intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2025 có đáp án - Trường THCS-THPT Bàu Hàm, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các em có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các em “Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2025 có đáp án - Trường THCS-THPT Bàu Hàm, Đồng Nai”. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các em đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2025 có đáp án - Trường THCS-THPT Bàu Hàm, Đồng Nai

  1. MA TRẬN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2025 Môn: Ngữ văn lớp 12 (Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề) I. Bảng năng lực và cấp độ tư duy TT Thành Mạch Số câu Cấp độ tư duy phần nội Nhận Thông Vận Tổng % năng dung biết hiểu dụng lực Số câu Tỉ lệ Số câu Tỉ lệ Số câu Tỉ lệ I Năng Văn 2 10% 2 20% 1 10% 40% lực đọc bản nghị 5 luận (Ngoài SGK) II Năng Viết 5% 5% 10% 20% lực viết đoạn văn nghị luận xã 1 hội khoảng 200 chữ Viết bài 7,5% 10% 22,5% 40% văn nghị luận văn 1 học khoảng 600 chữ Tỉ lệ % 22.5% 35% 42.5% 100% Tổng 7 100% II. Bản đặc tả yêu cầu các kĩ năng kiểm tra, đánh giá TT Kĩ năng Đơn vị Mức độ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức kiến đánh giá thức/Kĩ Thông Vận dụng Nhận biết năng hiểu 1 1. Đọc Văn bản Nhận 2 câu 2 câu 1 câu hiểu nghị luận biết:
  2. - Xác định được vấn đề nghị luận của văn bản. - Xác định được các luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu, độc đáo được trình bày trong văn bản. - Nhận biết các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản. Thông hiểu: - Xác định được mục đích, thái độ và tình cảm của người viết; thông điệp, tư tưởng của văn bản.
  3. - Phân tích được mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ giữa chúng với luận đề của văn bản. - Lý giải được cách đặt nhan đề; sự phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề văn bản. - Phân tích được vai trò của các yếu tố thuyết minh hoặc miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận. Vận dụng: - Nêu được ý
  4. nghĩa hay tác động của văn bản đối với quan niệm, cách nhìn cá nhân về vấn đề nghị luận. - Trình bày được quan điểm đồng tình hay không đồng tình với quan niệm của tác giả, nội dung chính của văn bản. -Liên hệ được nội dung văn bản với một tư tưởng, quan niệm, xu thế (kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học) của giai đoạn mà văn bản ra đời
  5. để đánh giá ý nghĩa, giá trị của văn bản 2 Viết Câu 1 Nhận biết: 1* 1* 1* 1 Viết - Giới thiệu được vấn đề nghị luận. đoạn - Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn văn nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ luận xã pháp tiếng Việt. hội Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. Vận dụng: - Nêu được những bài học rút ra từ vấn đề nghị luận. - Thể hiện được sự đồng tình/không đồng tình đối với thông điệp được gợi ra từ vấn đề nghị luận. Vận dụng cao: - Đánh giá được đặc sắc của vấn đề nghị luận. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt. Viết bài Nhận biết: - Giới thiệu được thông tin chính về tác giả, văn tác phẩm, nêu được vấn đề nghị luận. nghị - Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp văn học tiếng Việt. Thông hiểu: - Cảm nhận vẻ đẹp về nội dung và những đặc sắc nghệ thuật của văn bản. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic cho bài văn. Vận dụng: - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị, vẻ đẹp của nội dung, nghệ thuậ thể hiện trong văn bản. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài
  6. viết; sáng tạo trong cách diễn đạt. SỞ GDĐT ĐỒNG NAI ĐÈ THI THỬ TỐT NGHIÊP NĂM 2025 TRƯỜNG THCS-THPT BÀU HÀM Môn: Ngữ văn, lớp 12 Thời gian 120 phút, không tính thời gian giao đề Mã đề 102 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau: Đứng một mình không dễ. Không những nó có thể làm ta không được ưa thích, khi một mình, nhà văn Đan Mạch Dorthe Nors viết, chúng ta phải đối diện với cảm xúc của ta, quá khứ của ta, cuộc đời của ta, những vấp váp, sai lầm của ta, ta sẽ cảm thấy mình nhỏ bé, cần lòng dũng cảm để không lẩn tránh chúng. Đổi lại, điều ta nhận được là một sự vững vàng mà không phải bám víu vào sự tung hô của người khác. Một mình nhưng không cô đơn. Triết gia thế kỉ XIX Henry David Thoreau viết: “Tôi không cô đơn hơn một cây mao nhị hay bồ công anh trên một đồng cỏ, hay một lá đậu, hay một cây chua me đất, hay một con mòng, hay một con ong nghệ. Tôi không cô đơn hơn ngôi sao Bắc Đẩu, hay một ngọn gió nam, hay một cơn mưa tháng tư, hay băng tan tháng giêng”. Cuối cùng, một mình không có nghĩa là phải tách khỏi người khác một cách vật lí. Một mình là một quan điểm sống, một trạng thái tinh thần độc lập, nó không được đo bởi khoảng cách vật lí giữa một cá nhân và những người xung quanh. Các ẩn sĩ hiện đại không cần thiết phải lên núi. Họ vẫn ở trong xã hội, yên lặng, quan sát và tìm hiểu thế giới. Họ tự do trước các con sóng của đám dông để có thể quan tâm tới cộng đồng một cách sâu sắc hơn, đóng góp cho cộng đồng một cách hiểu biết hơn. Vẻ đẹp của người đứng một mình là vẻ đẹp tự tại, với một niềm vui tự thân. Một niềm vui mà như nhà tu hành David Steindl-Rast diễn tả, không phụ thuộc vào những điều đang xảy ra. (Đặng Hoàng Giang, Bức xúc không làm ta vô can, NXB Hội Nhà văn, 2016, tr. 79-80) Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (Trình bày ngắn gọn): Câu 1. Xác định vấn đề được bàn luận trong văn bản trên. Câu 2. Theo tác giả, việc đứng một mình mang đến những thách thức nào cho con người? Câu 3. Theo anh/ chị, mục đích của tác giả trong văn bản trên là gì? Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: Vẻ đẹp của người đứng một mình là vẻ đẹp tự tại, với một niềm vui tự thân không? Vì sao? Câu 5. Ngoài quan điểm của tác giả, anh/ chị hãy nêu một vẻ đẹp khác của người đứng một mình theo quan điểm của riêng anh/ chị? II. PHẦN làm văn (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa việc dũng cảm bày tỏ quan điểm của bản thân.
  7. Câu 2. (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 ) phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung của văn bản sau: THƯ CỦA CHA Giấy báo con đậu đại học Thư cha đến giữa giảng đường Mẹ mừng quýnh vấp bờ mương Con đọc quên nghe thầy giảng Cha mừng buông rơi cán cuốc Lá thư còn đọng mùi hương Vùng kinh tế mới tưng bừng Cỏ, rơm, đất bùn, mưa nắng... Vội bán non hai sào đậu “Việc đồng dạo này bận quá Cho con hành trang lên đường Nhớ con không biết làm xao “Thị thành xa hoa rực rỡ Con hãy giữ gìn sức khỏe Mình nghèo, ráng học nghe con!” À nhà vừa bán con heo” Con đi việc nhà dồn lại Thư viết đầy lỗi chính tả Vai mẹ thêm gầy mẹ ơi! Con bật khóc giữa giảng đường Bầy em vẫn còn thơ dại Vòng tay nuôi con khôn lớn Mình cha cặm cụi trên đồi Lần đầu cầm bút rưng rưng... * Nguyên Hương được bạn đọc biết đến từ năm 1995 khi chị đoạt giải nhất cuộc thi Văn học tuổi 20 với tập truyện ngắn Quà muộn. Mười năm qua, chị lặng lẽ sáng tác nơi cao nguyên Buôn Ma Thuột. Trước khi đến với thơ văn, chị từng là thợ may. Tác phẩm của chị xoay quanh những điều bình dị, những hạnh phúc đời thường. --------Hết--------
  8. SỞ GDĐT ĐỒNG NAI HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ TN NĂM 2025 TRƯỜNG THCS-THPT BÀU HÀM Môn: Ngữ văn, lớp 12 Mã đề 1012 HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu NỘI DUNG ĐIỂM I PHẦN ĐỌC HIỂU 4,0 1 Vấn đề được bàn luận trong văn bản trên: Bản chất của việc “đứng một 0,5 mình” 2 Theo tác giả, việc đứng một mình mang đến những thách thức cho con 0,5 người: - làm ta không được ưa thích - phải đối diện với cảm xúc của ta, quá khứ của ta, cuộc đời của ta, những vấp váp, sai lầm của ta, ta sẽ cảm thấy mình nhỏ bé, cần lòng dũng cảm để không lẩn tránh chúng. 3 Mục đích của tác giả trong văn bản trên: 1,0 Thuyết phục và chứng minh rằng “đứng một mình” là một quan điểm sống, một trạng thái tinh thần độc lập; mang đến những giá trị to lớn cho con người. 4 Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: Vẻ đẹp của người đứng một mình 1,0 là vẻ đẹp tự tại, với một niềm vui tự thân không? Vì sao? - HS chọn đồng tình hoặc không đồng tình hoặc vừa đồng tình vừa không đồng tình. Có những lí giải thuyết phục. (Gợi ý: Chọn đồng tình: Vẻ đẹp của người đứng một mình là vẻ đẹp tự tại, với một niềm vui tự thân vì: - Người đứng một mình biết xác định rõ quan điểm sống, có trạng thái tinh thần độc lập, từ đó cách nhìn nhận, phán đoán, cảm nhận riêng về cuộc sống. - Người đứng một mình không bị lung lay bởi những quan điểm xung quanh, tự tin với chính quyết định của cuộc đời mình. 5 Ngoài quan điểm của tác giả, anh/ chị hãy nêu một vẻ đẹp khác của 1,0 người đứng một mình theo quan điểm của riêng anh/ chị? Lí giải trong khoảng 5-7 dòng. Học sinh có thể lựa chọn các vấn đề khác nhau và lí giải được sự lựa chọn (Gợi ý: truyền cảm hứng, sáng tạo…) II PHẦN VIẾT 6,0 1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ 2,0 của anh/ chị về ý nghĩa việc dũng cảm bày tỏ quan điểm của bản thân. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng đoạn văn 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: ý nghĩa của việc dũng cảm bày tỏ 0,25 quan điểm của bản thân.
