intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Giáo dục KT và PL năm 2025 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các em có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các em “Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Giáo dục KT và PL năm 2025 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, Đồng Nai”. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các em đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Giáo dục KT và PL năm 2025 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, Đồng Nai

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU ĐỀ THAM KHẢO KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2025 Môn: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ………………………………………………… Số báo danh: ……………………………………………………. PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án. Câu 1: Các cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường là A. chủ thể sản xuất. B. chủ thể trung gian. C. chủ thể tiêu dùng. D. chủ thể nhà nước. NL: Tìm hiểu và tham gia các hoạt động KT-XH; CB: TH1.1: Hiểu được kiến thức khoa học về chủ thể nền kinh tế MĐTD: Biết; CĐ 1: Nền kinh tế và chủ thể của nền kinh tế- Lớp10 Câu 2: Công ty của anh P luôn chủ động thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh là đang A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. NL: Điều chỉnh hành vi CB: ĐC1.2 _ Hiểu được kiến thức về hình thức thực hiện pháp luật MĐTD: Biết ; CĐ7: Pháp luật nước CHXHCNVN Câu 3: Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến người lao động có nguy cơ lâm vào tình trạng thất nghiệp? A. Do cơ sở kinh doanh đóng cửa. B. Mất cân đối cung cầu lao động. C. Bị kỷ luật do vi phạm hợp đồng. D. Nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. NL: Tìm hiểu và tham gia các hoạt động KT-XH; CB: TH1.2 : Giải thích đơn giản hiện tượng kinh tế MĐTD: Biết CĐ2- Lạm phát và thất nghiệp Câu 4: Việc chủ thể sản xuất kinh doanh không ngừng học tập nâng cao kiến thức về lĩnh vực mình kinh doanh là góp phần hoàn thiện năng lực nào dưới đây? A. Năng lực chuyên môn. B. Năng lực thực hành. C. Năng lực giao tiếp. D. Năng lực sáng tạo. NL:Tìm hiểu và tham gia các hoạt động KT-XH CB: TH1.2_ Giải thích được năng lực của người kinh doanh: MĐTD: Biết ; CĐ 4 – Ý tưởng cơ hội và năng lực cần thiết của người kinh doanh Câu 5. Nhà nước ta luôn có những chính sách đãi ngộ để thu hút người tài làm việc và cống hiến cho đất nước mà không phân biệt giới tính. Điều này thể công dân bình đẳng trong lĩnh vực A. lao động. B. kinh tế. C. chính trị. D. giáo dục. NL: Điều chỉnh hành vi CB: ĐC2. Phân tích đánh giá hành vi qua thực hiện quyền lao động MĐTD: Hiểu ; CĐ7: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật 1
  2. Câu 6: Đối với những người không thể tự tay viết phiếu để đi bầu cử thì sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ bầu cử của mình như thế nào? A. Có thể nhờ ứng cử viên viết hộ và thực hiện bỏ phiếu B. Có thể nhờ người khác viết phiếu hộ, nhưng phải đảm bảo tuyệt đối bí mật và người cử tri phải tự mình bỏ phiếu C. Có thể dùng phiếu của người khác để bầu cử D. Nhờ một người khác viết phiếu và bỏ phiếu giúp mình NL: Điều chỉnh hành vi CB: ĐC2. Phân tích đánh giá hành vi qua thực hiện bầu cử, ứng cử MĐTD: Biết CĐ 8- Một số quyền dân chủ cơ bản của công dân Câu 7: Phát biểu nào dưới đây là sai về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế? A. Tăng