intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tuyển sinh Đại học môn Hóa học khối A,B - Mã đề thi 945

Chia sẻ: Nguyễn Ngọc An Nhiên | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

92
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề thi thử tuyển sinh Đại học môn Hóa học khối A,B" gồm 60 câu trắc nghiệm khách quan môn hóa học của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo nhằm giúp các bạn tiện lợi hơn trong việc luyện đề thi đại học môn hóa. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tuyển sinh Đại học môn Hóa học khối A,B - Mã đề thi 945

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC  ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: HÓA HỌC; KHỐI A, B (Đề có 60 câu trắc nghiệm, gồm 15   Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) trang)                                                      Mã đề thi 945                                                                                          Họ và tên thí sinh :................................................... Số báo danh : ................... Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của một số nguyên tố: H = 1, C = 12, Li = 7, N = 14, O = 16, Na = 23, K = 39, Ca = 40, Ba = 137, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ag   =108, Pb = 207, Au = 197, Sn = 119, Al = 27, S = 32, Mn = 55, Cr = 52, Br = 80, Mg = 24, Rb = 85, Sr = 88,  Cs = 133, He = 4, Ni = 58, Cl = 35,5.   Câu 1: ­ Cho các chất sau: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ, ancol etylic, anđehit axetic, axit fomic,   phenol, o­crezol, p­xilen, isopren, alanin, catechol, axit benzoic, khí sunfurơ, xiclobutan, khí clo, anilin, ancol  anlylic. Số chất phản ứng được với nước brom là x. ­ Cho các phản ứng hóa học sau:  to to (1) CH2=CH­OCOC6H5 + KOH  (2) CH3CH2OH + CuO         xt,t o          HgSO4 ,t o (3) CH2=CH2 + O2  (4) CH3­C ≡ C­CH3 + H2O         xt,t o          HgSO 4 ,t o (5) CH3­CH2­CH(OH)­CH3 +  O2  (6) CH ≡ CH + H2O  to to (7) 1,1­đicloetan + NaOH                 (8) CH3COOCH=CH2 + KOH t o , xt t o , xt (9) CH4  +  O2         (10) CH2=CH­CH3 + H2O   to to (11) 1,2,3­triclopropan + NaOH  (12) propenyl clroua + KOH  Số phản ứng tạo ra anđehit là y. Tổng giá trị (x + y) là A. 17.           B. 19.       C. 20.       D. 18. Câu 2: Cho các cặp chất sau: (1) Khí H2 và khí O2. (2) Dung dịch AgNO3 và FeCl3. (3) Dung dịch KHCO3 và BaCl2. (4) Kim loại Li và khí N2. (5) Hg và S. (6) Dung dịch KMnO4 và khí SO2. (7) Khí SO2 và H2S. (8) Khí NH3 và dung dịch AlCl3. (9) FeCl3 và khí H2S. (10) NaHSO4 và BaCl2. (11) propan ­ 1,2 ­ điol và dung dịch Cu(OH)2. (12) Etyl benzen và dung dịch KMnO4. (13) Phenyl clorua và dung dịch KOH. (14) Metanal và khí H2. (15) Khí H2 và Br2. (16) Bột Al và oxit sắt từ Fe3O4. (17) MnO2 và HCl. (18) Na2S2O3 và dung dịch H2SO4. Số cặp chất xảy ra phản ứng hóa học ở nhiệt độ thường là A. 11.           B. 9.       C. 8.       D. 10. Câu 3: Cho các thí nghiệm sau đây: (1) Nung hỗn hợp NaNO2 và NH4Cl.  (2) Điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ, graphit). (3) Dẫn khí NH3 qua CuO nung nóng.  (4) Nhiệt phân Ca(NO3)2. (5) Cho khí CO2 tác dụng với H2O có ánh sáng mặt trời, clorofin.                             (6) H2O2 tác dụng với dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4. (7) Cho khí O3 tác dụng với dung dịch KI.                (8) Điện phân NaOH nóng chảy. (9) Dẫn hơi nước qua than nóng đỏ.                                                                                                                                                         Trang 1/16 ­ Mã đề thi 945
  2. (10) Nhiệt phân KMnO4. (11) Thêm MnO2 vào muối KClO3 đun nóng. (12) Nhiệt phân muối NH4HCO3. (13) Hấp thụ Na2O2 vào nước, đun nóng. (14) Điện phân dung dịch HCl. (15) Cho MnO2 tác dụng với H2SO4 đặc nóng. Số thí nghiệm thu được khí oxi là A. 8.                                  B. 9.                                   C. 10.                                 D. 11. Câu 4: Cho các phản ứng sau: KHSO3 + FeS + HNO3 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + NO + H2O. CH3­C≡CH + KMnO4 + KOH → CH3COOK + MnO2 + K2CO3 + H2O. Tổng hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) của các chất trong hai phương trình phản ứng trên là m.  Cho các phát biểu sau: (1) Ứng với công thức C3H4 có 3 đồng phân cấu tạo. (2) Hỗn hợp tecmit được dùng để hàn gắn các đường ray có thành phần là Al và Fe2O3. (3) Số  hợp chất hữu cơ  mạch hở có công thức phân tử  C3HxO vừa tác dụng với H2 (xúc tác Ni, toC), vừa  phản ứng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 là 5. (4) H2SO4 và H2CrO4 là những axit có tính oxi hóa mạnh. (5) Nguyên liệu để điều chế phân lân là quặng apatit và quặng photphoric. (6) Điện phân dung dịch chứa x mol CuSO 4 và y mol NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Để dung dịch sau   điện phân làm cho phenolphtalein hóa hồng thì y > 2x. (7) Tính oxi hóa, axit của HClO đều mạnh hơn HBrO. (8) Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là moocphin. (9) Kim cương, than chì, fuleren là các dạng thù hình của cacbon; các tiểu phân Ar, K+ và Cl– có cùng số điện  tích hạt nhân. (10) Ure­fomanđehit, tơ tằm, nilon­6,6 đều chứa nhóm –NH­CO­. (11) Dãy các chất tan được trong dung dịch NaOH loãng và HCl loãng là: Zn(OH)2, NaCl, NH4Cl, Zn, Al2O3. Số phát biểu sai là e. Tổng giá trị (m + e) là A. 106.                                B. 107.                                C. 105.                                 D. 108. Câu 5: Hỗn hợp A gồm hai anken (ở thể khí) liên tiếp trong cùng 1 dãy đồng đẳng hợp nước tạo thành 2   ancol (một ancol có dạng mạch nhánh). Biết thể  tích hỗn hợp là V lít, hiệu suất đều bằng 40%. Chia hỗn   hợp thành hai phần bằng nhau. Cho Na tác dụng với phần 1 thu được 2,464 lít H2 (ở 27,3oC, 1atm). Đun nóng  phần 2 với H2SO4 đặc tạo 3,852 gam hỗn hợp 3 ete. Biết 50% lượng ancol có số nguyên tử cacbon ít hơn và  40% lượng ancol có số nguyên tử cacbon nhiều hơn đã tạo thành ete. Tỉ lệ khối lượng của hai anken trong A  là A. m1 : m2 = 1 : 4.              B. m1 : m2 = 2 : 1.              C. m1 : m2 = 1 : 1.               D. m1 : m2 = 1 : 3. Câu 6: Đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol HCOOH, 1 mol CH 3COOH và 2 mol C2H5OH  ở  toC (trong bình kín  dung tích không đổi) đến trạng thái cân bằng thì thu được 0,6 mol HCOOC2H5 và 0,4 mol CH3COOC2H5.  Nếu đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol HCOOH, 3 mol CH 3COOH và a mol C2H5OH ở điều kiện như trên đến  trạng thái cân bằng thì thu được 0,8 mol HCOOC2H5. Giá trị của a là A. 12,88 mol. B. 9,97 mol. C. 5,60 mol. D. 6,64 mol. Câu 7: Thực hiện 2 trường hợp sau: ­ Trường hợp 1: Điện phân nóng chảy 13,3 gam muối clorua của kim loại kiềm thổ thu được 3,136 lít khí  (đktc) thoát ra ở anot. Hòa tan lượng kim loại sinh ra vào dung dịch HNO 3 2M, khuấy đều cho đến khi phản  ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,448 lít khí A  ở  đktc và dung dịch chứa 21,52 gam muối khan, biết lượng   HNO3 đã dùng dư 20% so với lượng cần thiết trong quá trình. Thể tích dung dịch HNO3 2M cần dùng là V1. ­ Trường hợp 2: Từ 388,8 gam khoai có chứa 25% tinh bột, bằng phương pháp lên men người ta điều chế  được V2 ml rượu 690 (biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 gam/ml hiệu suất chung của cả quá trình là  80%). Giá trị của (V1 + V2) là A. 200 ml.  B. 224 ml.  C. 244 ml.  D. 184 ml.                                                                                                                         Trang 2/16 ­ Mã đề thi 945
