intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2025 có đáp án - Trường THPT Lê Qúy Đôn, Quãng Ngãi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2025 có đáp án - Trường THPT Lê Qúy Đôn, Quãng Ngãi" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2025 có đáp án - Trường THPT Lê Qúy Đôn, Quãng Ngãi

  1. SỞ GD-ĐT QUẢNG NGÃI KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN MÔN: SINH HỌC TỔ: SINH - CN Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 05 trang) PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Dưới đây là sơ đồ mô tả quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ DNA đến protein. Tên gọi của các quá trình (1), (2), (3) lần lượt là: A. tái bản DNA, phiên mã, dịch mã. B. tái bản DNA, dịch mã, phiên mã. C. phiên mã, dịch mã, tái bản DNA. D. phiên mã, tái bản DNA, dịch mã. Câu 2: Nội dung chính của sự điều hòa hoạt động gene là A. điều hòa quá trình dịch mã. B. điều hòa lượng sản phẩm của gene. C. điều hòa quá trình phiên mã. D. điều hoà hoạt động nhân đôi DNA. Câu 3: Hình sau đây mô tả cơ chế di truyền nào trong tế bào? A. Nhân đôi DNA. B. Phiên mã của gene. C. Dịch mã tổng hợp polypeptid. D. Điều hòa hoạt động gene. Câu 4 : Trong thực hành phát hiện hô hấp ở thực vật, thí nghiệm được bố trí theo hình bên gồm hai chuông thuỷ tinh A, B. Mẫu vật được dùng thí nghiệm trong chuông A là A. Hạt đậu tương nãy mầm. B. Hạt đậu tương khô. C. Trái đậu tương khô. D. Hạt đậu tương nãy mầm đã luộc chín. Câu 5 : Vị trí xảy ra pha sáng trong quang hợp ở thực vật là A. túi thylakoid. B. bào tương. C. chất nền lục lạp. D. màng trong lục lạp. Câu 6 : Loài cỏ Spartina có bộ nhiễm sắc thể 2n=120 được xác định gồm bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Âu 2n= 50 và bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Mĩ 2n= 70. Loài cỏ Spartina được hình thành bằng A. con đường lai xa và đa bội hóa. B. phương pháp lai tế bào. C. con đường tự đa bội hóa. D. con đường sinh thái. Câu 7: Vai trò của phân tử mRNA là: A. thành phần chủ yếu cấu tạo nên ribosome. B. tham gia vào quá trình hoàn thiện mRNA. C. vận chuyển amino acid đến ribosome để dịch mã. D. làm khuôn cho quá trình tổng hợp protein. Câu 8: Carbohydrate là hợp chất hữu cơ được cấu tạo bởi các nguyên tố 1
  2. A. H, O, N, P. B. C, O, N. C. C, H, O. D. C, H, N. Câu 9. Ý nghĩa của các cơ quan tương đồng với việc nghiên cứu tiến hóa là: A. Phản ánh sự tiến hóa đồng quy C. Phản ánh nguồn gốc chung các loài B. Phản ánh sự tiến hóa phân li D. Cho biết các loài đó sống trong điều kiện giống nhau Câu 10. Theo quan niệm của Darwin, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là A. Đột biến cấu trúc NST B. Biến dị cá thể C. Đột biến gene D. Đột biến số lượng NST Câu 11: Nhân tố qui định chiều hướng tiến hoá của sinh giới là A. quá trình đột biến. B. cơ chế cách ly. C. quá trình chọn lọc tự nhiên. D. quá trình giao phối. Câu 12: Quá trình đột biến là nhân tố tiến hoá vì đột biến A. làm cho sinh vật thích nghi với môi trường sống. B. không gây hại cho quần thể. C. làm biến đổi tần số tương đối các alen trong quần thể. D. làm cho sinh vật biến đổi theo hướng xác định. Câu 13: Người ta đã sử dụng kĩ thuật nào sau đây để phát hiện sớm bệnh phenylketonuria (PKU) ở người? A. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích protein. B. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích DNA. C. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST thường. D. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST giới tính X. Câu 14: Để duy trì và phát triển được thì quần thể loài A cần có số lượng cá thể ít nhất là 25 cá thể/quần thể. Giả sử không có hiện tượng di- nhập cư. Người ta thống kê diện tích môi trường sống và mật độ cá thể ở 4 quần thể của loài A trong các môi trường ổn định khác nhau, kết quả thu được kết quả như bảng 1. Quần thể I II III IV Diện tích môi trường (ha) 25 30 35 40 Mật độ cá thể (cá thể/ha) 1 0,9 0,8 0,5 Bảng 1 Theo lí thuyết, quần thể nào có nguy cơ bị diệt vong? A. Quần thể IV. B. Quần thể III. C. Quần thể I. D. Quần thể II. Câu 15: Hải quỳ là nơi đẻ trứng, trú ẩn cho cá hề tránh khỏi sự đe dọa của các loài khác. Cá hề khuấy động khu vực nước giúp làm tăng thêm lượng oxy cần thiết cho hải quỳ và phần thức ăn sót lại của cá hề làm nguồn dinh dưỡng tốt cho hải quỳ. Đây là ví dụ về mối quan hệ sinh thái nào sau đây? A. Vật chủ - kí sinh. B. Con mồi - vật ăn thịt. C. Ức chế - cảm nhiễm. D. Cộng sinh. Câu 16. Ở một loài thực vật, allele B1 quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với allele B2 quy định quả vàng. Tần số allele B1 và B2 được biễu diễn qua biểu đồ 1, biết các quần thể được biểu diễn trong biểu đồ đã cân bằng di truyền. Quần thể nào có tỉ lệ cây quả đỏ dị hợp cao nhất? 2
  3. A. Quần thể 1. B. Quần thể 3. C. Quần thể 4. D. Quần thể 2. Câu 17: Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) sống tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long là loài chỉ có ở Việt Nam đây là ví dụ về nhóm loài nào sau đây? A. Loài ưu thế. B. Loài chủ chốt. C. Loài đặc trưng. D. Loài thứ yếu. Câu 18: Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh: (1) Môi trường chưa có sinh vật. (2) Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực). (3) Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong. (4) Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau. Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự là A. (1), (2), (4), (3). B. (1), (2), (3), (4). C. (1), (4), (3), (2). D. (1), (3), (4),( 2). PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Hình dưới mô tả các dạng đột biến lệch bội. Biết mỗi tế bào chỉ xảy ra một dạng đột biến. Mỗi phát biểu sau đây về các dạng đột biến thể hiện ở hình bên là đúng hay sai? a)Đột biến 1 làm giảm hàm lượng ADN trong nhân tế bào. b)Đột biến 2 và 3 có thể được tạo ra trong thụ tinh sự kết hợp của một giao tử bình thường và một giao tử đột biến. c)Đột biến dạng 4 luôn có số nhiễm sắc thể trong nhân tế bào là số chẵn. d) Đột biến 4 tạo ra do sự kết hợp của giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với giao tử đơn bội (n). Câu 2: Ở một hệ sinh thái có 2 loài sên biển X và Y là động vật ăn tảo. Một thí nghiệm được tiến hành để tìm hiểu tác động của mật độ sên biển lên khả năng sinh trưởng của chúng và mật độ của tảo. Kết quả nghiên cứu là số liệu được trình bày như biểu đồ 2. 3
  4. Biểu đồ 2 a) Ở khoảng thời gian 1, loài X có khả năng sinh trưởng kém hơn loài Y. b) Tốc độ sinh trưởng của loài Y giảm nhanh hơn so với loài X theo thời gian. c) Loài Y có ưu thế cạnh tranh cao hơn loài X khi nguồn thức ăn trong môi trường suy giảm. d) Khi nguồn sống càng giảm, loài X có khả năng sinh trưởng giảm nhưng ưu thế cạnh tranh lại tăng. Câu 3: Cho giao phối 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt thu được F1 100% thân xám, cánh dài. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ 70,5% thân xám, cánh dài: 20,5% thân đen, cánh cụt: 4,5% thân xám, cánh cụt: 4,5% thân đen, cánh dài. Theo lí thuyết, mỗi kết luận nào sau đây về F2 đúng hay sai? a) Hoán vị xảy ra ở cá thể cái với tần số 18%. b) Tỷ lệ kiểu gen xám, dài thuần chủng là 20,5%. c) Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực tạo ra 2 loại giao tử với tỷ lệ bằng nhau. d) Có tất cả 10 kiểu gen khác nhau ở F2. Câu 4: Để nghiên cứu tác động của 2 loại thuốc mới (thuốc X và Y) lên bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2, người ta tiến hành thử nghiệm trên tế bào người nuôi cấy invitro. Hàm lượng mRNA và protein virus lần lượt được mô tả trong biểu đồ 4,5. Biết rằng điều kiện thí nghiệm như nhau. Theo lí thuyết, các phát biểu sau Đúng hay Sai? a) Thuốc X: lượng mRNA và protein tạo ra ít hơn hẳn so với mẫu đối chứng. b) Thuốc X: ngăn cản quá trình phiên mã của virut dẫn đến giảm mRNA và giảm protein. c) Thuốc Y: lượng mRNA tương đương mẫu đối chứng nhưng lượng protein tạo ra tăng. d) Thuốc Y: cơ chế tác động của thuốc là ngăn cản quá trình dịch mã của virut. PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời. 4
  5. Câu 1: Bò được chuyển gene sản xuất r-protein của người, gene này được biểu hiện ở tuyến sữa, có thể cho sản phẩm với số lượng lớn và được dùng để chế biến sản xuất ra protein C chữa bệnh máu vón cục gây tắc mạch ở người. Tạo bò chuyển gene được thực hiện dựa trên nguyên lí chung tạo sinh vật biến đổi gene. Cho các bước chính trong quy trình tạo bò chuyển gene sau đây: 1. Thụ tinh in vitro (trong ống nghiệm). 2. Cấy phôi vào ống dẫn trứng của con bò mẹ. 3. Tiêm gene sản xuất r-protein của người vào hợp tử. 4. Cho hợp tử phát triển thành phôi. Hãy viết liền các số tương ứng với các bước theo trình tự đúng của quy trình tạo bò chuyển gene bằng phương pháp vi tiêm. AD Câu 2: Một cơ thể đực có kiểu gene Bb đang giảm phân tạo giao tử , ở một số tế bào có ad hiện tượng cặp nhiễm sắc thể chứa cặp gene AD//ad không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, các cặp nhiễm sắc thể khác giảm phân bình thường. Số loại giao tử tối đa được tạo ra từ cơ thể trên là bao nhiêu? Câu 3: Hình 4 mô tả sự biến đổi tần số ba kiểu gene AA, Aa, aa ở một quần thể thực vật. Biết quần thể không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên. Ban đầu quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Theo lý thuyết tỷ lệ cá thể có kiểu gene đồng hợp ở F3 chiếm tỷ lệ là bao nhiêu phần trăm? Câu 4: Cho ruồi giấm thuần chủng mắt đỏ, cánh nguyên giao phối với ruồi mắt trắng, cánh xẻ thu được F1 gồm 100% ruồi mắt đỏ, cánh nguyên. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau thế hệ F2 xuất hiện 528 con ruồi mắt đỏ, cánh nguyên: 90 con ruồi mắt trắng, cánh xẻ: 30 con ruồi mắt trắng, cánh nguyên: 30 ruồi mắt đỏ, cánh xẻ. Cho biết mỗi gene quy định một tính trạng, các gene nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alelle tương ứng trên nhiễm sắc thể Y và có một số hợp tử quy định ruồi mắt trắng, cánh xẻ bị chết. Theo lý thuyết, số ruồi đực mắt đỏ, cánh nguyên ở F2 là bao nhiêu con? Câu 5: Trong lưới thức ăn được mô tả ở hình 5 Nếu bậc dinh dưỡng đầu tiên bị nhiễm kim loại nặng thì sinh vật nào sẽ tích tụ hàm lượng kim loại nặng lớn nhất? Hình 5 Câu 6: Phân tử ADN của một vi khuẩn chỉ chứa N15 nếu chuyển nó sang môi trường chỉ có N14 thì sau 8 lần phân đôi liên tiếp có tối đa bao nhiêu vi khuẩn con có chứa N14 ? 5
  6. --------------------- Hết --------------------- 6
  7. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Dưới đây là sơ đồ mô tả quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ DNA đến protein. Tên gọi của các quá trình (1), (2), (3) lần lượt là: A. tái bản DNA, phiên mã, dịch mã. B. tái bản DNA, dịch mã, phiên mã. C. phiên mã, dịch mã, tái bản DNA. D. phiên mã, tái bản DNA, dịch mã. Câu 2: Nội dung chính của sự điều hòa hoạt động gene là A. điều hòa quá trình dịch mã. B. điều hòa lượng sản phẩm của gene. C. điều hòa quá trình phiên mã. D. điều hoà hoạt động nhân đôi DNA. Câu 3: Hình sau đây mô tả cơ chế di truyền nào trong tế bào? A. Nhân đôi DNA. B. Phiên mã của gene. C. Dịch mã tổng hợp polypeptid. D. Điều hòa hoạt động gene. Câu 4 (B): Trong thực hành phát hiện hô hấp ở thực vật, thí nghiệm được bố trí theo hình bên gồm hai chuông thuỷ tinh A, B. Mẫu vật được dùng thí nghiệm trong chuông A là A. Hạt đậu tương nãy mầm. B. Hạt đậu tương khô. C. Trái đậu tương khô. D. Hạt đậu tương nãy mầm đã luộc chín. Câu 5 (B): Vị trí xảy ra pha sáng trong quang hợp ở thực vật là A. túi thylakoid. B. bào tương. C. chất nền lục lạp. D. màng trong lục lạp. Câu 6 (H): Loài cỏ Spartina có bộ nhiễm sắc thể 2n=120 được xác định gồm bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Âu 2n= 50 và bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Mĩ 2n= 70. Loài cỏ Spartina được hình thành bằng A. con đường lai xa và đa bội hóa. B. phương pháp lai tế bào. C. con đường tự đa bội hóa. D. con đường sinh thái. Câu 7: Vai trò của phân tử mRNA là: A. thành phần chủ yếu cấu tạo nên ribosome. B. tham gia vào quá trình hoàn thiện mRNA. C. vận chuyển amino acid đến ribosome để dịch mã. D. làm khuôn cho quá trình tổng hợp protein. Câu 8: Carbohydrate là hợp chất hữu cơ được cấu tạo bởi các nguyên tố A. H, O, N, P. B. C, O, N. C. C, H, O. D. C, H, N. Câu 9. Ý nghĩa của các cơ quan tương đồng với việc nghiên cứu tiến hóa là: A. Phản ánh sự tiến hóa đồng quy C. Phản ánh nguồn gốc chung các loài B. Phản ánh sự tiến hóa phân li D. Cho biết các loài đó sống trong điều kiện giống nhau 7
  8. Câu 10. Theo quan niệm của Darwin, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là A. Đột biến cấu trúc NST B. Biến dị cá thể C. Đột biến gene D. Đột biến số lượng NST Câu 11: Nhân tố qui định chiều hướng tiến hoá của sinh giới là A. quá trình đột biến. B. cơ chế cách ly. C. quá trình chọn lọc tự nhiên. D. quá trình giao phối. Câu 12: Quá trình đột biến là nhân tố tiến hoá vì đột biến A. làm cho sinh vật thích nghi với môi trường sống. B. không gây hại cho quần thể. C. làm biến đổi tần số tương đối các alen trong quần thể. D. làm cho sinh vật biến đổi theo hướng xác định. Câu 13: Người ta đã sử dụng kĩ thuật nào sau đây để phát hiện sớm bệnh phenylketonuria (PKU) ở người? A. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích protein. B. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích DNA. C. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST thường. D. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST giới tính X. Câu 14: Để duy trì và phát triển được thì quần thể loài A cần có số lượng cá thể ít nhất là 25 cá thể/quần thể. Giả sử không có hiện tượng di- nhập cư. Người ta thống kê diện tích môi trường sống và mật độ cá thể ở 4 quần thể của loài A trong các môi trường ổn định khác nhau, kết quả thu được kết quả như bảng 3. Quần thể I II III IV Diện tích môi trường (ha) 25 30 35 40 Mật độ cá thể (cá thể/ha) 1 0,9 0,8 0,5 Bảng 3 Theo lí thuyết, quần thể nào có nguy cơ bị diệt vong? A. Quần thể IV. B. Quần thể III. C. Quần thể I. D. Quần thể II. Câu 15: Hải quỳ là nơi đẻ trứng, trú ẩn cho cá hề tránh khỏi sự đe dọa của các loài khác. Cá hề khuấy động khu vực nước giúp làm tăng thêm lượng oxy cần thiết cho hải quỳ và phần thức ăn sót lại của cá hề làm nguồn dinh dưỡng tốt cho hải quỳ. Đây là ví dụ về mối quan hệ sinh thái nào sau đây? A. Vật chủ - kí sinh. B. Con mồi - vật ăn thịt. C. Ức chế - cảm nhiễm. D. Cộng sinh. Câu 16. Ở một loài thực vật, allele B1 quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với allele B2 quy định quả vàng. Tần số allele B1 và B2 được biễu diễn qua biểu đồ 1, biết các quần thể được biểu diễn trong biểu đồ đã cân bằng di truyền. Quần thể nào có tỉ lệ cây quả đỏ dị hợp cao nhất? 8
  9. A. Quần thể 1. B. Quần thể 3. C. Quần thể 4. D. Quần thể 2. Câu 17: Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) sống tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long là loài chỉ có ở Việt Nam đây là ví dụ về nhóm loài nào sau đây? A. Loài ưu thế. B. Loài chủ chốt. C. Loài đặc trưng. D. Loài thứ yếu. Câu 18: Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh: (1) Môi trường chưa có sinh vật. (2) Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực). (3) Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong. (4) Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau. Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự là A. (1), (2), (4), (3). B. (1), (2), (3), (4). C. (1), (4), (3), (2). D. (1), (3), (4),( 2). PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Hình dưới mô tả các dạng đột biến lệch bội. Biết mỗi tế bào chỉ xảy ra một dạng đột biến. Mỗi phát biểu sau đây về các dạng đột biến thể hiện ở hình bên là đúng hay sai? a)Đột biến 1 làm giảm hàm lượng ADN trong nhân tế bào. b)Đột biến 2 và 3 có thể được tạo ra trong thụ tinh sự kết hợp của một giao tử bình thường và một giao tử đột biến. c)Đột biến dạng 4 luôn có số nhiễm sắc thể trong nhân tế bào là số chẵn. d) Đột biến 4 tạo ra do sự kết hợp của giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với giao tử đơn bội (n). Hướng dẫn giải Nội dung Đúng Sai a Đột biến 1 làm giảm hàm lượng ADN trong nhân tế bào. Đ b Đột biến 2 và 3 có thể được tạo ra trong thụ tinh sự kết hợp của một giao Đ tử bình thường và một giao tử đột biến. c Đột biến dạng 4 luôn có số nhiễm sắc thể trong nhân tế bào là số chẵn. Đ d Đột biến 4 tạo ra do sự kết hợp của giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với giao S tử đơn bội (n). Câu 2: Ở một hệ sinh thái có 2 loài sên biển X và Y là động vật ăn tảo. Một thí nghiệm được tiến hành để tìm hiểu tác động của mật độ sên biển lên khả năng sinh trưởng của chúng và mật độ của tảo. Kết quả nghiên cứu là số liệu được trình bày như biểu đồ 2. 9
  10. Biểu đồ 2 a) Ở khoảng thời gian 1, loài X có khả năng sinh trưởng kém hơn loài Y. b) Tốc độ sinh trưởng của loài Y giảm nhanh hơn so với loài X theo thời gian. c) Loài Y có ưu thế cạnh tranh cao hơn loài X khi nguồn thức ăn trong môi trường suy giảm. d) Khi nguồn sống càng giảm, loài X có khả năng sinh trưởng giảm nhưng ưu thế cạnh tranh lại tăng. Hướng dẫn giải Nội dung Đúng Sai a Ở khoảng thời gian 1, loài X có khả năng sinh trưởng kém hơn loài Y. Đ b Tốc độ sinh trưởng của loài Y giảm nhanh hơn so với loài X theo thời gian. Đ c Loài Y có ưu thế cạnh tranh cao hơn loài X khi nguồn thức ăn trong môi S trường suy giảm. d Khi nguồn sống càng giảm, loài X có khả năng sinh trưởng giảm nhưng ưu Đ thế cạnh tranh lại tăng. a) Đúng. Ta thấy trên đồ thị: tốc độ sinh trưởng của loài X nhỏ hơn loài Y. b) Đúng. Qua giai đoạn 1 thì tốc độ sinh trưởng của loài Y giảm nhanh hơn loài X. c) Sai. Khi nguồn thức ăn suy giảm tốc độ sinh trưởng của loài Y giảm nhanh hơn loài X. d) Đúng. Vì khi nguồn thức ăn suy giảm tốc độ sinh trưởng của loài Y giảm nhanh hơn loài X. Câu 3: Cho giao phối 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt thu được F1 100% thân xám, cánh dài. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ 70,5% thân xám, cánh dài: 20,5% thân đen, cánh cụt: 4,5% thân xám, cánh cụt: 4,5% thân đen, cánh dài. Theo lí thuyết, mỗi kết luận nào sau đây về F2 đúng hay sai? a) Hoán vị xảy ra ở cá thể cái với tần số 18%. b) Tỷ lệ kiểu gen xám, dài thuần chủng là 20,5%. c) Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực tạo ra 2 loại giao tử với tỷ lệ bằng nhau. d) Có tất cả 10 kiểu gen khác nhau ở F2. Nội dung Đúng Sai a Hoán vị xảy ra ở cá thể cái với tần số 9% S b Tỷ lệ kiểu gen xám, dài thuần chủng là 20,5%. Đ c Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực tạo ra 2 loại giao tử với Đ tỷ lệ bằng nhau. d Có tất cả 10 kiểu gen khác nhau ở F2. S Câu 4: Để nghiên cứu tác động của 2 loại thuốc mới (thuốc X và Y) lên bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2, người ta tiến hành thử nghiệm trên tế bào người nuôi cấy invitro. Hàm lượng mRNA và protein virus lần lượt được mô tả trong biểu đồ 4,5. Biết rằng điều kiện thí nghiệm như nhau. 10
  11. Theo lí thuyết, các phát biểu sau Đúng hay Sai? a) Thuốc X: lượng mRNA và protein tạo ra ít hơn hẳn so với mẫu đối chứng. b) Thuốc X: ngăn cản quá trình phiên mã của virut dẫn đến giảm mRNA và giảm protein. c) Thuốc Y: lượng mRNA tương đương mẫu đối chứng nhưng lượng protein tạo ra tăng. d) Thuốc Y: cơ chế tác động của thuốc là ngăn cản quá trình dịch mã của virut. Hướng dẫn giải Nội dung Đúng Sai a Thuốc X: lượng mRNA và protein tạo ra ít hơn hẳn so với mẫu đối chứng. Đ b Thuốc X: ngăn cản quá trình phiên mã của virut dẫn đến giảm mRNA và Đ giảm protein. c Thuốc Y: lượng mRNA tương đương mẫu đối chứng nhưng lượng protein S tạo ra tăng. d Thuốc Y: cơ chế tác động của thuốc là ngăn cản quá trình dịch mã của virut. Đ -Thuốc X: lượng mRNA và protein tạo ra ít hơn hẳn so với mẫu đối chứng (không dùng thuốc) nên cơ chế tác động thuốc 1 là ngăn cản quá trình phiên mã của virut dẫn đến giảm mRNA và giảm protein. - Thuốc Y: lượng mRNA tương đương mẫu đối chứng (không thuốc) nhưng lượng protein