Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án (Lần 2) - Cụm trường THPT Thuận Thành, Bắc Ninh
lượt xem 3
download
Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án (Lần 2) - Cụm trường THPT Thuận Thành, Bắc Ninh”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án (Lần 2) - Cụm trường THPT Thuận Thành, Bắc Ninh
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT CÁC TRƯỜNG THPT, TRUNG TÂM Lần 2 - NĂM HỌC 2022-2023 GDTX THỊ XÃ THUẬN THÀNH Bài thi môn: Ngữ Văn (Đề thi gồm 02 trang ) Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 09 tháng 06 năm 2023 Họ và tên..................................................................SBD........................................... I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau: Má lại đan áo cho ba Đường chỉ mong manh đôi tay gầy guộc Giọt mồ hôi của một thời nhan sắc Lặng lẽ rơi hết nỗi đau. Má ngồi trong mùa đông quên cả đêm sâu Quên mái tóc xanh hoàng hôn bạc nắng Con mang đi tháng năm lành lặn Gót chân son trẻ nụ cười. Các chị lấy chồng xa má nối tiếng à ơi Nhịp nối xưa như quê người gần lại Miếng trầu thơm cay cay lòng chờ đợi Chiếc lá ngoài vườn như con mắt nhớ thương. (Người đàn bà trong đêm - Phạm Thị Đầm – Tuyển tập thơ về Mẹ - NXB Văn hóa thông tin, 2021 tr139) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2. Chỉ ra 2 từ ngữ miêu tả hình ảnh người mẹ trong khổ thơ thứ nhất. Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong hai câu thơ sau: Con mang đi tháng năm lành lặn Gót chân son trẻ nụ cười. Câu 4. Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với anh/chị rút ra từ văn bản trên. II. LÀM VĂN (7,0 điểm). Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản phần Đọc - hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống.
- Câu 2 (5,0 điểm) Con Sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu đã thấy thèm chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ ra Sông Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Bờ sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi lại bản tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy. Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tinh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. (Trích Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2019 trang 191 ) Cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng con sông Đà qua đoạn văn trên. Từ đó nhận xét những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả hình tượng sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân. ............................Hết...............................
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH HƯỚNG DẪN CHẤM KÌ THI THỬ CÁC TRƯỜNG THPT, TRUNG TÂM GDTX TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2022-2023 THỊ XÃ THUẬN THÀNH MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 (Hướng dẫn chấm gồm 06 trang ) Phần/ NỘI DUNG Điểm Câu I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0.75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 0.75 điểm. - Học sinh trả lời không đúng đúng đáp án không cho điểm. 2 Từ ngữ miêu tả hình ảnh người mẹ: đan áo, đôi tay gầy guộc, giọt mồ 0.75 hôi… Hướng dẫn chấm: - Trả lời 2/3 từ ngữ trên : 0,75 điểm. - Trả lời được 1/3 từ ngữ trên : 0,5 điểm - Trả lời không đúng từ ngữ nào trên : 0 điểm - Nếu học sinh trả lời trích dẫn nguyên câu thơ có từ ngữ miêu tả hình ảnh mẹ : 0,75 điểm. 3 Biện pháp tu từ ẩn dụ : 1.0 + tháng năm lành lặn – tháng ngày bình yên. + nụ cười – hạnh phúc,niềm vui. Tác dụng : + Nhấn mạnh tình yêu của người mẹ dành cho con.Với mẹ con là tháng ngày bình yên,là niềm vui hạnh phúc của mẹ.Con là tất cả cuộc đời mẹ. + Tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 1.0 điểm. - Học sinh chỉ được từ ngữ ẩn dụ : 0,25 điểm - Học sinh nêu được ý 1 của phần tác dụng : 0,5 điểm - Học sinh nêu được ý 2 của phần tác dụng : 0,25 điểm
- - Học sinh trả lời sai, không cho điểm. 4 Thí sinh có thể đưa ra thông điệp khác nhau nhưng cần lí giải hợp lí, 0.5 phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.Ví dụ như : Hãy biết ơn và trân trọng tình cảm của mẹ, tình mẫu tử bao giờ cũng thiêng liêng,.. Hướng dẫn chấm: - Học sinh đưa ra được thông điệp : 0,25 điểm. - Học sinh lí giải hợp lí : 0,25 điểm. - Học sinh trả lời sai, lập luận không xác đáng: không cho điểm II LÀM VĂN. 7.0 1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một 2.0 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự hi sinh thầm lặng. a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn 0.25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của sự hi sinh 0.25 thầm lặng. c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của sự hi sinh thầm lặng. Có thể triển khai theo hướng sau: - Hi sinh thầm lặng là nhường nhịn, chấp nhận sự thiệt thòi về bản 1.0 thân vì lợi ích của người khác mà không cần ai biết đến. - Ý nghĩa của sự hi sinh thầm lặng : + Bất kể sự hi sinh thầm lặng nào cũng mang đến những giá trị nhất định,quan trọng là chúng ta có nhìn ra điều đó hay không. + Sự hi sinh giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về những gì mình đang có, nâng niu và trân trọng nó. Bởi mỗi chúng ta có cuộc sống ngày hôm nay là mình được thừa hưởng những hi sinh từ thế hệ cha ông đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc,từ sự chăm lo của bố mẹ... + Sự hi sinh giúp con người hoàn thiện hơn trong nhân cách,lối sống và nhận thức, nó không cho phép họ ích kỉ chỉ nghĩ đến riêng bản thân mình. + Khi biết hi sinh là lúc ta biết bỏ qua những điều nhỏ nhặt để hướng tới những điều lớn lao,vĩ đại.... (Dẫn chứng)
- - Rút ra bài học: + Chúng ta có thể chưa vì ai mà hi sinh nhưng thiết nghĩ nó xứng đáng nằm ở lồng ngực trái nơi có dòng máu nóng đang chảy. + Ý nghĩa của sự hi sinh thầm lặng là mang đến cho con người nhận thức sâu sắc về giá trị của nó. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (1,0 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0.75 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,5 điểm). Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0.25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Cảm nhận vẻ đẹp của sông Đà qua đoạn văn trên. Từ đó nhận xét 5.0 những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của nhà văn Nguyễn Tuân. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân 0.25 bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5 Cảm nhận vẻ đẹp của sông Đà qua đoạn văn trên. Từ đó nhận xét
- những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của nhà văn Nguyễn Tuân. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm “Người lái đò 0.5 sông Đà” và nêu vấn đề nghị luận. * Cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng sông Đà trong đoạn trích: 2.0 - Sông Đà mang vẻ đẹp của một “cố nhân”. Với những hình ảnh quen thuộc: + Nước Sông Đà gần gũi thân thiết gợi nhớ đến một trò chơi của con trẻ “trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy”, đẹp một cách hồn nhiên và trong sáng. + Nắng sông Đà gợi nhớ đến thế giới Đường thì “tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu” (Xuôi thuyền về Dương Châu giữa tháng ba, mùa hoa khói). Màu nắng gợi sự ấm áp, tươi sáng mang vẻ đẹp thi vị gợi cảm. + Vẻ đẹp của bờ bãi sông Đà lại gợi nhớ đến thế giới thần tiên trong khu vườn cổ tích “bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà”. Với cảm xúc khi gặp lại sông Đà: + Đằm đằm ấm ấm hết sức thân thuộc. + Vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm. Vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. - Sông Đà mang vẻ đẹp thơ mộng của cảnh sắc thiên nhiên ở hai bên bờ sông: Tác giả dùng điểm nhìn của một du khách hải hồ du ngoạn trên sông nước. Từ đây tác giả cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ, đa dạng, phong phú của Sông Đà + Đó là vẻ đẹp tĩnh lặng, yên ả, thanh bình như còn lưu lại dấu tích của lịch sử cha ông: Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ thời Lý, Trần, Lê cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Lặng tờ là sự im lặng tuyệt đối. Qua bao đời vẫn thế mà thôi. + Vẻ đẹp non tơ tràn đầy sức sống : Cỏ gianh đồi núi đang ra những
- nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm + Vẻ đẹp hoang dại của buổi đầu lịch sử : Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. * Vẻ đẹp của hình tượng sông Đà được thể hiện qua một số thủ pháp nghệ thuật: + Những câu văn nhịp ngắn liên tiếp như tiếng vui ngỡ ngàng trước khung cảnh bày ra trước mắt . + Đoạn văn còn sử dụng phép so sánh, nhân hoá, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, mới mẻ; lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc, chất thơ; ngôn ngữ tinh tế, tài hoa… Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm. - Phân tích chưa thật đầy đủ hoặc ý đầy đủ nhưng chưa sâu sắc: 1.5 điểm – 1.75 điểm. - Phân tích chung chung, chưa rõ các ý: 0.75 điểm – 1,25 điểm. * Đánh giá 0.5 - Nguyễn Tuân đã ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông xứ sở và thành công trong việc tìm kiếm chất vàng trong thiên nhiên Tây Bắc. Qua đây tác giả cũng kín đáo thể hiện tình cảm yêu nước tha thiết và niềm say mê, tự hào với thiên nhiên của quê hương xứ sở mình. - Khẳng định bút pháp tài hoa độc đáo của Nguyễn Tuân trong nghệ thuật xây dựng hình tượng văn học. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 02 ý : 0,5 điểm. - Trình bày được 01 ý : 0,25 điểm. * Nhận xét những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả hình tượng 0.5 sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân Nguyễn Tuân đã phải dành nhiều tâm huyết và công sức để làm hiện lên những vẻ đẹp và sắc thái khác nhau của hình tượng sông Đà: - Nhà văn đã huy động tối đa các giác quan thị giác, xúc giác, thính giác và vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực để tái hiện hình ảnh sông Đà gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. - Nhà văn cũng đã thể hiện tài năng điêu luyện của một người nghệ sĩ ngôn từ trong việc tái tạo những kì công của tạo hóa. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 03 ý: 0,5 điểm.
- - Trình bày được 01 đến 02 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ. 0.25 Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0.5 Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác, với thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm: 10.0
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2024 có đáp án - Sở GD&ĐT Sơn La (Lần 2)
7 p | 5 | 2
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 - Trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa (Lần 2)
6 p | 9 | 2
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2024 - Trường THPT Võ Thị Sáu, Phú Yên
6 p | 9 | 2
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Dương Quảng Hàm, Hưng Yên
14 p | 7 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Kim Liên, Nghệ An (Lần 4)
18 p | 4 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2024 có đáp án - Trường THPT Chuyên Đại học Vinh (Lần 2)
22 p | 9 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chuyên Hạ Long (Lần 3)
6 p | 12 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2024 có đáp án - Trường THPT A Nghĩa Hưng, Nam Định (Lần 2)
7 p | 9 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Ngô Thì Nhậm, Ninh Bình (Lần 1)
26 p | 6 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Nam Cao, Hà Nam (Lần 1)
14 p | 3 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Sở GD&ĐT Đắk Lắk (Lần 2)
34 p | 6 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Tĩnh Gia 2, Thanh Hóa
20 p | 4 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2024 có đáp án - Trường THPT Tháp Mười, Đồng Tháp
8 p | 3 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Vật lý năm 2024 - Cụm Liên trường THPT tỉnh Quảng Nam (Lần 2)
4 p | 3 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2024 - Cụm Liên trường THPT tỉnh Quảng Nam (Lần 2)
6 p | 4 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2024 - Cụm Liên trường THPT tỉnh Quảng Nam (Lần 2)
5 p | 6 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn GDCD năm 2024 - Cụm Liên trường THPT tỉnh Quảng Nam (Lần 2)
6 p | 6 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Địa lí năm 2024 - Cụm Liên trường THPT tỉnh Quảng Nam (Lần 2)
4 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn