
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2025 có đáp án - Trường THPT Ba Tơ, Quãng Ngãi
lượt xem 0
download

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2025 có đáp án - Trường THPT Ba Tơ, Quãng Ngãi”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Chúc các em ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2025 có đáp án - Trường THPT Ba Tơ, Quãng Ngãi
- TRƯỜNG THPT BA TƠ KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2025 ĐỀ THI THAM KHẢO Môn thi: HÓA HỌC (Đề có 4 trang) Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Cho biết nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N= 14; O = 16;Na = 23; Al = 27; S = 32; Fe = 56. PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thi sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Liên kết ion khác với liên kết cộng hóa trị ở điểm nào sau đây? A. Tính bão hòa lớp electron ở vỏ nguyên tử. B. Tuân theo quy tắc octet. C. Tạo ra hợp chất bền vững hơn. D. Tính không định hướng. Câu 2. Trong trồng trọt, không nên sử dụng phân đạm ammonium nitrate (NH4NO3) cùng với vôi sống (CaO) vì sao? A. Làm thất thoát nitrogen dưới dạng khí N2. B. Tạo ra hợp chất không tan trong đất. C. Làm mất nitrogen do giải phóng khí NH3. D. Làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng. Câu 3. Cho but-1-ene tác dụng với HCl thu được sản phẩm chính là A. 1-chlorobutane. B. 2-chlorobutane. C. 2-chlorobut-1-ene. D. 1-chlorobut-1-ene. Câu 4. Khi để lâu trong không khí, chất béo sẽ A. bị bay hơi. B. bị nóng chảy. C. có mùi khó chịu. D. có mùi thơm. Câu 5. Quần áo bị dính bẩn bởi dầu mỡ. Nên sử dụng chất nào sau đây để loại bỏ vết bẩn đó? A. Dung dịch muối ăn. B. Chất giặt rửa tổng hợp. C. Dung dịch HC1. D. Dung dịch NaOH. Câu 6. Phổ hồng ngoại (IR) của hợp chất hữu cơ nào dưới đây không có hấp thụ ở vùng 1750-1600 cm-1 ? A. Phenol. B. Ketone. C. Ester. D. Aldehyde. Câu 7. Hormone nào sau đây làm giảm lượng glucose trong máu? A. Adrenaline. B. Thyroxine. C. Insuline. D. Oxytocine. Câu 8. CH3CH2NH2 có theo danh pháp gốc chức là A. aminoethane. B. ethylamine. C. ethanamine. D. ethylamino. Câu 9. Amino acid chứa nhóm chức nào sau đây? A. –NH2. B. –NH–. C. –OH. D. –O–. Câu 10. Vai trò nào sau đây không phải của protein? A. Vận chuyển các chất dinh dưỡng ra, vào tế bào. B. Lưu trữ một số chất cần thiết cho tế bào. C. Duy trì pH của máu. D. Là thành phần tạo nên cao su. Câu 11. Nhựa X là chất liệu nhựa khá cứng, không màu, không mùi, không vị. Không màu và dễ tạo màu, các loại hộp xốp phần lớn được làm từ nhựa X. X thuộc loại polymer nhiệt dẻo có kí hiệu là PS. Vậy X là A. Poly(methyl methacrylate). B. Polystyrene. C. Cellulose. D. Polypropylene. Câu 12. Trong tình huống cháy nhựa poly(ethylene terephthalate) (PET), các khí độc hại như CO 2 và CO sẽ sinh ra. Phản ứng với các khí này, biện pháp nào là đúng? (a) Sử dụng khăn ướt che mũi miệng có thể giúp giảm hít phải khí độc. (b) Cần giữ bình tĩnh và nhanh chóng rời khỏi khu vực cháy. (c) Dùng CO2 để dập tắt đám cháy nhựa PET. (d) Khói từ nhựa PET ít độc hơn khói từ cháy gỗ. Các phát biểu đúng là: A. (a), (b). B. (a), (c). C. (b), (d). D. (a), (b), (c). Câu 13. Cho biết thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa – khử Mg2+/Mg ; Zn2+/Zn ; Cu2+/Cu ; Ag+/Ag ; Hg2+/Hg lần lượt là – 2,37 V; – 0,76 V ; 0,34 V ; 0,8 V và 0,85 V. E 0 = 3,22 V là sức pin điện động chuẩn của pin nào trong số các pin sau? A. Zn – Ag. B. Mg – Zn. C. Zn – Hg. D. Mg – Hg.