  3. Câu 8: ­ X là este có công thức phân tử  C9H10O2 (hợp chất thơm, chứa vòng benzen). a mol X tác dụng với  dung dịch NaOH thì có 2a mol NaOH phản ứng. Số đồng phân của X thỏa mãn tính chất trên là x. Cho các phản ứng sau: (1) Đốt PbS trong không khí; (2) Cho Al tác dụng với bột MgO nung nóng; (3) Nhiệt phân muối Cu(NO3)2; (4) Nung ZnCO3; (5) Đốt Ag2S trong không khí; (6) Nhiệt phân quặng malachit; (7) Dẫn khí NH3 qua CuO, nung nóng; (8) Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2; (9) Cho Zn tác dụng với FeCl3 dư; (10) Điện phân nóng chảy KOH; (11) Cho bột than C tác dụng với SnO2, đun nóng; (12) Điện phân dung dịch CuCl2; (13) Cho Al tác dụng với Cr2O3, nhiệt độ; (14) Đun nóng quặng cancopirit trong không khí; Số phản ứng tạo kim loại là y. Tổng giá trị (x + y) là A. 18.  B. 19.  C. 20.  D. 21. Câu 9: Hỗn hợp A gồm axit acrylic, metyl fomat, axetanđehit, alanin và etyl amin. Biết 35,35 gam hỗn hợp A   tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH dư, sau phản ứng thu được 47,35 gam hợp chất hữu cơ. Mặt khác đốt  cháy hết 35,35 gam A cần dùng 37,24 lít khí O 2 (ở  đktc) thu được 59,4 gam CO 2 và 2,8 lít khí N2 (ở  đktc).  Thành phần % theo khối lượng của axit acrylic có trong hỗn hợp A là A. 27,16%.  B. 20,37%.  C. 30,55%.  D. 10,18%. Câu 10: Cho 6,50 gam một mẫu quặng sắt gồm FeO, Fe 2O3 và 20% tạp chất trơ vào dung dịch H 2SO4 (loãng,  dư), thu được dung dịch X. Cho ngay dung dịch KMnO 4 0,1 M từ từ vào dung dịch X,  đến khi phản ứng xảy ra  hoàn toàn thì cần 100 ml dung dịch KMnO4 0,1 M. Mặt khác cho 7,80 gam mẫu quặng trên vào dung dịch H2SO4  loãng dư, được dung dịch Y, sau đó sục V lít khí SO 2 vào dung dịch Y, thu được dung dịch Z. Dung dịch Z   phản ứng vừa đủ với 192 ml dung dịch KMnO4 0,10 M. Giá trị của V là A. 224 ml.  B. 672 ml.  C. 403,2 ml.  D. 560 ml. Câu 11: Nung m gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4 thu được chất rắn Y và O2. Biết KClO3 phân hủy  hoàn toàn, còn KMnO4  chỉ  bị  phân hủy  một phần. Trong Y có 0,894 gam KCl chiếm 8,132% theo khối   lượng. Trộn lượng O2  ở trên với không khí theo tỉ lệ thể tích V(N2) : V(kk) = 1 : 3 trong một bình kín ta thu  được hỗn hợp khí Z. Cho vào bình 0,528 gam cacbon rồi đốt cháy hết cacbon, phản ứng hoàn toàn, thu được   hỗn hợp khí T gồm 3 khí, trong đó CO2 chiếm 22,92% thể tích. Giá trị của m là  A. 12,60 gam.  B. 11,65 gam.  C. 12,78 gam.  D. 10,82 gam. Câu 12: Cho các phát biểu sau: (1) Dung dịch axit HNO2 0,1M có pH = 1.  (2) Dùng nước và dung dịch BaCl2 để nhận biết 4 chất rắn: NaCl, Na2CO3, CaCO3 và BaSO4. (3) Theo thuyết bronsted thì các ion HCO 3–, H2PO4– và HS– đều thể  hiện tính lưỡng tính khi tham gia phản   ứng hóa học. (4) Buten­1, propin, anlen và metylxiclopropan đều làm mất màu dung dịch brom. (5) Clo hóa trimetylbenzen (ánh sáng 1 : 1) thu được một dẫn xuất monoclo duy nhất. (6) Tên gọi hiđrocacbon có công thức cấu tạo CH3­CH2­CH[CH(CH3)2]­CH2­C(CH3)2­CH3 là 4­isopropyl­2,2­ đimetylhexan. (7) CrO3, SnO2, SO2 và Cl2O7 đều phản ứng được với dung dịch NaOH loãng. (8) Khả  năng phản  ứng thế nguyên tử  clo bằng nhóm ­OH của các chất được xếp theo chiều tăng dần từ  trái sang phải là: phenylclorua, propyl clorua, anlylclorua. (9) Tách nước hoàn toàn ancol butan­2­ol (H2SO4 đặc, 1700C) thu được ba anken là đồng phân cấu tạo của  nhau. (10) Trong phân tử CO, NH4Cl, HNO3 và P2O5 có liên kết cho nhận (liên kết phối trí). (11) Đồng trùng hợp butađien và acryonitrin (xúc tác, nhiệt độ, áp suất) thu được cao su Buna ­ N. (12) Lực bazơ   được sắp xếp tăng dần trong dãy (từ  trái sang phải) C 6H5NH2, p­O2N­C6H4NH2, p­CH3­ C6H4NH2, NH3, CH3NH2, (CH3)2NH. (13) Amophot là hỗn hợp của hai muối (NH4)2HPO4 và (NH4)3PO4. (14) Nhỏ vài giọt HNO3 vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện kết tủa màu vàng đặc trưng. (15) SO2, SO3, vinylbenzen và H2S đều làm mất màu dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường. (16) Để phân biệt axit acrylic và axit fomic, người ta dùng thuốc thử là dung dịch brom. (17) Trong thực tế, phenol dùng để sản xuất axit picric, nhựa novolac, chất diệt cỏ 2,4 ­ D và salixanđehit.                                                                                                                         Trang 3/16 ­ Mã đề thi 945
  4. (18) Giống như stiren và etylbenzen, naphtalen cũng bị oxi hóa bởi thuốc tím KMnO4. Số phát biểu không đúng là A. 9. B. 8. C. 7. D. 10.  Câu 13: Hỗn hợp A gồm tripeptit Ala­Gly­X và tetrapeptit Gly­Gly­Ala­X (X là α­aminoaxit có 1 nhóm –NH 2  và 1 nhóm –COOH trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn 0,29 mol hỗn hợp A, sau phản  ứng thu được 93,184  lít khí CO2 (đktc) và 50,94 gam H2O. Mặt khác cho 1/10 lượng hỗn hợp A trên tác dụng vừa đủ với dung dịch  KOH thu được m gam muối khan. Tổng khối lượng muối glyxin và muối X trong m là A. 13,412 gam.  B. 9,729 gam.  C. 10,632 gam.  D. 9,312 gam. Câu 14: ­ Cho các chất sau: NaClO, KMnO4, CaOCl2, Na2CO3, Mg(HCO3)2, Na2ZnO2, HCOONH4, NH4ClO4,  Na2C2O4, (NH4)2SO3, CH3OH, NaCrO2, FeS, K2S, Al4C3, AgNO3, (NH2)2CO và CrO. Số  chất tác dụng được   với dung dịch HCl là  ­ Cho các chất Al, Fe và các dung dịch Fe(NO3)2, AgNO3, HCl, NaOH lần lượt tác dụng với nhau từng đôi  một. Số phản ứng oxi hóa khử khác nhau nhiều nhất xảy ra là b. Tổng giá trị (a + b) là A. 26. B. 27. C. 25. D. 24. Câu 15: Tiến hành các thí nghiệm sau:  (1) Sục khí H2S vào dung dịch Fe2(SO4)3;  (2) Cho dung dịch Na2S vào dung dịch Mn(NO3)2; (3) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Na2SiO3; (4) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào phenyl amoniclorua; (5) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3; (6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3; (7) Sục khí propilen vào dung dịch KMnO4; (8) Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaAlO2; (9) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2; (10) Sục luồng khí NH3 vào dung dịch CuSO4 dư; (11) Sục khí etin vào dung dịch AgNO3 trong NH3. (12) Nhỏ từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaCrO2. (13) Cho dung dịch axit axetic vào dung dịch kali phenolat đun nóng. (14) Nhỏ từ từ dung dịch HNO3 vào dung dịch phenol. (15) Cho dung dịch Na3PO4 vào dung dịch AgNO3. (16) Sục khí H2S qua dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường axit, đun nóng. (17) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch NiCl2. (18) Cho dung dịch CuCl2 vào dung dịch NaF. (19) Cho natri sterat tác dụng với Ca(HCO3)2, đun nóng Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là A. 15. B. 17. C. 16. D. 14. Câu 16: Một hỗn hợp khí gồm ankan A và 2,24 lít khí Cl 2 được chiếu sáng tạo ra hỗn hợp X gồm 2 sản   phẩm thế monoclo và điclo ở thể lỏng có khối lượng 4,26 gam và hỗn hợp khí Y có thể tích 3,36 lít. Cho Y  tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 200 ml dung dịch có tổng nồng độ mol các muối tan là 0,6M,  còn lại một khí Z thoát ra khỏi bình có thể  tích 1,12 lít. Các thể  tích đo ở  điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm   theo khối lượng của A trong hỗn hợp là A. 17,58%. B. 22,02%. C. 18,39%. D. 29,70%. Câu 17: Cho các phát biểu sau:  (1) Fe, Ba, Na và Rb có thể tác dụng được với nước ở nhiệt độ cao. (2)  Saccarozơ, tinh bột,  amilozơ, policaproamit, tripanmitin và protein  đều có thể  bị  thủy phân  trong dung  dịch H2SO4 loãng, đun nóng. (3) Glucozơ, fructozơ, sobitol đều tác dụng với dung dịch Cu(OH)2 và có khả năng tham gia phản ứng tráng  gương. (4) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau. (5) Trong phân tử amylopectin và mantozơ chỉ chứa liên kết α ­ 1,4 ­ glicozit. (6) Tất cả các este đều tạo thành từ axit và ancol tương ứng. (7) Dãy các chất: axit salyxilic, axit picric, p­crezol đều là các hợp chất của phenol.                                                                                                                          Trang 4/16 ­ Mã đề thi 945
  5. (8) Lực axit tăng dần theo thứ tự: C2H5OH 
  6. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là k. Giá trị của (p + k) là A. 19.                  B. 16.                    C. 17.                   D. 18. Câu 21: Cho các phát biểu sau: (1) Trong quá trình hoạt động của pin điện hóa Cu­Ag thì nồng độ  dung dịch [Ag +] giảm dần, đồng thời  nồng độ dung dịch [Cu2+] tăng dần. (2) Thổi khí NH3 qua CrO3 đun nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu lục thẩm. (3) Khi đun nóng ở nhiệt độ cao, tất cả các muối cacbonat của kim loại kiềm thổ đều bị phân hủy. (4) Thứ tự giảm dần bán kính ion từ trái qua phải là O2–, F–, Na+, Mg2+, Al3+. (5) Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để bảo quản thực phẩm là CO2 rắn. (6) Hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch HCl. (7) Dãy các chất BaSO4, NaOH, CH3COONa, C2H5ONa là những chất điện ly mạnh khi tan trong nước. (8) Trong pin điện hóa Zn ­ Pb, ở anot xảy ra sự oxi hóa Zn. (9) Dùng dung dịch HCl có thể phân biệt được 3 chất rắn Fe, FeO và FeS. (10) Cho các chất Fe, Cu, Ag vào các dung dịch HCl, FeCl2, FeCl3, CuSO4 thì số cặp chất xảy ra phản ứng là  5. (11) Dùng H2SO4 đặc có thể làm khô các khí N2, CO2, H2 và H2S. (12) Để điều chế nước Javen trong công nghiệp, người ta điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. (13) Trong các phân tử BCl3, CaO, NH3 thì NH3 có độ phân cực nhỏ nhất. (14) Ứng với công thức C7H8 (mạch hở) có tất cả 8 đồng phân tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 thu  được kết tủa vàng nhạt. (15) Hoạt động của núi lửa, khí thải từ phương tiện giao thông, khí thải công nghiệp, sinh hoạt và nồng độ  cao các ion Pb2+, Cu2+, Hg2+ là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí. (16) Photpho đỏ hoạt động hóa học yếu hơn photpho trắng. to (17) Phản  ứng giải thích hiện tượng tạo thạch nhũ trong các hang động tự  nhiên là Ca(HCO 3)2    CaCO3 + CO2 + H2O. (18) Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố: áp suất, nhiệt độ, nồng độ, chất xúc tác, kích thước hạt và   thời gian xảy ra phản ứng. Số phát biểu không đúng là A. 7. B. 8. C. 9. D. 10. Câu 22: ­ Cho các chất: HBr, S, SiO2, P, Na3PO4, FeO, Cu, C, FeO, AlBr3, K2SO3, Fe3O4, Cu2O và Fe2O3. Số  chất trong dãy tác dụng với H2SO4 đặc, nóng sinh ra khí SO2 là a. ­ Cho các phản ứng sau: (1) Tinh bột + H2O (xúc tác, toC) → (2) Policapromit + H2O (xúc tác H+, toC) → (3) Polienantamit + H2O (xúc tác H , t C) → + o (4) Poliacrionitrin + Cl2 (as) → (5) Poliisopren + nS → (6) Cao su buna­N + Br2 (CCl4) → (7) Poli (metyl acrylat) + NaOH (đun nóng) → (8) Nilon­6 + H2O (xúc tác H+, toC) → (9) Amilozơ + H2O (xúc tác H , t C) → + o (10) Cao su thiên nhiên (toC) → (11) Nilon­6,6 + H2O (xúc tác H+, toC) → (12) Rezol (150oC) → Số phản ứng thuộc loại cắt mạch polime là k. Giá trị của (a + k) là A. 15. B. 16. C. 18. D. 17. Câu 23: Cho các nhận định sau: (1) Tương tự K và Ba, kim loại crom cũng có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối. (2) Dùng CuSO4 khan để phát hiện dấu vết của nước trong các chất lỏng. (3) Luyện thép bằng phương pháp lò điện sẽ thu được thép có chất lượng cao nhất. (4) Trong quá trình điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ, grapfit), ở catot xảy ra sự oxi hóa ion Cu2+.. (5) Dung dịch NaCN, nước cường toan có thể hòa tan được vàng. (6) Cho dung dịch BaCl2 tác dụng với dung dịch Na2Cr2O7 thu được kết tủa màu da cam. (7) Các hợp chất H2S, SO2, SO3 là chất khí ở điều kiện thường. (8) Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử là K, Mg, Si, N. (9) Phân tử CO2 và SO2 có liên kết cộng hóa trị, phân tử của chúng không phân cực. (10) K2CO3 là nguyên liệu quan trọng để sản xuất thủy tinh.                                                                                                                         Trang 6/16 ­ Mã đề thi 945
  7. (11) Iot, photpho đỏ và H2O có cấu trúc mạng tinh thể phân tử, dễ bay hơi, có nhiệt độ nóng chảy thấp. (12) Nhúng thanh Fe vào các dung dịch FeCl3, ZnCl2, HCl, CuCl2, số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa   là 2. (13) Trong phân tử  CH4, nguyên tử  cacbon  ở trạng thái lai hóa sp3, còn trong phân tử  C2H4, cacbon  ở trạng  thái lai hóa sp2. (14) Poli vinyl clorua, poli etylen, polistiren và nilon ­ 6 là những polime tổng hợp. (15) Cho các chất sau: H2O, C2H5OH, CH3COOH, HCOOH, C6H5OH. Chiều tăng dần độ  linh động của  nguyên tử H trong các nhóm chức của 4 chất là H2O, C2H5OH, C6H5OH, CH3COOH, HCOOH. (16) Axit linolenic là axit béo có công thức phân tử C17H29COOH và naphtalen là hợp chất hữu cơ chứa vòng  benzen, có công thức phân tử C10H8. (17) Số đồng phân xeton ứng với công thức phân tử C5H10O là 3 đồng phân. (18) Để đề phòng nhiễm độc CO, người ta sử dụng mặt nạ phòng độc có chứa bột than hoạt tính. (19) Etyl amin, axit axetic, ancol etylic và trimetylamin là những hợp chất có liên kết hiđro giữa các phân tử  của chúng. (20) Trong điều kiện thích hợp, propan tác dụng với clo, số dẫn xuất điclo có thể  tạo ra là đồng phân cấu   tạo của nhau là 4. Số phát biểu đúng là A. 8.  B. 6.  C. 7.  D. 5. Câu 24: Cho hai trường hợp sau: ­ Trường hợp 1: Hỗn hợp A gồm O 2 và O3 có tỉ khối so với H2 là 21. Hỗn hợp Y gồm CH4, C2H4 và C3H4 có  tỉ khối so với He là 6,4. Để đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp A cần V1 (lít, ở đktc) hỗn hợp Y. ­ Trường hợp 2: Hòa tan a gam hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 vào nước để được 400 ml dung dịch X. Cho 100  ml dung dịch HCl 1,5M vào X, thu được dung dịch Y và 1,008 lít khí (đktc). Cho Y tác dụng với dung dịch   Ba(OH)2 dư thu được 29,55 gam kết tủa. Nếu cho từ từ dung dịch X vào bình đựng 100 ml dung dịch HCl   1,5M thì thể tích khí CO2 lớn nhất thoát ra là V2 (lít, ở đktc).  Giá trị của (V1 + V2) là A. 6,384 lít. B. 5,208 lít.  C. 7,560 lít. D. 6,888 lít. Câu 25: Cho hai trường hợp sau: ­ Trường hợp 1: Cho m gam xenlulozơ tác dụng với 500 ml dung dịch anhiđrit axetic 0,52M, sau phản  ứng   thu được a gam xenlulozơ axetat và dung dịch X. Dung dịch X phản  ứng với 300 ml dung dịch NaOH 1,0M   thu được 23,76 gam chất rắn khan. Giá trị của a là ­ Trường hợp 2: Hòa tan hoàn toàn 10,8 gam Ag vào 42 gam dung dịch HNO 3 60% thu được dung dịch X  (không có ion NH4+). Cho 5,6 gam Fe vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và  khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch Y được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi   thấy khối lượng Z giảm 13,1 gam. Khối lượng dung dịch Y là b gam. A. 89,00 gam.  