intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Công nghệ nông nghiệp năm 2025 có đáp án - Trường THPT Sơn Hà, Quãng Ngãi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Công nghệ nông nghiệp năm 2025 có đáp án - Trường THPT Sơn Hà, Quãng Ngãi’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Công nghệ nông nghiệp năm 2025 có đáp án - Trường THPT Sơn Hà, Quãng Ngãi

  1. Sở GD & ĐT Quảng Ngãi ĐỀ MINH HỌA KỲ THI TN NĂM 2024-2025 Trường THPT Sơn Hà MÔN: CÔNG NGHỆ - NÔNG NGHIỆP Thời gian: 50 phút (không kể thời gian giao đề) Họ, tên thí sinh:…………………………………….. Số báo danh:………………………………………… PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Một trong những vai trò của trồng trọt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 là A. đảm bảo an ninh lương thực. B. cung cấp thực phẩm giàu protein. C. điều hòa không khí. D. hạn chế xói món đất. Câu 2. Nội dung nào dưới đây là ưu điểm của trồng trọt công nghệ cao? A. Chi phí đầu tư ban đầu thấp. B. Nguồn nhân lực dồi dào. C. Nông dân chủ động trong sản xuất. D. Tăng giá thành và đa dạng hóa sản phẩm. Câu 3. Ý nào sau đây đúng khi nói về vị trí chuồng nuôi? A. Chuồng nuôi nên xây dựng ở nơi yên tĩnh, gần khu dân cư, xa đường giao thông. B. Chuồng nuôi nên xây dựng ở nơi yên tĩnh, xa khu dân cư, xa đường giao thông. C. Chuồng nuôi nên xây dựng ở nơi gần sông suối, gần khu dân cư, xa đường giao thông. D. Chuồng nuôi nên xây dựng ở nơi yên tĩnh, gần khu dân cư, gần nhà ở. Câu 4. Đâu không phải công nghệ cao trong chăn nuôi? A. Mô hình chăn nuôi gà đẻ thu trứng tự động. B. Mô hình sử dụng robot trong chăn nuôi bò. C. Mô hình chăn nuôi dê gắn chip. D. Mô hình chăn nuôi bò sữa gắn chip. Câu 5. Lâm nghiệp mang lại nguồn thu nhập chính giúp ổn định đời sống của A. đồng bào các dân tộc miền núi. B. người dân vùng đồng bằng. C. đồng bào các dân tộc khu vực Tây Nguyên. D. người dân khu vực trung du và miền núi. Câu 6. Bảo vệ rừng là A. bảo vệ môi trường sống cho rất nhiều loài thực vật, động vật rừng, trong đó có nhiều loại động, thực vật quý hiếm. B. bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gene các loài động vật, thực vật quý hiếm. C. duy trì diện tích rừng và tài nguyên rừng phù hợp, thông qua đó điều hoà không khí. D. duy trì diện tích rừng và tài nguyên phù hợp, thông qua đó bảo vệ nguồn nước và ngăn chặn các hiện tượng thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất.
  2. Câu 7. Đối với lồng nuôi cá rô phi đặt trên hồ chứa, các cụm lồng nên cách nhau bao nhiêu mét? A. Dưới 150 m. B. Trên 200 m. C. 150 m – 200 m. D. Dưới 200 m. Câu 8. Chất bổ sung có vai trò gì? A. Chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng để phù hợp với từng loài, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển thuỷ sản. B. Tăng giá trị dinh dưỡng trong khẩu phẩn ăn, giúp động vật tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. C. Cung cấp chất dinh dưỡng (protein hàm lượng cao) cho động vật thuỷ sản, phù hợp với đặc tính bắt mồi chủ động. D. Nguyên liệu có vai trò quan trọng trong việc phối chế thức ăn, cung cấp protein, năng lượng và chất phụ gia. Câu 9. Biện pháp phòng, trị bệnh cho thủy sản nào sau đây ảnh hưởng đến môi trường? A. Sử dụng chế phẩm sinh học. B. Sử dụng thảo dược. C. Sử dụng thuốc hóa học. D. Sử dụng vaccine. Câu 10.Trong quy trình trồng trọt gồm các bước: (1) Gieo hạt, trồng cây con; (2) Thu hoạch; (3) Làm đất, bón phân lót; (4) Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh. Thứ tự đúng là: A. (3), (1), (4), (2). B. (3), (4), (1), (2). C. (1), (2), (3), (4). D. (1), (3), (4), (2). Câu 11. Biện pháp nào sau đây là ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi? A. Ủ phân compos. B. Tái sử dụng chất thải. C. Xử lý nhiệt. D. Lọc khí thải. Câu 12. Khi nói về vai trò của giống trong nuôi trồng thủy sản, nội dung nào sau đây đúng? A. Quyết định năng suất và số lượng sản phẩm thủy sản. B. Quyết định năng suất và qui định chất lượng sản phẩm thủy sản. C. Quyết định năng suất và hiệu quả khai thác thủy sản. D. Qui định chất lượng sản phẩm và hiệu quả khai thác thủy sản. Câu 13. Nội dung nào sau đây là yêu cầu về thủy lí của môi trường nuôi thuỷ sản? A. Độ mặn của nước. B. Hàm lượng NH3. C. Độ pH của nước. D. Độ trong và màu nước. Câu 14. Qui trình làm thức ăn bổ sung khoáng cho gia cầm và chim cảnh gồm các bước: (1) Phối trộn nguyên liệu; (2) Xử lí nguyên liệu; (3) Chuẩn bị nguyên liệu; (4) Nghiền nguyên liệu.
  3. Thứ tự đúng là: A. (3), (2), (1), (4). B. (4), (2), (3), (1). C. (3), (2), (4), (1). D. (4), (2), (1), (3). Câu 15. Vì sao nuôi thuỷ sản ven biển, hải đảo lại góp phẩn đảm bảo chủ quyền và an ninh quốc gia? A. Vì người dân chỉ được nuôi trồng, đánh bắt thủy sản trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia mình. B. Vì người dân có thể nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia mình. C. Vì người dân có thể nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản trong lẫn ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia mình. D. Vì người dân không thể nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản phạm vi lãnh thổ quốc gia mình. Câu 16. “Nuôi trồng thuỷ sản trong điều kiện kiểm soát được quá trình tăng trưởng và sản lượng của loài thuỷ sản nuôi thông qua việc cung cấp giống nhân tạo, thức ăn công nghiệp” là đặc điểm của phương thức nuôi trồng nào sau đây? A. Nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh. B. Nuôi trồng thuỷ sản quảng canh. C. Nuôi trồng thuỷ sản siêu thâm canh. D. Nuôi trồng thuỷ sản thâm canh. Câu 17. Nội dung nào sau đây cần làm để bảo vệ môi trường trong trồng trọt? A. Ưu tiên sử dụng chế phẩm vi sinh trong phòng trừ sâu, bệnh. B. Sử dụng nhiều phân bón hoá học để nâng cao năng suất. C. Chôn bao bì, chai, lọ đựng thuốc bảo vệ xuống đất. D. Đốt rơm, rạ tại đồng ruộng làm phân bón. Câu 18. Cho các nội dung sau: (1) Kịp thời báo cho thú y địa phương. (2) Lập tức tiêu hủy vật nuôi bị bệnh để tránh lây lan. (3) Kết hợp dùng kháng sinh, tiêm thuốc trợ tim, trợ sức. (4) Truyền dịch nếu cần thiết. Các biện pháp đúng khi phát hiện trâu, bò bị bệnh tụ huyết trùng? A. (1),(2),(3). B. (2),(3),(4). C. (1),(3),(4). D. (1),(2),(4). Câu 19. Bạn Minh là người có sức khỏe tốt, chăm chỉ, chịu khó; yêu thích sinh vật, yêu lao động; có khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị, máy móc trong trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ rừng; tuân thủ an toàn lao động và tuân thủ các công ước liên quan đến thủy sản. Phẩm chất nào của bạn Minh không phù hợp với ngành nghề trong lâm nghiệp? A. Có sức khỏe tốt, chăm chỉ và chịu khó. B. Có khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị, máy móc trong trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ rừng. C. Yêu thích sinh vật, yêu lao động. D. Tuân thủ an toàn lao động và tuân thủ các công ước liên quan đến thủy sản.