- 2 Câu 14. Cho thế điện cục chuẩn của các cặp oxi hóa - khử: Fe2+/Fe; Na+/Na; Ag+/Ag; Mg2+/Mg; Cu2+/Cu lần lượt là -0,44 V; -2,713 V; +0,799 V; -2,353 V; +0,340 V. Ở điều kiện chuẩn, kim loại Cu khử được ion kim loại nào sau đây? A. Na+. B. Mg2+. C. Ag+. D. Fe2+. Câu 15. Cho biết số thứ tự của Ca trong bảng tuần hoàn là 20. Vị trí của Mg trong bảng tuần hoàn là A. chu kì 3, nhóm IIIA. B. chu kì 4, nhóm IIB. C. chu kì 3, nhóm IIA. D. chu kì 4, nhóm IIA. Câu 16. Khi lựa chọn kim loại để làm vỏ hộp kim loại nhẹ chứa nước ngọt hoặc bia, tính chất nào sau đây thường không được xét đến? A. Tính độc. B. Khối lượng riêng. C. Tính dễ dát mỏng. D. Nhiệt độ nóng chảy. Câu 17. Các kim loại Na, K thường được bảo quản bằng cách ngâm trong A. nước. B. dầu hỏa. C. acid. D. base. Câu 18. Dung dịch X chứa các ion Ca2+, Mg2+, HCO3-. Dung dịch X thuộc loại nào sau đây? A. Nước mềm. B. Nước có tính cứng tạm thời. C. Nước có tính cứng vĩnh cửu. D. Nước có tính cứng toàn phần. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Một học sinh tiến hành tổng hợp methyl salicylate (có mùi dầu gió) từ salicylic acid và methanol. Sau thí nghiệm, tiến hành phân tách sản phẩm. Ghi phổ hồng ngoại của salicylic acid, methanol và methyl salicylate. Cho biết số sóng hấp thụ đặc trưng của một số liên kết trên phổ hồng ngoại như sau: Liên kết O-H (alcohol) O-H (carboxylic acid) C=O (ester, carboxylic acid) Số sóng (cm⁻¹) 3650 – 3200 3300 – 2500 1780 – 1650 a) Phản ứng tổng hợp trong thí nghiệm này là phản ứng trung hòa. b) Phổ hồng ngoại có số sóng hấp thụ ở 3400 cm⁻¹ là phổ của methanol. c) Phổ hồng ngoại có số sóng hấp thụ ở 1680 cm⁻¹ mà không có số sóng hấp thụ đặc trưng của liên kết O-H là phổ của methyl salicylate. d) Dựa vào phổ hồng ngoại, có thể phân biệt được salicylic acid, methanol và methyl salicylate. Câu 2. Enzyme catalase là một protein có khả năng xúc tác cho phản ứng phân hủy hydrogen peroxide (H2O2). Hoạt tính xúc tác của enzyme càng cao thì phản ứng phân hủy H2O2 diễn ra càng nhanh. Hoạt tính xúc tác của enzyme phụ thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ, pH,... Một nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm ở nhiệt độ không đổi nhưng thay đổi pH của môi trường để xác định pH tối ưu của enzyme catalase. Kết quả thí nghiệm được ghi lại trong bảng sau: pH 5 6 7 8 9 Thời gian phân hủy (giây) 150 120 60 90 120 Kết quả được biểu diễn bằng đồ thị sau: 160 150 140 120 120 120 Thời gian (giây) 100 90 80 60 60 40 20 0 pH=5 pH =6 pH =7 pH =8 pH =9 Môi trường (pH)
- 3 a) Theo số liệu thu được, phản ứng phân hủy H2O2 ở pH = 7 diễn ra nhanh hơn ở pH = 6. b) Ở các giá trị pH nghiên cứu, hoạt tính xúc tác của enzyme catalase cao nhất tại pH = 7. c) pH tối ưu của enzyme catalase là pH trung tính. d) Từ kết quả thí nghiệm, kết luận được hoạt tính xúc tác của enzyme catalase tăng khi pH tăng. Câu 3. Hiện tượng điện phân có nhiều ứng dụng trong thực tiễn sản xuất và đời sống như luyện kim, tinh chế kim loại, mạ điện, …. a) Trong quá trình điện phân dung dịch với anode là điện cực trơ, khối lượng dung dịch luôn giảm. b) Trong quá trình điện phân dung dịch, ở cathode luôn xảy ra quá trình khử. c) Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, có màng ngăn), pH của dung dịch giảm. d) Trong quá trình điện phân dung dịch, cathode luôn thu được kim loại. Câu 4. Muối NiCl2 khan có màu vàng. Hòa tan một lượng muối này vào nước, thu được dung dịch màu xanh lá cây [Ni(H2O)6]2+. Thêm dung dịch NaOH vào dung dịch này, xuất hiện kết tủa màu xanh lá cây (chất Y). a) NiCl2 là hợp chất của kim loại chuyển tiếp. b) Phức chất X có chứa phối tử aqua (phối tử H2O). c) Trong phức chất X, liên kết giữa nguyên tử trung tâm và phối tử là liên kết ion. d) Chất Y là Ni(OH)2. PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Trong một nhà máy luyện kim, giai đoạn sản xuất khí CO bằng phản ứng của than cốc và hơi nước được thực hiện theo phương trình hóa học (1) như sau: C(s) + H2O(g) ⇌ CO(g) + H2(g) (1) Phản ứng (1) là phản ứng thu nhiệt mạnh. Lượng nhiệt này được cung cấp từ quá trình đốt cháy hoàn toàn than cốc theo phương trình hóa học (2): C(s) + O2(g) → CO2(g) (2) Xét các phản ứng ở điều kiện chuẩn và hiệu suất chuyển hóa của carbon là 85%. Tính khối lượng than cốc (theo tấn, làm tròn đến hàng phần trăm) cần thiết để sản xuất 5,00 tấn CO trong giai đoạn trên. Biết 90% lượng nhiệt tỏa ra từ phản ứng (2) được cung cấp cho phản ứng (1). Chất CO2 (g) CO(g) H2O (g) f H o (kJ mol⁻¹) 298 -393,5 -110,5 -241,8 Câu 2. Phản ứng xà phòng hóa mỡ động vật với dung dịch NaOH tạo ra muối sodium oleate (C17H33COONa). Tính phân tử khối của muối này. Câu 3. Cho phương trình hóa học của các phản ứng được đánh số thứ tự từ 1 tới 4 dưới đây: enzyme hoaëc H+ (1) C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6 Saccharose Glucose Fructose H+ ,t o (2) C12H22O11 + H2O 2C6H12O6 (3) CH2OH-[CHOH]4-CHO + 2Cu(OH)2+NaOH CH2OH-[CHOH]4-COONa + Cu2O +3H2O to (4) 2C12H22O11 + Cu(OH)2 (C12H21O11)2Cu + 2H2O Gán số thứ tự các phương trình theo tên gọi tên gọi: Thủy phân saccharose, thủy phân maltose, saccharose hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam ở nhiệt độ thường, glucose bị oxi hóa bởi Cu(OH)2/OH-(to) tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O. Câu 4. Số đồng phân amine bậc 1 ứng với công thức phân tử C4H11N là bao nhiêu? Câu 5. Một mẫu quặng bauxite có chứa 40% Al2O3. Để sản xuất 300 km một loại dây cáp nhôm (aluminium) hạ thế người ta sử dụng toàn bộ lượng nhôm (aluminium) điều chế được từ m tấn quặng bauxite bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3. Biết rằng khối lượng nhôm (aluminium) trong 1 km dây cáp là 1074 kg và hiệu suất của quá trình điều chế nhôm (aluminium) là 80%. Tìm giá trị của m (làm tròn đến hàng đơn vị). Câu 6. Trong quá trình bảo quản, hydrogen peroxide (H2O2) thường bị phân hủy một phần thành nước và oxygen. Để xác định nồng độ H2O2 còn lại trong dung dịch, người ta thường sử dụng phương pháp chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4. Một dung dịch H2O2 sau khi bảo quản một thời gian được lấy ra 10,00 mL và pha loãng
