Đề thi thứ tốt nghiệp THPT Ngữ Văn - THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (2013-2014)
lượt xem 6
download
Tham khảo đề thi thứ tốt nghiệp THPT Ngữ Văn - THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (2013-2014) sẽ là tài liệu hay giúp bạn tự ôn tập và rèn luyện để làm bài thi đạt điểm cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thứ tốt nghiệp THPT Ngữ Văn - THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (2013-2014)
- SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ THAM KHẢO TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2013- 2014 NGUYỄN BỈNH KHIÊM MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Sô-lô- khốp. Câu 2 (3,0 điểm) Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lời khuyên của Whitman: “Nhìn về phía ánh mặt trời, các bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.” II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc 3.b) Câu 3.a Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) “Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ.” (Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr. 156) Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ trên. Câu 3.b Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) . Anh (chị) hãy phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. ----------------------HẾT-----------------------
- SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT CHUYÊN (ĐỀ THAM KHẢO 2010 - 2011) NGUYỄN BỈNH KHIÊM A.Hướng dẫn chung -Thầy cô giáo cần nắm bắt được nội dung trình bày của học sinh để đánh giá một cách tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. -Cần chủ động và linh hoạt khi vận dụng đáp án và thang điểm. -Trân trọng những bài viết có cách nhìn riêng, cách trình bày riêng. -Điểm lẻ tồn bài tính đến 0,25 đ. B.Đáp án và thang điểm I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) a)Yêu cầu về kĩ năng: Phần trình bày có thể tổ chức dưới dạng đoạn văn hồn chỉnh hoặc theo kiểu gạch ngang đầu dòng. Điều quan trọng là nên ngắn gọn, rõ, chính xác. b)Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau song cần nêu được những ý cơ bản sau: -Mi-khai-in A-lếch-xan-đrô-vích Sô-lô-khốp (1905-1984) sinh trưởng trong một gia đình lao động tại thị trấn Vi-ô-sen-xcai-a thuộc tỉnh Rô-xtốp trên vùng thảo nguyên sông Đông. Ông tham gia công tác cách mạng từ khá sớm. Cuối năm 1922, Sô-lô-khốp đến Mát-xcơ-va, vừa đi làm vừa đi học. -Trong thời gian chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức xâm lược, ông trở thành phóng viên mặt trận có mặt tại nhiều chiến trường. -Những tác phẩm nối tiếng của Sô-lô-khốp: hai tập truyện ngắn “Truyện sông Đông” và “Thảo nguyên xanh”, bộ tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm”… -Sô-lô-khốp được bầu làm Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô. Ông được nhận Giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1965. c)Cách cho điểm: -Điểm 2: Đáp ứng yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. -Điểm 1: Trình bày được một nửa yêu cầu trên, còn mắc một vài lỗi diễn đạt. -Điểm 0: Hồn tồn sai kiến thức hoặc chưa làm được gì. Câu 2 (3,0 điểm) a)Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm một bài văn nghị luận ngắn gọn (không quá 400 từ) về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Bài có cách viết chặt chẽ, gọn gàng, lưu lốt. Hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b)Yêu cầu về kiến thức:
- Học sinh có thể đề xuất những cách hiểu, cách bàn luận theo cảm nhận riêng, điều quan trọng là cách hiểu và cách bàn luận ấy phải gắn với ý tưởng của Whitman, có sự hợp lí về lập luận và phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội. Nên tổ chức bài làm theo định hướng sau: b.1.Giải thích quan niệm: -Khi ta nhìn về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngã, khuất sau lưng ta. -Mượn hiện tượng đó, Whitman muốn thể hiện một ý tưởng mang tính triết lí: +Mặt trời tượng trưng cho sự sống, sức sống, vẻ đẹp rực rỡ. Còn khái niệm bóng tối trong câu nói nổi tiếng trên không dừng lại ở cách hiểu vấn đề bóng tối trong vật lí mà được hiểu là những gì u ám, ảm đạm, khó khăn. +Nhìn về ánh mặt trời là nhìn về ánh sáng của sự sống, sức sống, vẻ đẹp rực rỡ - nhìn và hướng đến những điều tốt đẹp, rạng rỡ, tích cực. Khi ta nhìn và hướng đến những điều tốt đẹp, tích cực - chắc chắn bóng tối, khó khăn, u tối, ảm đạm, sẽ khuất, rớt lại sau lưng ta. b.2.Suy nghĩ về quan niệm: -Quan niệm của Whitman là lời khuyên về việc cần thiết phải có một thái độ sống tích cực, lạc quan trong cuộc đời. Khi hướng đến những điều tốt đẹp và tích cực, bản thân mỗi người có thêm động lực, niềm vui, niềm tin, sức mạnh để hồn thành công việc, ý nguyện. Những suy nghĩ ảm đạm, tiêu cực thậm chí cả sự thất bại sẽ bị đẩy lùi, không còn trở thành một thế lực cản trở ta trên con đường tiến lên phía trước. -Hướng về điều tốt đẹp, tích cực không đồng nghĩa với nhìn mọi vấn đề một cách hời hợt, dễ dãi, chỉ thấy sự thuận lợi mà không thấy hết khó khăn. -Cách suy nghĩ, cách sống chỉ nhìn về phía bóng tối, phía u ám, phía bi quan của sự việc và cuộc đời chỉ dễ làm con người nản lòng, hồi nghi, ủ dột, không dám tiến bước về phía “mặt trời”. b.3.Nêu ý nghĩa, bài học nhận thức và hành động: -Lời khuyên của Whitman mang tính đúng đắn, hàm chứa một triết lí sống, một quan niệm sống tích cực và yêu đời. -Nhìn mọi việc đang diễn ra dưới góc độ lạc quan, tích cực nhất chính là sự chia sẻ đầy đủ nhất với Whitman. c)Cách cho điểm: -Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. -Điểm 2: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. -Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu hoặc bài chưa hợp lí, tối nghĩa, làm chưa xong. -Điểm 0: Chưa làm được gì hoặc hồn tồn lạc đề. II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) a)Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
