intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2025 có đáp án - Trường THPT Thực hành Sư phạm, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

6
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2025 có đáp án - Trường THPT Thực hành Sư phạm, Đồng Nai”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Chúc các em ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2025 có đáp án - Trường THPT Thực hành Sư phạm, Đồng Nai

  1. SGD & ĐT ĐỐNG NAI ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA NĂM 2025 TRƯỜNG PT THỰC HÀNH SƯ PHẠM MÔN: SINH HỌC ĐỀ SỐ 2 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề gồm ... trang) Họ tên: ................................................ Số báo danh: ............. Mã đề 1202 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.(4.5 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Người ta tiến hành thí nghiệm trồng hai cây A và B trong một nhà kính. Khi tăng cường độ chiếu sáng và tăng nhiệt độ trong nhà thì cường độ quang hợp của cây A giảm, nhưng cường độ quang hợp của cây B tăng. Mục đích chính thí nghiệm là: A. Đo cường độ quang hợp ở 2 cây A và B. B. Nhận biết cây C3 và cây C4. C. Nhận biết cây C4 và CAM. D. Vì một mục đích khác. Câu 2: Quang hợp quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất cây trồng? A. 80 – 85%. B. 85 – 90%. C. 90 – 95%. D. Trên 95%. Câu 3. Trong hệ mạch, huyết áp giảm dần từ A. tĩnh mạch chủ  mao mạch  động mạch chủ. B. động mạch chủ  tĩnh mạch chủ  mao mạch. C. động mạch chủ  mao mạch  tĩnh mạch chủ. D. tĩnh mạch chủ  động mạch chủ  mao mạch. Câu 4. Trong cấu trúc phân tử DNA, các nitrogenous base giữa hai mạch bắt cặp theo nguyên tắc bổ sung nào sau đây? A. A = T, G ≡ C. B. A = U, G ≡ C. C. A ≡ T, G = C. D. A ≡ U, G = C. Câu 5. Điểm giống nhau giữa quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực là A. đều diễn ra trong nhân tế bào. B. đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung. C. đều có sự tham gia của RNA polymerase. D. đều diễn ra đồng thời với quá trình nhân đôi DNA. Câu 6. Tác động của tia UV có thể làm cho hai base thymine kế nhau trên cùng một mạch liên kết với nhau, làm biến dạng DNA dẫn đến phát sinh đột biến nào sau đây? A. Thêm hoặc mất một cặp nucleotide. B. Thay thế hoặc mất một cặp nucleotide. C. Thay thế một cặp A-T bằng 1 cặp G-C. D. Thay thế một cặp A-T bằng 1 cặp T-A. Câu 7. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E. coli, đột biến xảy ra tại vị trí nào sau đây của operon thì quá trình phiên mã của các gene cấu trúc lacZ, lacY, lacA có thể không diễn ra ngay cả khi môi trường có lactose? A. Gene cấu trúc A. B. Gene cấu trúc Z. C. Vùng khởi động. D. Gene cấu trúc Y. Câu 8. Hình nào mô tả đúng cơ chế điều hòa biểu hiện gene của operon Lac ở E. coli trong môi trường có latose?
  2. A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4. Câu 9. Cấu trúc của một nucleosome gồm A. một đoạn phân tử DNA quấn 11/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histone. B. phân tử DNA quấn 7/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histone. C. phân tử histone được quấn quanh bởi 1 đoạn DNA dài khoảng 147 nucleotide. D. một đoạn DNA khoảng 147 cặp nucleotide quấn 7/4 vòng quanh protein 8 histone. Câu 10. Ở đậu Hà Lan (Pisum sativum), màu sắc hoa do một gene có 2 allele quy định, trong đó allele A quy định hoa tim trội hoàn toàn so với allele a quy định hoa trắng. Phép lai nào sau đây thu được thế hệ con có tỉ lệ 3 cây hoa tím: 1 cây hoa trắng? A. AA x Aa. B. AA x aa. C. Aa x Aa. D. Aa x aa. Câu 11: Bộ NST lưỡng bội bình thường của một loài có 12 NST, trong tế bào cá thể B chỉ có 1 NST ở cặp thứ 4, các cặp NST còn lại đều bình thường. Cá thể đó bị đột biến thuộc dạng A. thể một. B. thể đa bội lẻ. C. thể đơn bội lẻ. D. thể tam bội. Câu 12. Trong quá trình nuôi tằm lấy tơ, người nông dân nhận thấy tằm đực cho năng suất cao hơn tằm cái nên người ta giữ lại các trứng nở ra tằm đực. Gene quy định màu vỏ trứng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Z, không có allele trên W, trong đó allele A quy định trứng có màu sẫm, a quy định trứng có màu sáng. Cặp lai nào dưới đây để trứng màu sẫm luôn nở tằm đực, còn trứng màu sáng luôn nở tằm cái? A. ♀ ZAZa × ♂ ZAW. B. ♀ ZAZA × ♂ ZaW. A a a C. ♀ Z Z × ♂ Z W. D. ♂ ZaZa × ♀ ZAW. Câu 13. Giao phối gần có tác động như thế nào đến tần số allele của quần thể? A. Tăng tính đa dạng di truyền. B. Làm giảm tần số allele lặn. C. Làm thay đổi nhanh chóng tần số allele. D. Không thay đổi tần số allele. Câu 14. Người ta đã dùng một loại thuốc xịt muỗi mới để diệt muỗi. Việc xịt muỗi được lặp lại vài tháng một lần. Lần xịt đầu tiên đã diệt được gần như hết các con muỗi nhưng sau đó thì quần thể muỗi cứ tăng dần kích thước. Mỗi lần xịt sau đó chỉ diệt được rất ít muỗi. Điều nào sau đây giải thích đúng nhất về những điều đã xảy ra? A. Sau khi xịt muỗi, đột biến làm tăng tần số allele kháng thuốc trong quần thể. B. Việc xịt muỗi gây ra sự chọn lọc, từ đó làm tăng tần số allele kháng thuốc trong quần thể. C. Loài muỗi mới có khả năng kháng thuốc đã di cư tới vùng đó thay thế cho loài đã bị diệt.
  3. D. Thuốc diệt muỗi đã tác động tới DNA của muỗi để tạo nên muỗi có gene kháng thuốc. Câu 15: Cây phát sinh chủng loại của bộ Ăn thịt (Carnivora) dưới đây: Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng? I. Họ Chồn và họ Chó có quan hệ gần hơn so với họ Chó và họ Mèo. II. Chi Lửng và chi Chó có quan hệ xa hơn chi Lửng với chi Báo. III. Để hình thành chi Lửng và chi Rái cá từ họ Chồn ít có khả năng phát sinh các đột biến. IV. Năm loài trên đều xuất phát từ một nguồn gốc chung là Bộ ăn thịt, từ Bộ ăn thịt để hình thành 5 loài trên có khả năng xuất hiện biến dị di truyền. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 16. Ở một quần thể cá chép trong một hồ cá tự nhiên, sau khi khảo sát thì thấy có 10% cá thể ở tuổi trước sinh sản, 40% cá thể ở tuổi đang sinh sản, 50% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Kết luận nào sau đây là đúng về quần thể này? A. Quần thể đang có xu hướng tăng số lượng cá thể. B. Quần thể thuộc dạng đang suy thoái. C. Quần thể thuộc dạng đang phát triển. D. Quần thể có cấu trúc tuổi ổn định. Câu 17. Trường hợp nào sau đây là kiểu biến động không theo chu kì? A. Ếch tăng nhiều vào mùa mưa. B. Sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa xuân. C. Đàn trâu rừng chết rét do thời tiết thay đổi đột ngột. D. Cá cơm Peru chết nhiều do dòng nước nóng 7 năm/lần. Câu 18. Ví dụ sau: Rệp cây cung cấp đường cho kiến, còn kiến chăm sóc, bảo vệ rệp. Khi cây chủ đã cạn kiệt chất dinh dưỡng, kiến sẽ mang rệp đến một cây chủ khác. Mới quan hệ giữa rệp và kiến thuộc kiểu quan hệ gì trong quần xã? A. Cộng sinh. B. Hợp tác. C. Hội sinh. D. Cạnh tranh. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng/sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn Đúng hoặc Sai. Câu 1. Hình biểu thị chu kì hoạt động của tim người trưởng thành và bình thường.
  4. Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai về hình này? a. Thời gian của 3 pha trong 1 chu kì tim: pha co tâm nhĩ [1]: pha co tâm thất [2] : pha dãn chung [3] = 1 : 3 : 4. b. Ở tâm thất có thời gian nghỉ : thời gian co = 7 : 1. c. Ở tâm nhĩ có thời gian nghỉ : thời gian co = 5 : 3. d. Nếu người bình thường, trưởng thành mà nhịp tim chậm (giảm nhịp) kéo dài sẽ giảm hiệu quả bơm máu, tăng gánh nặng cho tim dễ dẫn đến bệnh về tim. Câu 2. Ở người có hiện tượng “những bệnh, tật do gene lặn qui định, di truyền liên kết trên vùng không tương đồng của NST giới tính thì trong quần thể người, tỉ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới”. Mỗi giải thích cho hiện tượng này là Đúng hay Sai? a. Gene nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính chỉ di truyền cho giới nữ mà không di truyền cho giới nam. b. Những gene gây bệnh liên kết trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính thường không biểu hiện ở nữ giới. c. Nếu tính trạng bị bệnh do gene lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST Y qui định thì trong quần thể người xác suất nam giới bị bệnh là 50% còn nữ giới là 0%. d. Nếu tính trạng bị bệnh do gene lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST X qui định thì trong quần thể sẽ xuất hiện 5 kiểu gene, trong đó xác suất kiểu gene biểu hiện bệnh ở nam giới là 1/2 trong khi kiểu gene biểu hiện bệnh ở nữ giới là 1/3. Câu 3. Câu 30. Quan sát hình ảnh sau đây về bộ NST của một người và cho biết các phát biểu sau đây là Đúng (Đ) hay Sai (S) a. Bệnh nhân có khả năng mắc hội chứng Down. b. Phương pháp được áp dụng để xác định chính xác sự hiện diện của NST thừa là xét nghiệm di truyền phân tử. c. Bệnh nhân có thể học nhanh hơn trẻ em bình thường. d. Nếu một gia đình có tiền sử mắc hội chứng này, họ cần tìm kiếm tư vấn di truyền trong việc lập kế hoạch sinh con. Câu 4. Một người đàn ông có nhóm máu A từ một quần thể người Châu Mỹ có tỉ lệ người mang nhóm máu O là 4% và nhóm máu B là 21% kết hôn với người phụ nữ có nhóm máu A
  5. từ một quần thể người Châu Á có tỉ lệ người có nhóm máu O là 9% và nhóm máu A là 27%. Biết rằng, các quần thể trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Các dự đoán sau đây Đúng hay Sai? a. Cặp vợ chồng này chỉ có thể sinh con máu A hoặc máu O. b. Tần số allele IA, IB, IO trong quần thể người Châu Mỹ lần lượt là: 0,5; 0,3; 0,2 c. Quần thể có 3 kiểu gene dị hợp về nhóm máu. d. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh được 2 người con khác giới tính, cùng nhóm máu A là 46,36%. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Ở 1 sinh vật nhân sơ, một đoạn gene cấu trúc được nghiên cứu có trình tự các nucleotid trên mạch bổ sung là: 5’ …ATG TCC TAC TCT ATT CTA GCG GTC AAT ..3’ Tác nhân đột biến làm mất cặp nu thứ 16 G - C thì có bao nhiêu triplet bị thay đổi? Câu 2. Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính bao nhiêu nm? Câu 3. Ở cà Độc dược, bộ NST 2n = 24, thể ba nhiễm của loài này có số lượng nhiễm sắc thể là bao nhiêu? Câu 4. Phép lai P: aabbDdEe x AabbDdee có thể hình thành ở thế hệ F1 bao nhiêu loại kiểu hình, biết mỗi gene quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn? Câu 5. Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật dưới đây, có bao nhiêu dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kỳ? 1. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô,… chim cu gáy thường xuất hiện nhiều. 2. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. 3. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC. 4. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm. Câu 6. Nếu sinh vật sản xuất có sản lượng 50 000 kcal/m2/năm, với hiệu suất sinh thái 10%. Theo lý thuyết, thì sản lượng ở các sinh vật tiêu thụ bậc 2 là bao nhiêu (kcal/m2/năm)? === Hết ===
  6. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (4,5 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 B C C A B A C D D C A D D B A B C B PHẦN II. TRẮC NGHIỆM DẠNG ĐÚNG/SAI (4,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng cả 4 lệnh được 1,0 điểm Câu 1 2 3 4 a) Biết - Đúng a) Hiểu- Sai a) Hiểu - Đúng a) Biết - Đúng b) Biết - Sai b) Hiểu- Sai b) Hiểu - Sai b) Hiểu - Sai Đáp án c) Biết - Sai c) VD - Đúng c) Hiểu - Sai c) VD - Sai d) Hiểu - Sai d) VD - Đúng d) VD - Sai d) VD - Đúng PHẦN III. TRẮC NGHIỆM DẠNG TRẢ LỜI NGẮN (1,5 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án 4 10 25 8 3 500 ----- HẾT -----
  7. TRƯỜNG PT THỰC HÀNH SƯ PHẠM MA TRẬN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2025 TỔ: HOÁ - SINH MÔN THI: SINH HỌC THỜI GIAN LÀM BÀI: 50 PHÚT(không kể thời gian phát đề) I. MA TRẬN KIỂM TRA TT Chương/ Nội Tỉ lệ TNKQ nhiều lựa TNKQ trả lời chủ đề dung/đơn TNKQ đúng - sai Tổng % chọn ngắn vị kiến điểm thức Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD 1 TĐC và NL ở 2 2 thực vật 2 TĐC và NL ở 1 3 1 4 1 động vật 3 Di truyền và biến 2 3 1 2 3 1 dị cấp phân tử 4 Di truyền 2 2 2 2 2 1 4 4 2 NST 5 DT 1 3 1 1 3 1 quần thể 6 DT y học và 1 1 2 1 1 2 DT người 7 Tiến hoá 2 2 8 Sinh 1 2 2 1 2 2 thái Tổng số câu/ý hỏi 11 5 2 4 7 5 2 3 1 40 Tổng số điểm 2.75 1.25 0.5 0.5 Tỉ lệ % 45 40 15 100 II. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2024 – 2025 TT Chương/ Yêu cầu cần đạt Số lượng câu/lệnh hỏi ở các mức độ chủ đề (Đã được tách ra theo các mức độ) Trắc nghiệm Tổng số Nhiều Đúng- Trả lời câu hỏi lựa Sai ngắn chọn (1) (2) (4) (5) (6) (7) 1 TĐC và  Chứng minh được sự thích nghi của NL ở thực vật C4 và CAM trong điều kiện 2 0 0 2 thực vật môi trường bất lợi.
  8.  Phân tích được ảnh hưởng của các điều kiện đến quang hợp (ánh sáng, CO2, nhiệt độ). 2 TĐC và  Mô tả được quá trình vận chuyển máu NL ở trong hệ mạch (huyết áp, vận tốc máu và động sự trao đổi chất giữa máu với các tế vật 1 1 0 0 bào).  Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, phân biệt được các giai đoạn chu kì tim 3 Di - Dựa vào cấu trúc hoá học của phân tử truyền DNA, trình bày được chức năng của và biến DNA. Nêu được ý nghĩa của các kết cặp dị cấp đặc hiệu A–T và G–C. phân tử - Phân biệt được các loại gene dựa vào cấu trúc và chức năng. - Trình bày được cơ chế tổng hợp 5 0 1 6 protein từ bản sao là RNA có bản chất là quá trình dịch mã. - Trình bày được thí nghiệm operon Lac của E.coli. - Phân tích được nguyên nhân, cơ chế phát sinh của đột biến gene. 4 Di - Dựa vào sơ đồ (hoặc hình ảnh), trình bày truyền được cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc NST thể. - Giải thích được sản phẩm của các allele của cùng một gene và của các gene khác nhau có thể tương tác với nhau quy định tính trạng. 4 1 3 8 - Phân tích được cơ chế di truyền xác định giới tính. - Trình bày được nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể. Phân biệt được các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể. Lấy được ví dụ minh hoạ. 5 DT quần Trình bày được ảnh hưởng của tự thụ thể phấn, giao phối gần, ngẫu phối chi phối 1 1 0 0 tần số của các allele và thành phần kiểu gene của một quần thể. 6 DT y học Cơ chế xác định bệnh tật trong di truyền và DT học người 0 1 0 1 người 7 Tiến hoá  Phát biểu được khái niệm thích nghi và 2 0 0 2
  9. trình bày được cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi.  Dựa vào sơ đồ cây sự sống, trình bày được sinh giới có nguồn gốc chung và phân tích được sự phát sinh chủng loại là kết quả của tiến hoá. 8 Sinh thái  Trình bày được các kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể.  Phân tích được diễn thế sinh thái ở một 3 0 1 4 hệ sinh thái tại địa phương. Đề xuất được một số biện pháp bảo tồn hệ sinh thái đó. Tổng số câu 18 4 6 28 Biên Hoà, ngày 14 tháng 01 năm 2025 Ký duyệt của trưởng bộ môn Giáo viên ra ma trận đề thi P. Tổ trưởng Nguyễn Thị Ngọc Ngà
  10. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
94=>1