  4. Câu 20. Do khai thác quá mức, rừng phòng hộ bị tàn phá nặng nề và thường xuyên xảy ra lũ lụt, xói lở đất mỗi khi trời mưa. Biện pháp nào sau đây có thể khắc phục được? A. Trồng các loại cây hoa màu và cây lương thực. B. Trồng các loại cây hoa màu và cây ăn quả lâu năm. C. Trồng các loại cây công nghiệp như cao su, dầu cọ. D. Trồng các loại cây thân gỗ có bộ rễ phát triển, tán cây cao. Câu 21. Trà Mi, Trà Bồng là hai vùng từ lâu đã nổi tiếng với việc trồng quế cả về sản lượng lẫn chất lượng cây quế rừng. Tất cả bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có thể dùng được. Nhưng người ta chủ yếu thu hoạch vỏ quế, cành quế hay lá để phơi khô hoặc cất tinh dầu. Theo em cây quế nên được khai thác và thu hoạch vào giai đoạn phát triển nào của cây? A. Giai đoạn từ hạt nảy mầm đến trước ra hoa lần thứ nhất. B. Giai đoạn từ 3 - 5 năm kể từ khi cây ra hoa lần thứ nhất. C. Giai đoạn từ 5 - 10 năm kể từ khi ra hoa lần thứ nhất. D. Giai đoạn cuối cùng của chu kì sinh trưởng. Câu 22. Sự tạo trầm trong tự nhiên của cây dó là quá trình biến đổi của các phần tử gỗ do tác động bệnh lý tạo nên các vết thương hở bị nhiễm các khuẩn, nấm… ở ngoài môi trường tạo nên kích ứng bảo vệ tạo ra trầm hương. Với giá trị cao của trầm kèm theo việc quản lý lỏng lẻo nên bị khai thác một cách triệt để và ngày càng hiếm. Theo em, làm thế nào để bảo vệ và vừa khai thác bền vững trầm hương? A. Khuyến khích người dân khai thác trầm hương tự nhiên trong rừng. B. Nghiêm cấm các hành vi khai thác trầm hương trong cộng đồng. C. Khuyến khích và hướng dẫn cách trồng dó bầu lấy trầm cho người dân. D. Nghiêm cấm các hành vi buôn bán trầm hương. Câu 23: Cho các công nghệ sau (1) Công nghệ sinh học. (2) Công nghệ nuôi tiên tiến. (3) Công nghệ máy bay không người lái. (4) Công nghệ IoT. (5) Công nghệ tưới nước tự động. Những công nghệ nào là xu hướng phát triển của ngành thuỷ sản? A. (1), (2), (3). B. (2), (4), (5). C. (1), (2), (4). D. (2), (3), (4). Câu 24. Vùng trung du miền núi phía Bắc có nhiều ao, hồ, sông, suối đây; là tiềm năng lớn để phát triển thủy sản. Một trong những biện pháp nhằm phát huy thế mạnh và phát triển thủy sản bền vững ở nơi đây là A. lựa chọn nuôi giống thủy sản chất lượng như tôm hùm, cua biển, tôm sú, tôm thẻ chân trắng. B. bắt buộc phải áp dụng nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGap để xây dựng thương hiệu. C. khuyến khích tất cả người dân đầu tư nguồn lực kinh tế cho phát triển thủy sản.
  5. D. áp dụng qui mô nuôi lồng, bè với các loại giống bản địa như cá chiên, cá lăng, cá anh vũ. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1. Một nhóm học sinh thảo luận về chủ đề “Trồng và chăm sóc rừng”, sau khi thảo luận đã thống nhất một số nội dung. Sau đây là một số nội dung: a) Một trong những vai trò của trồng rừng là phủ xanh đất trồng, đồi núi trọc. b) Chi phí giá thành vận chuyển cây con thấp hơn vận chuyển hạt giống. c) Thời vụ trồng rừng thích hợp ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định là mùa mưa. d) Trồng rừng bằng gieo hạt có tỉ lệ sống cao hơn trồng rừng bằng cây con. Câu 2. Bài thực hành “Chế biến và bảo quản cá xay làm thức ăn cho thuỷ sản ở quy mô nhỏ" được giao cho học sinh thực hành và quay video quy trình sản phẩm tại nhà và báo cáo trước lớp. Khi báo cáo, nhóm có trao đổi một số nhận định như sau a) Thức ăn là cá tạp khi chế biến nên xay trộn đều cùng các chất bám dính để ba ba dễ ăn hơn. b) Thức ăn cá xay phải được bảo quản trong tủ đông để không bị hỏng và làm giảm sự phân huỷ thức ăn. c) Đối với thức ăn tươi sống như cá tạp, thời gian bảo quản trong điều kiện nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh (từ 10°C đến 15°C) có thể bảo quản được 1 tháng. d) Khi chế biến thức ăn thủy sản cho thêm chất kích thích ăn thì sẽ giúp lươn ăn nhiều hơn và phát triển tốt hơn. Câu 3. Nhà bạn An có trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao vuông lót bạt diện tích rộng khoảng 1000 m². Sau khi học bài “Công nghệ nuôi một số loài thuỷ sản phổ biến ở Việt Nam”, bạn An có các nhận định sau: a) Ao nuôi không cần được lắp đặt hệ thống sục khí và quạt nước cả ba giai đoạn. b) Mật độ thả tôm từ 500 đến 1000 con /m2 đối với giai đoạn 1. c) Khi lượng oxygen trong nước quá thấp phải tăng cường sục khí, giảm mật độ nuôi. d) Bơm nước mới vào ao là biện pháp hiệu quả nhất để điều chỉnh cả độ pH, hàm lượng oxygen và lượng NH3 trong ao nuôi. Câu 4 . Một hộ nuôi tôm thẻ chân trắng. Để phòng, trị bệnh đốm trắng cho tôm, người ta đã đưa ra các nhận định: a) Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là xuất hiện các đốm trắng trên thịt tôm. b) Bệnh do virus gây ra, chưa có thuốc đặc trị nên phòng bệnh là biện pháp chủ yếu để hạn chế dịch bệnh. c) Mua tôm giống ở cơ sở uy tín, lựa chọn tôm khoẻ và có chứng nhận kiểm dịch để đảm bảo tôm giống không mang mầm bệnh. d) Khi phát hiện tôm bị bệnh, cần tiêu huỷ tôm chết theo đúng quy định, xả hết nước ao nuôi ra môi trường, khử trùng ao trước khi nuôi lứa mới.
