intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Công nghệ nông nghiệp năm 2025 - Trường THPT Tôn Đức Thắng, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các em có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các em “Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Công nghệ nông nghiệp năm 2025 - Trường THPT Tôn Đức Thắng, Đồng Nai”. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các em đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Công nghệ nông nghiệp năm 2025 - Trường THPT Tôn Đức Thắng, Đồng Nai

  1. Ra đề: Trường THPT Tôn ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 Đức Thắng Phản biện đề:Trường THPT Đắc Lua Đề có 5 trang Đề: 1 PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. Câu 1: Đâu là ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt? A. Hệ thống thâm canh. B. Hệ thống quảng canh. C. Trồng cây trên phân chuồng. D. Hệ thống thuỷ canh. Câu 2. Trong các khái niệm sau, đâu là khái niệm về đất trồng? A. Là những hạt đất có kích thước giao động trong khoảng 1 μm, không hoà tan mà ở dạng lơ lửng trong nước. B. Là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, mà trên đó thực vật có thể sinh sống, phát triển và sản xuất ra sản phẩm. C. Là những yếu tố quan trọng nhất của qui trình trồng trọt, qui định năng suất, phẩm chất của nông sản. D. Là các vật liệu để trồng cây, có khả năng giữ nước, có độ thoáng tạo môi trường thuận lợi cho sự nảy mần của hạt. Câu 3: Xơ dừa là sản phẩm được chế biến từ nguyên liệu nào sau đây? A. Lá dừa. B. Vỏ quả dừa. C. Thân cây dừa D. Cùi dừa. Câu 4: Bệnh nào sau đây khi cây có biểu hiện lá lốm đốm vàng xanh, gân lá bị sưng, có màu xanh? A. Bệnh thán thư. B. Bệnh héo xanh vi khuẩn. C. Bệnh vàng lá greening. D. Bệnh đạo ôn. Câu 5. Quan sát hình 5.1 và cho biết đây là sơ đồ nhân giống vật nuôi theo phương pháp nào? A. Nhân giống thuần chủng. B. Lai kinh tế đơn giản. C. Nhân giống phức tạp. D. Lai kinh tế phức tạp. Câu 6. Lượng chất dinh dưỡng mà vật nuôi cần để duy trì hoạt động sống và sản xuất tạo ra sản phẩm trong một ngày đêm được gọi là A. nhu cầu dinh dưỡng. B. thành phần dinh dưỡng. C. khẩu phần ăn của vật nuôi. . D. tiêu chuẩn ăn. Câu 7. Nguyên nhân gây ra bệnh cúm trên gia cầm là? A. Do virut Paramyxovirut gây ra. B. Do virut cúm type A chủ yếu thuộc subtype H5N1 gây ra. C. Do vi khuẩn Pasteurella gây ra D. Do virut lở mồn lông móng có vật chât di truyền RNA gây ra. Mã đề : 001 Trang Seq/5
  2. Câu 8. Đâu không phải biện pháp phòng bệnh cúm gia cầm đúng cách? A. Nuôi phối hợp nhiều loại gia cầm với nhau trong 1 khu. B. Dùng đồ bảo hộ lao động khi tiếp xúc với gia cầm. C. Không ăn sản phẩm gia cầm chưa nấu chín. D. Thực hiện nghiêm ngặt việc sát trùng định kỳ chuồng trại. Câu 9. Trong các vai trò sau, đâu là vai trò của lâm nghiệp đối với gia đình, địa phương? A. Tạo cảnh thiên nhiên đẹp, giải trí cho tinh thần. B. Tạo nên công ăn việc làm, mang lại nguồn thu nhập ổn định. C. Tạo điều kiện cho chủ rừng xây dựng nhà ở, khách sạn trên đất rừng. D. Điều hoà dòng chảy, chống xói mòn, rửa trôi đất. Câu 10. Trong số các ưu điểm sau đây, ưu điểm nào thuộc phương thức nuôi trồng thủy sản quản canh ? A. Tiết kiệm nguồn chi phí thức ăn. B. Áp dụng công nghệ cao. C. Vốn đầu tư lớn. D. Vận hành sản xuất phức tạp. Câu 11. Nhiệt độ nước phù hợp nhất để nuôi cá Diêu hồng trong lồng là A. 180C – 250C. B. 150C – 250C. C. 200C – 330C. D. 250C – 450C. Câu 12: Để xử lí các phụ phẩm khó tiêu hoá thành những nguyên liệu dùng chế biến thức ăn thuỷ sản giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hoá, người ta sử dụng công đoạn nào sau đây? A. Ép viên. B. Tạo bánh ẩm. C. Xử lí bằng enzyme. D. Sấy khô. Câu 13: Cho các bước trong quy trình lên men khô đậu nành để sản xuất thức ăn giàu protein cho cá tra như sau: (1) Phối trộn hỗn hợp khô đậu nành với sinh khối vi sinh vật và môi trường lên men. (2) Nhân sinh khối vi sinh vật có lợi. (3) Làm khô và đóng gói, bảo quản. (4) Lên men trong điều kiện phù hợp. (5) Đánh giá chế phẩm về mật độ vi khuẩn, hoạt tính enzyme, khả năng ức chế v sinh vật gây bệnh. Thứ tự đúng các bước là: Α. (2)-(1)-(3)-(4)-(5). B. (2)-(1)-(4)-(5)-(3). C. (2)-(1)-(3)-(5)-(4). D. (1)-(2)-(4)-(3)-(5). Câu 14. Trong giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây rừng, giai đoạn gần thành thục không có đặc điểm nào sau đây? A. Là giai đoạn từ 3 đến 5 năm kể từ cây ra hoa lần thứ nhất. B. Sinh trưởng của cây vẫn diễn ra mạnh mẽ, lượng hoa quả tăng dần, tán cây dần hình thành. C. Sức đề kháng cao nhưng một số tính trạng về năng suất, chất lượng lâm sản vẫn chưa ổn định. D. Đối với rừng trồng lấy giống, đây là giai đoạn kinh doanh hạt giống tốt nhất. Câu 15: Một trong những đặc điểm của cây rừng ở giai đoạn non là A. Chống chịu tốt với các điều kiện bất thường của môi trường. B. Đáp ứng tốt với các biện pháp chăm sóc như bón phân, làm cỏ, vun xới, tưới nước. C. Ít chịu tác động của sâu, bệnh hại. D. Chỉ có sự tăng trưởng về chiều cao, không có sự tăng trưởng về kích thước. Câu 16. Trong ao nuôi thủy sản, thực vật thủy sinh không có vai trò nào sau đây? A. Cung cấp oxygen hòa tan trong nước. B. Cung cấp nơi trú ngụ cho động vật thủy sản. C. Ổn định độ mặn của nước. D. Hấp thụ một số chất độc trong nước. Mã đề : 001 Trang Seq/5
  3. Câu 17. Biện pháp trồng rừng bằng cây con có bầu ưu điểm hơn so với trồng rừng bằng cây con có rễ trần là? A. Giảm thời gian chăm sóc. B. Chi phí thấp. C. Kĩ thuật đơn giản. D. Tốn ít công lao động. Câu 18: Một trong những biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng là A. chăn thả gia súc tự do trong các hệ sinh thái rừng đặc dụng. B. tăng cường tiêu thụ các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng. C. thu hẹp diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên để xây dựng các khu nghỉ dưỡng. D. hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến quản bảo vệ và phát triển rừng. Câu 19: Trong khai thác tài nguyên rừng, phương thức khai thác trắng là A. chặt toàn bộ cây rừng ở một khu vực trong một mùa khai thác. B. chọn chặt những cây rừng đã thành thục, giữ lại cây còn non. C. chặt toàn bộ cây rừng ở một khu vực trong nhiều mùa khai thác. D. chọn chặt những cây rừng bị sâu bệnh, giữ lại cây khỏe. Câu 20. Cho các vai trò sau: (1) Ngăn ngừa sự phát sinh ô nhiễm môi trường trên diện rộng. (2) Đảm bảo các thông số môi trường trong khoảng phù hợp cho từng đối tượng nuôi. (3) Tăng cường các tác động xấu đến sức khỏe con người. (4) Duy trì điều kiện sống ổn định, phù hợp cho động vật thủy sản sinh trưởng, phát triển. (5) Tăng chi phí xử lí ô nhiễm môi trường trong nuôi thủy sản. Có bao nhiêu vai trò đúng khi nói về vai trò của việc quản lí môi trường nuôi thủy sản: A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. 3. VẬN DỤNG: 4 CÂU Câu 21. Cho các nhận định sau: (1) Tuyên truyền về tầm quan trọng của nguồn lợi thủy sản. (2) Áp dụng các phương pháp khai thác thủy sản bền vững. (3) Tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp. (4) Giúp người dân có ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản khi họ có cuộc sống ổn định. (5) Có sức khoẻ tốt, chăm chỉ, chịu khó và có trách nhiệm cao trong công việc. Các nhận định đúng về biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản là? A. (2), (3). (4), (5). B. (1), (2), (3), (4). C. (1), (2), (4), (5). D. (1), (3), (4), (5). Câu 22. Nuôi trồng và khai thác thuỷ sản giúp cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của ngành chế biển thuỷ sản ở địa phương. Đây là nội dung nói về vai trò cung cấp nguồn nào của thuỷ sản? A. Nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu . B. Thực phẩm giàu protein cho con người. C. Tạo công ăn việc làm cho người dân . D. Cung cấp thưc ăn chăn nuôi, vui chơi và giải trí. Câu 23. Nhà ông Tuấn ở gần bến đò Năm Bửu trên sông Đồng Nai, thuộc xã Phú Thịnh, huyện Tân Phú. Đây là nguồn nước chảy từ thượng nguồn về. Loại thuỷ sản thích hợp nhất để ông Tuấn lựa chọn nuôi theo phương thức thâm canh là? A. Cá chép, cá mè, ngao, hàu, cá rô phi. B. Cá chép, cá mè, cá trắm cỏ, cá rô phi. C. Cá chép, ngao, tôm hùm, cá vân. D. Cá chép, cá hồi vân, hàu, cá rô phi. Câu 24. Sau khi tốt nghiệp 12 xong, bạn Bình không muốn theo học đại học, bạn đi học trung cấp chăn nuôi thuỷ sản. Trong đợt thực tập bạn Bình đo hàm lượng oxy hoà tan trong ao nuôi cá Diêu hồng của bè nhà bác Tài, để kiểm tra hàm lượng oxygen trong nước nuôi cá. Vậy chỉ oxygen phù hợp nhất trong nước ao nuôi cá Diêu hồng là bao nhiêu? A. Oxy hoà tan > 5mg/lít. B. Oxy hoà tan < 5mg/lít. Mã đề : 001 Trang Seq/5
  4. C. Oxy hoà tan > 0,05mg/lít. D. Oxy hoà tan = 5mg/lít. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Để gia tăng diện tích chăn nuôi gia súc, tăng kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người dân ở vùng núi, một số hộ gia đình đã chặt phá rừng hình 1. 1, làm đồng cỏ chăn thả và cung cấp thức ăn cho trâu, bò. Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai về thực trạng đó? a) Hoạt động phá rừng làm nơi chăn thả gia súc dẫn đến tình trạng suy giảm diện tích và chất lượng rừng. b) Người dân khoanh vùng rừng đã bị suy thoái để làm chuồng trại chăn nuôi. c) Chính quyền cần tổ chức cho các hộ nuôi trâu bò ký cam kết không chăn thả gây ảnh hưởng đến diện tích rừng địa phương. d) Cán bộ lâm nghiệp cần hướng dẫn các hộ dân chuyển đổi loại cây rừng phù hợp với mục đích chăn thả gia súc. Câu 2. Thuỷ sản bền vững không chỉ có lợi cho môi trường mà còn có lợi cho sức khoẻ con người, theo bài báo Tạp Chí Tài Chính- 22/05/2022. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập nhóm về tìm hiểu “Xu hướng phát triển thủy sản ở Việt Nam và trên thế giới”, một bạn học sinh nêu vấn đề cần trao đổi như sau: a) Phát triển thủy sản bền vững gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản là xu hướng phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới. b) Phát triển thủy sản bền vững cần tăng tỉ lệ nuôi, giảm tỉ lệ khai thác. c) Nuôi trồng thủy sản bền vững giúp đa dạng hoá thị trường xuất khẩu thuỷ sản, nhưng bắt buộc phải tuân theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. d) Phát triển công nghệ nuôi thủy sản thông minh, nuôi thủy sản an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường. Câu 3. Một nhóm học sinh được giao nhiệm vụ tìm hiểu về biện pháp xử lí ao sau khi nuôi thủy sản. Một số biện pháp đưa ra như sau: a) Tuyển chọn và bổ sung hệ vi sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ và các chất độc vào môi trường sau nuôi thủy sản. b) Sử dụng ao lắng và bổ sung chế phẩm sinh học hoặc trồng thực vật thủy sinh để tăng cường xử lí chất thải trong ao lắng. c) Xả hết nước trong ao ra hệ thống sông, hồ và lấy nước mới vào ao trước khi thả nuôi lứa mới. d) Bùn đáy ao nuôi thủy sản có chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể được nạo vét để bón cho cây trồng hoặc ủ để tạo phân vi sinh. Mã đề : 001 Trang Seq/5
  5. Câu 4. Trong bài thuyết trình về ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thủy sản, một nhóm học sinh đã đưa ra một số nhận định như sau: a) Có thể bổ sung chế phẩm vi sinh vào thức ăn để phòng bệnh cho động vật thủy sản. b) Đối với các bệnh có nguyên nhân là do virus gây ra thì việc phòng bệnh thường ít có hiệu quả. c) Trong sản xuất tôm giống, để tránh lây truyền virus gây bệnh từ tôm bố mẹ sang con giống cần ứng dụng kĩ thuật PCR để phát hiện sớm mầm bệnh trên tôm bố, mẹ. d) Chế phẩm vi sinh có hiệu quả cao trong trị bệnh nhưng ít có tác dụng trong phòng bệnh, vì vậy không nên sử dụng chế phẩm vi sinh tròng phòng bệnh thủy sản. ……………………..HẾT………………. Mã đề : 001 Trang Seq/5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1