B. 75,26 gam.  C. 99,20 gam.  D. 72,80 gam. Câu 26: Hòa tan hoàn toàn 20,1 gam hỗn hợp gồm kim loại M (hóa trị n) và Al (có tỉ lệ mol tương ứng 5 : 3)   trong dung dịch HNO3 loãng dư, sau phản ứng thu được dung dịch Y và 4,48 lít (ở đktc) hỗn hợp hai khí NO   và N2O có tỉ khối so với He là 9,25. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 145,9 gam muối khan. Ở trong  tự nhiên kim loại M có hai đồng vị là A và B (có phần trăm khối lượng tương ứng là 75% và 25%), hai số   khối hơn kém nhau 1 đơn vị, biết nguyên tử khối trung bình của M là (MM + 0,25) đvC. Phần trăm theo khối  lượng của đồng vị B có trong hợp chất M3(PO4)n là A. 7,136%. B. 7,156%. C. 6,870%. D. 6,850%. Câu 27: Cho các phản ứng sau: (1) Sục khí CO2 vào dung dịch NaClO. (2) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeSO4. (3) Cho beri tác dụng với dung dịch KOH. (4) Cho Cr2O3 tác dụng với NaOH loãng, nóng. (5) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với khí H2S. (6) Cho SO3 tác dụng với H2SO4 đặc. (7) Cho bột Al tác dụng với MgO. (8) Sục khí CO2 vào dung dịch clorua vôi. (9) Cho khí CO tác dụng với Cl2 có xúc tác. (10) Cho dung dịch HCl tác dụng với Fe(NO3)2. (11) Dung dịch Na2Cr2O7 tác dụng với NaOH.  (12) Quặng Ag2S tác dụng với NaCN, nhiệt độ. (13) Dung dịch NaAlO2 tác dụng với C6H5NH3Cl. (14) Dung dịch Na2CO3 và phenol. (15) Cho khí NH3 tác dụng với khí CO2 (xt, toC). (16) Sục khí CO2 dư vào dung dịch CH3COONa. (17) Cho khí Cl2 tác dụng với C2H5OH (xt, toC). (18) Cho Sn(NO3)2 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3.                                                                                                                         Trang 7/16 ­ Mã đề thi 945
  8. (19) Cho Si tác dụng với HNO3 đặc, nóng. (20) Cho PbS tác dụng với dung dịch H2O2. Ở điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra được là A. 17. B. 15. C. 16. D. 14. Câu 28: Hỗn hợp khí A gồm một ankan và hai anken là đồng đẳng liên tiếp. Cho 560 ml A đi qua ống chứa   bột Ni nung nóng thu được 448 ml hỗn hợp khí A1, tiếp tục cho A1 lội qua bình nước brom thấy nước brom  bị nhạt màu một phần và khối lượng bình brom tăng thêm 0,343 gam. Hỗn hợp khí A2 đi ra khỏi bình brom  chiếm thể  tích 291,2 ml và tỉ  khối đối với không khí bằng 1,313. Biết hai anken có tốc độ  phản  ứng như  nhau. Phần trăm theo khối lượng của ankan có trong hỗn hợp A là A. 28,64%.                        B. 40,47%.                        C. 17,63%.                         D. 28,16%. Câu 29: Chia 4,38 gam hỗn hợp A gồm vinyl fomat, saccarozơ, mantozơ thành hai phần bằng nhau: ­ Phần 1: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp A (với hiệu suất thủy phân các chất lần lượt là 75%, 60% và 80%   bằng  dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản  ứng thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X rồi cho sản   phẩm thu được tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, phản ứng kết thúc được 4,0104 gam Ag. ­ Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn A thu được m gam H 2O và V lít khí CO2. Hấp thụ hết V lít khí CO2 (đktc) vào  400 ml dung dịch NaOH 0,25M, sau phản  ứng thu được dung dịch A. Cho từ từ 200 ml dung dịch hỗn hợp   Ba(OH)2 có nồng độ 0,05M và BaCl2 0,2M vào dung dịch A thu được 7,88 gam kết tủa và dung dịch C. Giá  trị của m là A. 1,26 gam. B. 1,20 gam. C. 1,40 gam. D. 1,23 gam. Câu 30: Hỗn hợp X gồm Fe và một kim loại R có hoá trị không đổi. Hoà tan 3,3 gam X trong dung dịch HCl  dư thu được 2,688 lít khí (đktc). Mặt khác cũng hoà tan hoàn toàn 3,3 gam X trong dung dịch HNO 3 1M lấy  dư 10% thu được 896 ml hỗn hợp khí Y gồm N 2O, NO (đktc) có tỉ khối so với C2H6 là 1,35 và một dung dịch  Z. Cho dung dịch Z tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH thấy xuất hiện 4,77 gam kết tủa. Nồng độ mol của   dung dịch NaOH đã dùng là A. 0,74M. B. 0,86M. C. 0,84M. D. 0,76M.    Câu 31:  X là hỗn hợp đồng nhất gồm hai kim loại Fe và Cu, trong đó Fe chiếm 52,24% phần trăm khối   lượng. Hòa tan 16,08 gam hỗn hợp X trong 113,4 gam dung dịch HNO3 40%. Khi các phản ứng xảy ra hoàn  toàn thu được dung dịch Y và sản phẩm khử duy nhất là khí NO. Điện phân dung dịch Y với các điện cực   trơ, cường độ  dòng điện 5A, trong thời gian 2 giờ  9 phút thì kết thúc điện phân. Độ  tăng khối lượng của  catot (giả thiết toàn bộ kim loại sinh ra bám lên catot): A. 12,16 gam.     B. 11,84 gam.       C. 9,92 gam. D. 14,40 gam. Câu 32: Cho từ  từ V lít khí H2S (đktc) vào 300 ml dung dịch CuCl2 0,1M và FeCl3 0,1M đến bão hòa, được  dung dịch A và chất rắn B. Thêm 100 ml dung dịch Cu(NO 3)2 0,1M vào dung dịch A thấy còn lại chất rắn   không tan là 1,44 gam, khí D duy nhất không màu hóa nâu ngoài không khí thoát ra và dung dịch E có màu   vàng nhạt. Giá trị của V là A. 1,344 lít. B. 1,568 lít. C. 1,792 lít. D. 2,016 lít. Câu 33: Tổng số hạt cơ bản của nguyên tố X là 82 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không   mang điện là 22 hạt. Hòa tan hết 7,6 gam hỗn hợp A gồm một oxit của X và kim loại Cu (biết số mol oxit  của X lớn hơn số mol Cu) trong dung dịch H 2SO4 đặc, nóng dư, sau phản ứng thu được khí SO2 là sản phẩm  khử duy nhất và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 19,6 gam muối khan. Khí SO2 sinh ra được hấp  thụ toàn bộ vào dung dịch nước brom, phản ứng kết thúc thu được dung dịch B. Trung hòa dung dịch B bằng   400 ml dung dịch KOH aM thì thu được 11,42 gam chất tan. Giá trị của a là A. 0,40M. B. 0,30M. C. 0,20M. D. 0,15M.  Câu 34: Thực hiện hai thí nghiệm sau: ­ Thí nghiệm 1: Để  hòa tan hết hỗn hợp X gồm Cr 2O3, CuO, Fe3O4 cần vừa đủ  550 ml HCl 2M, sau phản  ứng thu được dung dịch Y. Một nữa dung dịch Y hòa tan hết tối đa 2,9 gam Ni. Cô cạn nửa dung dịch Y còn  lại thì khối lượng muối khan thu được là m gam. ­ Thí nghiệm 2: Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau phản  ứng thu được  3,88 gam chất rắn và dung dịch A. Thêm 2,925 gam Zn vào A, sau phản  ứng thu được a gam chất rắn Z và  dung dịch chứa 1 muối duy nhất. Hòa tan hết a gam Z vào dung dịch HNO 3 loãng dư thu được 145,6 ml hỗn   hợp khí gồm N2O và N2 có tỉ khối so với CH4 là 103/52 và dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được n gam  muối khan. Giá trị của (m ­ n) là A. 19,52 gam.  B. 19,68 gam.  C. 19,40 gam.  D. 19,44 gam.                                                                                                                         Trang 8/16 ­ Mã đề thi 945
  9. Câu 35: Nung m gam hỗn hợp A gồm Al và Fe xOy trong điều kiện không có không khí cho đến khi phản ứng   xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp X. Trộn đều X rồi chia thành 2 phần:  ­ Phần 1 (có khối lượng 14,49 gam) hoà tan hết vào dung dịch HNO 3 loãng dư thu được 0,165 mol khí NO  (sản phẩm khử duy nhất của N+5).  ­ Phần 2 tác dụng hết với dung dịch NaOH dư thấy có 0,015 mol khí H 2 thoát ra và còn lại 2,52 gam chất   rắn.   Công thức của oxit sắt FexOy và giá trị của m là A. Fe2O3; 19,32 gam. B. Fe3O4; 28,98 gam. C. Fe3O4; 19,32 gam. D. Fe2O3; 28,98 gam. Câu 36: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Sục khí C2H4 vào dung dịch KMnO4.                (2) Sục CO2 dư vào dung dịch NaAlO2. (3) Chiếu sáng vào hỗn hợp khí (CH4; Cl2).             (4) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3. (5) Cho NH3 tác dụng với CrO3.                                (6) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S. (7) Glyxerol tác dụng với Cu(OH)2.                                  (8) Sục khí SO2 vào dung dịch Ca(OH)2. (9) Cho K2SO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc.  (10) Sục khí Cl2 vào dung dịch KI. (11) Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng. (12) Metanal tác dụng với AgNO3 trong NH3. (13) Cho FeS tác dụng với H2SO4 loãng. (14) Cho FeS2 tác dụng với dung dịch HCl đặc. (15) Cho saccarozơ tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc. (16) Lên men glucozơ. (17) Ete hóa CH3OH (với xúc tác H2SO4 đặc, t C). o (18) Cho CaO tác dụng với C trong lò điện. (19) Cho Fe2O3 tác dụng với dung dịch HI, đun nóng. (20) Cho FeCl2 tác dụng với AgNO3 vừa đủ. Số thí nghiệm có phản ứng oxi hoá ­ khử xảy ra là A. 12. B. 13. C. 11. D. 10. Câu 37: Cho các phản ứng sau: (1) Cho bari vào dung dịch H2SO4 loãng. (2) Cho dung dịch HCl vào FeS2 đun nóng. (3) Sục luồng khí H2S vào dung dịch FeSO4. (4) Cho dung dịch BaCl2 tác dụng với dung dịch KHSO4. (5) Cho dung dịch Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch Ba(HSO4)2. (6) Cho dung dịch AlCl3 tác dụng với lượng dư Na2S. (7) Cho dung dịch (NH4)2SO3 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2. (8) Nhiệt phân muối Ba(HCO3)2. (9) Hòa tan AlN vào lượng nước dư, đun nóng. (10) Hòa tan dung dịch HCl vào dung dịch Ag2C2. (11) Hòa tan BaS vào dung dịch H2SO4 loãng. (12) Cho Ba(ClO)2 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. (13) Cho Na2S2O3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. (14) Cho axit oxalic tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2, đun nóng. (15) Cho đất đèn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng. Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm vừa thu được kết tủa vừa thu được chất khí là A. 12. B. 11. C. 13. D. 10. Câu 38: Cho các phát biểu sau: (1) Ở nhiệt độ cao, silic tác dụng với Mg, Ca, Fe tạo thành silixua kim loại. (2) Amphetanin, ancol etylic, nicotin, cafein, moocphin và aspirin là những chất có tác dụng kích thích thần  kinh. (3) Chất béo là trieste giữa glyxerol và axit béo có mạch cacbon dài, phân nhánh. (4) Benzyl axetat, anlyl axetat và metyl fomat tác dụng với KOH (đun nóng) thu được ancol và muối. (5) Trong hợp chất với oxi, nitơ có cộng hóa trị cao nhất bằng 5. (6) Anilin tác dụng với NaNO2 và HCl tạo muối điazoni clorua được dùng để tổng hợp phẩm nhộm azo. (7) Khí SO2 được dùng để tẩy trắng giấy, sản xuất axit sunfuric và khử trùng nước sinh hoạt. (8) Trong môi trường axit H2SO4 loãng, ion Cr2O72– oxi hóa H2S thành S. (9) Để phân biệt metylamin, alanin và axit glutamic, chỉ dùng duy nhất thuốc thử là quỳ tím. (10) Ancol (CH3)3COH và amin (CH3)3CNH2 có cùng bậc cacbon. (11) Tơ lapsan thuộc loại polieste, còn tơ nilon­6,6 thuộc loại poliamit. (12) Nhôm tác dụng với nước trong môi trường kiềm, chất oxi hóa là OH–.                                                                                                                         Trang 9/16 ­ Mã đề thi 945
  10. (13) Dùng dung dịch NH3 để loại bỏ khí Cl2 có trong phòng thí nghiệm. (14) H2O2 thể hiện tính khử khi tác dụng với KNO2, Ag2O, KI và KMnO4 trong H2SO4. (15) Cho 2­metylpropan­1,2 điol tác dụng với CuO (nhiệt độ) thì sản phẩm hữu cơ  thu được có công thức   phân tử là C4H8O2. (16) Axit nucleic là polieste giữa axit photphoric và glucozơ. (17) Tiroxin phản ứng được với dãy các chất: dung dịch HCl, dung dịch Br2, dung dịch NaOH và CH3OH/HCl  khan. (18) Hợp chất hữu cơ X chứa vòng benzen có công thức phân tử C7H6O2, X tham gia phản ứng tráng gương.  Số đồng phân thỏa mãn của X là 4. (19) Hợp kim Cu ­ Zn (chứa 45% Zn) có tính cứng, bền hơn đồng, được dùng để chế tạo chi tiết máy, đóng   tàu biển gọi là đồng bạch. (20) Saccarozơ là một polisaccarit, không màu, thủy phân tạo glucozơ và fructozơ và tác dụng được với dung   dịch Ca(OH)2. Số phát biểu sai là A. 7. B. 9. C. 8. D. 10. Câu 39: Cho các phát biểu sau: (1) Nhựa bakelit, poli (vinyl clorua), poli stiren và tơ capron được sử dụng để làm chất dẻo. (2) Tripeptit Gly­Ala­Val có phản ứng màu biure với dung dịch Cu(OH)2. (3) Tất cả các protein đều tan tốt trong nước tạo thành dung dịch keo.  (4) Dung dịch lysin, natri phenolat làm phenolphtalein không màu chuyển thành màu hồng. (5) Xenlulozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. (6) Xiclopropan, propin và etylen đều làm mất màu dung dịch KMnO4. (7)   Nhiệt   độ   sôi   được   sắp   xếp   theo   chiều   tăng   dần   từ   trái   qua   phải   là   CH 3CHO,   C2H5OH,   C6H5OH,  CH3COOH. (8) Tơ nilon­7 (tơ enang) được hình thành từ axit ε­aminoenantoic.  (9) Este isoamyl axetat có mùi thơm của chuối chín và có công thức phân tử là C7H14O2. (10) Hợp chất H2N­CH2­COOH3N­CH3 là este của glyxin (hay glixin). (11) Khi trên vòng benzen có nhóm thế ­COCH3, ­OH, ­NH2 thì phản ứng sẽ thế dễ dàng hơn ở vị trí ortho và  para. (12) Khi đun nóng etyl clorua với ete khan thì sản phẩm hữu cơ thu được là khí etan. (13) Trong công nghiệp, axeton được điều chế từ cumen. (14) Không thể nhận biết được khí CO và N2 bằng phương pháp hóa học. (15) Ca(OH)2 dùng để chế tạo vữa xây nhà, khử chua đất trồng trọt và chế tạo clorua vôi. (16) Hỗn hợp CaF2 và H2SO4 đặc ở nhiệt độ thường ăn mòn được thủy tinh. (17) Thủy phân hoàn toàn tinh bột, xenlulozơ (xúc tác H+, nhiệt độ) thu được α­glucozơ. (18) Cho HNO2 vào dung dịch alanin hoặc etyl amin (ở nhiệt độ 0 ­ 5oC) thì đều có sủi bọt khí thoát ra. Số phát biểu không đúng là A. 10. B. 8. C. 11. D. 9. Câu 40: Cho các phát biểu sau:  (1) Để khử mùi tanh của cá (gây ra bởi một số amin), người ta có thể rửa cá với dung dịch giấm. (2) Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là đường glucozơ. (3) Dùng nước vôi để xử lý nước thải công nghiệp có chứa các ion kim loại nặng. (4) Để lái xe an toàn thì hàm lượng rượu (theo khối lượng) trong máu người lái xe không vượt quá 0,02%. (5) Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép bằng phương pháp điện hóa, người ta thường dùng kim loại Zn. (6) Phương pháp thường dùng để điều chế amin là khử hợp chất nitro bằng hiđro nguyên tử (H). (7) Dầu mở bị ôi thiu là do chất béo bị oxi hóa chậm bởi không khí, xà phòng hóa là muối natri (hoặc kali)  của axit béo. (8) Các công thức của glucozơ (α­glucozơ và β­glucozơ) khác nhau ở vị trí cơ bản của các nhóm hiđroxyl ở  nguyên tử cacbon trên mặt phẳng vòng phân tử. (9) Thành phần chủ yếu của mật ong là fructozơ, còn thành phần chủ yếu của đường mía là saccarozơ. (10) Nung các hỗn hợp trong bình kín: (1) Ag và O2, (2) Fe và KNO3, (3) Cu và Al(NO3)3, (4) Zn và S, (5) CuO  và CO. Số trường hợp xảy ra oxi hóa kim loại là 3. (11) Quặng dùng để sản xuất gang là hemantit hoặc manhetit, còn quặng dùng để sản xuất nhôm là boxit.                                                                                                                         Trang 10/16 ­ Mã đề thi 945
  11. (12) Trong quá trình sản xuất gang, thép xỉ lò còn lại là CaSiO 3 được tạo thành từ phản ứng: CaO + SiO 2 →  CaSiO3 (nhiệt độ cao). (13) Dùng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước để khai thác tecpen trong công nghiệp. (14) Dãy các chất  vừa phản  ứng  được  với  HCl loãng  và NaOH  loãng  là:  Al, Al2O3,  HCOOC­COONa,  CH3COONH4, H2NCH2COOH, ZnO, Be, Na2HPO4. (15) Thành phần chủ yếu của khí mỏ dầu là metan (CH4), thành phần chủ yếu của foocmon là HCHO. (16) CHCl3, ClBrCHF3 dùng gây mê trong phẫu thuật, còn teflon dùng chất chống dính cho xoong chảo. (17) O3 là dạng thù hình của O2, trong nước, O3 tan nhiều hơn O2 và O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2. (18) CO (k) + H2O (k)  →  CO2  (k) + H2 (k), khi tăng áp suất của hệ, thì cân bằng chuyển dịch theo chiều   thuận. (19) Để bảo quản kim loại kiềm, người ta thường ngâm chúng trong dầu hỏa, còn bảo quản photpho trắng   người ta thường ngâm chúng trong nước. (20) Cho isopren tác dụng với HBr theo tỉ lệ 1 : 1 về số mol thì tổng số đồng phân cấu tạo có thể thu được   là 6. Số phát biểu đúng là A. 17. B. 18. C. 19. D. 20. Câu 41: Cho hai trường hợp sau: ­ Trường hợp 1: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm (0,01 mol Al; 0,004 mol Fe; 0,002 mol Cu) bằng 100 ml   dung dịch hỗn hợp gồm (HNO3 0,135M; H2SO4 0,2M; NaNO3 0,1M). Phản ứng hoàn toàn thu được 0,0896 lít  khí NO (duy nhất ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối.  ­ Trường hợp 2: Nhiệt phân hoàn toàn 30,4 gam hỗn hợp Y gồm AgNO 3, Cu(NO3)2 và MNO3 (trong bình kín,  M hóa trị I), sau phản ứng thu được 7,28 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (gồm 3 khí), biết tỉ lệ mol muối AgNO 3 và  Cu(NO3)2 là 2 : 1. Sục luồng khí NH3 đến dư vào T, kết thúc phản ứng thu được a gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của (m + a) là A. 18,116 gam.  B. 16,616 gam.  C. 19,416 gam.  D. 17,816 gam. Câu 42: Cho hai thí nghiệm sau: ­ Thí nghiệm 1:  Thủy phân hoàn toàn m gam pentapeptit M mạch hở, thu được hỗn hợp X gồm hai  α­ aminoaxit X1 và X2 (đều no, mạch hở, phân tử  có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn  toàn hỗn hợp X trên cần dùng vừa đủ 2,268 lít khí O2 (đktc), chỉ thu được H2O, N2 và 1,792 lít khí CO2 (đktc).  ­ Thí nghiệm 2: X và Y đều là α ­ aminoaxit no mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, có khối  lượng là k gam. X có 1 nhóm −NH2 và 1 nhóm ­COOH còn Y có 1 nhóm −NH2 và 2 nhóm ­COOH. Lấy 0,25  mol hỗn hợp Z gồm X và Y tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa 40,09 gam chất   tan gồm 2 muối trung hòa. Cũng lấy 0,25 mol hỗn hợp Z ở trên tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được   dung dịch chứ 39,975 gam gồm 2 muối.  Giá trị của (m + k) là A. 34,235 gam. B. 32,785 gam. C. 30,085 gam. D. 33,055 gam. Câu 43: Cho hai trường hợp sau: ­ Trường hợp 1: Cho Zn tới dư vào dung dịch gồm HCl; 0,05 mol NaNO3 và 0,1 mol KNO3. Sau khi kết thúc  các phản  ứng thu được dung dịch X chứa m gam muối; 0,125 mol hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu,   trong đó có 1 khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối của Y so với H2 là 12,2. Giá trị của m là ­ Trường hợp 2: Cho g gam hỗn hợp rắn X gồm Ba, Fe và Al. Hòa tan hết g gam X vào lượng nước dư, sau  phản ứng thu được 8,96 lít khí H2 (ở đktc). Cũng lượng hỗn hợp rắn X trên, hòa tan hết vào dung dịch NaOH   thì thu được 12,32 lít khí H2 và còn lại a gam chất rắn không tan. Hòa tan hết a gam chất rắn vào dung dịch   HCl dư thì thu được 6,72 lít khí H2. Giá trị của (m + g) là A. 91,575 gam. B. 94,25 gam. C. 88,175 gam. D. 79,975 gam. Câu 44: Cho các phát biểu sau:  (1) Dãy các chất phản  ứng được với khí CO2 là Mg (nhiệt độ), dung dịch K2CO3, dung dịch nước Javel và  cacbon (nhiệt độ). (2) Khi cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư thì thu được kim loại Fe. (3) Các kim loại Zn, Fe, Ni và Cu được điều chế  bằng phương pháp điện phân dung dịch muối hợp của  chúng. (4) Trong một chu kỳ, bán kính nguyên tử giảm dần đồng thời năng lượng ion hóa I1 tăng dần.                                                                                                                          Trang 11/16 ­ Mã đề thi 945
  12. (5) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng photpho trong phân lân. (6) Các chất và ion: Br2, NO, P, Cu+, Mn2+ đều thể hiện tính khử và oxi hóa khi tham gia phản ứng hóa học. (7) Nhôm không tác dụng với nước do có màng oxit Al2O3 bảo vệ. (8) Na2HPO4, NaHCO3 và NaH2PO2 là các muối axit. (9) Dãy gồm có ion cùng tồn tại trong một dung dịch là Fe3+, H+, SO42 –, CO32–. (10) Điều chế F2 bằng phương pháp là điện phân nóng chảy KF.2HF ở nhiệt độ cao. (11) Tất cả các muối silicat đều không tan. (12) Cấu hình electron của ion Cr2+ và Fe3+ lần lượt là [Ar]3d4 và [Ar]3d5. (13) Tính oxi hóa tăng dần của các ion được sắp xếp trong dãy (từ trái qua phải): Fe2+, Cr3+, Cu2+, Ag+. (14) Dùng quỳ tím ẩm có thể phân biệt được hai khí NO2 và Cl2 đựng trong bình mất nhãn. (15) Oxi có 3 đồng vị bền 16O, 17O, 18O, Hiđro cũng có 3 đồng vị bền 1H, 2H, 3H. Số phân tử H2O khác nhau có  thể có trong tự nhiên là 18. (16) Các aminoaxit là những chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước, có nhiệt độ nóng chảy cao. (17) Trong y học, O3 dùng để  chữa sâu răng, NaHCO3 (thuốc muối natri bica) dùng để  chữa bệnh đau dạ  dày, khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính và NO2, SO2 gây hiện tượng mưa axit. (18) Dùng bột lưu huỳnh để xử lý thủy ngân bị rơi ra khi nhiệt kế vỡ. Số phát biểu đúng là A. 10. B. 13. C. 11. D. 12. Câu 45: Hòa tan hỗn hợp gồm Zn, FeCO 3, Ag bằng dung dịch HNO 3 loãng thu được hỗn hợp khí A gồm 2   khí không màu có tỉ khối so với hiđro là 19,2 và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH   dư, lọc hết kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 5,64 gam chất rắn. Biết rằng mỗi chất   trong hỗn hợp chỉ khử HNO3 đến một sản phẩm khử nhất định (biết trong hỗn hợp số mol Zn bằng số mol   FeCO3). Khối lượng hỗn hợp ban đầu là A. 8,67 gam. B. 6,936 gam. C. 10,404 gam. D. 13,005 gam. Câu 46: Thực hiện hai trường hợp sau: ­ Trường hợp 1: Hỗn hợp X gồm hai axit hữu cơ no, mạch h ở, hai ch ức A và axit không no (có một nối đôi)   mạch hở, đơn chức B. Số phân tử cacbon trong phân tử này gấp đôi số nguyên tử cacbon trong phân tử kia.   Đốt cháy hoàn toàn 5,08 gam hỗn hợp X thu được 4,704 lít khí CO2 (đktc). Nếu trung hòa hết 5,08 gam X  cần 350 ml dung dịch NaOH 0,2M thu được hỗn hợp muối Y. Tổng phân tử khối của hai axit trong X là p. ­ Trường hợp 2: Polime X là sản phẩm trùng hợp của stiren và 1 anken Y. Phân tử  khối của X là 198000  đvC, có tỉ lệ số mắc xích giữa stiren và anken Y là 3 : 2. Mặt khác đốt cháy 39,6 gam X cần dùng 87,36 lít   khí O2 (đktc). Tổng số phân tử stiren và anken Y tạo nên 1 phân tử X là b. Giá trị của (p + b) là A. 685. B. 2908. C. 718. D. 2718. Câu 47:  ­ Cho các chất sau: axetilen, benzyl clorua, đimetylaxetilen, mantozơ, saccarozơ, anlyl brommua,   fructozơ, etanal, propanol, propyl fomat, phenyl axetilen và vinyl axetilen. Số chất tác dụng được với lượng   dư dung dịch AgNO3 trong NH3 là a. ­ Cho các phản  ứng sau: (1) Na2Cr2O7  + BaCl2;  (2) H2S + SO2; (3) Pb(NO3)2  + HCl; (4) CuCl2  + K2S; (5)  Na2S2O3  + HCl; (6) NiCl2  + KOH; (7) CdCl2  + Li2S; (8) AgNO3  + NaI; (9) Pb(NO3)2  + HI, (10) AgNO3  +  Na3PO4, (11) AgNO3 + Na2CrO4, (12) FeCl3 + NaSCN. Số phản ứng thu được kết tủa vàng là b. Giá trị của (a + b) là A. 17. B. 16. C. 14. D. 15. Câu 48:  Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm hai hiđrocacbon X, Y mạch hở, cùng dãy đồng đẳng, hấp thụ  hoàn toàn sản phẩm vào 4,5 lít dung dịch Ca(OH) 2 0,02M thu được kết tủa và khối lượng dung dịch tăng   3,78 gam. Cho Ba(OH)2 dư  vào dung dịch thu được kết tủa và tổng khối lượng kết tủa cả hai lần là 18,85   gam. Biết rằng số  mol X bằng 60% tổng số  mol X, Y trong hỗn h ợp. Phần trăm theo khối lượng của   hiđrocacbon có số nguyên tử cacbon lớn hơn trong X là A. 58,06%.  B. 44,58%. C. 51,27%.  D. 43,26%. Câu 49: Cho các phát biểu sau:  (1) Teflon, thủy tinh hữu cơ, poli propilen và tơ capron được điều chế từ phản  ứng trùng hợp các monome  tương ứng.  (2) Nhựa novolac và nhựa rezit đều có cấu trúc mạch không phân nhánh.                                                                                                                         Trang 12/16 ­ Mã đề thi 945
  13. (3)  Nilon­6, vinylclorua, poli (vinyl axetat) và benzylpropanoat đều bị  thủy phân khi tác dụng với NaOH   loãng, đun nóng. (4) Bông, tơ visco, tơ tằm và thuốc súng không khói đều có nguồn gốc từ xenlulozơ. ́ ̉ ̀ ̣ ̣ ́ ̉ (5) Co thê dung dung dich HCl nhân biêt cac chât long và dung d ́ ́ ịch: ancol etylic, benzen, anilin, natriphenolat. (6) Các hợp chất NaOH, Na2CO3, Na3PO4 có tác dụng làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời. (7) Thành phần chính của thạch cao nung là CaSO4.H2O hoặc CaSO4.0,5H2O.  (8) Dung dịch natri isopropylat trong nước có thể làm quỳ tím hóa xanh. (9) Dung dịch axit axetic hòa tan được CuO thu được dung dịch có màu xanh. (10) Để nhận biết etyl benzen, stiren và phenol người ta dùng dung dịch nước brom. (11) Các chất axetilen, vinylaxetilen, vinylbenzen và metyl acrylat đều có khả năng tham gia phản ứng trùng   hợp. (12) Hexa­2,4­đien có 3 đồng phân hình học trong phân tử. (13) Dãy các chất butan, propen, nhôm cacbua và natri axetat có thể  trực tiếp điều chế  CH 4 (metan) bằng  một phản ứng. (14) Các dung dịch có cùng nồng độ  mol C M, pH tăng dần trong dãy: KHSO4, CH3COOH, CH3COONa,  NaOH. (15) Nguyên tố X tạo hợp chất khí với hiđro là HX, vậy oxit cao nhất của X có công thức dạng X2O7. (16) Dùng dung dịch brom để phân biệt anion CO32– và anion SO32–. (17) Nước cứng có tác hại làm hao tổn chất giặt rửa tổng hợp. (18) Ag là kim loại dẫn nhiệt tốt nhất, xesi dùng để chế tạo tế bào quang điện (và có khả năng gây ra hiện  tượng quang điện). (19) Hàm lượng glucozơ không đổi trong máu người là 0,1%, muối mononatri glutamat là thành phần chính  của gia vị thức ăn (bột ngọt). (20) Dùng nước và Cu(OH)2 để phân biệt triolein, etylen glycol và axit axetic. Số phát biểu đúng là   A. 14. B. 17. C. 15. D. 16. Câu 50: Hỗn hợp E gồm ancol đơn chức X, một axit cacboxylic đơn chức Y và este Z được tạo thành từ X   và Y. Lấy 0,13 mol hỗn hợp E phản  ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch KOH 1M đun nóng, được p gam ancol  X. Hóa hơi p gam X rồi dẫn vào ống đựng CuO dư đun nóng thu được anđehit F. Cho toàn bộ F tác dụng hết   với lượng dư AgNO3 trong NH3 đun nóng thu đươc 43,2 gam Ag. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,13 mol hỗn hợp   E thì thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc) và 5,94 gam H2O. Phần trăm theo khối lượng của este Z có trong E là A. 24,32%. B. 31,02%. C. 26,92%. D. 33,94%.  Câu 51: Một bình kín chứa hỗn hợp X gồm axetilen, vinyl axetilen và hiđro được trộn theo tỉ lệ 1 : 1 : 2 và 1  ít bột Ni. Nung bình ở nhiệt độ  cao đến khi phản  ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,032 lít hỗn hợp Y có tỉ  khối so với He là 10,25 gồm 7 hiđrocacbon. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch AgNO3/NH3 dư  thu được 16,77  gam kết tủa vàng nhạt và 2,24 lít khí Z có tỉ  khối với H2 là 22,6 thoát ra khỏi bình. Thể  tích dung dịch Br2  0,5M nhỏ nhất cần dùng để làm no hoàn toàn hỗn hợp Z là A. 150 ml. B. 160 ml. C. 170 ml. D. 180 ml.  Câu 52: Cho các thí nghiệm sau:  (1) Oxi hóa hoàn toàn etanol (xúc tác men giấm, nhiệt độ). (2) Sục khí SO2 qua dung dịch nước brom. (3) Cho cacbon tác dụng với H2SO4 đặc, nóng. (4) Cho brom khan vào axeton (xúc tác men giấm), sản phẩm thu được hòa vào nước. (5) Cho metanol qua CuO, đun nóng. (6) Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với điện cực dương bằng đồng, điện cực âm bằng thép. (7) Cho NaBr tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. (8) Cho quặng xiđerit tác dụng với H2SO4 loãng. (9) Sục khí CO2 vào dung dịch K2SiO3. (10) Sục khí NO2 vào nước, đun nóng. (11) Cho glucozơ tác dụng với dung dịch nước brom. (12) Sục khí Cl2 vào propen (đun nóng ở nhiệt độ 450oC, xúc tác), rồi hòa sản phẩm vào nước. (13) Cho NaNO3 rắn khan tác dụng với H2SO4 đặc, nhiệt độ, sản phẩm thu được hấp thụ vào nước. (14) Cho SO3 tác dụng với dung dịch BaCl2.                                                                                                                         Trang 13/16 ­ Mã đề thi 945
  14. (15) Oxi hóa cumen, rồi thủy phân sản phẩm bằng dung dịch H2SO4 loãng. Số thí nghiệm thu được axit là A. 9. B. 10. C. 11. D. 12. Câu 53: Hòa tan 0,775 gam đơn chất X trong dung dịch HNO3 được hỗn hợp khí có tổng khối lượng là 5,75  gam và có phần trăm theo khối lượng oxi trong phân tử là bằng nhau, dung dịch X. Biết tỉ khối hỗn hỗn hợp   khí so với hiđro là 115/3. Cho X tác dụng vừa đủ với 170 ml dung dịch KOH 0,5M, sau phản  ứng thu được  dung dịch Y, cô cạn dung dịch Y thu được 6,94 gam hỗn hợp muối khan. Tổng số mol của các muối trong Y   là A. 0,085 mol. B. 0,045 mol. C. 0,05 mol. D. 0,17 mol. Câu 54: Cho các sơ đồ phản ứng sau:       (I) (1) C2H4 + KMnO4 + H2O →  X1 + MnO2 + KOH.   (2) X1 + CuO, toC →  X2 + Cu + H2O.                             (3) X2 + O2 → X3. (4) X3 + X4 → C4H6O4 + H2O.                         (5) C4H6O4 + X5 → C5H8O4 + H2O. to (II)  (A) + (B) → (C) + (D)↓; (A) + Ca(OH)2   (E) + (F)↓; o t (F) + (B) → (D) + (G) + (H); (A)   Axeton + (F)↓; (C) + NaOH dư → (E) + Na2CO3; (E) + (I) → (J) + (H); (J) + (M) → (K) + (H) + Ag↓ + (L). Các phản  ứng xảy ra trong điều kiện thích hợp. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol mỗi chất (X 4, X5, E và J) cần  dùng vừa đủ V (lít) khí O2 (đo ở đktc). Giá trị của V là A. 15,68 lít. B. 17,92 lít. C. 14,56 lít. D. 16,80 lít. Câu 55: Cho các nhận định sau: (1) Tương tự kim cương, SiO2 cũng thuộc kiểu mạng tinh thể nguyên tử. (2) Pb, Al, Zn và Ba có thể tác dụng với dung dịch HCl loãng (hoặc H2SO4 loãng) giải phóng khí H2. (3) Tương tự ancol etylic, phenol dễ dàng phản ứng được với axit cacboxylic tạo thành este. (4) Phần lớn Niken dùng để chế tạo hợp kim, có tác dụng chống ăn mòn, chịu nhiệt cao. (5) Trong môi trường kiềm, Br2 oxi hóa ion CrO2– thành CrO42–. (6) Trong pin điện hóa, cực âm xảy ra sự khử, còn cực dương xảy ra sự oxi hóa. (7)   Cao   su   floropen   và   tơ   clorin   được   điều   chế   từ   các   monome   tương   ứng   là   CH2=C(F)­CH=CH2  và  CH2=CHCl. (8) Electron chuyển động xung quanh hạt nhân với vận tốc rất lớn, lớp K là lớp liên kết chặt chẽ  với hạt   nhân nhất. (9) Trong các nguyên tử  Cr, Co, Fe và Mn,  ở  trạng thái cơ  bản, nguyên tử  có cấu hình electron mà có số  electron độc thân ở obitan s là nguyên tử Cr. (10) Trong y học, glucozơ  dùng làm thuốc tăng lực, còn trong công nghiệp, glucozơ  dùng để  tráng gương,  ruột phích. (11) X tác dụng với Y (có xúc tác) tạo thành hợp chất Z có công thức phân tử là C3H9O2N. Số cặp chất X, Y  thỏa mãn là 4. (12) Chất giặt rửa là những chất có tác dụng làm sạch các vết bẩn trên bề mặt vật rắn. (13) Khí flo oxi hóa được hầu hết các kim loại và tạo thành muối florua. (14) Lưu huỳnh có hai dạng thù hình là lưu huỳnh tà phương (Sα) và lưu huỳnh đơn tà (Sβ), đều là chất rắn,  màu vàng, Sα có nhiệt độ nóng chảy cao hơn Sβ. (15) Trong các chất: ClH3NCH2COOH, HCOOC6H5, C6H5Br và CH3COOCH2CH2Cl. Số  chất tác dụng với  NaOH (ở điều kiện thích hợp), sản phẩm thu được có chứa hai muối là 4. (16) Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức ancol, là hợp chất đa chức và có công thức dạng chung là  Cm(H2O)n. (17) Để  tinh chế  Ag từ  hỗn hợp (Ag, Cu, Fe), sao cho khối lượng Ag không đổi, người ta dùng dung dịch   Fe(NO3)3 hoặc AgNO3. (18) Số đồng phân xeton ứng với công thức C5H10O là 3. (19) Axit cacboxylic no, mạch hở X có công thức thực nghiệm là (C3H4O3)n, vậy công thức phân tử của X là  C6H8O6. (20) Chất hữu cơ dùng để  sản xuất thuốc nổ  TNT là toluen, còn chất hữu cơ dùng để  sản xuất thuốc trừ   sâu 6,6,6 (cloran) là benzen.                                                                                                                         Trang 14/16 ­ Mã đề thi 945
  15. Số nhận định sai là A. 5. B. 6. C. 4. D. 7. Câu 56: Cho hai thí nghiệm sau: ­ Thí nghiệm 1: Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hoà tan hết m gam hỗn hợp X trong 1, 65 lít dung dịch  HCl 2M (dư) thu được dung dịch Y chứa  2,154m gam chất tan. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch  AgNO3 dư thu được 1,68 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) sinh ra và p gam kết tủa Z.  ­ Thí nghiệm 2: Hỗn hợp A gồm 14,7 gam Al, Cu, Fe tác dụng với 625 ml dung dịch H2SO4 0,8M (loãng), sau  phản ứng thu được 5,6 lít khí (ở đktc) và 6,4 gam chất rắn không tan. Thêm tiếp 15,15 gam KNO 3 vào hỗn  hợp sau phản  ứng, kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch B chứa a gam chất tan và khí NO duy nhất  ở  đktc. Giá trị của (p + a) là A. 548,00 gam. B. 547,46 gam. C. 548,44 gam. D. 545,20 gam. Câu 57: Cho các sơ đồ phản ứng sau:  (I)  (1) Benzen + C2H4 (xúc tác) → Z1. (2) Z1 + Cl2 (ánh sáng) → Z2 (sản phẩm chính).       (3) Z2 + NaOH (nhiệt độ) → Z3. (4) Z3 + CuO → Z4 + Cu + H2O.       (5) Z4 + HCN → Z5. (6) Z5 + H2O (H+) → Z6. (II) C3H6 → A → B → HOC­CH2­CHO → C → D → CH4 → E → F → C3H6. (III) CH3OH → X → Glucozơ → Z → T → C3H7O2N → E (là chất khí, làm xanh quỳ tím ẩm). Tổng phân tử khối (theo đvC) của các hợp chất Z6, F, X và Z là A. 330. B. 300. C. 342. D. 298. Câu 58: Cho hai trường hợp sau: ­ Trường hợp 1: Thủy phân hết 1 lượng pentapeptit X trong môi trường axit thu được 32,88 gam Ala­Gly­ Ala­Gly; 10,85 gam Ala­Gly­Ala; 16,24 gam Ala­Gly­Gly; 26,28 gam Ala­Gly; 8,9 gam Alanin, còn lại là Gly­ Gly và Glyxin. Tỉ lệ số mol Gly­Gly : Glyxin là 10 : 1. Tổng khối lượng Gly­Gly và Glyxin trong hỗn hợp   sản phẩm là m gam. ­ Trường hợp 2: Hỗn hợp B gồm hai hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C 2H5O4N và C2H7O2N có khối  lượng là 22,25 gam. Đun nóng hoàn toàn X với 1 lượng KOH dư, sau phản  ứng thu được a gam chất rắn Z   và 5,6 lít thoát ra (ở  đ ktc) làm xanh quỳ  tím  ẩm. Mặt khác, nếu đun nóng a gam Z với bột CaO, đến khi   phản ứng xảy ra hoàn thu được n gam muối. Giá trị của (n ­ m) là A. 27,30 gam. B. 20,40 gam. C. 6,60 gam. D. 16,56 gam. Câu 59: Cho hai trường hợp sau: ­ Trường hợp 1: Hòa tan 1 lượng Ba vào 500 ml dung dịch Al 2(SO4)3 0,1M. Sau phản ứng thu được dung dịch   X, kết tủa Y và khí Z. Khối lượng dung dịch X giảm đi so với khối lượng ban đầu là 19,59 gam. Sục khí   CO2 dư vào X thì thấy xuất hiện m gam kết tủa. ­ Trường hợp 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa hỗn hợp các triglixerit tạo bởi từ  cả  3 axit   panmitic, oleic, linoleic thu được 24,2 gam CO2 và 9 gam H2O. Nếu xà phòng hóa hoàn toàn 2m gam hỗn hợp   X bằng dung dịch KOH vừa đủ thì sau phản ứng thu được q gam xà phòng. Giá trị của (m + q) là A. 22,96 gam. B. 20,20 gam. C. 15,02 gam. D. 10,88 gam. Câu 60: Cho các phát biểu sau: (1) Dung dịch A chứa a mol CuSO 4 và b mol FeSO4. Thêm c mol Al vào dung dịch A, sau phản ứng thu được   dung dịch chứa hai muối. Biểu thức liên hệ giữa a với a và b là 2a ≤ 3c 
  16. (7) Đun nóng hỗn hợp tất cả  các ancol có công thức phân tử  C2H6O và C3H8O với dung dịch H2SO4 đặc  ở  điều kiện thích hợp thu được hỗn hợp X chỉ gồm ete và anken. X chứa tối đa 8 chất. (8) Thủy phân pentapeptit Gly­Ala­Val­Ala­Gly thì thu được tối đa 4 sản phẩm chứa gốc glyxyl mà dung  dịch của chúng có phản ứng màu biure. (9) X là dẫn xuất đibrom sinh ra khi cho isopentan tác dụng với brom chiếu sáng. Thủy phân hoàn toàn X cho   hợp chất hữu cơ Y hòa tan được Cu(OH)2. Số đồng phân thỏa mãn của Y là 3. (10) Trong mọi hợp chất, oxi luôn có số oxi hóa là –2. (11) X là este hai chức, có tỉ  khối so với H 2 là 83. X phản  ứng tối đa với dung dịch NaOH theo tỉ lệ 1 : 4.   Nếu cho 1 mol X tác dụng với dung dịch AgNO 3 trong NH3 thì thu được 4 mol Ag. Số đồng phân thỏa mãn   của X là 3. (12) Một loại phân bón amophot chỉ chứa hai loại muối với số mol bằng nhau. Từ 1,96 tấn axit photphoric,   có thể sản xuất được 2,47 tấn phân bón amophot. (13) Trong dãy các chất sau: Mg, Cl2, H2S, O2, KMnO4. Số chất tác dụng với SO2 mà SO2 thể hiện tính khử  là 2. (14) Cho 100 ml dung dịch HCOOH 0,2M tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 0,1M thu được 200 ml dung   dịch X. Biết KHCOOH = 2.10–4. pH của dung dịch X là 3,7. (15) Đốt cháy hoàn toàn 1 amin đơn chức bằng không khí (chứa 20% O 2, còn lại là N2) thu được 0,08 mol  CO2, 0,1 mol H2O, và 0,54 mol N2. X tác dụng được với HNO2, có liên kết hiđro liên phân tử và số đồng phân  của X là 1. (16) Khi cho dung dịch HNO3 vào anbumin thấy xuất hiện kết tủa màu vàng đặc trưng. (17) Một nguyên tố  A có tổng số  hạt proton, notron và eletron là 52. Phần trăm theo khối lượng của A có  trong hợp chất A2O là 81,61%. (18) Sục khí Cl2 vào dung dịch KOH, xảy ra phản ứng tự oxi hóa khử. (19) Dãy các chất tác dụng được với dung dịch KOH (điều kiện thích hợp): Pb(OH) 2, H2S2O7, S, Fe(NO3)2,  NH4NO3, Zn và Br2. (20) Dãy các chất: Fe, Al, Cu, Ag, Cr, FeO, Fe3O4, C và P. Số các chất khi phản  ứng với n mol HNO 3 (đặc,  nóng) tạo n/2 mol NO2 (sản phẩm khử duy nhất) là 5. Số phát biểu sai là A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.                           ­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                                                                                         Trang 16/16 ­ Mã đề thi 945
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2