- 4 thành 100,0 mL dung dịch. Lấy 10,00 mL dung dịch này cho vào bình nón, thêm H2SO4 loãng dư rồi chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4 0,0200M. Thể tích trung bình của dung dịch KMnO4 tiêu tốn sau 3 lần chuẩn độ là 18,50 mL. Tính nồng độ mol của dung dịch H2O2 ban đầu (làm tròn đến hàng phần trăm). -------------- HẾT --------------
- 5 HƯỚNG DẪN GIẢI PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thi sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Liên kết ion khác với liên kết cộng hóa trị ở điểm nào sau đây? A. Tính bão hòa lớp electron ở vỏ nguyên tử. B. Tuân theo quy tắc octet. C. Tạo ra hợp chất bền vững hơn. D. Tính không định hướng. Câu 2.Trong trồng trọt, không nên sử dụng phân đạm ammonium nitrate (NH4NO3) cùng với vôi sống (CaO) vì sao? A. Làm thất thoát nitrogen dưới dạng khí N2. B. Tạo ra hợp chất không tan trong đất. C. Làm mất nitrogen do giải phóng khí NH3. D. Làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng. Câu 3. Cho but-1-ene tác dụng với HCl thu được sản phẩm chính là A. 1-chlorobutane. B. 2-chlorobutane. C. 2-chlorobut-1-ene. D. 1-chlorobut-1-ene. Câu 4. Khi để lâu trong không khí, chất béo sẽ A. bị bay hơi. B. bị nóng chảy. C. có mùi khó chịu. D. có mùi thơm. Câu 5. Quần áo bị dính bẩn bởi dầu mỡ. Nên sử dụng chất nào sau đây để loại bỏ vết bẩn đó? A. Dung dịch muối ăn. B. Chất giặt rửa tổng hợp. C. Dung dịch HC1. D. Dung dịch NaOH. Câu 6. Phổ hồng ngoại (IR) của hợp chất hữu cơ nào dưới đây không có hấp thụ ở vùng 1750-1600 cm-1? A. Phenol. B. Ketone. C. Ester. D. Aldehyde. Câu 7. Hormone nào sau đây làm giảm lượng glucose trong máu? A. Adrenaline. B. Thyroxine. C. Insuline. D. Oxytocine. Câu 8. CH3CH2NH2 có theo danh pháp gốc chức là A. aminoethane. B. ethylamine. C. ethanamine. D. ethylamino. Câu 9. Amino acid chứa nhóm chức nào sau đây? A. –NH2. B. –NH–. C. –OH. D. –O–. Câu 10. Vai trò nào sau đây không phải của protein? A. Vận chuyển các chất dinh dưỡng ra, vào tế bào. B. Lưu trữ một số chất cần thiết cho tế bào. C. Duy trì pH của máu. D. Là thành phần tạo nên cao su. Câu 11. Nhựa X là chất liệu nhựa khá cứng, không màu, không mùi, không vị. Không màu và dễ tạo màu, các loại hộp xốp phần lớn được làm từ nhựa X. X thuộc loại polymer nhiệt dẻo có kí hiệu là PS. Vậy X là A. Poly(methyl methacrylate). B. Polystyrene. C. Cellulose. D. Polypropylene. Câu 12. Trong tình huống cháy nhựa poly(ethylene terephthalate) (PET), các khí độc hại như CO 2 và CO sẽ sinh ra. Phản ứng với các khí này, biện pháp nào là đúng? (a) Sử dụng khăn ướt che mũi miệng có thể giúp giảm hít phải khí độc. (b) Cần giữ bình tĩnh và nhanh chóng rời khỏi khu vực cháy. (c) Dùng CO2 để dập tắt đám cháy nhựa PET. (d) Khói từ nhựa PET ít độc hơn khói từ cháy gỗ. Các phát biểu đúng là: A. (a), (b). B. (a), (c). C. (b), (d). D. (a), (b), (c). Hướng dẫn giải (a) Đúng: Khăn ướt giúp lọc bụi và hạn chế hít khí độc. (b) Đúng: Giữ bình tĩnh là quan trọng để thoát hiểm an toàn. (c) Sai: Dùng CO2 không phù hợp với nhựa PET vì có thể gia tăng nhiệt độ cục bộ. (d) Sai: Khói nhựa PET độc hại hơn khói từ gỗ.
- 6 Câu 13. Cho biết thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa – khử Mg2+/Mg ; Zn2+/Zn ; Cu2+/Cu ; Ag+/Ag ; Hg2+/Hg lần lượt là – 2,37 V; – 0,76 V ; 0,34 V ; 0,8 V và 0,85 V. E 0 = 3,22 V là sức pin điện động chuẩn của pin nào trong số các pin sau? A. Zn – Ag. B. Mg – Zn. C. Zn – Hg. D. Mg – Hg. Hướng dẫn giải E0 Ag) = E0 + /Ag – Eo /Zn = 0,80 – (– 0,76) = 1,56V. pin(Zn Ag Zn 2+ E0 pin(Mg Zn) = E Zn o 2+ /Zn – Eo Mg 2+ /Mg = – 0,76 – (– 2,37) = 1,61V. E0 Hg) = E0 pin(Zn Hg2+ /Hg – Eo Zn 2+ /Zn = 0,85 – (– 0,76) = 1,61V. E0 pin(Mg Hg) = E Hg o 2+ /Hg – Eo Mg 2+ /Mg = 0,85 – (– 2,37) = 3,22V. Câu 14. Cho thế điện cục chuẩn của các cặp oxi hóa - khử: Fe2+/Fe; Na+/Na; Ag+/Ag; Mg2+/Mg; Cu2+/Cu lần lượt là -0,44 V; -2,713 V; +0,799 V; -2,353 V; +0,340 V. Ở điều kiện chuẩn, kim loại Cu khử được ion kim loại nào sau đây? A. Na+. B. Mg2+. C. Ag+. D. Fe2+. Câu 15. Cho biết số thứ tự của Ca trong bảng tuần hoàn là 20. Vị trí của Mg trong bảng tuần hoàn là A. chu kì 3, nhóm IIIA. B. chu kì 4, nhóm IIB. C. chu kì 3, nhóm IIA. D. chu kì 4, nhóm IIA. Câu 16. Khi lựa chọn kim loại để làm vỏ hộp kim loại nhẹ chứa nước ngọt hoặc bia, tính chất nào sau đây thường không được xét đến? A. Tính độc. B. Khối lượng riêng. C. Tính dễ dát mỏng. D. Nhiệt độ nóng chảy. Câu 17. Các kim loại Na, K thường được bảo quản bằng cách ngâm trong A. nước. B. dầu hỏa. C. acid. D. base. Câu 18. Dung dịch X chứa các ion Ca2+, Mg2+, HCO3-. Dung dịch X thuộc loại nào sau đây? A. Nước mềm. B. Nước có tính cứng tạm thời. C. Nước có tính cứng vĩnh cửu. D. Nước có tính cứng toàn phần. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Một học sinh tiến hành tổng hợp methyl salicylate (có mùi dầu gió) từ salicylic acid và methanol. Sau thí nghiệm, tiến hành phân tách sản phẩm. Ghi phổ hồng ngoại của salicylic acid, methanol và methyl salicylate. Cho biết số sóng hấp thụ đặc trưng của một số liên kết trên phổ hồng ngoại như sau: Liên kết O-H (alcohol) O-H (carboxylic acid) C=O (ester, carboxylic acid) Số sóng (cm⁻¹) 3650 – 3200 3300 – 2500 1780 – 1650 a) Phản ứng tổng hợp trong thí nghiệm này là phản ứng trung hòa. b) Phổ hồng ngoại có số sóng hấp thụ ở 3400 cm⁻¹ là phổ của methanol. c) Phổ hồng ngoại có số sóng hấp thụ ở 1680 cm⁻¹ mà không có số sóng hấp thụ đặc trưng của liên kết O-H là phổ của methyl salicylate. d) Dựa vào phổ hồng ngoại, có thể phân biệt được salicylic acid, methanol và methyl salicylate. Hướng dẫn giải a) Sai. Phản ứng này là phản ứng ester hóa. b) Đúng. Số sóng 3400 cm⁻¹ nằm trong khoảng hấp thụ đặc trưng của liên kết O-H trong alcohol. c) Đúng. Số sóng 1680 cm⁻¹ nằm trong khoảng hấp thụ đặc trưng của liên kết C=O trong ester, và phổ này không có số sóng hấp thụ của liên kết O-H. d) Đúng. Có thể phân biệt dựa vào các số sóng hấp thụ đặc trưng của liên kết O-H (alcohol), O- H (acid) và C=O. Câu 2. Enzyme catalase là một protein có khả năng xúc tác cho phản ứng phân hủy hydrogen peroxide (H2O2). Hoạt tính xúc tác của enzyme càng cao thì phản ứng phân hủy H2O2 diễn ra càng nhanh. Hoạt tính xúc tác của enzyme phụ thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ, pH,... Một nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm ở nhiệt độ không đổi nhưng thay đổi pH của môi trường để xác định pH
