Đề thi thử tốt nghiệp THPT Ngữ Văn - THPT Quang Trung lần 5 (2010-2011) đề 4
lượt xem 3
download
Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức, kĩ năng cơ bản, và biết cách vận dụng giải các bài tập một cách nhanh nhất và chính xác. Hãy tham khảo đề thi thử tốt nghiệp THPT Ngữ Văn - THPT Quang Trung lần 5 (2010-2011) đề 4 .
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT Ngữ Văn - THPT Quang Trung lần 5 (2010-2011) đề 4
- SỞ GD- ĐT TP ĐÀ NẴNG ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 5 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG NĂM HỌC: 2010 – 2011 MÔN: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề) ĐỀ SỐ 4 Câu 1 ( 2 điểm) : Trong bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm có sử dụng nhiều chất liệu văn học dân gian. Hãy nêu một số ví dụ cụ thể và nhận xét về cách sử dụng chất liệu dân gian của tác giả Câu 2 ( 3 điểm) : Anh (chị) nghĩ như thế nào về câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” ( Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm) Câu 3 (5 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng sóng trong hai khổ đầu của bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nỗi mình Sóng tìm ra tận bể Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ ( Sách Ngữ văn lớp 12, tập 1, NXB GD 2008, trang 154)
- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1: * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần nêu được 3 ý sau đây: - Đoạn thơ đã sử dụng đậm đặc chất liệu văn hóa dân gian trong đó có văn học dân gian. Từ các truyền thuyết vào loại xa xưa nhất của dân tộc ta như Lạc Long Quân và Âu Cơ, Thánh Gióng, Hùng Vương đến truyện cổ tích Trầu Cau, đặc biệt là nhiều câu ca dao, dân ca của nhiều miền đất nước: Ví dụ: + “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” Là từ câu ca dao: “Tay bưng chén muối đĩa gừng Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau” + “Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi” gợi nhớ đến câu ca dao: “Yêu em từ thuở trong nôi Em nằm em khóc anh ngồi anh ru” + “Biết quí trọng công cầm vàng những ngày lặn lội” là được rút từ câu ca dao: “Cầm vàng mà lội qua sông Vàng rơi chẳng tiếc, tiếc công cầm vàng” - Chất liệu văn học dân gian đã được tác giả sử dụng vào đoạn thơ một cách linh hoạt và sáng tạo: +Không lặp lại hoàn toàn các câu ca dao, dân ca, nhà thơ thường chỉ dùng một hình ảnh hoặc một phần của các câu ca đó để tạo nên câu thơ của mình. +Các truyền thuyết và truyện cổ tích cũng được sử dụng theo cách gợi nhắc tới bằng một hình ảnh hoặc tên gọi. Tác giả vừa đưa người đọc nhập cả vào môi trường văn hóa, văn học dân gian đồng thời lại thể hiện được sự đánh giá, cảm nhận, phát hiện của tác giả về kho tàng văn hoá tinh thần ấy của dân tộc. * Cách cho điểm : + Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. + Điểm 1: Trình bày được nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. + Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc. Câu 2: 1. Giải thích khái niệm của câu nói - Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội . - Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. 2. Phân tích, đánh giá và chứng minh tính đúng đắn, đồng thời bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề tư tưởng, đạo lí được bàn luận .
- Có thể triển khai các ý: - Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục. - Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người. - Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng. - Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực : sống không sợ gian nan , thử thách , phải có nghị lực và bản lĩnh. 3.Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống. - Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên. Để có được điều này thì cần phải làm gì? Câu 3 (5 điểm): 1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc hiểu để phân tích một đoạn thơ trữ tình. Kết cấu bài viết chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Xuân Quỳnh và nắm vững 2 đoạn thơ đầu, học sinh biết phân tích những yếu tố nghệ thuật để làm rõ hình tượng sóng. Học sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình theo cách khác nhau nhưng phải hợp lý và nêu bật được nội dung cơ bản sau: I. Mở bài : - “Sóng” là hình tượng bao trùm bài thơ, ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hoá thân, phân thân của cái tôi trữ tình, trong đó khát vọng tình yêu đã được thể hiện theo một cách riêng rất chân thực - Thơ tình của Xuân Quỳnh thường mang đậm nét tự thuật. II. Thân bài : 1. Luận điểm 1: Tính cách của sóng cũng giống người con gái đang yêu : “ Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẻ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể”. - Kết cấu đối lập- song hành ở hai câu đầu: thể hiện những trạng thái đối cực, tưởng mâu thuẫn gay gắt. Nhưng những trạng thái ấy khi ở trong cùng một đối tượng nó lại nói lên sự đa dạng, phong phú, độc đáo, mạnh mẽ, cuồng nhiệt, sâu lắng, dịu dàng. Đó là âm điệu đa dạng của Sóng và đó cũng là những sắc điệu tâm hồn muôn màu muôn vẻ cuả người phụ nữ khi yêu. - Hành trình của Sóng tìm tới biển khơi như hành trình của con người hướng về tình yêu lớn lao, tuyệt đích: + Con sóng muốn được ra biển khơi, để hòa trong sức sống
- mạnh mẽ của ngàn con sóng giữa đại dương. + Người con gái đang yêu cũng khao khát vượt ra tình yêu bé nhỏ, quen thuộc của chình mình để hòa vào thế giới mới lạ, lớn lao và đầy bí hiểm của tình yêu. Em là một con sóng chân thực, táo bạo và rất chủ động. - Sóng vốn là một trạng thái động, nó cũng là một vật thể thiên nhiên vì vậy sóng luôn chứa đựng những mâu thuẫn trong cùng một trạng thái chăng? Dữ dội và dịu êm, ồn ào và lặng lẽ. Đã có lần nào bạn đứng trước biển chưa? Biển xanh ! Đấy là khung cảnh vừa ngỡ rất quen thuộc lại vừa rất xa lạ. Tình yêu cũng thế. Vậy thì có sự so sánh nào tốt hơn là so sánh sóng biển với tình yêu: Nhà thơ viết : Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể => Nói đến sóng ở đây là XuânQuỳnh là nói đến tình yêu mà sóng chính là biểu tượng của người con gái. Người con gái khi yêu luôn tự day dứt trăn trở với tình yêu, tự mâu thuẫn với chính mình. 2. Luận điểm 2: Tâm trạng của Xuân Quỳnh là tâm trạng người con gái say mê, nồng nhiệt đấy nhưng cũng rất đằm thắm, cởi mở, tìm về cội nguồn nhưng vẫn không thể giấu được vẻ sôi nổi của tuổi trẻ. Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ - Sóng chính là tình yêu đấy, chính là khát vọng tình yêu đã tạo nên mâu thuẫn làm con sóng không hiểu nổi mình và nhà thơ cũng không hiểu nổi mình. - Trong tình yêu người ta vẫn thích đi tìm quy luật, tìm định nghĩa mới cho tình yêu; hướng tới những cái gì có sức mạnh trường cửu như sóng như biển. Nói đến sóng là nhà thơ đã nói đến mình, nói đến tình yêu của mình. III. Kết bài : - Qua hai khổ thơ đầu của bài thơ Sóng ta càng ngưỡng mộ hơn những người phụ nữ Việt Nam, những con người luôn thủy chung, luôn sống hết mình vì tình yêu. - Xuân Quỳnh xứng đáng là một nhà thơ nữ của tình yêu lứa đôi, bà đã làm phong phú hơn cho nền thơ nước nhà. - Bài thơ ra đời vào năm sáu bảy, vào thời kì mà các nhà thơ đang tự hoá thân vào trách nhiệm của dân tộc, Xuân Quỳnh dám bày tỏ nỗi lòng riêng tư của mình, bày tỏ tình cảm của mình là điều đáng khâm phục. Nhẹ nhàng như một lời thì thầm, bài thơ Sóng đã để lại trong lòng người đọc những tình cảm dịu ngọt mơn man nhưng đầy thi vị. * Cách cho điểm: + Điểm 6-7: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Văn viết có cảm xúc. Diễn đạt rõ ràng. Có thể còn một vài sai sót nhưng không đáng kể. + Điểm 4-5: Trình bày một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. + Điểm 2-3: Chưa hiểu kĩ đề, bài viết quá sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
- + Điểm 0-1: Học sinh không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2024 có đáp án - Sở GD&ĐT Sơn La (Lần 2)
7 p | 5 | 2
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 - Trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa (Lần 2)
6 p | 9 | 2
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2024 - Trường THPT Võ Thị Sáu, Phú Yên
6 p | 9 | 2
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Dương Quảng Hàm, Hưng Yên
14 p | 7 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Kim Liên, Nghệ An (Lần 4)
18 p | 4 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2024 có đáp án - Trường THPT Chuyên Đại học Vinh (Lần 2)
22 p | 9 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chuyên Hạ Long (Lần 3)
6 p | 12 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2024 có đáp án - Trường THPT A Nghĩa Hưng, Nam Định (Lần 2)
7 p | 9 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Ngô Thì Nhậm, Ninh Bình (Lần 1)
26 p | 6 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Nam Cao, Hà Nam (Lần 1)
14 p | 3 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Sở GD&ĐT Đắk Lắk (Lần 2)
34 p | 6 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Tĩnh Gia 2, Thanh Hóa
20 p | 4 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2024 có đáp án - Trường THPT Tháp Mười, Đồng Tháp
8 p | 3 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Vật lý năm 2024 - Cụm Liên trường THPT tỉnh Quảng Nam (Lần 2)
4 p | 3 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2024 - Cụm Liên trường THPT tỉnh Quảng Nam (Lần 2)
6 p | 4 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2024 - Cụm Liên trường THPT tỉnh Quảng Nam (Lần 2)
5 p | 6 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn GDCD năm 2024 - Cụm Liên trường THPT tỉnh Quảng Nam (Lần 2)
6 p | 6 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Địa lí năm 2024 - Cụm Liên trường THPT tỉnh Quảng Nam (Lần 2)
4 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn