intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Lịch sử có đáp án - Trường THPT Nguyễn Tất Thành

Chia sẻ: Elfredatran Elfredatran | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Lịch sử có đáp án - Trường THPT Nguyễn Tất Thành là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên trong quá trình giảng dạy và phân loại học sinh. Đồng thời giúp các em học sinh củng cố, rèn luyện, nâng cao kiến thức môn Lịch sử lớp 12. Để nắm chi tiết nội dung các bài tập mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Lịch sử có đáp án - Trường THPT Nguyễn Tất Thành

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK   KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021  Bài thi: KHOA HỌC XàHỘI  TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNH  Môn thi thành phần: LỊCH SỬ ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 04 trang) Câu1. Ba cường quốc có tiếng nói quyết định tại hội nghị Ian ta (2/1945) gồm: A.Mĩ, Anh, Liên Xô B.Mĩ, Anh, Trung Quốc C.Liên Xô, Mĩ, Pháp D.Nga, Mĩ,Anh Câu 2. Trong giai đoạn 1945­1950 Liên Xô tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết   thương chiến ranh trong hoàn cảnh A.có sự giúp đỡ của nhân dân trong nước và thế giới B.đất nước chịu nhiều tổn thất do chiến tranh tàn phá C.là nước thắng trận thu nhiều lợi nhuận từ hội nghị Ian Ta D.lực lượng đồng minh cùng góp sức hỗ trợ khôi phục kinh tế Câu 3. Sau chiến tranh thế giới II,  Ấn Độ  bị  thực dân Anh chia thành hai quốc gia dựa trên cơ  sở  nào sau đây? A.Chính trị B.Lãnh thổ C.Văn hóa D.Tôn giáo Câu 4. Nhận định nào dưới đây là đúng về  phong trào đấu tranh  ở  khu vực Mĩ la tinh sau chiến   tranh thế giới hai? A. Lục địa bùng cháy      B.Đại lục núi lữa C. Lục địa mới bùng nổ   D.Sự trỗi dậy thần kỳ Câu 5. Chính sách đối ngoại nào là xuyên suốt của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới II đến những năm   90  A.Khống chế , chi phối các nước đồng minh của Mĩ? B.Chiến lược toàn cầu hóa với tham vọng làm bá chủ thế giới C.Chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới D.Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa và cách mạng thế giới Câu 6. Sự kiện nào đánh dấu đặt nền tảng mới cho quan hệ Mĩ­ Nhật sau Chiến tranh thế giới lần   thứ hai ? A.Hiệp ước hòa bình Xanphranxixcô được kí kết  B.Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản C.Hiệp ước An ninh Mĩ – Nhật được kí kết D.Quân đội Mĩ ban hành hiến pháp mới Câu 7. Sự kiện nào sau đây mở đầu sự  đối đầu giữa Mĩ và Liên Xô sau khi Chiến tranh   thế giới lần thứ hai kết thúc? A.Mĩ thực hiện kế hoach “Mác San”(6­1947” giúp các nước Tây Âu) B.Mĩ thành lập tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)(4­1949) C.Sự ra đời của học thuyết Truman mở đầu cho chiến tranh lạnh (3­1947) D.Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập tổ chức hiệp ước Vácxava (5­1955) Câu 8. Ý nào dưới đây là đặc điểm của cuộc Cách mạng khoa học ­ kĩ thuật sau chiến tranh thế  giới thứ hai ? A.Kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiêp B.Diễn ra với quy mô, tốc độ lớn chưa từng thấy C.Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp D.Làm thay đổi chất lượng nguồn nhân lực Câu 9. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất,  ở nước ta phong trào “chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại  hóa” là của giai cấp nào?
  2. A.Tư sản B.Tiểu tư sản C.Công nhân D.Tư sản mại bản Câu 10. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tổ chức nào sau đây đại diện cho giai cấp Ttư sản Việt   Nam? A.Tân Việt Cách mạng đảng B.Việt Nam Quốc Dân đảng C.Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên D.Việt Nam nghĩa đoàn Câu 11. Mặt trận được thành lập trong hội nghị trung ương Đảng (7­ 1936) có tên gọi là gì? A.Mặt trận Dân chủ Đông Dương.  B.Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. C.Mặt trận phản đế Đông Dương. D.Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Câu 12. Hội nghị Trung  ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11­1939 xác định phương pháp  đấu tranh A.hợp pháp B.công khai C.nửa hợp pháp D.bí mật Câu13. Sau Cách mạng tháng 8 ­1 945, lực lượng những nước nào kéo vào nước ta thực hiện   nhiệm vụ giải giáp quân đội phát xít Nhật? A.Quân Anh, Pháp B.Quân Anh, Quân Trung hoa dân quốc C.Quân Pháp, Quân Trung hoa dân quốc D.Quân Mĩ, Quân Trung hoa dân quốc Câu14. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951) đã quyết định xuất bản tờ báo nào  làm cơ quan ngôn luận? A.Thanh Niên    B.Búa liềm C.Nhân Đạo D.Nhân Dân Câu 15. Để thực hiện kế hoạch Na ­ va (1953­1954) Pháp tập trung quân chủ yếu ở A.Trung Lào B.Thượng Lào  C.Bắc Tây Nguyên   D.Đồng bằng Bắc bộ Câu 16. Sau khi Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được kí kết, để thay thế Pháp, Mỹ đã A.đưa quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam. B.dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm. C.đưa quân đồng minh của Mỹ vào miền Nam. D.viện trợ kinh tế, quân sự cho chính quyền tay sai. Câu17.  Chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ (1961­1965) được tiến hành chủ  yếu bằng lực   lượng  A.Quân Mĩ B.Quân Đồng minh của Mĩ     C.Quân đội Sài gòn. D.Quân Mĩ và  quân đội Sài gòn Câu18. Từ  năm 1969 đến năm 1973 Mĩ thực hiện chiến lược chiến tranh nào  ở  Miền Nam Việt   Nam? A.Chiến tranh đặc biệt  B.Chiến tranh cục bộ C.Việt Nam hóa chiến tranh  D.Chiến tranh đơn phương Câu 19. Năm 1975, chiến dịch nào dưới đây được xác định mở đầu cho cuộc tiến công và nổi dậy  xuân 1975? A.Tây Nguyên B.Huế ­Đà Nẳng C.Hồ Chí Minh D.Đường 14­Phước Long Câu 20. Trong những năm (1975 – 1979), để  bảo vệ  biên giới Tây Nam Quân dân ta đấu tranh   chống sự xâm lược của A.Mĩ                B.Pháp C.Trung Quốc      D.Tập đoàn “Khơ me đỏ” Câu 21. Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất trong phong trào “Cần Vương” cuối thế kỉ XIX ? A.Khởi nghĩa Ba Đình B.Khởi nghĩa Hương Khê C.Khởi nghĩa Bãi Sậy D.Khởi nghĩa Yên Thế Câu 22. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ  nhất của Thực dân Pháp ở  Việt Nam (1897­1914),   giai cấp, tầng lớp mới nào xuất hiện.  A.Địa chủ phong kiến B.Nông dân C.Trung, tiểu địa chủ D.Tiểu tư sản thành thị Câu 23. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á bị quân đội nước nào chiếm đóng? A.Anh B.Mĩ C.Nhật Bản D.Đức
  3. Câu 24. Nhận định nào dưới đây là đúng về kinh tế Nhật Bản trong những năm 1960 đến năm1973?  A.Phát triển mạnh mẽ B.Phát triển xen kẽ với suy thoái C.Phát triển thần kì D.Trở thành siêu cường tài chính Câu 25. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng đông đảo, hăng hái nhất của cách mạng Việt  Nam là A.nông dân B.công nhân C.tiểu tư sản D.tư sản dân tộc Câu 26. Trong phong trào đấu tranh cách mạng Việt Nam (1930 ­ 1931) thực hiện nhiệm vụ   A. chống đế quốc, phong kiến B.  chống phong kiến và tay sai C.chống phong kiến và tư sản D. chống đế quốc và tư sản  Câu 27. Ý nào dưới đây không phải là ý nghĩa của Hiệp định Sơ bộ (6­3­1946)? A.Tránh được cuộc chiến đấu bất lợi B.Đuổi được 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi nước ta C.Có thêm thời gian hòa bình để củng cố lực lượng D.Đập tan âm mưu xâm lược của thực dân Pháp Câu 28. Chiến thắng Vạn Tường Quảng Ngãi (8/1965) có ý nghĩa A.cổ vũ nhân dân cả nước quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược B.chứng tỏ khả năng Quân dân Miền nam có thể đánh bại “chiến tranh cục bộ” của Mỹ C.nâng cao uy tín của mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam D.là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam  Câu 29. Lực lượng nào giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng nhanh về số lượng trong chiến   lược “chiến tranh cục bộ” (1965­1968)? A.Quân đội Sài Gòn B.Cố vấn Mĩ C.Đồng minh Mĩ D.Quân Mĩ Câu 30. Phong trào cách mạng (1930 – 1931) và phong trào dân chủ  (1936 – 1939)  ở  Việt Nam có   điểm khác biệt về A.giai cấp lãnh đạo B.tính chất dân tộc C.động lực chủ yếu D.hình thức đấu tranh Câu 31. Từ năm 1920 đến năm 1930 khuynh hướng cách mạng vô sản thắng thế  trong phong trào   cách mạng Việt Nam vì A.đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân B.khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản đã lỗi thời C.đã giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam D.đây là khuynh hướng cách mạng tiên tiến, phù hợp với thực tiễn Câu 32. Nhiệm vụ chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn (1939 – 1945) là A.thành lập chính quyền nhà nước của toàn dân tộc B.thành lập ở mỗi nước Đông Dương một Đảng riêng C.hoàn thành triệt để nhiệm vụ cách mạng ruộng đất D.đặt giải phóng dân tộc lên hàng đầu Câu 33. Ý nào sau đây không phải ý nghĩa của Chiến dịch Biên giới Thu – Đông năm 1950 A.khai thông biên giới Việt ­ Trung B.giành được thế chủ động trên chiến trường chính C.buộc Pháp chuyển sang “đánh lâu dài” D.mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến Câu 34. Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) và Chiến dịch Điện Biên Phủ  (1954) đều có điểm chung   nào? A.huy động cao nhất về nhân tài vật lực B.nghệ thuật bao vây, khoét sâu đánh lấn C.lựa chọn địa bàn mở  chiến dịch D.chia cắt sự tiếp tế của đối phương Câu 35. So với cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, lực lượng vũ trang trong chiến dịch Hồ  Chí Minh năm 1975 có vai trò  A.hỗ trợ, xung kích B.mở đầu, xung kích C.nồng cốt, chi phối D.quyết định thắng lợi
  4. Câu 36. Điểm chung của cách mạng tháng Tám năm 1945, kháng chiến chống thực dân Pháp (1945­ 1954) và kháng chiến chống Mĩ (1954 ­ 1975) ở nước ta là có sự kết hợp của A.đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao      B.lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang C.chiến tranh chính quy và du kích                 D.lực lượng vũ trang ba thứ quân Câu 37. Nhận xét nào dưới đây không đúng về cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta? A.là cuộc cách mạng diễn ra nhanh, gọn, ít đổ máu, bằng phương pháp hòa bình B.là cuộc cách mạng đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa C.là cuộc cách mạng diễn ra với sự kết hợp khởi nghĩa ở cả nông thôn và thành thị D.là cuộc cách mạng diễn ra với sự kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang Câu 38.Thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 đã buộc thực dân Pháp: A. rút hết quân về nước B. chấm dứt cuộc chiến tranh C.chuyển sang đánh lâu dài D.đàm phán với ta Câu 39. Mục đích chung trong các kế hoạch quân sự  của  Thực dân Pháp ở nước (1945 ­ 1954) có  A.sự viện trợ về quân sự, kinh tế, tài chính của Mĩ B.tập trung binh lực ở Đồng bằng bắc bộ C.giành lại thế chủ động trên chiến trường D.nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tranh Câu 40. Hiệp định Giơ­ne­vơ về Đông Dương là một thắng lợi chưa trọn vẹn của nhân dân Việt   Nam A.Nước Mĩ không kí vào văn bản cuối cùng của hiệp định B.Đế quốc Mỹ lợi dụng thực hiện âm mưa chia cắt lâu dài nước ta C.Lực lượng kháng chiến của Lào và Cam­Pu­Chia phải phục viên tại chỗ D.Thực dân Pháp được quyền ở lại miền Nam Đông Dương trong hai năm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2