- 7 tối ưu của enzyme catalase. Kết quả thí nghiệm được ghi lại trong bảng sau: pH 5 6 7 8 9 Thời gian phân hủy (giây) 150 120 60 90 120 Kết quả được biểu diễn bằng đồ thị sau: 200 Thời gian (giây) 150 150 120 120 90 100 60 50 0 pH=5 pH =6 pH =7 pH =8 pH =9 Môi trường (pH) a) Theo số liệu thu được, phản ứng phân hủy H2O2 ở pH = 7 diễn ra nhanh hơn ở pH = 6. b) Ở các giá trị pH nghiên cứu, hoạt tính xúc tác của enzyme catalase cao nhất tại pH = 7. c) pH tối ưu của enzyme catalase là pH trung tính. d) Từ kết quả thí nghiệm, kết luận được hoạt tính xúc tác của enzyme catalase tăng khi pH tăng. Câu 3. Hiện tượng điện phân có nhiều ứng dụng trong thực tiễn sản xuất và đời sống như luyện kim, tinh chế kim loại, mạ điện, …. a) Trong quá trình điện phân dung dịch với anode là điện cực trơ, khối lượng dung dịch luôn giảm. b) Trong quá trình điện phân dung dịch, ở cathode luôn xảy ra quá trình khử. c) Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, có màng ngăn), pH của dung dịch giảm. d) Trong quá trình điện phân dung dịch, cathode luôn thu được kim loại. Hướng dẫn giải a) Đúng : khối lượng dung dịch luôn giảm vì ion kim loại bị khử thành kim loại, hoặc nước bị điện phân. b) Đúng: Trong quá trình điện phân dung dịch, ở cathode luôn xảy ra quá trình khử. c) Sai: Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở cathode ion Na+ không bị khử=> nước bị khử tạo OH- pH của dung dịch tăng. d) Sai: Trong quá trình điện phân dung dịch, chỉ ion kim loại sau Al mới bị khử. Câu 4. Muối NiCl2 khan có màu vàng. Hòa tan một lượng muối này vào nước, thu được dung dịch màu xanh lá cây [Ni(H2O)6]2+. Thêm dung dịch NaOH vào dung dịch này, xuất hiện kết tủa màu xanh lá cây (chất Y). a) NiCl2 là hợp chất của kim loại chuyển tiếp. b) Phức chất X có chứa phối tử aqua (phối tử H2O). c) Trong phức chất X, liên kết giữa nguyên tử trung tâm và phối tử là liên kết ion. d) Chất Y là Ni(OH)2. Hướng dẫn giải a) Đúng. NiCl2 được tạo thành từ kim loại Ni và phi kim Cl. b) Đúng. Ion Ni2+ trong dung dịch nước tồn tại dưới dạng phức chất [Ni(H2O)6]2+ có màu xanh lá cây. c) Sai Trong phức chất X. Liên kết giữa nguyên tử trung tâm với các phối tử là liên kết phối trí. d) Đúng. PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Trong một nhà máy luyện kim, giai đoạn sản xuất khí CO bằng phản ứng của than cốc và hơi nước được thực hiện theo phương trình hóa học (1) như sau:
- 8 C(s) + H2O(g) ⇌ CO(g) + H2(g) (1) Phản ứng (1) là phản ứng thu nhiệt mạnh. Lượng nhiệt này được cung cấp từ quá trình đốt cháy hoàn toàn than cốc theo phương trình hóa học (2): C(s) + O2(g) → CO2(g) (2) Xét các phản ứng ở điều kiện chuẩn và hiệu suất chuyển hóa của carbon là 85%. Tính khối lượng than cốc (theo tấn, làm tròn đến hàng phần trăm) cần thiết để sản xuất 5,00 tấn CO trong giai đoạn trên. Biết 90% lượng nhiệt tỏa ra từ phản ứng (2) được cung cấp cho phản ứng (1). Chất CO2 (g) CO(g) H2O (g) f H o (kJ mol⁻¹) 298 -393,5 -110,5 -241,8 Hướng dẫn giải r H298 (1) = f H298 (CO) - f H298 o o o (H₂O) = -110,5 – (-241,8) = 131,3 kJ r H298 (2) = f H298 (CO2 ) = -393,5 kJ o o Xem đơn vị tấn như gam. 5 nCO = mol = nC (1) 28 Phản ứng (1) ta có: C(s) + H2O(g) ⇌ CO(g) + H2(g) (1) 5 5 (mol) 28 28 1 mol C (1) bị oxi hóa cần 131,3 kJ. 5 5 100 6565 Vậy mol C bị oxi hóa thì cần .131,3. = kJ 28 28 85 238 Phản ứng (2) C(s) + O2(g) → CO2(g) (2) 90 Nhiệt do phản ứng (2) cung cấp cho phản ứng (1) là: 393,5. 354,15 kJ khi đốt cháy 1 mol C 100 (2) 6565 6565 Vậy để cấp kJ thì cần 238 mol C (2) 238 354,15 6565 5 Vậy khối lượng C là: 238 .12 = 3,08 tấn 28 354,15 Câu 2. Phản ứng xà phòng hóa mỡ động vật với dung dịch NaOH tạo ra muối sodium oleate (C17H33COONa). Tính phân tử khối của muối này. Hướng dẫn giải M = 304 Câu 3. Cho phương trình hóa học của các phản ứng được đánh số thứ tự từ 1 tới 4 dưới đây: enzyme hoaëc H+ (1) C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6 Saccharose Glucose Fructose H+ ,t o (2) C12H22O11 + H2O 2C6H12O6 (3) CH2OH-[CHOH]4-CHO + 2Cu(OH)2 +NaOH CH2OH-[CHOH]4-COONa + Cu2O to +3H2O (4) 2C12H22O11 + Cu(OH)2 (C12H21O11)2Cu + 2H2O Gán số thứ tự các phương trình theo tên gọi tên gọi: Thủy phân saccharose, thủy phân maltose, saccharose hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam ở nhiệt độ thường, glucose bị oxi hóa bởi
- 9 Cu(OH)2/OH-(to) tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O. Hướng dẫn giải saccharose hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam ở nhiệt độ thường : Phản ứng (4) Thủy phân saccharose: Phản ứng (1) Thủy phân maltose: Phản ứng (2) glucose bị oxi hóa bởi Cu(OH)2/OH-(to) tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O: Phản ứng (3) Thứ tự dãy số: 1243 Câu 4. Số đồng phân amine bậc 1 ứng với công thức phân tử C4H11N là Hướng dẫn giải Đáp số : 4 Bậc 1: CH3-CH2-CH2-CH2-NH2; CH3-CH(CH3)-CH2-NH2; CH3-CH2-CH(CH3)-NH2; CH3-C(CH3)2-NH2; Câu 5. Một mẫu quặng bauxite có chứa 40% Al2O3. Để sản xuất 300 km một loại dây cáp nhôm (aluminium) hạ thế người ta sử dụng toàn bộ lượng nhôm (aluminium) điều chế được từ m tấn quặng bauxite bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3. Biết rằng khối lượng nhôm (aluminium) trong 1 km dây cáp là 1074 kg và hiệu suất của quá trình điều chế nhôm (aluminium) là 80%. Tìm giá trị của m (làm tròn đến hàng đơn vị). Hướng dẫn giải Đáp số : 1902 mAl (300 km cáp) = 300.1074 = 322200 kg = 322,2 tấn ñpnc Quặng bauxite 40% 2Al2O3 4Al+ 3O2 204 108 H=80% mquặng bauxite = ? tấn 322,2 tấn 322,2.204 100 100 mquặng bauxite = . . 