intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thứ tốt nghiệp THPT Ngữ Văn - THPT Bắc Trà My (2013-2014)

Chia sẻ: Lê Thị Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

71
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo đề thi thứ tốt nghiệp THPT Ngữ Văn - THPT Bắc Trà My (2013-2014) sẽ giúp bạn định hướng kiến thức ôn tập và rèn luyện kỹ năng, tư duy làm bài thi đạt điểm cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thứ tốt nghiệp THPT Ngữ Văn - THPT Bắc Trà My (2013-2014)

  1. SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT 2013- 2014 TRƯỜNG THPT BẮC TRÀ MY ************************************************** I- PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm). Câu I (2 điểm): Cặp hình ảnh sóng đôi “ông lão đánh cá – con cá kiếm” ( trích Ông già và biển cả của Hê-minh-Uê ) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì? Câu II (3điểm): Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về Tuổi trẻ với ý thức trách nhiệm trong tình yêu. II- PHẦN RIÊNG (5,0 ĐIỂM). ( Thí sinh có thể chọn câu III.a hoặc câu III.b ) Câu III.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm). Phân tích diễn biến tâm trạng của Phùng – người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi nghe câu chuyện của người phụ nữ hàng chài ở tòa án huyện qua truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Câu III.b. Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm). Anh (chị) hãy phân tích tình huống truyện độc đáo mà Kim Lân đã tạo dựng trong truyện ngắn “Vợ nhặt”.
  2. TRƯỜNG THPT BẮC TRÀ MY ĐỊNH HƯỚNG VỀ ĐÁP ÁN ==========@========= **********@********** I- PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 5,0 điểm ) Câu I ( 2 điểm ): HS trình bày được các ý cơ bản sau: “Ông lão đánh cá – con cá kiếm” là cặp hình ảnh sóng đôi, mang ý nghĩa biểu tượng gợi lên nhiều tầng ý nghĩa khác nhau, thể hiện hành trình của người lao động, người nghệ sĩ, hành trình của con người nói chung trong công cuộc chinh phục, khám phá những giá trị cao đẹp và khác thường. - Ông lão đánh cá mang vẻ đẹp dũng mãnh, kiên cường, có niềm say mê và khao khát chinh phục, chiêm ngưỡng giá trị cao đẹp của đời sống. - Hình tượng con cá kiếm: Thể hiện sự kì vĩ, phi thường của biển cả, thiên nhiên, của những ước mơ, khát vọng mang tính lí tưởng, lớn lao mà con người luôn hướng tới. * Biểu điểm: - Thí sinh nêu đầy đủ ý : 2 điểm. - Thí sinh nêu nửa số ý : 1 điểm. - Nêu 1 ý nhỏ : 0,5 điểm - Không nêu được hoặc viết sai kiến thức : 0 điểm. Câu 2 ( 3 điểm ): a/ Yêu cầu về kĩ năng: - HS hiểu đúng yêu cầu đề bài. Biết nhận xét, đánh giá và nêu được suy nghĩ của cá nhân trước một vấn đề về hiện tượng đời sống - Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b/ Yêu cầu về kiến thức: HS có nhiều suy nghĩ khác nhau nhưng cần đảm bảo được hệ thống các ý sau: - Trình bày giá trị, ý nghĩa của tình yêu đối với con người, tuổi trẻ: + Tình yêu là thứ tình cảm quan trọng, cần thiết đối với tất cả con người, đặc biệt là tuổi trẻ. + Tình yêu là động lực cung cấp sức mạnh, niềm tin cho con người trong cuộc sống… - Giải thích vì sao tình yêu lại gắn liền với trách nhiệm (trách nhiệm với bản thân và với người khác, với gia đình, xã hội).
  3. - Bàn luận mở rộng: Khi thiếu trách nhiệm trong tình yêu, bạn trẻ có thể đối mặt với những hậu quả gì (hậu quả với người mình yêu, hậu quả với chính mình…). - Trình bày trải nghiệm, suy nghĩ của anh (chị) trong tình yêu. Với lứa tuổi học đường đang ngồi trên ghế nhà trường, anh (chị) mong muốn vun đắp, xây dựng một tình yêu như thế nào? c/ Biểu điểm: -Điểm 3: Đáp ứng được các yêu cầu trên.Có thể mắc1vài lỗi nhỏ về diễn đạt. -Điểm 2:Đáp ứng được nửa yêu cầu trên.Có thể mắc1vài lỗi nhỏ về diễn đạt. -Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. -Điểm 0: Không làm bài hoặc bài làm hoàn toàn sai lệch. II- PHẦN RIÊNG ( 5,0 điểm ) Câu III.a. HS biết cách làm bài nghị luận văn học phân tích một nhân vật trong tác phẩm tự sự, kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp… b/ Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, hiểu biết về nhân vật Phùng – người nghệ sĩ nhiếp ảnh, HS cân phân tích được diễn biến tâm trạng nhân vật Phùng theo những ý chính sau đây: * Giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ, nội dung chính của tác phẩm “ chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. * Diễn biến tâm trạng của Phùng: - Lúc đầu, Phùng cảm thấy bức bối khi nghe người phụ nữ hàng chài van xin, cầu khẩn vị chánh án đừng bắt bà ta ly hôn với người chồng vũ phu hành hạ mình như cơm bữa. - Phùng cảm thấy khó chịu khi người đàn bà đột ngột thay đổi cách xưng hô, đột nhiên “ mất hết cái vẻ ngoài khúm núm, sợ sệt”… - Nhưng nghe xong câu chuyện cuộc đời của người đàn bà khốn khổ ấy, thái độ của Phùng đã thay đổi hẳn: Anh không còn nghĩ rằng người phụ nữ kia cam chịu vì yếu đuối hay tăm tối, ngu dốt.Anh nhìn thấy ở người đàn bà sự từng trải, sắc sảo; người mẹ với tấm lòng thương con vô bờ bến, đức hi sinh cao cả “phải sống cho con chứ không thể sống cho mình” được ẩn chứa trong cái vẻ ngoài mệt mỏi, lúng tùng, sợ sệt của bà ta. Từ chỗ ngạc nhiên, bất bình vì những hiện tượng ngang trái, phi lý, Phùng đã cảm thông, chia sẻ, trân trọng.
  4. Người nghệ sĩ trong anh đã nhận được từ câu chuyện kia bài học về cách nhìn nhận, đánh giá con người và cuộc sống không thể chủ quan, đơn giản, một chiều. c/ Biểu điểm: - Điểm 4-5: Đáp ứng được các yêu cầu trên. Có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 2-3: Đáp ứng được nửa hoặc hơn nửa yêu cầu trên. Có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Không làm bài hoặc bài làm hoàn toàn sai lệch. Câu III.b. a/ Yêu cầu về kĩ năng: HS biết cách làm bài nghị luận văn học phân tích một khía cạnh về nghệ thuật của tác phẩm tự sự, kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp… b/ Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân, HS cần phân tích được tình huống truyện với các ý cơ bản sau: - Tình huống truyện một phần thể hiện ngay trong nhan đề tác phẩm: Vợ nhặt. Anh Tràng nhặt được vợ ở chợ nhờ một câu nói đùa, nhờ đãi bốn bát bánh đúc. - Tình huống xảy ra trong lúc đói kém nên khiến cho cả xóm ngụ cư ngạc nhiên, bà cụ Tứ ngạc nhiên và cả Tràng cũng lấy làm bối rối về bản thân mình. - Chính trong hoàn cảnh bi đát, tuyệt vọng ấy lại làm cho ba con người cùng khổ nương tựa vào nhau, cùng nhau hy vọng vào tương lai… - Trong tình huống đặc biệt ấy, nhà văn đã để cho nhân vật bộc lộ tính cách và họ vẫn không mất niềm tin vào sự sống, vẫn cưu mang, đùm bọc nhau cùng xây dựng gia đình và hi vọng vào ngày mai… - Tình huống truyện cũng tạo cho nhà văn có tiếng nói riêng tố cáo thực dân phong kiến đã gây nên nạn đói khủng khiếp, đã hạ phẩm giá con người thấp đến mức rẻ mạt, vợ theo, “nhặt” được vợ chỉ vài bát bánh đúc. - Tình huống truyện độc đáo, tâm lý nhân vật tinh tế, ngôn ngữ nông thôn nhuần nhuyễn đã góp phần làm nên thành công của truyện ngắn “Vợ nhặt”. c/ Biểu điểm: - Điểm 4-5: Đáp ứng được các yêu cầu trên. Có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 2-3: Đáp ứng được nửa hoặc hơn nửa yêu cầu trên. Có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Không làm bài hoặc bài làm hoàn toàn sai lệch. ======================@=========================
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1