tạo ra giảm đáng kể nên cơ chế tác động của thuốc là ngăn cản quá trình dịch mã của virut. PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời. Câu 1: Bò được chuyển gene sản xuất r-protein của người, gene này được biểu hiện ở tuyến sữa, có thể cho sản phẩm với số lượng lớn và được dùng để chế biến sản xuất ra protein C chữa bệnh máu vón cục gây tắc mạch ở người. Tạo bò chuyển gene được thực hiện dựa trên nguyên lí chung tạo sinh vật biến đổi gene. Cho các bước chính trong quy trình tạo bò chuyển gene sau đây: 1. Thụ tinh in vitro (trong ống nghiệm). 2. Cấy phôi vào ống dẫn trứng của con bò mẹ. 3. Tiêm gene sản xuất r-protein của người vào hợp tử. 4. Cho hợp tử phát triển thành phôi. Hãy viết liền các số tương ứng với các bước theo trình tự đúng của quy trình tạo bò chuyển gene bằng phương pháp vi tiêm. Đáp án: 1 3 4 2 AD Câu 2: Một cơ thể đực có kiểu gene Bb đang giảm phân tạo giao tử , ở một số tế bào có ad hiện tượng cặp nhiễm sắc thể chứa cặp gene AD//ad không phân ly trong giảm phân I, giảm 11
  12. phân II bình thường, các cặp nhiễm sắc thể khác giảm phân bình thường. Số loại giao tử tối đa được tạo ra từ cơ thể trên là bao nhiêu? Đáp án: 2 2 Hướng dẫn giải Số loại giao tử =( 4 + 7). 2 = 22. Câu 3: Hình 4 mô tả sự biến đổi tần số ba kiểu gene AA, Aa, aa ở một quần thể thực vật. Biết quần thể không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên. Ban đầu quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Theo lý thuyết tỷ lệ cá thể có kiểu gene đồng hợp ở F3 chiếm tỷ lệ là bao nhiêu phần trăm? Đáp án: 9 4 Hướng dẫn giải - Đây là quần thể thực vật tự thụ phấn. - Thế hệ xuất phát dạng 0,36AA + 0,48Aa + 0,16 aa = 1.  F3 có dị hợp = 0,48. 1/8 = 0,06  tỷ lệ cá thể có kiểu gene đồng hợp ở F3 là = 0,94= 94% Câu 4: Cho ruồi giấm thuần chủng mắt đỏ, cánh nguyên giao phối với ruồi mắt trắng, cánh xẻ thu được F1 gồm 100% ruồi mắt đỏ, cánh nguyên. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau thế hệ F2 xuất hiện 528 con ruồi mắt đỏ, cánh nguyên: 90 con ruồi mắt trắng, cánh xẻ: 30 con ruồi mắt trắng, cánh nguyên: 30 ruồi mắt đỏ, cánh xẻ. Cho biết mỗi gene quy định một tính trạng, các gene nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alelle tương ứng trên nhiễm sắc thể Y và có một số hợp tử quy định ruồi mắt trắng, cánh xẻ bị chết. Theo lý thuyết, số ruồi đực mắt đỏ, cánh nguyên ở F2 là bao nhiêu con? Đáp án: 1 5 6 Hướng dẫn giải Theo lý thuyết nếu không có cá thể chết thì ở F2 tỉ lệ mắt đỏ : mắt trắng = 3:1 = 558: 186. Số mắt trắng thực tế chỉ có 120 con nên đã có 66 hợp tử quy định ruồi mắt trắng, cánh xẻ bị chết. Số hợp tử quy định ruồi mắt trắng, cánh xẻ = Số ruồi đực mắt đỏ, cánh nguyên = 90 + 66 = 156 con. Câu 5: Trong lưới thức ăn được mô tả ở hình 5 Nếu bậc dinh dưỡng đầu tiên bị nhiễm kim loại nặng thì sinh vật nào sẽ tích tụ hàm lượng kim loại nặng lớn nhất? 12
  13. Hình 5 Đáp án: 7 Hướng dẫn giải Theo nguyên tắc khuếch đại sinh học bậc dinh dưỡng cao nhất trong chuỗi thức ăn sẽ nhiễm độc mạnh nhất. Câu 6: Phân tử ADN của một vi khuẩn chỉ chứa N15 nếu chuyển nó sang môi trường chỉ có N14 thì sau 8 lần phân đôi liên tiếp có tối đa bao nhiêu vi khuẩn con có chứa N14 ? Đáp án: 2 5 6 28 = 256. --------------------- Hết --------------------- 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0