intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi trắc nghiệm 30 phút học kì I môn Vật lý lớp 7 năm học 2010 -2011

Chia sẻ: Nguyen Thi B | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

116
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Đề thi trắc nghiệm 30 phút học kì I môn Vật lý lớp 7 năm học 2010 -2011 dành cho các em học sinh đang chuẩn bị cho kỳ kiểm tra 30 phút , với đề thi này các em sẽ được làm quen với cấu trúc đề thi và củng cố lại kiến thức căn bản nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi trắc nghiệm 30 phút học kì I môn Vật lý lớp 7 năm học 2010 -2011

  1. PHÒNG GD&ĐT PHÚ QUÝ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011 TRƯỜNG THCS ……………………………. MÔN: VẬT LÝ 7 LỚP: ………… PHẦN TRẮC NGHIỆM (7điểm) HỌ VÀ TÊN: …………………………………… THỜI GIAN: 30 Phút (Không kể phát đề) ĐIỂM Khoanh tròn vào phương án đúng nhất trong các câu sau : Câu 1: Đường truyền của ánh sáng trong không khí là: A. Đường gấp khúc. B. Đường vòng cung. C. Đường cong bất kỳ. D. Đường thẳng. Câu 2: Câu phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi . A. Không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật. B. Hứng được trên màn, nhỏ hơn vật. C. Hứng được trên màn, bằng vật. D. Không hứng được trên màn, lớn hơn vật. Câu 3: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 30o. Tìm giá trị góc tới ? A. 30o B. 60o C. 15o D. 45o Câu 4: Chùm sáng song song gồm các tia sáng như thế nào trên đường truyền của chúng ? A. Cắt nhau. B. Không giao nhau. C. Loe rộng ra. D. Rời xa nhau ra. Câu 5: Tần số có đơn vị là ? A. m B. dB C. Hz D. kg Câu 6: Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn ? A. Tiếng sấm rền. B. Tiếng xình xịch của bánh tàu hỏa đang chạy. C. Tiếng sóng biển ầm ầm. D. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài. Câu 7: Chiếu 1 tia tới lên 1 gương phẳng, ta thu được tia phản xạ, ta tiến hành đo góc tới bằng 300. Hãy tính góc tạo bởi giữa tia tới và tia phản xạ? A. 300. B. 450. C. 600. D. 900. Câu 8: Đặt 1 cây nến trước gương cầu lõm và đặt xa gương, quan sát ảnh của nó trong gương, nhận xét nào đúng? A.Ảnh lớn hơn vật, ngược chiều. B.Kích thước ảnh khác vật. C.Ảnh của nó nhỏ hơn cây nến, ngược chiều. D.Ảnh của nó đúng bằng cây nến. Câu 9: Gương có tác dụng biến đổi 1 chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ hội tụ là: A.Gương cầu lồi. C. Gương phẳng. B.Gương cầu lõm. D. Gương cầu. Câu 10: Hãy chọn câu đúng? A.Âm không thể truyền qua nước. C.Âm truyền nhanh hơn ánh sáng. B.Âm không thể phản xạ lại. D.Âm không thể truyền trong chân không. Câu 11: Theo em kết luận nào sau đây sai? A. Tai của người nghe được hạ âm và siêu âm. B. Hạ âm là những âm có tần số dưới 20Hz. C. Máy phát siêu âm có thể phát ra âm có tần số trên 20000Hz. D. Một số động vật có thể nghe được âm mà người không nghe được. Câu 12. Một vật dao động với tần số 50Hz. Số dao động của vật trong 10s là: A. 500 dao động. B. 500Hz. C. 5 dao động. D. 0,2 dao động. Câu 13. Cho điểm sáng S cách gương phẳng 10cm. Ảnh S’ của S qua gương sẽ cách gương một khoảng: A. 5cm. B. 10cm. C. 15cm. D.20cm. Câu 14. Gương cầu lồi thường được ứng dụng: A. Dùng làm gương khám răng của các nha sĩ. B. Dùng làm kính chiếu hậu của xe ôtô. C. Dùng làm gương trong các tiệm hớt tóc. D. Dùng làm gương soi trong nhà.
  2. PHÒNG GD&ĐT PHÚ QUÝ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011 TRƯỜNG THCS ……………………………. MÔN: VẬT LÝ 7 LỚP: ………… PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) HỌ VÀ TÊN: …………………………………… THỜI GIAN: 15 Phút (Không kể phát đề) ĐIỂM Câu 1: Giải thích tại sao có thể dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng Mặt Trời để nung nóng vật? (1 điểm) Câu 2: Vẽ ảnh của các vật sau qua gương phẳng. (1 điểm) B A C A B a) b) Câu 3: So sánh tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi và gương cầu lõm khi vật đặt gần 2 gương những khoảng cách bằng nhau? (1 điểm) Bài làm:
  3. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN: LÝ - KHỐI 7 I. Trắc nghiệm: đúng mỗi câu được 0,5 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 D A C B C D C C B D A A B B II. Tự luận: (3 điểm) Câu 1: (1 điểm) Vì chùm sáng từ Mặt Trời tới gương coi như chùm tia song song. Khi chiếu tới gương cầu lõm thì cho một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm ở trước gương. Ánh sáng Mặt Trời có nhiệt năng cho nên vật để ở chỗ ánh sáng hội tụ sẽ nóng lên. (1điểm) Câu 2: (1 điểm) B A C A B a) b) A’ B’ B’ A’ C’ Câu 3: (1 điểm) - Giống nhau: Cả 2 gương đều cho ảnh ảo không hứng được trên màn chắn. - Khác nhau: Gương cầu lồi: ảnh ảo nhỏ hơn vật. Gương cầu lõm: ảnh ảo lớn hơn vật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2