  6. Sở GD & ĐT Quảng Ngãi ĐỀ MINH HỌA KỲ THI TN NĂM 2024-2025 Trường THPT Sơn Hà MÔN: CÔNG NGHỆ - NÔNG NGHIỆP Thời gian: 50 phút (không kể thời gian phát đề) HƯỚNG DẪN GIẢI PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu thí sinh chỉ chọn một phương án Câu 1. Một trong những vai trò của trồng trọt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 là Đáp án A. đảm bảo an ninh lương thực Dựa trên vai trò và triển vọng của trồng trọt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Bài 1 CN 10. Câu 2. Nội dung nào dưới đây là ưu điểm của trồng trọt công nghệ cao? Đáp án. D. Tăng giá thành và đa dạng hóa sản phẩm. Dựa trên ưu điểm và hạn chế của trồng trọt công nghệ cao. Bài 23 CN 10. Câu 3. Ý nào sau đây đúng khi nói về vị trí chuồng nuôi? Đáp án B. Chuồng nuôi nên xây dựng ở nơi yên tĩnh, xa khu dân cư, xa đường giao thông. Dựa trên một số yêu cầu chung về chuồng nuôi. Bài 16 CN 11. Câu 4. Đâu không phải công nghệ cao trong chăn nuôi Đáp án C. Mô hình chăn nuôi dê gắn chip. Dựa trên một số mô hình chăn nuôi công nghệ cao. Bài 19 CN 11 Câu 5. Lâm nghiệp mang lại nguồn thu nhập chính giúp ổn định đời sống của Đáp án A. đồng bào các dân tộc miền núi. Dựa theo vai trò của lâm nghiệp. Bài 1 CN 12 Câu 6. Bảo vệ rừng là Đáp án A. bảo vệ môi trường sống cho rất nhiều loài thực vật, động vật rừng, trong đó có nhiều loại động, thực vật quý hiếm. Dựa trên ý nghĩa của việc bảo vệ và khai thác rừng bền vững. Bài 6 CN 12. Câu 7. Đối với lồng nuôi cá rô phi đặt trên hồ chứa, các cụm lồng nên cách nhau bao nhiêu mét? Đáp án C. 150 m – 200 m. Dựa theo kiến thức chuẩn bị lồng nuôi cá rô phi. Bài 19 CN 12 Câu 8. Chất bổ sung có vai trò gì? Đáp án B. Tăng giá trị dinh dưỡng trong khẩu phẩn ăn, giúp động vật tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Dựa trên kiến thức vai trò của các nhóm thức ăn thủy sản. Bài 16 CN 12 Câu 9. Biện pháp phòng, trị bệnh cho thủy sản nào sau đây ảnh hưởng đến môi trường? Đáp án C. Sử dụng thuốc hóa học. Vì thuốc hóa học thường có thể gây ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh và các sinh vật không phải mục tiêu khi sử dụng không đúng cách. Các hóa chất này có thể tích tụ trong nước và đất, gây tác động tiêu cực lâu dài đối với môi trường.
