
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Công nghệ nông nghiệp năm 2025 có đáp án - Trường THPT Võ Trường Toản, Đồng Nai
lượt xem 1
download

Xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Công nghệ nông nghiệp năm 2025 có đáp án - Trường THPT Võ Trường Toản, Đồng Nai" giúp các bạn ôn tập dễ dàng hơn và nắm các phương pháp giải bài tập, củng cố kiến thức cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Công nghệ nông nghiệp năm 2025 có đáp án - Trường THPT Võ Trường Toản, Đồng Nai
- Ra đề: TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 Phản biện đề: TRƯỜNG THPT SÔNG RAY Môn: CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ĐỀ SỐ 01 Thời gian làm bài: 50 phút. (Đề có 07 trang) Phần 1: (6 điểm). Thí sinh trả lời các câu hỏi 1 đến 24; mỗi câu hỏi chỉ chọn 1 đáp án. Câu 1: Công nghệ nào sau đây được áp dụng trong hình dưới đây? A. Công nghệ khí canh. B. Công nghệ thuỷ canh. C. Công nghệ tưới nước nhỏ giọt. D. Công nghệ tưới nước phun mưa. Câu 2: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của nhà kính? A. Rút ngắn thời gian sinh trưởng, phát triển của cây. B. Hạn chế được các tác động tiêu cực của thời tiết. C. Môi trường kín hỗ trợ tốt cho việc canh tác rau sạch. D. Tránh được hầu hết các loại côn trùng gây hại. Câu 3: Cây trồng được chia thành nhiều nhóm khác nhau như cây hằng năm và cây lâu năm, cây thân thảo và cây thân gỗ... là cách phân loại theo: A. Thời gian sử dụng
- B. Mục đích sử dụng C. Đặc tính sinh vật học D. Nguồn gốc Câu 4: Sản phẩm nào sau đây được chế biến từ sữa? A. Xúc xích. B. Yaourt. C. Lạp xưởng D. Xirô. Câu 5. Việc bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ khu đô thị và khu công nghiệp có vai trò nào sau đây? A. Bảo tồn các loài nấm quý hiếm. B. Giảm thiểu lũ lụt, chống sự xâm nhập của nước mặn. C. Làm sạch không khí, tạo môi trường sống trong lành. D. Chắn sóng, chắn gió, giữ ổn định nguồn nước. Câu 6: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về giai đoạn già cỗi của cây rừng? A. Khả năng ra hoa, đậu quả giảm, sức đề kháng yếu. B. Chất lượng lâm sản ổn định, năng suất cao. C. Quá trình sinh trưởng của cây rừng diễn ra mạnh. D. Cây chuẩn bị bước vào thời kì ra hoa, kết quả. Câu 7. Nhận định nào đúng khi nói về vai trò của thuỷ sản đối với đời sống con người? A. Cung cấp nguồn thực phẩm giàu protein cho con người. B. Cung cấp nguyên liệu cho trồng trọt công nghệ cao. C. Cung cấp thịt, cá, trứng, sữa cho các nhà máy chế biến. D. Cung cấp lương thực cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Câu 8. Động vật thuỷ sản nào sau đây thuộc nhóm động vật thân mềm? A. Cá rô phi. B. Ếch. C. Ốc hương. D. Cua đồng. Câu 9: Chất thải chăn nuôi có thể được xử lý để tạo ra sản phẩm nào sau đây phục vụ cho việc tái sử dụng trong nông nghiệp? A. Khí biogas. B. Nước thải.
- C. Phân bón hữu cơ. D. Khí carbon dioxide. Câu 10. Hàm lượng oxygen hoà tan trong nước của các thuỷ vực nuôi thuỷ sản chủ yếu được cung cấp từ nguồn nào sau đây? A. Nguồn oxygen khí quyển. B. Quang hợp của sinh vật phù du. C. Quang hợp của vi khuẩn lam. D. Quang hợp của tảo lam. Câu 11. Trong các phương pháp bảo quản sản phẩm thuỷ sản sau đây, phương pháp nào có thời hạn bảo quản dài nhất? A. Bảo quản trong nước đá lạnh. B. Bảo quản bằng cách làm khô. C. Bảo quản bằng cách ướp muối. D. Bảo quản trong điều kiện mát. Câu 12: Khi triển khai dự án bảo vệ và phục hồi nguồn lợi thủy sản tại một khu vực ven biển, các biện pháp nào sau đây có thể giúp duy trì sự phát triển bền vững của các loài thủy sản trong khu vực? A. Xây dựng các khu bảo tồn biển và quy định hạn chế đánh bắt trong mùa sinh sản. B. Tăng cường đánh bắt thủy sản để duy trì nguồn cung cấp thực phẩm. C. Khai thác thủy sản bằng công nghệ hiện đại mà không cần quản lý. D. Sử dụng hóa chất để tiêu diệt các loài thủy sản xâm hại. Câu 13. Công nghệ sinh học nào giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi? A. Sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý phân động vật. B. Cải thiện giống vật nuôi để tăng năng suất. C. Sử dụng thuốc kháng sinh để phòng bệnh cho gia súc. D. Tăng cường sử dụng phân hóa học cho cây trồng. Câu 14. Sau khi tham gia hoạt động tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao, ông M đã hướng dẫn lại các yêu cầu của kỹ thuật nuôi cho vợ và con. Tuy nhiên, có một nội dung ông M đã hướng dẫn sai. Hãy xác định nội dung mà ông M đã hướng dẫn sai? A. Khi thả tôm giống xuống ao cần thả từ từ, lựa chọn thời điểm thả vào sáng sớm hoặc chiều mát. B. Thả tôm giống với mật độ thích hợp, khi tôm lớn hơn thì tăng dần mật độ và lượng thức ăn cho tôm. C. Chuẩn bị ao nuôi đúng kỹ thuật, nước phải được lọc, khử trùng đúng quy định trước khi đưa vào ao. D. Thường xuyên sử dụng sàng ăn kiểm tra lượng thức ăn thừa để có biện pháp điều chỉnh phù hợp. Câu 15: Biện pháp nào được sử dụng để bảo vệ tài nguyên rừng thể hiện trong hình ảnh dưới đây?
- A. Tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ rừng. B. Xây dựng và bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên. C. Tuân thủ quy định về phòng chống cháy rừng. D. Ngăn chặn các hành vi gây suy thoái tài nguyên rừng. Câu 16. Khai thác chọn là phương thức khai thác nào sau đây? A. Chọn chặt các cây sâu bệnh, giữ lại những cây khoẻ mạnh. B. Chọn những khu vực có nhiều cây thành thục để khai thác trước. C. Chọn chặt các cây đã thành thục, giữ lại những cây còn non. D. Chọn những khu vực có nhiều cây bị sâu bệnh để khai thác trước. Câu 17: Sử dụng hệ thống tưới nước tự động, máy bón phân đĩa là ví dụ về: A. cơ giới hoá trong làm đất. B. cơ giới hoá trong gieo trồng. C. cơ giới hoá trong chăm sóc. D. cơ giới hoá trong thu hoach. Câu 18: Trong một mô hình chăn nuôi lợn, việc theo dõi sức khỏe của từng con vật thông qua hệ thống cảm biến và phần mềm quản lý tự động là ví dụ về A. ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi. B. ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi. C. phương thức chăn nuôi hữu cơ. D. chăn nuôi theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Câu 19. Yếu tố thời tiết nào sau đây có thể làm giảm độ trong của nước trong môi trường nuôi thuỷ sản? A. Độ ẩm. B. Mưa bão. C. Nhiệt độ.
- D. Gió mùa. Câu 20: Trong một trại nuôi cá, người nuôi muốn tự chế biến thức ăn cho cá. Phương pháp nào sau đây là phù hợp nhất? A. Mua thức ăn công nghiệp. B. Phối trộn các nguyên liệu có sẵn và ép thành viên ẩm. C. Sử dụng hoàn toàn thức ăn tươi sống. D. Chỉ sử dụng một loại nguyên liệu duy nhất. Câu 21. Sản phẩm nào sau đây là sản phẩm của lâm nghiệp? A. Cá suối. B. Lúa nương. C. Gà đồi. D. Mật ong rừng. Câu 22. Trong quy trình ương nuôi từ cá bột lên cá hương, có các giai đoạn: (1) Lựa chọn và thả cá; (2) Chuẩn bị ao nuôi; (3) Thu hoạch; (4) Chăm sóc và quản lí. Thứ tự đúng là: A. (1) →(4) → (3) → (2). B. (2) →(3) → (4) → (1). C. (1) → (2) → (4) →(3). D. (2) → (1) → (4) →(3). Câu 23. Theo số liệu thống kê của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích rừng bị thiệt hại ở nước ta trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2020 khoảng hơn 22800 ha, năm 2021 khoảng 1229 ha và năm 2022 có hơn 1100 ha rừng bị thiệt hại. Nhận định nào sau đây là đúng với thực trạng trên? A. Diện tích rừng bị thiệt hại ở nước ta giai đoạn 2011-2022 có xu hướng ngày càng giảm. B. Giai đoạn 2011-2020, diện tích rừng bị thiệt hại trung bình thấp hơn 2 lần so với năm 2022. C. So với năm 2010, đến hết năm 2022 diện tích rừng của nước ta bị suy giảm khoảng 25129 ha. D. Diện tích rừng bị thiệt hại ở nước ta giai đoạn 2011-2022 có xu hướng ngày càng tăng. Câu 24: Khi sản xuất thức ăn thủy sản theo phương pháp chế biến công nghiệp, việc sử dụng công nghệ ép viên có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng và tính đồng đều của thức ăn? A. Giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn nhưng không đồng đều về chất lượng, khiến thủy sản khó hấp thụ. B. Tạo thức ăn có hình dạng đồng đều, độ bền cao và dễ dàng bảo quản, giúp giảm ô nhiễm môi trường. C. Giảm chất lượng dinh dưỡng của thức ăn nhưng tăng độ bền trong môi trường nước. D. Làm thức ăn không đồng đều và dễ bị vỡ vụn, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của thủy sản.
- Phần 2: (4 điểm). Thí sinh trả lời các câu hỏi 1 đến 4; trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Ở một số khu vực miền núi nước ta, người dân thường đốt rừng để làm nương rẫy. Sau đây là một số nhận định: a. Đốt rừng làm nương rẫy là một biện pháp cần được khuyến khích nhằm phát triển kinh tế và ổn định đời sống cho người dân miền núi. (S) b. Đốt rừng làm nương rẫy là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cháy rừng, làm suy thoái tài nguyên rừng. (Đ) c. Khuyến khích người dân trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao ở những khu vực rừng đã bị đốt để phát triển kinh tế, đồng thời bảo vệ tài nguyên rừng. (S) d. Để ngăn chặn tình trạng người dân đốt rừng làm nương rẫy, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền ý thức bảo vệ tài nguyên rừng cho người dân, đồng thời tăng cường công tác tuần tra, giám sát. (Đ) Câu 2. Theo dõi phản ứng của tôm nuôi ở mô hình ao nuôi thâm canh cao với các nồng độ oxygen hoà tan khác nhau người ta nhận thấy: Oxygen hoà tan Phản ứng của tôm (mg/L) < 1,0 Tôm ngạt rồi chết < 2,0 Tôm không lớn < 3,0 Tôm rất chậm lớn > 3,0 Tôm tăng trưởng bình thường và khoẻ mạnh Em hãy cho biết các nhận định sau là đúng hay sai? a. Khi nồng độ oxygen hòa tan dưới 2,0 mg/L, tôm sẽ không lớn. (Đ) b. Tôm sẽ phát triển bình thường nếu nồng độ oxygen hòa tan dưới 3,0 mg/L. (S)
- c. Nếu nồng độ oxygen hòa tan trong ao nuôi dưới 1,0 mg/L, tôm sẽ ngạt và chết. (Đ) d. Để tối ưu hóa tốc độ phát triển của tôm trong mô hình ao nuôi thâm canh cao, cần duy trì nồng độ oxygen hòa tan trên 3,0 mg/L. (Đ) Câu 3: Bệnh đốm trắng trên tôm do virus Baculovirus thuộc họ Nimaviridae gây ra, bệnh còn được gọi là hội chứng đốm trắng (WSSV). Đây là bệnh đặc biệt nguy hiểm trên tôm nuôi nước lơ, mặn như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm, cua biển và các loài giáp xác tự nhiên. Bệnh bùng phát mạnh vào thời điểm giao mùa trong năm, gây tỉ lệ chết từ 90% đến 100% sau 3 đến 10 ngày nhiễm bênh. Hiện nay bệnh chưa có thuốc đặc trị nên phòng bệnh là biện pháp chủ yếu để hạn chế dịch bệnh. Dưới đây là các nhận định về bệnh đốm trắng trên tôm và cách phòng, trị bệnh: a. Bệnh đốm trắng chỉ ảnh hưởng đến tôm sú và tôm thẻ chân trắng. (S) b. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sự xuất hiện các đốm trắng dạng chìm trên vỏ tôm. (Đ) c. Việc diệt tạp, khử khuẩn khi cải tạo ao nuôi không có tác dụng trong phòng bệnh đốm trắng. (S) d. Khi phát hiện ao tôm nhiễm đốm trắng cần khử trùng và cách li ngay với các ao khác. (Đ) Câu 4. Đọc thông tin sau: “Trong công nghiệp chế biến cá tra, có khoảng 60% cơ thể cá không được sử dụng làm thực phẩm, bao gồm đầu, mỡ, da, nội tạng và xương. Những phế phụ phẩm này có chứa nhiều loại protein khác nhau. Các nhà khoa học đã tuyển chọn và sử dụng những loại enzyme thích hợp để thuỷ phân một số loại protein có trong phế phụ phẩm cá tra để chế biến thức ăn thuỷ sản giàu lysine". Từ thông tin trên, có một số nhận định như sau: a. Quá trình chế biến thức ăn thuỷ sản giàu lysine có ý nghĩa giúp cải thiện hàm lượng lysine trong thức ăn, tăng cường khả năng tiêu hoá và hấp thu lysine, giảm thiểu chi phí sản xuất. (Đ) b. Việc phối trộn nguyên liệu với với enzyme, bổ sung nước sạch và ủ trong thời gian thích hợp để enzyme thuỷ phân protein trong nguyên liệu thành lysine là quan trọng nhất. (Đ) c. Không thể thay thế phế phụ phẩm cá tra bằng bất kì loài cá nước mặn nào khác. (S) d. Nên áp dụng quá trình này ở những nước có nền khoa học phát triển. (S)
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1 PHẦN I/. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (6,0 ĐIỂM) * Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm. Câu 1C 2A 3C 4B 5C 6A 7A 8C 9C 10 A 11 B 12 A Câu 13 A 14 B 15 A 16 C 17 C 18 A 19 B 20 B 21 D 22 D 23 A 24 B PHẦN II/. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI (4,0 ĐIỂM) Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 01 câu hỏi được 0,1 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 01 câu hỏi được 0,25 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 01 câu hỏi được 0,5 điểm. - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 01 câu hỏi được 1 điểm. Câu Lệnh hỏi Đáp án Câu Lệnh hỏi Đáp án a) S a) Đ 1 2 b) Đ b) S
- c) S c) Đ d) Đ d) Đ a) S a) Đ b) Đ b) Đ 3 4 c) S c) S d) Đ d) S

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Lịch sử có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ
7 p |
246 |
15
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An
16 p |
150 |
8
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn GDCD có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
5 p |
179 |
7
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Gia Lai
204 p |
196 |
6
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Cầm Bá Thước
15 p |
133 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng, Quảng Bình
5 p |
187 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đông Thụy Anh
6 p |
119 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Đồng Quan
6 p |
150 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Chuyên Biên Hòa
29 p |
182 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 - Trường THPT Minh Khai, Hà Tĩnh
6 p |
123 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phụ Dực
31 p |
115 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội
32 p |
122 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn - Trường THPT Trần Phú
1 p |
145 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đặng Thúc Hứa
6 p |
99 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai
7 p |
129 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường Chuyên Võ Nguyên Giáp
6 p |
140 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Lần 1)
6 p |
121 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh học có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
4 p |
151 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