  9. c. Triển khai hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận 1.0 * Giải thích: - Quan điểm của bản thân: Là những ý kiến, nhận định của bản thân mình về một vấn đề. Đó có thể là ý kiến trùng với số đông, hoặc không. - Dũng cảm bày tỏ quan điểm của bản thân: Là tự tin, bản lĩnh, cam đảm bày tỏ ý kiến của mình trước cá nhân khác/ hoặc trong tập thể. * Bàn luận - Với bản thân: Dũng cảm bày tỏ quan điểm của bản thân là một trong những điều kiện quan trọng giúp chúng ta thể hiện góc nhìn, cách đánh giá và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống; là cách để tương tác cùng tập thể; khiến bản thân mình trở nên có ý nghĩa.... Nếu không dũng cảm bày tỏ quan điểm của bản thân thì mọi suy nghĩ của ta sẽ bị chính ta giấu kín, ta không tìm được cách kết nối cùng tập thể để thấu hiếu, sẻ chia và cùng giải quyết vấn đề thấu đáo. - Với xã hội: Giúp xã hội trở nên công bằng, tốt đẹp, văn minh. (Học sinh lấy những dẫn chứng phù hợp để làm sáng tỏ lí lẽ) * Đánh giá - Dũng cảm bày tỏ quan điểm của bản thân là điều quan trọng với mỗi con người. - Phê phán những người sống khép mình, nhu nhược, nhún mình; sống lạnh nhạt, thờ ơ với mọi vấn đề của cuộc sống. - Cần bày tỏ quan điểm của bản thân lịch sự, văn minh * Bài học - Nhìn nhận lại bản thân một cách nghiêm túc hiểu rõ mình, hiểu rõ quan điểm, lối sống của bản thân - Cần tập để ý, quan tâm đến những vấn đế trong cuộc sông; biết lắng nghe, biết thấu hiểu; tập bày tỏ quan điểm trước người khác d. Diễn đạt 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 2 Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá nét đặc 4,0 sắc về nội dung của văn bản “Thư của cha” a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,25 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: nét đặc sắc về nội dung của bài thơ 0,25 “Thư của cha” c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm 2,5 nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 0,5 Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung của bài thơ 1,5
  10. Đề tài: Tình cảm gia đình. - - Chủ đề: Vẻ đẹp của tình cảm gia đình, sự hi sinh mà cha mẹ dành cho con cái. Đề tài, chủ đề quen thuộc nhưng vẫn khơi gợi được những cảm xúc, => suy tư sâu lắng. - Nhan đề: Thể hiện lời dặn dò yêu thương của người cha gửi con khi con đang học đại học dưới thành phố. - Mạch cảm xúc: + Niềm vui của cha mẹ khi được tin con đỗ đại học: Mẹ mừng quýnh vấp bờ mương/ Cha mừng buông rơi cán cuốc + Sự hi sinh, vất vả, nhọc nhằn của cha mẹ khi chuẩn bị hành trang cho con lên đường: Vội bán non hai sào đậu/ Cho con hành trang lên đường/ Vai mẹ thêm gầy mẹ ơi!/ Mình cha cặm cụi trên đồi + Lời tâm sự, dặn dò của cha trong lá thư đến giữa giảng đường: Thư cha đến giữa giảng đường/ Lá thư còn đọng mùi hương/ Cỏ, rơm, đất bùn, mưa nắng... + Niềm xúc động rưng rưng của con: Con bật khóc giữa giảng đường/ Vòng tay nuôi con khôn lớn/ Lần đầu cầm bút rưng rưng... => Cảm hứng chủ đạo: Bồi hồi, xúc động trước tình cảm gia đình, trước tình yêu thương mà cha mẹ dành cho con cái. Đánh giá chung 0,5 - Nghệ thuật: Thể thơ sáu chữ; ngôn ngữ, hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc mà vẫn giàu sức gợi; sử dụng nguyên văn trích dẫn thư cha; giọng thơ tha thiết, sâu lắng… - Nội dung: Bài thơ thể hiện xúc động những nhọc nhằn, vất vả của cha mẹ và sự hi sinh cha mẹ dành cho con cái; qua đó khơi dậy trong lòng người đọc những giá trị thiêng liêng của tình cảm gia đình. d. Diễn đạt 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI: PHẦN I + PHẦN II = 10 ĐIỂM.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
80=>2