
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2025 - Trường THPT Xuân Hưng, Đồng Nai
lượt xem 1
download

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2025 - Trường THPT Xuân Hưng, Đồng Nai" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2025 - Trường THPT Xuân Hưng, Đồng Nai
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 TRƯỜNG THPT XUÂN HƯNG MÔN: SINH HỌC ĐỀ THAM KHẢO SỐ 1 Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian (Đề thi có 5 trang) phát đề Họ, tên thí sinh: …………………………………………………… Số báo danh: ………………………………………………………. PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Liên kết hóa học được hình thành giữa các nguyên tử trong phân tử nước là A. liên kết ion. B. liên kết hydrogen. C. liên kết cộng hóa trị. D. liên kết phosphodiester. Câu 2. Trong chu kì tế bào, kì trung gian được chia làm mấy pha? A. 1 pha. B. 2 pha. C. 3 pha. D. 4 pha. Câu 3. Vai trò chính của quang hợp thực vật đối với các sinh vật khác trên Trái Đất là: A. cung cấp năng lượng cho quá trình hô hấp. B. tạo ra chất hữu cơ cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các sinh vật khác. C. giải phóng khí CO₂ cung cấp dưỡng khí cho nhiều sinh vật. D. hấp thụ khí O₂ và làm giảm hiệu ứng nhà kính. Câu 4. Sinh vật dị dưỡng là các sinh vật A. có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ. B. có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ các chất hữu cơ có sẵn. C. tự tổng hợp được các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ ánh sáng mặt trời và hệ sắc tố. D. tự tổng hợp được các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng từ các phản ứng oxy hóa các chất vô cơ. Câu 5. Mã di truyền là: A. mã bộ ba, cứ ba nucleotide liền nhau tạo thành một mã di truyền quy định (mã hóa) một amino acid. B. một đoạn của phân tử DNA mang thông tin quy định sản phẩm xác định là polypeptide hoặc RNA. C. vùng điều hòa có trình tự nucleotide đặc biệt giúp enzyme RNA polymerase có thể nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã. D. vùng mã hóa chứa trình tự nucleotide mã hóa chuỗi polypeptide hoặc RNA. Câu 6. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người mắc ung thư ruột kết có liên quan chặt chẽ với tuổi tác. Điều này được thể hiện trong biểu đồ hình bên biểu diễn số lượng các trường hợp mắc bệnh mới được chẩn đoán trong một năm ở phụ nữ theo độ tuổi. Cho rằng tỷ lệ đột biến duy trì không đổi trong suốt cuộc đời mỗi người. Ngược lại với bệnh ung thư ruột kết, tỷ lệ mắc bệnh u xương ác tính, thường làm xuất hiện khối u trong xương dài, đạt mức cao nhất trong suốt thời niên thiếu. U xương ác tính tương đối hiếm gặp ở trẻ nhỏ (trẻ dưới 9 tuổi) và ở người lớn (trên 20). Xét các nhận định sau, nhận định nào sai? A. Tỷ lệ mắc ung thư ruột kết tăng dần theo tuổi, tăng chậm trong giai đoạn trước 40 tuổi và bắt đầu tăng rất nhanh kể từ 60 tuổi trở lên. B. Tỷ lệ ung thư tăng tỉ lệ thuận với tuổi tác vì phải xuất hiện đủ đột biến ở một số gene quan trọng để vô hiệu hóa các cơ chế kiểm soát tốc độ tăng trưởng bình thường của tế bào. C. Tỷ lệ mắc u xương ác tính cho kết quả giống như ung thư ruột kết. D. Sự khác biệt về tỉ lệ mắc ung thư ruột kết và u xương ác tính là do số lượng các tế bào có nguy cơ bị bệnh. Câu 7. Sự trao đổi chéo không cân giữa các chromatid trong một cặp NST kép tương đồng là nguyên nhân dẫn đến: A. Hoán vị gen B. Đột biến chuyển đoạn. C. Đột biến lặp đoạn và mất đoạn D. Đột biến đảo đoạn Câu 8. Ở người, để xác định một tính trạng trội hay lặn, người ta sử dụng phương pháp nghiên cứu nào? A. Phả hệ. B. Di truyền tế bào. C. Di truyền phân tử. D. Trẻ đồng sinh. Câu 9. Di truyền học người là gì? A. Để giải thích, chẩn đoán các tật, bệnh di truyền. B. Là một lĩnh vực cung cấp thông tin cho bệnh nhân và những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh. C. Giúp cho việc giải thích, chẩn đoán, phòng ngừa, hạn chế các bệnh, tật di D. Di truyền học người là ngành khoa học nghiên cứu về sự di truyền và biến dị ở người. Câu 10.Sinh giới được tiến hóa theo các chiều hướng: (1) Ngày càng đa dạng và phong phú. (2) Tổ chức cơ thể ngày càng cao. (3) Từ trên cạn xuống dưới nước. (4) Thích nghi ngày càng hợp lí. 1
- Phương án đúng: A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 4. C. 1, 2, 4. D. 2, 3, 4. Câu 11. Trong các quan điểm về tiến hóa sau đây, có bao nhiêu quan điểm là của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại. (1) Đơn vị tiến hóa là quần thể sinh vật. (2) Cơ chế tiến hóa là chọn lọc tự nhiên. (3) Nguyên liệu của tiến hóa là biến dị cá thể. (4) Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành loài mới. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 12. Với cơ chế là CLTN, Darwin đã giải thích thành công sự thống nhất trong đa dạng của sinh giới, đa dạng vì A. phát sinh nhiều biến dị đột biến. B. tiến hóa theo cùng một hướng. C. tiến hóa theo nhiều hướng khác nhau. D. được sinh ra cùng một thời điểm. Câu 13.Trong điều kiện nào thì hiệu ứng của phiêu bạt di truyền là lớn nhất? A. kích thước quần thể càng nhỏ B. kích thước quần thể càng lớn C. cạnh tranh trong loài mạnh D. Cạnh tranh trong loài yếu Câu 14. Trong quá trình hình thành loài bông trồng ở Mỹ, nếu chỉ xảy ra lai xa mà không có đa bội hóa, kiểu gene của con lai F1 sẽ ảnh hưởng thế nào đến tính ổn định của loài mới? A. Bộ NST không tương đồng sẽ làm con lai không có khả năng sinh sản, dẫn đến không thể hình thành loài mới. B. Con lai F1 sẽ tự điều chỉnh số lượng NST để phù hợp với sinh sản hữu tính. C. Con lai F1 vẫn sinh sản hữu tính nhưng tạo ra các cá thể bất thụ. D. Bộ NST của con lai F1 sẽ tự động tiếp hợp để hình thành các cặp tương đồng. Câu 15. Cho các loại môi trường sau đây: (1) Môi trường không khí. (2) Môi trường trên cạn. (3) Môi trường nước. (4) Môi trường sinh vật (5) Môi trường xã hội. (6) Môi trường đất. Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là A. (1), (2), (3) và (4). B. (1), (3), (4) và (5). C. (2), (4), (5) và (6). D. (2), (3), (4) và (6). Câu 16. Tập hợp gồm các quần thể của nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian, thời gian nhất định, gắn bó với nhau như một thể thống nhất qua mối quan hệ dinh dưỡng và nơi ở được gọi là gì? A. Quần thể. B. Hệ sinh thái. C. Sinh quyển. D. Quần xã. Câu 17. Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm. A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. B. sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật. C. sinh vật phân giải chất hữu cơ, xác chết, chất thải của sinh vật. D. Các chất vô cơ, các chất hữu cơ, yếu tố khí hậu. Câu 18.Sinh thái học bảo tồn là gì? A. Một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các mối quan hệ giữa các loài sinh vật với môi trường. B. Một lĩnh vực khoa học áp dụng các nguyên lý sinh thái và các lĩnh vực khoa học liên quan để duy trì, bảo vệ đa dạng sinh học. C. Một phương pháp nông nghiệp bền vững. D. Một hoạt động phát triển kinh tế dựa vào tài nguyên thiên nhiên. PHẦN II. Thi sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 19.Trong một nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường lên hiệu suất tiêu hóa tinh bột ở động vật ăn cỏ, các bước thí nghiệm được thực hiện như sau: - Bước 1: Chọn 12 con thỏ khỏe mạnh, có khối lượng trung bình 2 kg và cùng độ tuổi (8 tháng tuổi). - Bước 2: Chia thỏ thành 3 nhóm (mỗi nhóm 4 con) và đặt chúng vào các môi trường có nhiệt độ khác nhau: • Nhóm A: Nhiệt độ 15°C. • Nhóm B: Nhiệt độ 25°C (nhiệt độ chuẩn). • Nhóm C: Nhiệt độ 35°C. - Bước 3: Cho thỏ ăn khẩu phần giống nhau (70% cỏ khô, 30% tinh bột) trong 14 ngày. - Bước 4: Đo hiệu suất tiêu hóa tinh bột của từng nhóm và ghi nhận kết quả trong Bảng sau (Bảng 1): 2
- Bảng 1: Hiệu suất tiêu hóa tinh bột (%) của thỏ ở các nhóm thí nghiệm Nhóm thí nghiệm Thỏ 1 Thỏ 2 Thỏ 3 Thỏ 4 Trung bình (%) Nhóm A 65 68 68 67 66.5 (Nhiệt độ 15°C) Nhóm B 78 80 79 81 79.5 (Nhiệt độ 25°C) Nhóm C 60 58 59 61 59.5 (Nhiệt độ 35°C) Dựa vào kết quả trên, hãy cho biết mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai? a) Nhóm B có hiệu suất tiêu hóa tinh bột cao nhất trong các nhóm. b) Hiệu suất tiêu hóa giảm khi nhiệt độ môi trường cao hơn hoặc thấp hơn 25°C. c) Nhiệt độ cao (35°C) ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất tiêu hóa nhiều hơn nhiệt độ thấp (15°C). d) Nếu kéo dài thí nghiệm thêm 14 ngày, hiệu suất tiêu hóa của nhóm A sẽ vượt qua nhóm B do thích nghi với môi trường lạnh. Câu 20. Hình ảnh sau đây mô tả quá trình tái bản DNA của sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ. Quan sát hình ảnh và cho biết mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai? a) Hình (a) diễn tả quá trình tái bản DNA của sinh vật nhân thực và hình (b) diễn tả quá trình tái bản DNA của sinh vật nhân sơ. b) Quá trình tái bản DNA ở sinh vật nhân sơ tạo ra nhiều đơn vị tái bản, mỗi đơn vị tái bản có nhiều loại enzyme tham gia. c) Mỗi đơn vị tái bản gồm một chạc chữ Y phát sinh từ điểm khởi đầu tái bản và tách theo hai hướng của phân tử DNA d) Quá trình tái bản ở hình (a) là tái bản ở phân tử DNA mạch vòng, có thể xảy ra ở cả sinh vật nhân sơ và ti thể, lục lạp ở sinh vật nhân thực Câu 21. Ở loài ốc (Physa heterostroha), sự hình thành màu vỏ do 2 cặp gen A, a và B, b phân li độc lập, tác động qua lại cùng quy định theo sơ đồ hình 21.5. Biết các allele a và b không tổng hợp được enzyme tương ứng. Hình 21.5 Mỗi phát biểu sau đây về tính trạng này là Đúng hay Sai? a) Trong quần thể, số kiểu gene quy định ốc vỏ nâu nhiều hơn số kiểu gene quy định ốc vỏ trắng. b) Tính trạng màu vỏ ốc tuân theo quy luật tương tác gene. c) Màu sắc của vỏ ốc do hai enzyme được quy định bởi gene A và gene B phân li độc lập xúc tác hình thành. d) Phép lai giữa ốc vỏ nâu với ốc vỏ trắng, nếu F1 có tỉ lệ 1 ốc vỏ nâu: 3 ốc vỏ trắng, thì F1 có bốn loại kiểu gene. Câu 22.Hai loài động vật không xương sống A và B cùng sinh sống ở vực nước biển ôn đới, chúng có giai đoạn 3
- trưởng thành sống cố định, ăn các mảnh vụn hữu cơ. Hằng năm, chúng bắt đầu sinh trưởng từ cuối tháng 3 khi nhiệt độ nước tăng lên và chết từ cuối tháng 9 khi nhiệt độ nước giảm xuống. Cá săn mồi xuất hiện ở một vài nơi trong khu vực này và ăn động vật không xương sống trong đó có 2 loài A và B. Độ che phủ của 2 loài A và B được nghiên cứu ở một số địa điểm khi các loài động vật không xương sống được bảo vệ khỏi cá săn mồi (Đồ thị 1) và không được bảo vệ khỏi cá săn mồi (Đồ thị 2). a) Khi không có cá săn mồi, loài A đạt độ che phủ lớn nhất vào tháng 7 hàng năm. b) Loài B có khả năng thích nghi ở nhiệt độ thấp tốt hơn loài A c) Cá săn mồi không tác động đến loài B do vị trí sinh sống của loài B khiến nó ít bị săn mồi hơn. d) Sự bảo vệ các loài động vật không xương sống khỏi săn mồi có thể làm cho môi trường giảm đa dạng sinh học. PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời. Câu 23.Hội chứng Phelan-McDermid, là một bệnh di truyền do mất đoạn nhỏ của một nhiễm sắc thể ở cặp số 22. Hội chứng này thường xuất hiện với các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng như chậm phát triển, thiểu năng trí tuệ từ trung bình đến nặng, giảm trương lực cơ, nói chậm hoặc không nói. Một người đàn ông bị hội chứng này kết hôn với người phụ nữ có bộ NST bình thường. Họ dự định sinh con nên đến gặp bác sĩ tư vấn di truyền. Biết quá trình đột biến không ảnh hưởng đến sức sống của các giao tử và hợp tử, theo lí thuyết, xác suất họ sinh ra một người con trai bình thường là bao nhiêu? (số thập phân, làm tròn 2 con số) Câu 24.Ở người allele A quy định tóc xoăn trội hoàn toàn so với allele a quy định tóc thẳng. Trong số các cặp bố mẹ sau: 1. AA × AA ; 2. AA × Aa ; 3. Aa × Aa ; 4. AA × aa ; 5. Aa × aa ; 6. aa × aa ; Bao nhiêu cặp bố mẹ có khả năng sinh con vừa có tóc xoăn vừa có tóc thẳng? Câu 25. Một quần thể ruồi giấm đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Xét một locus nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có 2 allele A và a. Biết tần số allele lặn a bằng 0,2. Trong số các cá thể mang kiểu hình trội, số cá thể có kiểu gene đồng hợp chiếm tỉ lệ bao nhiêu? (Viết kết quả dưới dạng số thập phân, làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy) Câu 26. Cho các ví dụ: 1. Các cá thể của quần thể này có giao phối với cá thể của quần thể kia nhưng không hình thành hợp tử. 2. Hai quần thể sinh sản vào hai mùa khác nhau. 3. Các cá thể của quần thể này có giao phối với cá thể của quần thể kia nhưng phôi bị chết trước khi sinh. 4. Các cá thể giao phối với nhau và sinh con nhưng con không có khả năng sinh sản hữu tính. 5. Các cá thể có tập tính giao phối khác nhau nên mặc dù ở trong một môi trường nhưng bị cách li sinh sản. Hãy viết liền số theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về các ví dụ thuộc cách li sau hợp tử. Câu 27.Trong một quần xã sinh vật, xét các loài sau: cỏ, thỏ, mèo rừng, hươu, hổ, vi khuẩn, sâu, rắn, sóc .Hãy cho biết cỏ là nguồn thức ăn trực tiếp của bao nhiêu loài sinh vật trên ? Câu 28.Cho đoạn thông tin sau: Một nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Cửu Long đã thực hiện Đề tài: “Nghiên cứu phát triển và chọn lọc các giống lúa chịu mặn thích nghi với biến đổi khí hậu cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. Sau thời gian triển khai, Đề tài đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhóm nghiên cứu đã khai thác thành công nguồn vật liệu khởi đầu cho công tác lai tạo và xác định được một số giống lúa mang gene chịu mặn thông qua việc đánh giá kiểu hình và kiểu gene, tạo nền tảng cho công tác chọn tạo giống. Một thế hệ mới các giống lúa chịu mặn và khô hạn đã được phát triển, giúp thích nghi với sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Các giống này còn phù hợp cho vùng lúa thâm canh, với nhiều đặc tính quý như khả năng chống chịu mặn, năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt và khả năng chống lại bệnh bạc lá, đạo ôn, qua đó giảm thiểu rủi ro cho người nông dân. (Nguồn Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia). Trong đoạn thông tin trên giống lúa mới sẽ có bao nhiêu đặc tính phù hợp với điều kiện Đồng bằng sông Cửu Long? --------------------- Hết --------------------- 4

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Lịch sử có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ
7 p |
245 |
15
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An
16 p |
150 |
8
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn GDCD có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
5 p |
179 |
7
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Gia Lai
204 p |
195 |
6
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Cầm Bá Thước
15 p |
133 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng, Quảng Bình
5 p |
187 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đông Thụy Anh
6 p |
119 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Đồng Quan
6 p |
150 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Chuyên Biên Hòa
29 p |
181 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 - Trường THPT Minh Khai, Hà Tĩnh
6 p |
123 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phụ Dực
31 p |
115 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội
32 p |
122 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn - Trường THPT Trần Phú
1 p |
145 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đặng Thúc Hứa
6 p |
99 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai
7 p |
129 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường Chuyên Võ Nguyên Giáp
6 p |
140 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Lần 1)
6 p |
121 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh học có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
4 p |
151 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