  7. Câu 10.Trong quy trình trồng trọt gồm các bước: (1) Gieo hạt, trồng cây con; (2) Thu hoạch; (3) Làm đất, bón phân lót; (4) Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh. Thứ tự đúng là: Đáp án A. (3), (1), (4), (2). Dựa theo kiến thức các bước cơ bản trong quy trình trồng trọt. Bài 19 CN10. Câu 11. Biện pháp nào sau đây là ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi? Đáp án A. Ủ phân compos. Vì Ủ phân compost là một quá trình sinh học trong đó vi sinh vật phân hủy chất thải hữu cơ (như phân động vật) thành phân bón hữu cơ, giúp cải thiện chất lượng đất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường Câu 12. Khi nói về vai trò của giống trong nuôi trồng thủy sản, nội dung nào sau đây đúng? Đáp án B. Quyết định năng suất và qui định chất lượng sản phẩm thủy sản. Dựa theo kiến thức về vai trò của giống trong nuôi thủy sản. Bài 13 CN12 Câu 13. Nội dung nào sau đây là yêu cầu về thủy lí của môi trường nuôi thuỷ sản? Đáp án A. Độ mặn của nước. Vì độ mặn của nước là yếu tố thủy lý quan trọng, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thủy sản, đặc biệt đối với các loài sống trong môi trường nước mặn hoặc nước lợ. Các yếu tố khác như hàm lượng NH3 (B), độ pH (C), độ trong và màu nước (D) đều là yếu tố về chất lượng nước và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thủy sản, nhưng không phải là yếu tố thủy lý mà là yếu tố hóa học hoặc vật lý của nước. Câu 14. Qui trình làm thức ăn bổ sung khoáng cho gia cầm và chim cảnh gồm các bước: (1) Phối trộn nguyên liệu; (2) Xử lí nguyên liệu; (3) Chuẩn bị nguyên liệu; (4) Nghiền nguyên liệu. Thứ tự đúng là: Đáp án C. (3), (2), (4), (1). Theo kiến thức chế biến thức ăn bổ sung khoáng cho vật nuôi. Bài 17 CN11 Câu 15. Vì sao nuôi thuỷ sản ven biển, hải đảo lại góp phẩn đảm bảo chủ quyền và an ninh quốc gia? Đáp án A. Vì người dân chỉ được nuôi trồng, đánh bắt thủy sản trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia mình. Vì việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ven biển, hải đảo giúp củng cố chủ quyền và an ninh quốc gia vì hoạt động này diễn ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, bao gồm cả vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế. Câu 16. “Nuôi trồng thuỷ sản trong điều kiện kiểm soát được quá trình tăng trưởng và sản lượng của loài thuỷ sản nuôi thông qua việc cung cấp giống nhân tạo, thức ăn công nghiệp” là đặc điểm của phương thức nuôi trồng nào sau đây? Đáp án D. Nuôi trồng thuỷ sản thâm canh. Vì nuôi trồng thủy sản thâm canh là phương thức nuôi trồng trong đó người nuôi kiểm soát chặt chẽ các yếu tố như giống, thức ăn, môi trường nước và các yếu tố sinh lý khác để đạt được năng suất cao. Việc cung cấp giống nhân tạo và thức ăn
  8. công nghiệp là đặc điểm nổi bật của phương thức nuôi trồng này, giúp kiểm soát quá trình tăng trưởng và sản lượng của loài thủy sản nuôi. Câu 17. Nội dung nào sau đây cần làm để bảo vệ môi trường trong trồng trọt? Đáp án A. Ưu tiên sử dụng chế phẩm vi sinh trong phòng trừ sâu, bệnh. Sử dụng chế phẩm vi sinh trong phòng trừ sâu, bệnh là một biện pháp bảo vệ môi trường trong trồng trọt, vì các chế phẩm vi sinh giúp kiểm soát sâu bệnh một cách tự nhiên, không gây ô nhiễm môi trường hay tác động xấu đến sức khỏe con người và động vật, đồng thời duy trì cân bằng sinh thái trong nông nghiệp. Các đáp án khác không phải là biện pháp bảo vệ môi trường: + Sử dụng nhiều phân bón hoá học để nâng cao năng suất: Việc sử dụng phân bón hóa học quá mức có thể gây ô nhiễm đất và nguồn nước, làm suy giảm chất lượng môi trường. + Chôn bao bì, chai, lọ đựng thuốc bảo vệ xuống đất: Việc chôn bao bì thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm đất và nước, gây nguy hại cho hệ sinh thái và sức khỏe con người. + Đốt rơm, rạ tại đồng ruộng làm phân bón: Đốt rơm, rạ gây ô nhiễm không khí, làm giảm chất lượng đất và có thể làm mất đi sự đa dạng sinh học trong đất. Câu 18. Cho các nội dung sau: (1) Kịp thời báo cho thú y địa phương. (2) Lập tức tiêu hủy vật nuôi bị bệnh để tránh lây lan. (3) Kết hợp dùng kháng sinh, tiêm thuốc trợ tim, trợ sức. (4) Truyền dịch nếu cần thiết. Các