1902 tấn 108 80 40 Câu 6. Trong quá trình bảo quản, hydrogen peroxide (H2O2) thường bị phân hủy một phần thành nước và oxygen. Để xác định nồng độ H2O2 còn lại trong dung dịch, người ta thường sử dụng phương pháp chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4. Một dung dịch H2O2 sau khi bảo quản một thời gian được lấy ra 10,00 mL và pha loãng thành 100,0 mL dung dịch. Lấy 10,00 mL dung dịch này cho vào bình nón, thêm H2SO4 loãng dư rồi chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4 0,0200M. Thể tích trung bình của dung dịch KMnO4 tiêu tốn sau 3 lần chuẩn độ là 18,50 mL. Tính nồng độ mol của dung dịch H2O2 ban đầu (làm tròn đến hàng phần trăm). Hướng dẫn giải nKMnO = 0,0200.18,50.10⁻ = 3,700. 10⁻ mol 3 4 4 Bảo toàn e: 2n H O (10 mL sau) =5. nKMnO => 2n H O (10 mL sau) = 5. 3,700. 10⁻4 => nH O (10 mL sau) = 9,25. 2 2 4 2 2 2 2 10⁻4 mol nH O (10 mL dầu) = 9,25.10-4.10 = 9,25.10⁻3 mol 2 2 9, 25.103 CM(H O ) ban đầu = = 0,925 (M) = 0,93 (M) 2 2 10.103 -------------- HẾT --------------

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Lịch sử có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ
7 p |
246 |
15
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An
16 p |
152 |
8
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn GDCD có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
5 p |
181 |
7
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Gia Lai
204 p |
208 |
6
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Cầm Bá Thước
15 p |
133 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng, Quảng Bình
5 p |
190 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đông Thụy Anh
6 p |
119 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Đồng Quan
6 p |
154 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Chuyên Biên Hòa
29 p |
186 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 - Trường THPT Minh Khai, Hà Tĩnh
6 p |
125 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phụ Dực
31 p |
118 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội
32 p |
123 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn - Trường THPT Trần Phú
1 p |
145 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đặng Thúc Hứa
6 p |
101 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai
7 p |
131 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường Chuyên Võ Nguyên Giáp
6 p |
145 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Lần 1)
6 p |
122 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh học có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
4 p |
152 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