trưởng, phát triển kinh tế tạo điều kiện để phát triển văn hoá, giáo dục. B. Một quốc gia muốn phát triển bền vững, chỉ cần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. C. Phát triển kinh tế góp phần giảm bớt chênh lệch trình độ phát triển giữa các vùng. D. Phát triển kinh tế góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế. NL:Tìm hiểu và tham gia các hoạt động KT-XH CB: TH1.2 phân biệt được sự khác biệt giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế MĐTD: Hiểu CĐ1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế Câu 8: Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng do A. Đoàn thể thực hiện. B. Nhà nước thực hiện. C. Công đoàn thực hiện D. Người dân thực hiện. NL:Tìm hiểu và tham gia các hoạt động KT-XH CB: TH1.: Hiểu được các kiến thức khoa học về bảo hiểm MĐTD: Biết CĐ3: Bảo hiểm và an sinh xã hội Câu 9: Quyền của công dân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình là quyền A. sở hữu tài sản. B. định đoạt tài sản. C. sử dụng tài sản. D. khai thác tài sản. NL: Điều chỉnh hành vi CB: ĐC1. 1. Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện quyền sở hữu . MĐTD: Hiểu CĐ7; Một số Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh tế Câu 10. Doanh nghiệp được hình thành do sự đóng góp của nhiều người với vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau thuộc loại hình doanh nghiệp nào dưới đây? A. Doanh nghiệp tư nhân. B. Công ty cổ phần. C. Công ty trách nhiệm hữu hạn. D. Hợp tác xã. NL:Tìm hiểu và tham gia các hoạt động KT-XH CB: TH1.1 Hiểu được kiến thức khoa học về mô hình sản xuất kinh doanh MĐTD: Biết CĐ4: Sản xuất KD và mô hình SX KD Câu 11: Văn bản quy phạm pháp luật nào có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta ? A. Nghị quyết. B. Hiến pháp. C. Quyết định. D. Pháp lệnh. NL:Tìm hiểu và tham gia các hoạt động KT-XH 2
  3. CB: TH1.1 Hiểu biết về hiến pháp nước CHXHCNVN MĐTD: Biết CĐ8 - Hiến pháp nước CHXHCNVN Câu 12: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình sẽ bị phạt tù bao lâu? A.Từ 2 tháng đến 1 năm B.Từ 3 tháng đến 2 năm C.Từ 4 tháng đến 3 năm D.Từ 5 tháng đến 5 năm NL: Điều chỉnh hành vi CB: ĐC2.1 _ Phân tích, đánh giá được thái độ hành vi MĐTD: Biết CĐ9- Một số quyền tự do cơ bản của công dân Câu 13: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là vi phạm quyền? A.Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe B.Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân C.Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân D.Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân NL: Điều chỉnh hành vi CB: ĐC2.2- Phê phán đấu tranh với hành vi vi phạm quyền MĐTD: Hiểu ; CĐ9- Một số quyền tự do cơ bản của công dân Câu 14. Trong quan hệ lao động, mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về việc làm, tiền lương, thưởng và bảo hiểm xã hội được qui định tại? A. Tại doanh nghiệp B. Trung tâm giới thiệu việc làm C. Hợp đồng lao động D. Hồ sơ tuyển dụng NL: Tìm hiểu và tham gia các hoạt động KT-XH CB: TH1.1- Hiểu được kiến thức khoa học về hợp đồng lao động MĐTD: Biết CĐ7: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật Câu 15: Cạnh tranh lành mạnh là như thế nào? A.Là sự cạnh tranh ngầm nhằm phá hoại đối thủ kinh doanh của mình bằng các cách bỉ ổi B.Là sự ganh đua một cách hợp pháp, trong sạch, đàng hoàng giữa các nhà kinh doanh C.Sử dụng các thủ đoạn mờ ám, bất chính nhằmg loại bỏ đối thủ, tranh giành thị trường D.Là thực hiện các chiêu trò không chính đáng để cạnh tranh với đối thủ kinh doanh NL: Tìm hiểu và tham gia các hoạt động KT-XH CB: TH1.2- Giải thích một cách đơn giản về canh tranh MĐTD: Hiểu CĐ1-Cạnh tranh, cung cầu trong nền kinh tế thị trường Đọc thông tin sau trả lời câu hỏi 16,17, 18 Chia sẻ về việc quyết định tham gia BHXH tự nguyện, chị D cho biết, trước đây chị làm công nhân đã có 10 năm tham gia BHXH bắt buộc và sau khi nghỉ việc chị không còn được tham gia nữa. Nghỉ việc ở nhà, chị chuyển sang bán hàng ăn để mưu sinh hàng ngày. Công việc 3
  4. vất vả, thức khuya dậy sớm khiến sức khỏe chị ngày một yếu đi. Lúc này chị bắt đầu nghĩ tới và tham gia BHXH tự nguyện. Tính đến nay chị đã đóng được 5 năm, mỗi lần đều đóng theo quý, mỗi quý hơn 600 ngàn đồng. Không những tham gia BHXH tự nguyện, chị còn tham gia cả BHYT hộ gia đình. Nói về lợi ích của việc tham gia những loại hình bảo hiểm trên, chị D xúc động cho hay: Tôi cũng vừa mới mổ u được vài tháng. Đến khi bị bệnh tôi mới thấy sự hữu ích của những loại hình bảo hiểm này. Cứ hoàn cảnh như hiện nay, khi hết tuổi lao động mà không tham gia các loại hình bảo hiểm của nhà nước sẽ không biết lấy gì nuôi thân nếu như không có nguồn thu ổn định. Câu 16: Ngoài loại hình bảo hiểm xã hội, chị D còn tham gia loại hình bảo hiểm nào dưới đây? A. Bảo hiểm thương mại. B. Bảo hiểm y tế. C. Bảo hiểm thất nghiệp. D. Bảo hiểm dân sự. NL: Điều chỉnh hành vi CB: ĐC 3.2. _ Phân tích đánh giá thái độ người tham gia bảo hiểm MĐTD: Biết; CĐ3: Bảo hiểm và an sinh XH Câu 17: Các loại hình bảo hiểm mà chị D tham gia có đặc điểm chung nào dưới đây? A. Được hưởng ngay sau khi đóng phí. B. Do Nhà nước tổ chức. C. Do cá nhân triển khai. D. Bắt buộc đối với mọi công dân. NL: Tìm hiểu và tham gia các hoạt động KT-XH CB: TH2.1 Giải thích được các quy định của bảo hiểm MĐTD: Hiểu CĐ3- Bảo hiểm và an sinh XH Câu 18: Thông tin trên cho biết chị D đã và đang tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội nào dưới đây? A. Bắt buộc và tài trợ. B. Thất nghiệp và tự nguyện. C. Tự nguyện và tài trợ. D. Tự nguyện và bắt buộc. NL: Tìm hiểu và tham gia các hoạt động KT-XH CB: TH2.1 Giải thích được các quy định của bảo hiểm MĐTD: Hiểu CĐ3- Bảo hiểm và an sinh XH Đoc thông tin sau trả lời câu hỏi 19,20,21 Chị T ấp ủ dự định cho con trai (hiện đang học lớp 10) đi du học. Chị ước tính số tiền cần để trả tiền chi phí cho con 4 năm đại học là 300 triệu đồng. Với số tiền lớn này, Chị T xác định mốc thời gian tiết kiệm tiền phải trên 2 năm, mục tiêu trước mắt là khoản chi phí cho con học trung tâm để lấy chứng chỉ ngoại ngữ trong năm học lớp 10 này. Chị T lập một kế hoạch tài chính để đạt được mục tiêu tài chính trên. Theo dự kiến, mỗi tháng nhà chị T sẽ phải tiết kiệm tối thiểu 8 triệu đồng và duy trì mức tiết kiệm này là 3 năm. Để dự phòng chi phí phát sinh và đáp ứng các nhu cầu cấp thiết khác như: quỹ học tập, quỹ dự phòng, quỹ mừng sinh nhật bạn bè, người thân, ... mỗi tháng chị T tiết kiệm thêm 1 triệu đồng bỏ ở một ống tiết kiệm riêng dùng trong trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, chị T dự tính, sẽ làm thêm công việc báo cáo thuế tháng cho 2 công ty và chị T dùng số tiền này bổ sung vào quỹ tiết kiệm của mình. Trong 20 tháng đầu tiên, gia đình chị T cố gắng đạt được mục tiêu tiết kiệm 200 triệu đồng. Từ số tiền 4
