Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2024 có đáp án - Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Lần 1)
lượt xem 5
download
Mời các bạn học sinh cùng tham khảo và tải về "Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2024 có đáp án - Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Lần 1)" được chia sẻ sau đây để luyện tập nâng cao khả năng trả lời câu hỏi đề thi để tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp diễn ra. Chúc các em ôn tập và đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2024 có đáp án - Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Lần 1)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN I NĂM 2024 TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi thành phần: LỊCH SỬ (Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài :50 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi 142 Câu 1: Khó khăn trên lĩnh vực văn hóa của nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945 là A. gần 2 triệu đồng báo chết đói. B. ngân sách nhà nước trống rỗng. C. nhiều xí nghiệp nằm trong tay tư bản Pháp. D. hơn 90% dân số mù chữ. Câu 2: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11/1939) đánh dấu bước chuyển hướng của Đảng ta vì A. thay đổi mục tiêu: từ đánh đổ chính quyền đế quốc và tay sai sang dân sinh, dân chủ. B. đặt nhiệm vụ dân chủ lên hàng đầu. C. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. D. thay đổi hình thức đấu tranh: từ công khai, hợp pháp sang nửa công khai, bất hợp pháp. Câu 3: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) diễn ra trong bối cảnh nào? A. Phát xít Nhật đã vào Đông Dương. B. Thế lực phát xít lên cầm quyền ở một số nước. C. Nguyễn Ái Quốc về nước lãnh đạo cách mạng. D. Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc. Câu 4: Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là mâu thuẫn giữa A. giai cấp công nhân với tư sản mại bản. B. giai cấp tư sản với địa chủ phong kiến. C. toàn thể nông dân với địa chủ phong kiến. D. nhân dân ta với thực dân Pháp và tay sai. Câu 5: Với sự kiện 17 nước châu Phi được trao trả độc lập, lịch sử ghi nhận năm 1960 là A. năm châu Phi thức tỉnh. B. năm châu Phi giải phóng. C. năm châu Phi. D. năm châu Phi nổi dậy. Câu 6: Quốc gia nào ở Đông Nam Á giành chính quyền và tuyên bố độc lập (1945) dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản? A. Việt Nam, Lào. B. Philippin, Thái Lan. C. Cuba, Đông Đức. D. Triều Tiên, Trung Quốc. Câu 7: Thỏa thuận của Hội nghị lanta (2.1945) xác định vĩ tuyến 38 là ranh giới chia cắt đất nước A. Đông Âu. B. Nhật Bản. C. Triều Tiên. D. Trung Quốc. Câu 8: Hình thức đấu tranh nào không được sử dụng trong phong trào dân chủ 1936-1939? A. Đấu tranh nghị trường. B. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí. C. Mít tinh, biểu dương lực lượng. D. Khởi nghĩa vũ trang. Câu 9: Vì sao Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại? A. Có điều kiện hòa bình và đầy đủ cơ sở vật chất cho nghiên cứu. B. Có tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào. C. Khoa học - kĩ thuật thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. D. Khoa học - kĩ thuật phục vụ cho triển khai chiến lược toàn cầu. Câu 10: Đâu không phải là thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965)? A. Thực hiện chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận. B. Tăng viện trợ quân sự cho chính quyền Diệm. C. Mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương. D. Dồn dân lập ấp chiến lược. Câu 11: Một trong những ý nghĩa quốc tế của sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1/10/1949) là gì? Mã đề 142- Trang 1/4
- A. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc thế giới. B. Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do. C. Xoá bỏ tàn dư phong kiến, tiến lên chủ nghĩa xã hội. D. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc. Câu 12: Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử năm 1949 đã A. buộc các nước phương Tây phải đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô. B. phá thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mỹ. C. làm đảo lộn hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mỹ. D. chứng tỏ Liên Xô là nước đầu tiên chế tạo thành công bom nguyên tử. Câu 13: Kế hoạch quân sự Nava của Pháp ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Quân Pháp đang giành được thế chủ động trên chiến trường. B. Quân Pháp bị sa lầy, ngày càng lâm vào thế phòng ngự. C. Phát xít Nhật tràn vào Đông Dương. D. Quân đồng minh đang kéo vào nước ta. Câu 14: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm1945 diễn ra và giành thắng lợi nhanh chóng là do A. ta đã chuẩn bị chu đáo và xác định đúng thời cơ giành chính quyền. B. thực dân Pháp đã đầu hàng phát xít Nhật và rút khỏi nước ta. C. nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới ủng hộ, giúp đỡ. D. tinh thần đoàn kết chiến đấu của quân dân ba nước Đông Dương. Câu 15: Theo “phương án Maobáttơn", thực dân Anh đã chia Ấn Độ thành hai quốc gia trên cơ sở A. tín ngưỡng. B. lãnh thổ. C. chủng tộc. D. tôn giáo. Câu 16: Sau cách mạng tháng Tám năm1945, lực lượng nào có mặt ở nước ta từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc? A. Quân Trung Hoa Dân quốc. B. Quân Pháp. C. Quân Đức. D. Quân Mĩ. Câu 17: Điểm tương đồng trong quá trình ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh châu Âu (EU) là gì? A. Đều là những đồng minh đáng tin cậy của Mĩ. B. Đều là đối tác quan trọng của Nhật Bản. C. Từ nhu cầu liên kết và hợp tác giữa các nước. D. Đều là đối tác chiến lược của Liên Xô. Câu 18: Văn bản nào được thông qua tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (đầu năm 1930)? A. Đường kách mệnh. B. Kháng chiến nhất định thắng lợi. C. Chính cương vắn tắt. D. Bản án chế độ thực dân Pháp. Câu 19: Một trong các chính sách về kinh tế của Chính quyền Xô viết Nghệ -Tĩnh là gì? A. Thành lập các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân. B. Chia ruộng đất cho dân cày nghèo. C. Quần chúng được tự do tham gia các đoàn thể cách mạng. D. Mở lớp dạy chữ quốc ngữ. Câu 20: Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không nằm trong phong trào Cần Vương ở Việt Nam (1885-1896)? A. Khởi nghĩa Ba Đình. B. Khởi nghĩa Hương Khê. C. Khởi nghĩa Yên Bái. D. Khởi nghĩa Bãi Sậy. Câu 21: Định ước Henxiki (1975) và Hiệp ước Bali (1976) đều có điểm chung là A. xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước. B. tăng cường trao đổi hợp tác về kinh tế và khoa học kỹ thuật. C. tăng cường hợp tác liên minh khu vực trên lĩnh vực ngoại giao. D. mở ra xu thế “nhất thể hóa khu vực” và kết nối hai lục địa Á - Âu. Câu 22: Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), những nước nào sau đây thuộc phe phát xít? A. Mĩ, Anh, Liên Xô. B. Đức, I-ta-lia, Nhật Bản. C. Mĩ, Anh, Pháp. D. Anh, Pháp, Nga. Câu 23: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam? A. Khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân. B. Chứng minh vai trò của khối liên minh công nông trong thực tiễn. C. Khẳng định đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản là đúng đắn. D. Mở ra kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội. Mã đề 142- Trang 2/4
- Câu 24: Âm mưu của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) là gì? A. Dùng người Việt đánh người Việt. B. Tạo ưu thế về binh lực và hỏa lực, giành lại thế chủ động. C. Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh. D. Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương. Câu 25: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 mang tính chất một cuộc cách mạng A. dân chủ tư sản kiểu mới. B. tư bản chủ nghĩa. C. chiến tranh giải phóng. D. xã hội chủ nghĩa. Câu 26: Theo Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia A. tự do. B. độc lập. C. tự trị. D. phong kiến. Câu 27: Mục đích của phong trào “vô sản hóa” mà Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện trong những năm 1928-1929 là gì? A. Tập hợp lực lượng chống Pháp, tuyên truyền vận động thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. B. Tổ chức các cuộc đấu tranh của quần chúng. C. Đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng tiên phong. D. Tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Câu 28: Khoảng thập niên 70 của thế kỷ XX, trên thế giới đã xuất hiện những trung tâm kinh tế- tài chính nào? A. Trung Quốc, Ấn Độ. B. Mĩ, Anh, Pháp. C. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản. D. Nhật, Trung Quốc. Câu 29: Lực lượng tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ (1961-1965) là A. quân đồng minh của Mĩ. B. quân đội Sài Gòn. C. quân chủ lực của Mĩ. D. quân các nước thuộc địa của Mĩ. Câu 30: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!” (Trang 131- SGK Lịch sử 12-NXB Giáo dục) Câu nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã A. giải thích nguyên nhân vì sao ta phải kháng chiến chống Pháp. B. kêu gọi bạn bè quốc tế ủng hộ ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp. C. tố cáo âm mưu xâm lược và tội ác của thực dân Pháp đối với ta. D. thể hiện mong muốn hòa bình của dân tộc Việt Nam. Câu 31: Thực tiễn quá trình xây dựng các mặt trận dân tộc thống nhất trong tiến trình cách mạng Việt Nam (1930-1975) cho thấy A. mặt trận được xây dựng thành công là nhờ xóa bỏ các mâu thuẫn giai cấp. B. việc tập hợp lược lượng trong mặt trận phù hợp với sách lược cách mạng. C. các thành viên tự nguyện tham gia mặt trận do nhân dân trực tiếp quản lí. D. mặt trận là một khối đoàn kết không có mâu thuẫn và đấu tranh nội bộ. Câu 32: Nhận định nào sau đây không đúng về phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1919-1930)? A. Có nhiều khuynh hướng đấu tranh cùng phát triển. B. Tập hợp được các lực lượng vào mặt trận dân tộc. C. Đấu tranh chống đế quốc và cả phong kiến tay sai. D. Phong phú về hình thức, đa dạng về lực lượng. Câu 33: Thời cơ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 và thời cơ trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 có điểm tương đồng nào sau đây? A. Xuất hiện khi kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta đã trở nên suy yếu. B. Xuất hiện và tồn tại trong thời gian dài sau thắng lợi từng bước của ta. C. Xuất hiện khi lực lượng vũ trang ba thứ quân đã được củng cố. D. Xuất hiện và tồn tại trong thời gian dài sau thắng lợi ngoại giao của ta. Mã đề 142- Trang 3/4
- Câu 34: “Đó là bản anh hùng ca của một cuộc chiến tranh thần kỳ mà chiến công tiêu biểu của nó đã được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đã đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.” Nhận định trên nói về ý nghĩa của chiến thắng nào trong lịch sử dân tộc ta? A. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. B. Cách mạng tháng Tám năm 1945. C. Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975. D. Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không 1972. Câu 35: “Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.” (Trang 173- SGK Lịch sử 12-NXB Giáo dục) Đoạn tư liệu trên nói về chiến lược chiến tranh nào của đế quốc Mĩ? A. Đông Dương hóa chiến tranh (1969-1973). B. Chiến tranh đặc biệt (1961-1965). C. Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). D. Chiến tranh cục bộ (1965-1968). Câu 36: Công cuộc kháng chiến kiến quốc của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn cách mạng từ 1945- 1954 đạt được thành quả nào sau đây? A. Công cuộc cải cách ruộng đất được thực hiện trên cả nước. B. Xoá bỏ giai cấp bóc lột và các hình thức bóc lột phong kiến. C. Hoàn thành cải tạo quan hệ sản xuất và cải cách giáo dục. D. Bộ máy chính quyền các cấp được xây dựng và củng cố. Câu 37: Nhận xét nào sau đây đúng về đấu tranh ngoại giao trong 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975)? A. Kết quả của đấu tranh ngoại giao không phụ thuộc vào tương quan lực lượng trên chiến trường. B. Đấu tranh ngoại giao chỉ là sự phản ánh kết quả của đấu tranh chính trị và quân sự. C. Đấu tranh ngoại giao có tính độc lập tương đối trong quan hệ với đấu tranh quân sự và chính trị. D. Đấu tranh ngoại giao luôn phụ thuộc vào quan hệ và sự dàn xếp giữa các cường quốc. Câu 38: Đại hội đại biểu lần thứ II cuả Đảng Cộng Sản Đông Dương (2.1951) đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng, vì