biện pháp đúng khi phát hiện trâu, bò bị bệnh tụ huyết trùng? Đáp án C. (1),(3),(4) Dựa trên biện pháp phòng, trị bệnh tụ huyết trùng ở trâu bò. Bài 14 CN 11. Câu 19. Bạn Minh là người có sức khỏe tốt, chăm chỉ, chịu khó; yêu thích sinh vật, yêu lao động; có khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị, máy móc trong trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ rừng; tuân thủ an toàn lao động và tuân thủ các công ước liên quan đến thủy sản. Phẩm chất nào của bạn Minh không phù hợp với ngành nghề trong lâm nghiệp? Đáp án D. Tuân thủ an toàn lao động và tuân thủ các công ước liên quan đến thủy sản. Vì bạn Minh có phẩm chất rất phù hợp với ngành nghề trong lâm nghiệp, nhưng tuân thủ các công ước liên quan đến thủy sản là một yếu tố không liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp. Công ước và quy định liên quan đến thủy sản chủ yếu áp dụng cho ngành nghề thủy sản, chứ không phải cho công việc trong lâm nghiệp như trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ rừng. Câu 20. Do khai thác quá mức, rừng phòng hộ bị tàn phá nặng nề và thường xuyên xảy ra lũ lụt, xói lở đất mỗi khi trời mưa. Biện pháp nào sau đây có thể khắc phục được? Đáp án D. Trồng các loại cây thân gỗ có bộ rễ phát triển, tán cây cao. Vì cây thân gỗ có bộ rễ phát triển và tán cây cao giúp giữ đất, ngăn chặn xói mòn, giảm tốc độ dòng chảy của nước mưa, từ đó giảm thiểu nguy cơ lũ lụt và
  9. xói lở đất. Những cây này cũng giúp duy trì độ che phủ rừng và cải thiện hệ sinh thái rừng phòng hộ. Câu 21. Trà Mi, Trà Bồng là hai vùng từ lâu đã nổi tiếng với việc trồng quế cả về sản lượng lẫn chất lượng cây quế rừng. Tất cả bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có thể dùng được. Nhưng người ta chủ yếu thu hoạch vỏ quế, cành quế hay lá để phơi khô hoặc cất tinh dầu. Theo em cây quế nên được khai thác và thu hoạch vào giai đoạn phát triển nào của cây? Đáp án C. giai đoạn từ 5 - 10 năm kể từ khi ra hoa lần thứ nhất. Vì cây quế phải đủ trưởng thành để có chất lượng cao khi thu hoạch. Thông thường, cây quế được thu hoạch khi đã ra hoa lần thứ nhất và đã phát triển đủ mạnh mẽ, có vỏ dày và chứa nhiều tinh dầu. Giai đoạn từ 5 - 10 năm là lúc cây quế có năng suất và chất lượng tốt nhất để thu hoạch vỏ, lá và cành. Câu 22. Sự tạo trầm trong tự nhiên của cây dó là quá trình biến đổi của các phần tử gỗ do tác động bệnh lý tạo nên các vết thương hở bị nhiễm các khuẩn, nấm… ở ngoài môi trường tạo nên kích ứng bảo vệ tạo ra trầm hương. Với giá trị cao của trầm kèm theo việc quản lý lỏng lẻo nên bị khai thác một cách triệt để và ngày càng hiếm. Theo em, làm thế nào để bảo vệ và vừa khai thác bền vững trầm hương? Đáp án C. Khuyến khích và hướng dẫn cách trồng dó bầu lấy trầm cho người dân. Vì để bảo vệ và khai thác bền vững trầm hương, việc khuyến khích người dân trồng cây dó bầu lấy trầm thay vì khai thác trầm tự nhiên là một giải pháp tốt. Điều này không chỉ giúp bảo vệ các khu rừng tự nhiên mà còn tạo ra nguồn trầm hương ổn định và bền vững từ các vườn trồng cây dó bầu, giảm áp lực khai thác quá mức. Đồng thời, người dân có thể được hướng dẫn và áp dụng các kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác trầm hương một cách hợp lý. Câu 23: Cho các công nghệ sau (1) Công nghệ sinh học. (2) Công nghệ nuôi tiên tiến. (3) Công nghệ máy bay không người lái. (4) Công nghệ IoT. (5) Công nghệ tưới nước tự động. Những công nghệ là xu hướng phát triển của ngành thuỷ sản là Đáp án B. (2), (4), (5). Trong ngành thủy sản, các công nghệ đang phát triển và được áp dụng nhiều gồm: + Công nghệ nuôi tiên tiến (2): Các phương pháp nuôi hiện đại, như nuôi cá trong hệ thống khép kín (recirculating aquaculture systems), giúp nâng cao hiệu quả và giảm tác động môi trường. + Công nghệ IoT (4): Internet vạn vật (IoT) giúp giám sát và quản lý các yếu tố như nhiệt độ, độ pH, độ mặn trong môi trường nuôi trồng thủy sản một cách hiệu quả và tự động. + Công nghệ tưới nước tự động (5): Dùng trong việc quản lý và tối ưu hóa nguồn nước cho các mô hình nuôi trồng thủy sản, đảm bảo nguồn nước luôn ở trạng thái tốt nhất cho sự phát triển của thủy sản.
  10. Câu 24. Vùng trung du miền núi phía Bắc có nhiều ao, hồ, sông, suối đây là tiềm năng lớn để phát triển thủy sản. Một trong những biện pháp nhằm phát huy thế mạnh và phát triển thủy sản bền vững là Đáp án D. áp dụng qui mô nuôi lồng, bè với các loại giống bản địa như cá chiên, cá lăng, cá anh vũ. Vì vùng trung du miền núi phía Bắc có nhiều ao, hồ, sông, suối, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi lồng, bè. Việc lựa chọn các giống thủy sản bản địa như cá chiên, cá lăng, cá anh vũ sẽ phù hợp với điều kiện tự nhiên và giúp bảo vệ đa dạng sinh học. Đồng thời, nuôi theo hình thức lồng, bè cũng tối ưu hóa sử dụng nguồn tài nguyên nước và nâng cao hiệu quả kinh tế. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1. Một nhóm học sinh thảo luận về chủ đề “Trồng và chăm sóc rừng”, sau khi thảo luận đã thống nhất một số nội dung. Sau đây là một số nội dung a)Một trong những vai trò của trồng rừng là phủ xanh đất trồng, đồi núi trọc. Đúng. Trồng rừng giúp phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, ngăn ngừa xói mòn, giữ nước và cải thiện môi trường sinh thái. b) Chi phí giá thành vận chuyển cây con thấp hơn vận chuyển hạt giống. Sai. Vận chuyển cây con thường có chi phí cao hơn so với vận chuyển hạt giống vì cây con đã được ươm sẵn và có trọng lượng, kích thước lớn hơn, đòi hỏi phải vận chuyển trong điều kiện bảo quản tốt hơn, dễ bị hư hỏng hơn so với hạt giống. c) Thời vụ trồng rừng thích hợp ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định là mùa mưa. Đúng. Mùa mưa là thời gian thích hợp để trồng rừng tại các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định vì thời gian này đất ẩm, thuận lợi cho cây con phát triển và tránh được tình trạng thiếu nước trong mùa khô. d) Trồng rừng bằng gieo hạt có tỉ lệ sống cao hơn trồng rừng bằng cây con. Sai. Trồng rừng bằng cây con thường có tỷ lệ sống cao hơn vì cây con đã được ươm sẵn và có bộ rễ phát triển tốt hơn. Gieo hạt có thể gặp nhiều rủi ro về tỷ lệ nảy mầm và khả năng sống sót do ảnh hưởng của điều kiện môi trường. Câu 2. Bài thực hành “Chế biến và bảo quản cá xay làm thức ăn cho thuỷ sản ở quy mô nhỏ" được giao cho học sinh thực hành và quay video quy trình sản phẩm tại nhà và báo cáo trước lớp. Khi báo cáo, nhóm có trao đổi một số nhận định như sau a) Thức ăn là cá tạp khi chế biến nên xay trộn đều cùng các chất bám dính để ba ba dễ ăn hơn. Đúng. Thêm chất bám dính (như bột gạo, bột ngô) vào thức ăn sẽ giúp thức ăn không bị vỡ ra và dễ dàng cho động vật thủy sản như ba ba ăn. b) Thức ăn cá xay phải được bảo quản trong tủ đông để không bị hỏng và làm giảm sự phân huỷ thức ăn. Đúng. Cá xay là thức ăn tươi, dễ bị hỏng nếu không bảo quản đúng cách. Việc bảo quản trong tủ đông giúp giữ nguyên chất lượng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và giảm sự phân huỷ của thức ăn.
  11. c) Đối với thức ăn tươi sống như cá tạp, thời gian bảo quản trong điều kiện nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh (từ 10°C đến 15°C) có thể bảo quản được 1 tháng. Sai. Điều này có thể làm giảm chất lượng và nhanh chóng bị hỏng. Thông thường, thức ăn tươi sống chỉ có thể bảo quản được từ 1-2 ngày trong ngăn mát tủ lạnh, và thời gian bảo quản lâu hơn cần phải giữ ở nhiệt độ thấp hơn, như trong tủ đông. d) Khi chế biến thức ăn thủy sản cho thêm chất kích thích ăn thì sẽ giúp lươn ăn nhiều hơn và phát triển tốt hơn. Sai. Việc cho thêm chất kích thích ăn có thể khiến lươn ăn nhiều hơn nhưng không phải lúc nào cũng mang lại kết quả tốt cho sự phát triển của chúng. Sử dụng chất kích thích ăn quá mức có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe cho lươn và ảnh hưởng đến chất lượng nước trong ao. Cần phải đảm bảo thức ăn có đầy đủ dinh dưỡng và hợp lý để phát triển bền vững. Câu 3. Nhà bạn An có trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao vuông lót bạt diện tích rộng khoảng 1000 m². Sau khi học bài “Công nghệ nuôi một số loài thuỷ sản phổ biến ở Việt Nam”, bạn An có các nhận định sau a) Ao nuôi không cần được lắp đặt hệ thống sục khí và quạt nước cả ba giai đoạn. Sai. Trong quá trình nuôi tôm, hệ thống sục khí và quạt nước rất quan trọng để duy trì mức độ oxy hòa tan trong nước, giúp tôm phát triển khỏe mạnh và ngăn ngừa tình trạng thiếu oxy. Cả ba giai đoạn nuôi (giai đoạn ấu trùng, giai đoạn giống, và giai đoạn thương phẩm) đều cần có sự hỗ trợ của hệ thống sục khí và quạt nước. Nếu thiếu các hệ thống này, chất lượng nước sẽ giảm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của tôm. b) Mật độ thả tôm từ 500 đến 1000 con /m2 đối với giai đoạn 1. Đúng. c) Khi lượng oxygen trong nước quá thấp phải tăng cường sục khí, giảm mật độ nuôi. Đúng. Khi lượng oxy trong ao nuôi thấp, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của tôm. Cách giải quyết là tăng cường sục khí để cung cấp đủ oxy cho tôm. Ngoài ra, giảm mật độ nuôi cũng là một biện pháp hữu hiệu để giảm sự cạnh tranh oxy và cải thiện điều kiện sống cho tôm. d) Bơm nước mới vào ao là biện pháp hiệu quả nhất để điều chỉnh cả độ pH, hàm lượng oxygen và lượng NH3 trong ao nuôi. Sai. Bơm nước mới vào ao có thể giúp cải thiện một số vấn đề như mức độ oxy hoặc giảm hàm lượng NH3 (ammoniac) trong nước, nhưng không phải là biện pháp hiệu quả nhất để điều chỉnh đồng thời cả ba yếu tố trên. Để điều chỉnh độ pH, hàm lượng oxy và NH3, cần phải áp dụng một số biện pháp kết hợp như sục khí, thay nước định kỳ, và sử dụng các chất ổn định pH hoặc giảm NH3. Câu 4 . Một hộ nuôi tôm thẻ chân trắng. Để phòng, trị bệnh đốm trắng cho tôm, người ta đã đưa ra các nhận định. Mỗi nhận định sau là đúng hay sai? a) Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là xuất hiện các đốm trắng trên thịt tôm. Sai. Những đốm trắng xuất hiện chủ yếu ở các vỏ tôm, đặc biệt là ở phần thân, chân và đuôi. Bệnh gây ra hiện tượng đốm trắng nhỏ, cứng trên vỏ chứ không phải trên thịt.
  12. b) Bệnh do virus gây ra, chưa có thuốc đặc trị nên phòng bệnh là biện pháp chủ yếu để hạn chế dịch bệnh. Đúng. Bệnh đốm trắng là do một loại virus gây ra, và hiện tại chưa có thuốc đặc trị nào hiệu quả để chữa trị bệnh này. Vì vậy, phòng ngừa bệnh là biện pháp quan trọng nhất. c) Mua tôm giống ở cơ sở uy tín, lựa chọn tôm khoẻ và có chứng nhận kiểm dịch để đảm bảo tôm giống không mang mầm bệnh. Đúng. Đây là một biện pháp phòng ngừa rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh đốm trắng. d) Khi phát hiện tôm bị bệnh, cần tiêu huỷ tôm chết theo đúng quy định, xả hết nước ao nuôi ra môi trường, khử trùng ao trước khi nuôi lứa mới. Đúng. Khi tôm bị bệnh đốm trắng, việc tiêu hủy tôm chết và xử lý ao nuôi là rất cần thiết để ngừng sự lây lan của virus. Quá trình này bao gồm tiêu hủy tôm bệnh, xả nước ao ra ngoài (tuy nhiên cần chú ý các quy định về xả nước để không làm lây lan bệnh ra môi trường tự nhiên), và khử trùng ao nuôi để diệt mầm bệnh trước khi thả lứa tôm mới. Đây là một trong những biện pháp quan trọng để phòng ngừa dịch bệnh trong tương lai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1