  5. này, T sẽ mở tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng để đầu tư sinh lời mỗi năm. Số tiền sinh lời này, T dùng bổ sung vào quỹ tiết kiệm của mình để sớm đạt được mục tiêu tài chính đã đặt. Câu 19: Để thực hiện được mục tiêu cho con đi du học như dự định, với nguồn thu nhập hiện tại chị T nên cắt giảm các khoản chi tiêu nào dưới đây? A. Chi tiêu thiết yếu. B. Các khoản tiết kiệm. C. Các khoản dự phòng. D. Chi tiêu không thiết yếu. NL: Phát triển bản thân CB: PT2.1 Tự đặt ra mục tiêu tài chính phù hợp MĐTD: Biết CĐ6: Quản lí thu chi gia đình Câu 20: Kế hoạch quản lý thu chi trong gia đình của chị T trong thông tin trên không bao gồm khoản chi nào dưới đây? A. Chi phí không thiết yếu. B. Chi đầu tư kinh doanh. C. Chi tiết kiệm, dự phòng. D. Chi phí thiết yếu. NL: Phát triển bản thân CB: PT3.2 _ Điều chỉnh mục tiêu kế hoạch cho phù hợp MĐTD: Hiểu CĐ6: Quản lí thu chi gia đình Câu 21: Trong thông tin trên, nội dung nào dưới đây không thể hiện việc xác định mục tiêu tài chính trong gia đình của chị T? A. Tiết kiệm mỗi tháng 8 triệu. B. Chi phí cho con đi du học. C. Chi phí học chứng chỉ. D. Làm thêm báo cáo thuế. NL: Phát triển bản thân CB: PT3.1- vận động giúp đỡ mọi người thực hiện kế hoạch thu chi MĐTD: Biết CĐ6: Quản lí thu chi gia đình Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi 22,23,24 Chị A phát hiện mình xuất hiện nhiều triệu chứng mắc bệnh truyền nhiễm nhưng không thông báo với cán bộ y tế ở địa phương mà tự mua thuốc về chữa trị. Đồng thời, chị vẫn làm việc và đi lại ở những nơi đông người như khu công nghiệp, trung tâm thương mại mà không thực hiện bất kì biện pháp bảo hộ nào Câu 22: Chị A không báo với cán bộ y tế địa phương biết việc mình mắc bệnh và tự mua thuốc điều trị. Việc làm của chị A đã vi phạm A. Nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh. B. Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ. C. Quyền được đảm bảo an sinh xã hội. D. Đảm bảo bí mật thông tin chữa bệnh. NL: Điều chỉnh hành vi CB: ĐC 2.1 _ Phân tích đánh giá thái độ việc làm của người khác trong thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân MĐTD: Hiểu CĐ8- Quyền và nghĩa vụ của công dân về văn hóa, xã hội Câu 23: Việc chị A mắc bệnh truyền nhiễm vẫn làm việc và đi lại ở khu công nghiệp, trung tâm thương mại là đang A. .Không tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng bệnh 5
  6. B. Thực hiện quyền lao động C. Vi phạm quyền được chăm sóc sức khỏe D. Vi phạm nghĩa vụ của công dân về phòng bệnh NL: Điều chỉnh hành vi CB: ĐC 2.2 _ Phê phán thái độ hành vi của người khác khi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân MĐTD: Hiểu CĐ8- Quyền và nghĩa vụ của công dân về văn hóa, xã hội Câu 24: Nếu là chị A, em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ? A. Báo cho trung tâm y tế biết về việc mình mắc bệnh truyền nhiễm. B. Tiếp tục tự mua thuốc và điều trị tại nhà. C. Vẫn đi lại bình thường ở các nơi công cộng. D. Từ chối thực hiện các quy định về phòng chống bệnh. NL: Điều chỉnh hành vi CB: ĐC 2.2 _ Phê phán đấu tranh với hành vi của người khác khi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân MĐTD: VD, CĐ8- Quyền và nghĩa vụ của công dân về văn hóa, xã hội PHẦN 2: Chọn đáp án Đúng (Đ) hoặc Sai ( S) với mỗi lệnh hỏi ( mệnh đề) a, b, c, d Câu 1. Đọc đoạn thông tin sau: Đại hội lần thứ IX của Đảng đã đề ra chủ trương “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”; ngày 27/11/2001, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW “Về hội nhập kinh tế quốc tế”. Đại hội lần thứ X của Đảng khẳng định chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác”; ngày 05/02/2007, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW “Về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới”. (Nguồn: Theo Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế) a.Thông tin trên thể hiện chủ trương và quyết tâm của Đảng ta về hội nhập kinh tế quốc tế.Đ NL: Tìm hiểu và tham gia các hoạt động KT-XH CB: TH 2.1_Phân tích, đánh giá được thuận lợi khi HNKTQT MĐTD: Biết CĐ2 -Hội nhập KTQT b.Việc hội nhập kinh tế quốc tế chỉ cần chú trọng lĩnh vực kinh tế. S NL: Điều chỉnh hành vi CB: ĐC 1.3_ Có hiểu biết cơ bản về hội nhập KTQT MĐTD: Biết CĐ2 -Hội nhập KTQT c.Hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững.Đ NL: Điều chỉnh hành vi CB: ĐC 1.3_ Có hiểu biết cơ bản về hội nhập KTQT 6
  7. MĐTD: Vận dụng CĐ2 -Hội nhập KTQT d.Mở rộng hợp tác quốc tế sẽ khiến Việt Nam bị lệ thuộc vào các quốc gia khácS NL: Tìm hiểu và tham gia các hoạt động KT-XH CB: TH 2.1_ Đánh giá về quá trình hội nhập KTQT MĐTD: Biết CĐ2 -Hội nhập KTQT Câu 2. Đọc đoạn thông tin sau: Gia đình ông B nuôi nhiều lợn theo mô hình VAC trên khuôn viên của gia đình nhưng không có hệ thống tiêu thoát nước, khí thải đảm bảo. Nước và khí thải được thải trực tiếp vào đường thoát nước (không có nắp che) chung của xóm làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và những hộ dân xung quanh. Dù đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng gia đình ông B vẫn không khắc phục thậm chí tình trạng ô nhiễm ngày càng nặng hơn gây bức xúc ảnh hưởng tới đời sống của cộng đồng. a.Ông B có quyền sử dụng khuôn viên của nhà mình trong khu dân cư để trồng trọt, chăn nuôi.S NL: TÌm hiểu và tham gia các hoạt động KT-XH CB: TH2.3 – Bước đầu đưa ra quyết định hợp lí khi nắm bắt cơ hội kinh doanh MĐTD: VD; CĐ 4: Lập kế hoạch kinh doanh b.Khi tiến hành sản xuất nông nghiệp trên đất của mình, ông B phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường.Đ NL: Điều chỉnh hành vi CB: ĐC 1.2_ Hiểu được trách nhiệm của công dân trong kinh doanh MĐTD: Hiểu CĐ7 –Một số quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh tế c.Ông B có trách nhiệm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi lợn đã gây ra.Đ NL: Điều chỉnh hành vi CB: ĐC 1.2_ Hiểu được trách nhiệm của công dân trong kinh doanh MĐTD: VD CĐ7 –Một số quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh tế d.Ông B không có quyền chăn nuôi nhiều lợn theo mô hình VAC trong khuôn viên của gia đình ở khu dân cư.Đ NL: Điều chỉnh hành vi CB: ĐC 1.2_ Hiểu được trách nhiệm của công dân trong kinh doanh MĐTD: Hiểu CĐ7 –Một số quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh tế Câu 3. Đọc thông tin sau: 7
  8. Công ty Y hoạt động trong lĩnh vực truyền thông. Trong nhiều năm qua, công ty thường xuyên thực hiện hoạt động quyên góp từ thiện giúp đỡ nhân dân các vùng gặp khó khăn, hoạn nạn. Công ty còn xây dựng nhà tình nghĩa cho những gia đình có công với đất nước, tặng sách giáo khoa cho hàng chục thư viện ở các trường phổ thông. Bên cạnh đó, còn thực hiện các chế độ bảo đảm quyền lợi người lao động, tạo mối quan hệ gắn bó giữa cán bộ, công nhân viên và công ty. a.Công ty Y thường xuyên thực hiện hoạt động quyên góp từ thiện giúp đỡ nhân dân các vùng gặp khó khăn hoạn nạn là thực hiện trách nhiệm đạo đức. S NL: Điều chỉnh hành vi CB: ĐC 1.2- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp MĐTD: VD ; CĐ5 –Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp b.Công ty Y đã tặng sách giáo khoa cho hàng chục thư viện ở các trường phổ thông là thực hiện trách nhiệm nhân văn. Đ NL: Điều chỉnh hành vi CB: ĐC 1.2. Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện trách nhiệm doanh nghiệp MĐTD: VD ; CĐ5 –Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp c.Công ty Y bảo đảm quyền lợi người lao động, tạo mối quan hệ gắn bó giữa cán bộ, công nhân viên và công ty là thực hiện trách nhiệm nhân văn. S NL: Điều chỉnh hành vi CB: ĐC 1.2. Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện trách nhiệm doanh nghiệp MĐTD: VD ; CĐ5 –Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp d. Công ty Y xây nhà tình xây dựng nhà tình nghĩa cho những gia đình có công với đất nước là thực hiện trách nhiệm pháp lý. S NL: Điều chỉnh hành vi CB: ĐC 1.2. Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện trách nhiệm doanh nghiệp MĐTD: VD ; CĐ5 –Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Câu 4. Đọc đoạn thông tin sau: Tối 19/7/2019, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng xác nhận: tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Luật biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển 8
  9. Việt Nam. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam. (Nguồn: https://tuoitre.vn) a.Tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông là hành vi vi phạm quy định của Luật Biển quốc tế.Đ NL: Tìm hiểu và tham gia các hoạt động KT-XH CB: TH 2.1- Phân tích đánh giá được hành vi trong quan hệ quốc tế MĐTD: VD ; CĐ 9- Một số vấn đề cơ bản về luật pháp quốc tế b.Các lực lượng chấp pháp của nhà nước Việt Nam không có quyền yêu cầu chấm dứt các hành vi của tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc.S NL: Tìm hiểu và tham gia các hoạt động KT-XH CB: TH 2.1- Phân tích đánh giá được hành vi trong quan hệ quốc tế MĐTD: VD ; CĐ 9- Một số vấn đề cơ bản về luật pháp quốc tế c.Việt Nam trao công hàm phản đối các hành vi của tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc là thực hiện đúng quy định của Công ước LHQ về luật biển.Đ NL: Tìm hiểu và tham gia các hoạt động KT-XH CB: TH1.1_ Hiểu được kiến thức khoa học vế luật pháp quốc tế MĐTD: VD; CĐ 9- Một số vấn đề cơ bản về luật pháp quốc tế d. Trung Quốc cần tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực.Đ NL: Điều chỉnh hành vi CB: ĐC 2.1- Phân tích đánh giá được hành vi trong quan hệ quốc tế MĐTD: VD ; CĐ 9- Một số vấn đề cơ bản về luật pháp quốc tế ---------------- HẾT ---------------- - Thí sinh không được sử dụng tài liệu; - Giám thị không giải thích gì thêm. 9
  10. PHẦN ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2025 Môn: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chọn B B C A A B B B A B B D Câu 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Chọn A C B B B D D B D A A A PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chỉ chọn đúng hoặc sai. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,50 điểm. - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm. Câu Lệnh hỏi Đáp án Câu Lệnh hỏi Đáp án 1 a Đ 3 a S 10
  11. b S b Đ c Đ c S d S d S 2 a S 4 a Đ b Đ b S c Đ c Đ d Đ d Đ ---------------- HẾT ---------------- 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
78=>0