đã A. nêu rõ những nhiệm vụ cơ bản trong tiến trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. B. quyết định thành lập khối đoàn kết chiến đấu của nhân dân Đông Dương. C. bước đầu xây dựng được cơ sở vật chất và công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. D. quyết định thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Câu 39: Một trong những điểm khác biệt của cuộc Tổng tiến công nổi dậy Mậu Thân 1968 so với Tổng tiến công nổi dậy mùa xuân 1975 là gì? A. Tiến công địch ở cả nông thôn và đô thị. B. Mục tiêu đánh đổ chính quyền Sài Gòn. C. Sự tham gia của lực lượng ba thứ quân. D. Tương quan lực lượng giữa ta và địch. Câu 40: So với các giai đoạn trước, vấn đề nào đã được Đảng ta chú trọng xây dựng và phát triển trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giai đoạn 1939-1945? A. Khối liên minh công nông. B. Tinh thần đoàn kết quốc tế. C. Mặt trận dân tộc thống nhất. D. Vai trò lãnh đạo của Đảng. ----- HẾT ----- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:……………………………………Số báo danh…………………………………….. Chữ ký CBCT1:…………………………………….Chữ ký CBCT2:…………………………………. Mã đề 142- Trang 4/4
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN I NĂM 2024 BÀI THI: KHOA HỌC XÃ HỘI (Hướng dẫn chấm có 01 trang) Môn thi thành phần: LỊCH SỬ Mã đề thi 142 Mã đề thi 143 Mã đề thi 144 Mã đề thi 145 1 D 1 A 1 C 1 B 2 C 2 B 2 C 2 D 3 B 3 C 3 B 3 A 4 D 4 C 4 D 4 A 5 C 5 B 5 A 5 C 6 A 6 D 6 B 6 D 7 C 7 C 7 B 7 B 8 D 8 D 8 D 8 D 9 A 9 B 9 B 9 D 10 C 10 B 10 A 10 C 11 A 11 A 11 D 11 A 12 B 12 A 12 D 12 B 13 B 13 D 13 B 13 C 14 A 14 A 14 C 14 B 15 D 15 A 15 D 15 A 16 A 16 B 16 D 16 D 17 C 17 C 17 A 17 B 18 C 18 D 18 C 18 C 19 B 19 C 19 C 19 A 20 C 20 B 20 D 20 C 21 A 21 B 21 A 21 C 22 B 22 A 22 B 22 C 23 D 23 D 23 D 23 A 24 B 24 A 24 B 24 D 25 D 25 C 25 C 25 B 26 A 26 C 26 D 26 B 27 D 27 A 27 A 27 A 28 C 28 D 28 A 28 D 29 B 29 A 29 C 29 C 30 A 30 C 30 A 30 C 31 B 31 B 31 D 31 C 32 B 32 D 32 B 32 B 33 A 33 C 33 A 33 D 34 A 34 A 34 B 34 A 35 D 35 A 35 C 35 C 36 D 36 D 36 D 36 D 37 C 37 D 37 A 37 B 38 A 38 B 38 A 38 A 39 D 39 B 39 C 39 A 40 C 40 A 40 B 40 D
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2024 có đáp án - Sở GD&ĐT Sơn La (Lần 2)
7 p | 5 | 2
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 - Trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa (Lần 2)
6 p | 9 | 2
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2024 - Trường THPT Võ Thị Sáu, Phú Yên
6 p | 9 | 2
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Dương Quảng Hàm, Hưng Yên
14 p | 7 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Kim Liên, Nghệ An (Lần 4)
18 p | 4 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2024 có đáp án - Trường THPT Chuyên Đại học Vinh (Lần 2)
22 p | 9 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chuyên Hạ Long (Lần 3)
6 p | 12 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2024 có đáp án - Trường THPT A Nghĩa Hưng, Nam Định (Lần 2)
7 p | 9 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Ngô Thì Nhậm, Ninh Bình (Lần 1)
26 p | 6 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Nam Cao, Hà Nam (Lần 1)
14 p | 3 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Sở GD&ĐT Đắk Lắk (Lần 2)
34 p | 6 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Tĩnh Gia 2, Thanh Hóa
20 p | 4 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2024 có đáp án - Trường THPT Tháp Mười, Đồng Tháp
8 p | 3 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Vật lý năm 2024 - Cụm Liên trường THPT tỉnh Quảng Nam (Lần 2)
4 p | 3 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2024 - Cụm Liên trường THPT tỉnh Quảng Nam (Lần 2)
6 p | 4 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2024 - Cụm Liên trường THPT tỉnh Quảng Nam (Lần 2)
5 p | 6 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn GDCD năm 2024 - Cụm Liên trường THPT tỉnh Quảng Nam (Lần 2)
6 p | 6 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Địa lí năm 2024 - Cụm Liên trường THPT tỉnh Quảng Nam (Lần 2)
4 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn