
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2025 có đáp án - Sở GD&ĐT Thái Nguyên (Đợt 1)
lượt xem 0
download

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo "Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2025 có đáp án - Sở GD&ĐT Thái Nguyên (Đợt 1)". Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Chúc các em ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2025 có đáp án - Sở GD&ĐT Thái Nguyên (Đợt 1)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 - LẦN I TỈNH THÁI NGUYÊN Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 trang) Họ và tên thí sinh: ............................................................................................................................... Số báo danh: ........................................................................................................................................ I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản: BÀN GIAO Rồi ông sẽ bàn giao cho cháu bàn giao gió heo may bàn giao góc phố có mùi ngô nướng bay Ông sẽ chẳng bàn giao những ngày vất vả sương muối đêm bay lạnh mặt người đất rung chuyển, xóm làng loạn lạc ngọn đèn mờ, mưa bụi rơi Ông bàn giao tháng giêng hương bưởi cỏ mùa xuân xanh dưới chân giày bàn giao những mặt người đẫm nắng đẫm yêu thương trên trái đất này Ông chỉ bàn giao một chút buồn, ngậm ngùi một chút, chút cô đơn câu thơ vững gót làm người ấy1 ông cũng bàn giao cho cháu luôn. 23-11-2003 2 (Bàn giao, Vũ Quần Phương , Viết & đọc - Chuyên đề mùa xuân 2022, NXB Hội nhà văn, 2022, tr160) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra dấu hiệu để xác định thể thơ của văn bản. Câu 2. Xác định nghĩa của từ “bàn giao” trong nhan đề bài thơ. Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong những dòng thơ sau: Ông bàn giao tháng giêng hương bưởi cỏ mùa xuân xanh dưới chân giày bàn giao những mặt người đẫm nắng đẫm yêu thương trên trái đất này Câu 4. Phân tích mối liên hệ giữa những điều “ông bàn giao” và những điều “ông sẽ chẳng bàn giao” trong bài thơ. 1
- Câu 5. Từ suy tư của người ông: “Ông chỉ bàn giao một chút buồn,/ ngậm ngùi một chút, chút cô đơn”, anh/chị hãy chia sẻ suy nghĩ về vai trò của nỗi buồn trong cuộc sống. (trình bày khoảng 5 đến 7 dòng) II. VIẾT (6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Bàn giao của Vũ Quần Phương ở phần Đọc hiểu. Câu 2 (4,0 điểm) Hiện nay, làm việc nhóm là một kỹ năng quan trọng không thể thiếu trong xã hội hiện đại. Đây là kỹ năng được áp dụng rộng rãi nhưng hiệu quả vẫn còn hạn chế. Từ góc nhìn của người trẻ, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày một số giải pháp để làm việc nhóm đem lại hiệu quả tốt nhất. ---------------------------------------HẾT------------------------------------- - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. (1) Cắn răng mà chịu thiệt, vững gót để làm người (2) Vũ Quần Phương sinh ngày 8/9/1940, tên thật là Vũ Ngọc Chúc, quê Nam Định. Ông là bác sĩ y khoa đồng thời là nhà thơ, nhà phê bình văn học, trưởng ban biên tập văn học của NXB Văn học, chủ tịch Hội văn nghệ Hà Nội, tổng biên tập báo Người Hà Nội, chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam, phó tổng biên tập tạp chí Văn chương Việt Nam bằng tiếng Pháp. Ngoài làm thơ và viết phê bình văn học, còn dịch thơ đăng trên các sách, báo và tạp chí văn học. 2
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 LẦN I TỈNH THÁI NGUYÊN Bài thi: NGỮ VĂN ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM (Đáp án, thang điểm gồm có 05 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 - Đoạn trích được viết theo thể thơ: tự do - Dấu hiệu nhận biết: số chữ trong các dòng không bằng nhau. Hướng dẫn chấm: 1 - HS trả lời 2 ý như Đáp án: 0,5 điểm. 0,5 - HS trả lời 1 ý như Đáp án: 0,25 điểm. - HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm. Nghĩa của từ “bàn giao” trong nhan đề bài thơ là: - Giao lại, trao lại, gửi lại thông tin, giao trách nhiệm, giao nhiệm vụ, công việc cho người khác, cho thế hệ khác. Hướng dẫn chấm 2 0,5 - HS trả lời 1-2 nét nghĩa như Đáp án/ HS có cách hiểu tương đương: 0,5 điểm. - HS diễn dạt chung chung có ý hiểu nhưng chưa rõ ràng: 0,25 điểm - HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm. Tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong những dòng thơ : Ông bàn giao tháng giêng hương bưởi cỏ mùa xuân xanh dưới chân giày bàn giao những mặt người đẫm nắng đẫm yêu thương trên trái đất này - Biện pháp tu từ liệt kê trong những dòng thơ là: + tháng giêng hương bưởi, + cỏ mùa xuân xanh + mặt người đẫm nắng, đẫm yêu thương - Tác dụng : + Nhấn mạnh những điều đẹp đẽ mà người ông muốn trao gửi lại 3 1,0 cho cháu, cho thế hệ sau + Tô đậm tình cảm, tấm lòng yêu thương của ông với cháu và niềm tự hào trước những vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người + Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời thơ. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án/diễn đạt tương đương: 1,0 điểm - HS chỉ ra đúng BPTT và nêu tác dụng khá đầy đủ: 0,75 điểm - HS chỉ ra đúng BPTT nhưng nêu tác dụng còn chung chung: 0,5 điểm - HS chỉ ra đúng BPTT nhưng không nêu tác dụng: 0,25 điểm. - HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm - Phân tích mối liên hệ giữa những điều “ông bàn giao” và những điều “ông sẽ chẳng bàn giao” trong bài thơ. 4 1,0 * Học sinh có thể trả lời theo một số gợi ý sau: 3
- - Nhưng điều ông bàn giao: gió heo may, góc phố, tháng giêng, cỏ mùa xuân, mặt người đẫm nắng đẫm yêu thương, một chút buồn, một chút ngậm ngùi, cô đơn, câu thơ... - Những điều ông sẽ chẳng bàn giao: những ngày vất vả, sương muối, đất rung chuyển, xóm làng loạn lạc, ngọn đèn mờ, mưa bụi rơi.... - Mối liên hệ giữa những điều “ông bàn giao” và những điều “ông sẽ chẳng bàn giao” trong bài thơ. + Những điều ông bàn giao, trao gửi lại là những điều đẹp đẽ, thiêng liêng, nó sẽ làm cho cuộc sống tương lai của cháu thêm phong phú, ý nghĩa và hạnh phúc... + Những điều ông chẳng bàn giao là những khó khăn, nỗi buồn của cuộc sống. Ông muốn tránh cho cháu những lo lắng, vất vả lam lũ mà thế hệ ông đã phải trải qua... + Tất cả những điều “ông bàn giao” và những điều “ông sẽ chẳng bàn giao” đều thể hiện tình yêu thương sâu sắc của ông dành cho cháu, ông mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến với cháu trong tương lai.... Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án/diễn đạt tương đương: 1,0 điểm - HS trả lời được 02 ý nhưng còn chung chung: 0,75 điểm - HS trả lời được ý 1 trong 02 ý/trả lời được 2 ý nhưng sơ sài: 0,5 điểm - HS trả lời chung chung, không rõ ý: 0,25 điểm - HS không trả lời hoặc trả lời sai: 0 điểm Từ suy tư của người ông “Ông chỉ bàn giao một chút buồn,/ ngậm ngùi một chút, chút cô đơn”, anh/chị có suy nghĩ gì về vai trò của nỗi buồn trong cuộc sống của con người. (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng) * Học sinh có thể trả lời theo một số gợi ý sau: - Khái quát suy tư của người ông. - Vai trò của nỗi buồn: là động lực để thay đổi, phát triển bản thân; chia sẻ nỗi buồn có thể tăng cường sự kết nối và tạo ra sự cảm thông, giúp vượt qua khó khăn, thử thách; nỗi buồn có thể là nguồn cảm hứng cho sự sáng tạo tác phẩm nghệ thuật; khi trải qua nỗi buồn, con người thường có xu hướng trân trọng những khoảnh khắc hạnh phúc hơn..... Hướng dẫn chấm: 5 1,0 - HS nêu được suy nghĩ và lí giải sâu sắc, thuyết phục: 1,0 điểm - HS nêu được suy nghĩ và lí giải khá đầy đủ, thuyết phục: 0,75 điểm - HS nêu suy nghĩ và lí giải chung chung: 0,5 điểm - HS trả lời sơ sài, không rõ ý: 0,25 điểm - HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm Lưu ý: Thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 4
- II LÀM VĂN 6,0 Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Bàn giao của Vũ Quần Phương ở 2,0 phần Đọc hiểu. a. Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng đoạn văn - Đảm bảo yêu cầu về hình thức và dung lượng (200 chữ) của đoạn văn. 0,25 - Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo lối diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, song hành, móc xích… b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ 0,25 c. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu: - Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng trên cơ sở đảm bảo những nội dung sau: Tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình (người ông) + Trăn trở về quá khứ, trân trọng quá khứ và luôn hướng tới tương lai. + Mong muốn, khao khát những điều tốt đẹp nhất cho cháu + Yêu mến, tự hào về con người, quê hương đất nước... 1,0 Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 1,0 điểm 1 - Phân tích tương đối đầy đủ, hợp lí: 0,75 điểm - Phân tích chung chung, chưa rõ các ý : 0,5 điểm - Phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm - Phân tích sai/ không làm bài: 0 điểm d. Diễn đạt - Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. 0,25 Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: HS biết văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc, có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; 0,25 có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục - Đáp ứng được 1- 2 yêu cầu: 0,25 điểm. Hiện nay, làm việc nhóm là một kỹ năng quan trọng không thể thiếu trong xã hội hiện đại. Đây là kỹ năng được áp dụng rộng rãi nhưng hiệu quả vẫn còn hạn chế. 2. 4,0 Từ góc nhìn của người trẻ, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày một số giải pháp để làm việc nhóm đem lại hiệu quả tốt nhất. a. Đảm bảo bố cục và dung lượng của bài nghị luận Đảm bảo yêu cầu về bố cục và dung lượng ( khoảng 600 chữ) của bài văn. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận - Một số giải pháp để làm việc nhóm đem lại hiệu quả tốt nhất 0,5 5
- Hướng dẫn chấm: - HS xác định đúng, đầy đủ vấn đề cần nghị luận một số giải pháp để mô hình làm việc nhóm đem lại hiệu quả tốt nhất: 0,5 điểm. - HS xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Viết được bài văn nghị luận đảm bảo các yêu cầu Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Triển khai theo quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận * Thân bài: - Giải thích: Làm việc nhóm là cách làm việc dựa trên sự hợp tác giữa các cá nhân nhằm đạt được mục tiêu chung... - Bàn luận: + Biểu hiện và thực trạng của làm việc nhóm hiện nay: hoạt động nhóm được áp dụng rộng rãi, trở thành một kĩ năng quan trong trong học tập và cuộc sống. Tuy nhiên đôi lúc chưa phát huy hết tác dụng, vai trò. 2,5 + Tác dụng, ý nghĩa của việc hoạt động nhóm: phát huy trí tuệ tập thể, quản lý thời gian và hiệu quả công việc, phát huy sở trường thế mạnh của các cá nhân, tăng cường các kĩ năng mềm: giao tiếp, hợp tác, xử lí xung đột.... + Quan điểm trái chiều: mặt trái của hoạt động nhóm/ đề cao vai trò của làm việc độc lập... + Các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động nhóm, làm việc nhóm: xác định mục tiêu chung, chia nhỏ mục tiêu; các thành viên chia sẻ ý tưởng, quan điểm; nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc; linh hoạt giải quyết những xung đột; ghi nhận, động viên khen thưởng nhóm hoặc cá nhân....(trọng tâm) * Kết bài: Khái quát vấn đề cần nghị luận,, rút ra bài học cho bản thân. Lưu ý: Thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Hướng dẫn chấm: - HS lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng, tập trung ít nhất 03 giải pháp: 2,5 điểm. - HS lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu, tập trung ít nhất 02 giải pháp: 1,25- 2,25 điểm. - HS lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ chung chung nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu, nêu 01giải pháp/ chung chung các giải pháp: 0,75- 1,0 điểm. - HS lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận; không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp, giải pháp sơ sài: 0,25 – 0,5 điểm. - HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm. d. Diễn đạt 6
- Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. 0,25 Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ Hướng dẫn chấm: HS biết văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc, có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có dẫn chứng tiêu biểu xác đáng; sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết 0,5 phục, - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 ----------HẾT---------- 7

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Lịch sử có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ
7 p |
246 |
15
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An
16 p |
151 |
8
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn GDCD có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
5 p |
179 |
7
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Gia Lai
204 p |
202 |
6
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Cầm Bá Thước
15 p |
133 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng, Quảng Bình
5 p |
187 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đông Thụy Anh
6 p |
119 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Đồng Quan
6 p |
152 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Chuyên Biên Hòa
29 p |
183 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 - Trường THPT Minh Khai, Hà Tĩnh
6 p |
123 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phụ Dực
31 p |
117 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội
32 p |
122 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn - Trường THPT Trần Phú
1 p |
145 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đặng Thúc Hứa
6 p |
100 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai
7 p |
129 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường Chuyên Võ Nguyên Giáp
6 p |
142 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Lần 1)
6 p |
122 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh học có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
4 p |
151 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