- Bài cần có kết cấu mạch lạc, diễn đạt trôi chảy; hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b)Yêu cầu về kiến thức: Bài cần đáp ứng các định hướng chính sau: -Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ. -Phân tích: bằng lối biểu đạt tinh tế theo kiểu ẩn dụ kết hợp với giọng thơ sôi nổi, thiết tha, đoạn thơ giãi bày những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời cũng như những khát vọng của người phụ nữ trong tình yêu: +Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời: ý thức sự hữu hạn của đời người, sự mong manh khó bền chặt của hạnh phúc. +Khát vọng sống hết mình trong tình yêu: con người ao ước hóa thành sóng để bất tử hóa tình yêu, để vỗ mãi giữa biển lớn tình yêu của đời mình. -Đánh giá: đoạn thơ mang dấu ấn vẻ đẹp nghệ thuật và cảm xúc của tồn bài. c)Cách cho điểm: -Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. -Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. -Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu hoặc bài chưa hợp lí, tối nghĩa, làm chưa xong. -Điểm 0: Chưa làm được gì hoặc hồn tồn lạc đề. Câu 3.b Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) a)Yêu cầu về kĩ năng: Vận dụng được cách thức làm bài văn nghị luận về một tác phẩm văn xuôi (phân tích nhân vật tự sự). Bài làm được tổ chức mạch lạc, diễn đạt sáng rõ, trôi chảy ; hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Cần lưu ý cách khắc họa đầy chọn lọc của tác giả về nhân vật (đôi bàn tay Tnú). b)Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng các định hướng chính sau: -Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật Tnú. -Phân tích: +Gan góc, dũng cảm, mưu trí. +Có tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng. +Yêu thương nồng nàn, căm thù sâu sắc. -Đánh giá: Nhân vật Tnú được khắc hoạ chủ yếu dưới góc độ cái nhìn sử thi. Hình tượng nhân vật Tnú và con đường đi lên của nhân vật gắn với số phận và con đường đấu tranh đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lí của thời đại là dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng, đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng. c)Cách cho điểm: -Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. -Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- -Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu hoặc bài chưa hợp lí, tối nghĩa, làm chưa xong. -Điểm 0: Chưa làm được gì hoặc hồn tồn lạc đề. -----------------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2024 có đáp án - Sở GD&ĐT Sơn La (Lần 2)
7 p | 5 | 2
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 - Trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa (Lần 2)
6 p | 9 | 2
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2024 - Trường THPT Võ Thị Sáu, Phú Yên
6 p | 9 | 2
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Dương Quảng Hàm, Hưng Yên
14 p | 7 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Kim Liên, Nghệ An (Lần 4)
18 p | 4 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2024 có đáp án - Trường THPT Chuyên Đại học Vinh (Lần 2)
22 p | 9 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chuyên Hạ Long (Lần 3)
6 p | 12 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2024 có đáp án - Trường THPT A Nghĩa Hưng, Nam Định (Lần 2)
7 p | 9 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Ngô Thì Nhậm, Ninh Bình (Lần 1)
26 p | 6 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Nam Cao, Hà Nam (Lần 1)
14 p | 3 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Sở GD&ĐT Đắk Lắk (Lần 2)
34 p | 6 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Tĩnh Gia 2, Thanh Hóa
20 p | 4 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2024 có đáp án - Trường THPT Tháp Mười, Đồng Tháp
8 p | 3 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Vật lý năm 2024 - Cụm Liên trường THPT tỉnh Quảng Nam (Lần 2)
4 p | 3 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2024 - Cụm Liên trường THPT tỉnh Quảng Nam (Lần 2)
6 p | 4 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2024 - Cụm Liên trường THPT tỉnh Quảng Nam (Lần 2)
5 p | 6 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn GDCD năm 2024 - Cụm Liên trường THPT tỉnh Quảng Nam (Lần 2)
6 p | 6 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Địa lí năm 2024 - Cụm Liên trường THPT tỉnh Quảng Nam (Lần 2)
4 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn