Mã đề 013

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM 2019 TỈNH NINH BÌNH Môn thi thành phần: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề: 013 (Đề thi có 40 câu / 4 trang) Biết: Các thể tích khí đều đo ở đktc; nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108; Ba = 137. Câu 41: Khi trùng hợp CH2=CH-Cl thu được polime nào sau đây? A. Polistiren. B. polietilen. C. Polipropilen. D. Poli(vinylclorua). Câu 42: Ở điều kiện thường, oxit nào sau đây là chất rắn? A. NO2 . B. N2 O. C. CO2. D. P2O5. Câu 43: Kim loại nào sau đây thường làm dây dẫn trong truyền tải điện năng đi xa? A. Cu. B. Al. C. Ag. D. Fe. Câu 44: Phân đạm cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào cho cây? A. Nitơ. B. Cacbon. C. Phốt pho. D. Kali. Câu 45: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc? A. CH3 OCH3 . B. CH3 CHO. C. C2 H5 OH. D. CH3 COOH. Câu 46: Thạch cao dùng để nặn tượng, làm phấn viết bảng … có thành phần chính là A. Na2SO4. B. CaCO3. C. CaSO4. D. Na2CO3. Câu 47: Chất nào sau đây tạo kết tủa vàng khi tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 ? A. CH4. B. C2H2. C. C2H6. D. C2H4. Câu 48: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit? A. Tinh bột. B. Glucozơ. C. Saccarozơ. D. Fructozơ. Câu 49: Những người sử dụng nhiều rượu, bia có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư nào sau đây? A. Ung thư da. B. Ung thư gan. C. Ung thư vòm họng. D. Ung thư phổi. Câu 50: Chất nào sau đây có tính bazơ? A. C6H5OH. B. CH3CHO. C. CH3COOH. D. CH3NH2. Câu 51: Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch nào sau đây? A. NaOH. B. HNO3 loãng. C. H2SO4 loãng. D. HCl. Câu 52: Chất rắn màu đỏ thẫm, có tính oxi hóa mạnh có công thức là A. Cr2O3. B. CrO3. C. Cr(OH)3. D. NaCrO2. Câu 53: Khử hoàn toàn 16 gam CuO thành kim loại cần vừa đủ V lít khí CO. Giá trị của V là A. 6,72. B. 4,48. C. 8,96. D. 13,44. Câu 54: Cho 4,8 gam ancol no, đơn chức, mạch hở X tác dụng hết với Na dư, thu được 0,896 lít khí H2. Công thức của X là A. C2H5OH. B. C2 H4(OH)2. C. CH3 OH. D. C3H7OH. Câu 55: Để phân biệt hai dung dịch NaCl và NaNO3 thì dùng thuốc thử nào sau đây? A. Kim loại Cu. B. Dung dịch AgNO3. C. Quì tím. D. Dung dịch Ba(OH)2. Câu 56: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Hàm lượng cacbon trong thép cao hơn trong gang. B. Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, có từ tính. C. Quặng xiđerit có thành phần chính là FeCO3. D. Gang trắng dùng để luyện thép. Câu 57: Hoà tan hoàn toàn 4,05 gam Al trong lượng vừa đủ dung dịch KOH thu được V lít khí H2. Giá trị của V là A. 3,36. B. 6,72. C. 5,04. D. 10,08. Câu 58: Phát biểu nào sau đây không đúng? Trang 1/4 - Mã đề thi 013
  2. A. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm. B. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni. C. Chất béo là trieste của glixerol với các axit cacboxylic. D. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước. Câu 59: Thuỷ phân 32,4 gam tinh bột với hiệu suất 75%, khối lượng glucozơ thu được là A. 27 gam. B. 25 gam. C. 24,3 gam. D. 36 gam. Câu 60: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong phân tử các α-amino axit đều chỉ có 1 nhóm amino. B. Protein đều không tan trong nước. C. Trong phân tử penta peptit mạch hở, có 4 liên kết peptit. D. Dung dịch của các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím. Câu 61: Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol: o o t Ni ,t  (a) X + 3H2O   X1 + X2 + X3 + X4.  (b) X1 + 2H2   X2. H 2 SO4 Cho biết: X là triglixerit có số liên kết pi (  ) < 6 và có 55 nguyên tử cacbon trong phân tử; X1, X2, X3, X4 là những hợp chất hữu cơ khác nhau, X2 nhiều hơn X3 hai nhóm CH2 . Nhận định nào sau đây không đúng? A. X có 5 liên kết pi (  ). B. % mH trong X3 là 12,5%. C. X4 là glixerol. D. %mC trong X1 < 77%. Câu 62: Cho m gam bột Fe vào 800ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m và V lần lượt là A. 17,8 và 2,24. B. 17,8 và 4,48. C. 10,8 và 4,48. D. 10,8 và 2,24. Câu 63: X là muối có công thức phân tử là C2 H12O4N2S. Cho một lượng X phản ứng hoàn toàn với 300 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng thu được 4,48 lít hỗn hợp khí Z và dung dịch Y. Biết hỗn hợp Z gồm 2 khí đều làm quì tím ẩm hoá xanh, d Z  k . Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị H2 của k và m lần lượt là A. 15,5 và 18,2 . B. 15,5 và 14,2. C. 12 và 15,6. D. 12 và 14,2. Câu 64: Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau: dpnc (a) X1   X2 + Cl2  (b) X2 + H2O   X3 + H2  (c) X3 + X4   BaCO3 ↓ + K2CO3 + H2O Chất X3, X4 lần lượt là A. KHCO3, Ba(OH)2. B. NaHCO3, Ba(OH)2. C. NaOH, Ba(HCO3)2. D. KOH, Ba(HCO3)2. Câu 65: Cho các phát biểu sau: (a) Cr2O3 được sử dụng để tạo màu lục cho thủy tinh và đồ sứ. (b) Gói nhỏ chứa silicagen trong hộp bánh kẹo có tác dụng hút ẩm. (c) Kim loại đồng thường được sử dụng làm dây dẫn trong mạng điện gia đình. (d) Vôi sống, vôi tôi đều có thể dùng để khử chua cho đất. (e) Clo được dùng để diệt trùng nước sinh hoạt. (f) Silic tinh khiết được dùng để chế tạo pin mặt trời. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 3. C. 4. D. 6. Câu 66: Đun nóng 0,1 mol este no, đơn chức, mạch hở X với dung dịch chứa 0,18 mol MOH (M là kim loại kiềm). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn Y và 4,6 gam ancol Z. Đốt cháy hoàn toàn chất rắn Y bằng O2 thu được 12,42 gam M2CO3; 4,84 gam CO2 và p gam H2O. Giá trị của m và p lần lượt là A. 11,4 và 3,42. B. 23,2 và 3,6. C. 14,28 và 3,42. D. 11,4 và 3,6. Câu 67: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Ngâm lá đồng trong dung dịch AgNO3. Trang 2/4 - Mã đề thi 013
  3. (b) Ngâm lá đồng trong dung dịch HCl loãng, sục khí O2 liên tục. (c) Ngâm lá nhôm trong dung dịch KOH. (d) Ngâm lá sắt được cuốn dây đồng trong dung dịch NaCl để ngoài không khí. (e) Để một đoạn thép cacbon ngoài không khí ẩm. (f) Ngâm một miếng Zn dư vào dung dịch Fe2(SO4)3. Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 68: Hấp thụ hoàn toàn 0,896 lít khí CO2 vào dung dịch chứa a mol NaOH và b mol Na2CO3, thu được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau: - Phần 1: Cho từ từ vào 104 ml dung dịch HCl 1M, thu được 1,0752 lít CO2. - Phần 2: Cho tác dụng hết với dung dịch Ba(OH)2 dư hoặc dung dịch BaCl2 dư đều thu được 11,82 gam kết tủa. Tỉ lệ a : b tương ứng là A. 1 : 2. B. 5 : 4. C. 4 : 1. D. 2 : 1. Câu 69: X là hỗn hợp gồm propan, propen, butan, buta-1,3-đien và but-1-en. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 52,8 gam CO2 và 26,4 gam H2O. Thêm H2 vừa đủ vào m gam X rồi đun nóng với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y (chỉ chứa 2 ankan) có tỉ khối so với H2 là 26,2. Tỉ khối của X so với H2 là A. 24. B. 23,95. C. 25,75. D. 26. Câu 70: Cho các phát biểu sau: (a) Tripanmitin và lòng trắng trứng đều bị thủy phân trong môi trường kiềm, đun nóng. (b) Đimetylamin và isopropylamin đều là amin bậc hai. (c) Phenol và ancol benzylic đều có phản ứng với Na. (d) Dầu chuối (isoamyl axetat) là chất lỏng, nhẹ hơn nước. (e) Axit acrylic và axit oxalic đều có phản ứng tráng bạc. (g) Hiđrat hóa propen (xúc tác H+) thu được hỗn hợp 2 ancol. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. Câu 71: Số este có công thức phân tử C5H8O2 được điều chế từ phản ứng giữa axit HCOOH và ancol là A. 5. B. 6. C. 4. D. 3. Câu 72: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,25 mol NaOH, thu được dung dịch X chứa 14,8 gam chất tan. Giá trị của m là A. 13,5. B. 20,0. C. 30,0. D. 15,0. Câu 73: Khí CO2 được điều chế trong phòng thí nghiệm có lẫn X1 và hơi nước, để làm sạch khí CO2 người ta bố trí như hình bên. Cho các nhận định sau: (a) X1 là HCl. (b) X2, X3 lần lượt là NaHCO3 và H2SO4 đặc. (c) X2, X3 lần lượt là H2SO4 đặc và NaHCO3. (d) X2 có vai trò giữ lại hiđroclorua. (e) X3 có vai trò làm khô khí CO2. Số nhận định đúng là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 74: Đun nóng 26,5 gam hỗn hợp X chứa một axit không no (có 1 liên kết đôi C=C trong phân tử) đơn chức, mạch hở và một ancol no, đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc làm xúc tác thu được m gam hỗn hợp Y gồm este, axit và ancol. Đốt cháy hoàn toàn m gam Y cần dùng 1,65 mol O2, thu được 55 gam CO2. Cho m gam Y tác dụng với 0,2 mol NaOH rồi cô cạn dung dịch được bao nhiêu gam chất rắn khan? A. 18,5. B. 20,3. C. 16,1. D. 18,2. Câu 75: Cho 36,24 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 1,2 mol HCl và 0,04 mol HNO3 khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y (không chứa NH4+) và 0,16 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và NO. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y thấy thoát ra 0,02 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5), đồng thời thu được 174,36 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe3O4 có trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây? Trang 3/4 - Mã đề thi 013
  4. A. 64%. B. 72%. C. 50%. D. 56%. Câu 76: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Na, Ba và Al2O3 vào nước dư, thu được dung dịch Y và 0,065 mol khí H2. Cho từ từ đến hết dung dịch chứa 0,06 mol H2SO4 và 0,1 mol HCl vào Y, thu được 10,1 gam hỗn hợp kết tủa và dung dịch Z chỉ chứa 7,43 gam hỗn hợp các muối clorua và muối sunfat trung hòa. Phần trăm khối lượng của Na trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 13,26% B. 27,78%. C. 22,34%. D. 23,45%. Câu 77: Hỗn hợp X chứa butan, butylamin, etyl propionat và Val. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol X cần dùng 0,9925 mol O2, thu được CO2, N2 và H2O. Biết trong X oxi chiếm 22,615% về khối lượng. Cho toàn bộ lượng X trên vào dung dịch NaOH dư thấy có a mol NaOH tham gia phản ứng. Giá trị của a là? A. 0,10. B. 0,15. C. 0,20. D. 0,25. Câu 78: Hỗn hợp X gồm metyl fomat, đimetyl oxalat và este Y đơn chức, có hai liên kết π trong phân tử, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol X cần dùng 1,25 mol O2 thu được 1,3 mol CO2 và 1,1 mol H2O. Mặt khác, cho 0,2 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch Z (giả thiết chỉ xảy ra phản ứng xà phòng hóa). Cho toàn bộ Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tối đa thu được là A. 81,0 gam. B. 108,0 gam. C. 64,8 gam. D. 43,2 gam. Câu 79: Tiến hành thí nghiệm phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2 theo các bước sau đây: Bước 1: Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%. Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa. Bước 3: Thêm 2 ml dung dịch glucozơ 10% vào ống nghiệm, lắc nhẹ. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Sau bước 3, kết tủa bị hoà tan và trở thành dung dịch có màu tím đặc trưng. B. Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu trắng. C. Cần lấy dư dung dịch NaOH để đảm bảo môi trường cho phản ứng tạo phức. D. Thí nghiệm trên chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm -OH. Câu 80: Điện phân dung dịch X chứa m gam hỗn hợp Cu(NO3)2 và NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2A. Số mol khí sinh ra ở cả hai điện cực k (mol) theo thời gian điện phân t (giây) được biểu diễn như hình vẽ, hiệu suất quá trình điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước. Nếu điện phân dung dịch X trong thời gian 1930 giây rồi cho dung dịch sau điện phân tác dụng với lượng Fe dư (NO là sản phẩm khử duy nhất của N +5) thì lượng Fe tối đa đã phản ứng là A. 0,84. B. 0,56. C. 0,98. D. 0,28. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 013
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2