intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi trắc nghiệm môn Ngoại và sản khoa có đáp án - Trường TCNDTNT Bắc Quang (Đề số 2)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi trắc nghiệm môn Ngoại và sản khoa có đáp án - Trường TCNDTNT Bắc Quang (Đề số 2)’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi trắc nghiệm môn Ngoại và sản khoa có đáp án - Trường TCNDTNT Bắc Quang (Đề số 2)

  1. TRƯỜNG TCDTNT - GDTX BẮC QUANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc THỦY SẢN - CHẾ BIẾN ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM Đề số: 02 Môn thi : Ngoại và GIÁM THỊ SỐ 1 GIÁM THỊ SỐ 2 sản khoa (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Mã môn học : MĐ 17 Khóa/Lớp : CNTY_KVII-02 Ngày thi : ĐIỂM THI …../....../.......... Thời gian làm bài : 90 Phút Họ và tên học sinh : …………………… ……. ĐỀ BÀI: Khoanh tròn đáp án đúng nhất. Câu 1: Trong một ca phẫu thuật người mổ chính chịu trách nhiệm gì? A. Người vận hành các trang thiết bị: trong phòng mổ hiện đại có các trang thiết bị hiện đại hỗ trợ phẫu thuật như: dao mổ điện, máy gây mê, máy hút dịch, đèn mổ, bàn cố định,… B. Là người cùng thực hiện phẫu thuật với người mổ chính, giúp người mổ chính trong các khâu bóc tách tổ chức, cầm máu hay kết nối tổ chức và thay thế người mổ chính khi cần thiết. C. Là người ra quyết định thực hiện phẫu thuật và chịu trách nhiệm về ca phẫu thuật đó; trực tiếp thực hiện phẫu thuật với sự trợ giúp của các đồng nghiệp và đưa ra các quyết định về phương pháp xử lý tình huống khi có sự cố bất thường xảy ra trong phẫu thuật. D.Người hỗ trợ cố định vật nuôi và dọn vệ sinh Câu 2: Nguyên nhân gây viêm gồm các nguyên nhân nào? A. Nguyên nhân cơ giới, nguyên nhân vật lý, nguyên nhân hóa học. B. Nguyên nhân vật lý, nguyên nhân hóa học, nguyên nhân sinh vật. C. Nguyên nhân hóa học, nguyên nhân sinh vật, nguyên nhân cơ giới. D. Nguyên nhân cơ giới, nguyên nhân vật lý, nguyên nhân hóa học, nguyên nhân sinh vật. Câu 3: Triệu chứng của áp xe chín là gì? A. Hình bán cầu, mềm toàn bộ, trừ vùng chân, giới hạn với tổ chức xung quanh rõ. Màu trắng đục toàn bộ, ấn tay vào thấy mềm, chỉ còn đỏ sẫm ở vùng chân. Rất nóng. Rất đau B. Hình bán cầu, mềm toàn bộ, trừ vùng chân, giới hạn với tổ chức xung quanh rõ. Màu trắng đục toàn bộ, ấn tay vào thấy mềm, chỉ còn đỏ sẫm ở vùng chân. Toàn bộ vùng sưng không 1
  2. còn nóng. Chỉ còn nóng ít ở xung quanh chân. Không đau, chỉ còn đau một chút ở xung quanh chân. C. Đầu nhọn dần, mềm dần từ đỉnh, giới hạn với vùng xung quanh dần rõ rệt hơn. Ở đỉnh xuất hiện màu trắng đục lan rộng dần, tương ứng khi ấn tay vào thầy mềm, xung quanh đỏ sẫm. Nhiệt độ ở đỉnh giảm dần. Đỡ đau dần từ đỉnh. D. Hình bán cầu, cứng chắc, giới hạn với xung quanh không rõ. Đỏ ửng toàn bộ vùng sưng, sau chuyển dần sang màu đỏ sẫm. Rất nóng. Rất đau Câu 4: Các phương pháp cầm máu tạm thời gồm những phương pháp nào? A. Dùng tay ấn vào tổ chức nơi đang có máu chảy ra. Dùng các vật mềm có nguồn gốc bông vải sợi nhét vào vết thương (phương pháp tampon). Đặt garo nếu chảy máu ở chân và đuôi. Dùng panh kẹp máu kẹp ngang ở đầu mạch quản bị đứt. B. Dùng các vật mềm có nguồn gốc bông vải sợi nhét vào vết thương (phương pháp tampon). Đặt garo nếu chảy máu ở chân và đuôi. Dùng panh kẹp máu kẹp ngang ở đầu mạch quản bị đứt. C. Dùng tay ấn vào tổ chức nơi đang có máu chảy ra. Đặt garo nếu chảy máu ở chân và đuôi. Dùng panh kẹp máu kẹp ngang ở đầu mạch quản bị đứt. D. Dùng tay ấn vào tổ chức nơi đang có máu chảy ra. Dùng các vật mềm có nguồn gốc bông vải sợi nhét vào vết thương (phương pháp tampon). Đặt garo nếu chảy máu ở chân và đuôi. Câu 5: Nguyên nhân gây áp-xe là gì? A. Do vi sinh vật, do hóa chất B. Do hóa chất, do yếu tố vật lý C. Do yếu tố vật lý, do vi sinh vật D. Cả 3 đều đúng Câu 6:Trước khi gia súc đẻ, cần chuẩn bị những gì? A. Người đỡ đẻ, dụng cụ, tắm rửa cho gia súc B. Chuồng đẻ, dụng cụ, vệ sinh thân sau C. Người đỡ đẻ, dụng cụ, chuồng đẻ D. Tắm rửa cho gia súc, người đỡ đẻ, chuồng đẻ. Câu 7: Triệu chứng của hoại tử là gì? A. Các mô hoại tử khô, cứng sau đó bong tróc ra. B. Nhiệt độ tổ chức vùng hoại tử lạnh, các phản ứng viêm không rõ rệt và tiến triển chậm, màu sắc vùng hoại tử chuyển từ trắng bệch sang nâu, vàng hay đen. C. Tổ chức hoại tử phân biệt rõ với các mô xung quanh. Vùng hoại tử được phân cách rõ rệt với mô chung quanh bởi một vùng màu đỏ do phản ứng viêm xảy ra trong các mô bào lân cận. D. Cả 3 phương án trên Câu 8: Nguyên nhân gây gãy xương là gì? A. Gẫy xương ở vật nuôi thường xảy ra do chấn thương cơ giới. B. Vật nuôi bị mắc các bệnh về xương: còi xương, nhuyễn cốt, loãng xương. C. Vật nuôi thường bị gẫy ở xương chi trong quá trình vận động, lao tác. D. Cả 3 phương án trên Câu 9: Thời gian mang thai trung bình của trâu là bao nhiêu ngày? A. Khoảng 336 ngày B. Khoảng 282 ngày C. Khoảng 330 ngày D. Khoảng 310 ngày Câu 10: Các nhân tố thúc đẩy quá trình nhiễm trùng ngoại khoa là gì? A. Tính chất vết thương, trạng thái cơ thể gia súc, vi sinh vật gây bệnh. 2
  3. B. Tính chất vết thương, vi sinh vật gây bệnh, nhiệt độ. C. Vi sinh vật gây bệnh, nhiệt độ, độ ẩm, tính chất vết thương. D. Tính chất vết thương, trạng thái cơ thể gia súc,độ ẩm. Câu 11: Nguyên nhân nào sau đây gây ra bệnh viêm dịch hoàn ở gia súc đực? A. Có thể do đực giống giao phối với gia súc cái bị bệnh đường sinh dục. B. Bệnh này phát sinh ở ngựa và lợn, chủ yếu do kích thích của ngoại vật như xe kéo, do ma sát, do va quệt mạnh gây tổn thương, cũng có trường hợp do cắn, húc, đá nhau gây nên. C. Do dịch hoàn bị tổn thương, hoặc kế phát từ các bệnh viêm bao dịch hoàn. D. Do các chất tiết đọng lại lâu ngày trong bao dương vật, dần dân bị nhiễm khuẩn thối rữa. Câu 12: Chức năng của âm hộ là gì? A. Tiết chất nhờn để dễ dàng cho việc giao phối. B. Nuôi dưỡng trứng cho trứng chín và tiết ra những hormone sinh dục. C. Là nơi đảm bảo cho sự phát triển và dinh dưỡng bào thai, đồng thời nó còn làm nhiệm vụ đẩy thai ra ngoài trong quá trình sinh đẻ nhờ vào các lớp cơ trơn của thành tử cung. D. Là một cái ống tròn để chứa cơ quan sinh dục của con đực (dương vật) khi giao phối, đồng thời là bộ phận cho thai đi ra ngoài trong quá trình sinh đẻ. Câu 13: Dựa vào tính chất và thành phần của dịch rỉ viêm người ta chia viêm ra thành mấy loại? A. 6 B. 5 C. 7 D. 4 Câu 14: Căn cứ vào bản chất của nhân tố gây chấn thương người ta chia chấn thương thành mấy loại? A. 4 B. 3 C. 6 D. 5 Câu 15: Thời gian mang thai trung bình của lợn là bao nhiêu ngày? A. Khoảng 124 ngày B. Khoảng 134 ngày C. Khoảng 114 ngày D. Khoảng 94 ngày Câu 16: Triệu chứng nào dưới đây là triệu chứng của một con gia súc đực bị viêm bao dương vật? A. Bệnh có thể không làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch, nhưng có thể làm cho dương vật không bộc lộ ra ngoài được. B. Ở thể nhẹ, dương vật bị xây sát nhỏ, viêm và sau lan đến mô liên kết dưới da, hình thành viêm dịch hoàn hoặc do tổn thương nhiễm trùng gây nên viêm hóa mủ dương vật và dịch hoàn. C. Ở thể nặng, ngoài tổn thương bao dương vật, dương vật thường gây viêm tổ chức dịch hoàn. D. Triệu chứng thể tích dịch hoàn tăng, khi sờ nắn dịch hoàn có cảm giác cứng và con vật có cảm giác đau, thân nhiệt tăng, ăn uống kém, tính dục giảm rõ. Câu 17: Thời gian mang thai trung bình của ngựa là bao nhiêu ngày? A. Khoảng 306 ngày B. Khoảng 336 ngày C. Khoảng 316 ngày D. Khoảng 326 ngày Câu 18: Ống dẫn tinh có chức năng gì? A. Sản sinh ra tinh trùng. Sinh ra hormone sinh dục đực là testosteron quyết định đặc tính sinh dục phụ thứ cấp, tăng cường trao đổi chất. B. Trở thành ống phóng tinh đổ tinh dịch vào niệu đạo. C. Tiết ra chất keo và dịch pha loãng tinh dịch. 3
  4. D. Là đường chung cho cả dẫn tinh và dẫn tiểu Câu 19: Để gây mê cho ngựa, nên sử dụng thuốc tiền mê nào với liều lượng và cách dùng như thế nào? A. Sử dụng Atropin sulfat 1%, liều lượng: 1-2ml/100kg TT, tiêm dưới da trước khi dùng thuốc mê 15 - 20 phút. B. Sử dụng Atropin sulfat 1%, liều lượng: 0,5-1ml/10kg TT, tiêm dưới da trước khi dùng thuốc mê 15 - 20 phút. C. Sử dụng Atropin sulfat 1%, liều lượng: 1,5-3ml/150kg TT, tiêm dưới da trước khi dùng thuốc mê 15 - 20 phút. D. Sử dụng Atropin sulfat 1%, liều lượng: 1-2ml/100kg TT, tiêm dưới da trước khi dùng thuốc mê 25 - 30 phút. Câu 20: Buồng trứng có chức năng gì? A. Là một cái ống tròn để chứa cơ quan sinh dục của con đực (dương vật) khi giao phối, đồng thời là bộ phận cho thai đi ra ngoài trong quá trình sinh đẻ. B. Là nơi đảm bảo cho sự phát triển và dinh dưỡng bào thai, đồng thời nó còn làm nhiệm vụ đẩy thai ra ngoài trong quá trình sinh đẻ nhờ vào các lớp cơ trơn của thành tử cung. C. Nuôi dưỡng trứng cho trứng chín và tiết ra những hormone sinh dục. D. Có nhiệm vụ hứng trứng. Câu 21: Triệu chứng nào dưới đây là triệu chứng của một con gia súc đực bị viêm dịch hoàn? A. Bệnh có thể không làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch, nhưng có thể làm cho dương vật không bộc lộ ra ngoài được. B. Ở thể nhẹ, dương vật bị xây sát nhỏ, viêm và sau lan đến mô liên kết dưới da, hình thành viêm dịch hoàn hoặc do tổn thương nhiễm trùng gây nên viêm hóa mủ dương vật và dịch hoàn. C. Ở thể nặng, ngoài tổn thương bao dương vật, dương vật thường gây viêm tổ chức dịch hoàn. D. Triệu chứng thể tích dịch hoàn tăng, khi sờ nắn dịch hoàn có cảm giác cứng và con vật có cảm giác đau, thân nhiệt tăng, ăn uống kém, tính dục giảm rõ. Câu 22: Các triệu chứng của viêm gồm những triệu chứng nào? A. Sưng, nóng, đỏ- tím bầm, cơ năng bị trở ngại. B. Sứng, đỏ - tím bầm, đau, cơ năng bị trở ngại. C. Sưng, nóng, đỏ - tím bầm, đau, cơ năng bị trở ngại. D. Đau, sưng, nóng, cơ năng bị trở ngại. Câu 23: Nhiễm trùng ngoại khoa gồm những loại nào? A. Nhiễm trùng đơn, nhiễm trùng thứ phát, nhiễm trùng nhắc lại, nhiễm trùng quá cấp tính, á cấp tính và mạn tính, nhiễm trùng thối rữa và nhiễm trùng yếm khí, nhiễm trùng ngoại khoa đặc biệt. B. Nhiễm trùng đơn, nhiễm trùng thứ phát, nhiễm trùng nhắc lại, nhiễm trùng quá cấp tính, á cấp tính và mạn tính, nhiễm trùng hoá mủ, nhiễm trùng thối rữa và nhiễm trùng yếm khí, nhiễm trùng ngoại khoa đặc biệt. C. Nhiễm trùng đơn, nhiễm trùng thứ phát, nhiễm trùng nhắc lại, nhiễm trùng quá cấp tính, cấp tính, á cấp tính và mạn tính, nhiễm trùng hoá mủ, nhiễm trùng thối rữa và nhiễm trùng yếm khí, nhiễm trùng ngoại khoa đặc biệt. 4
  5. D. Nhiễm trùng đơn, nhiễm trùng thứ phát, nhiễm trùng nhắc lại, nhiễm trùng quá cấp tính, cấp tính, nhiễm trùng thối rữa và nhiễm trùng yếm khí, nhiễm trùng ngoại khoa đặc biệt. Câu 24: Dựa vào thời gian tiến triển của viêm người ta chia viêm ra thành mấy loại? A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 25: Triệu chứng của bệnh mụn nước là gì? A. Đầu tiên trên da xuất hiện những vết ban đỏ bằng đầu đinh sau đó lớn dần thành những mụn to bằng hạt đậu xanh, hình thành những mụn nước. B. Đầu tiên trên da xuất hiện những vết ban đỏ bằng đầu đinh sau đó lớn dần thành những mụn to bằng hạt đậu xanh, hình thành những mụn nước; trong đó chứa nước trong sau đó vỡ ra, đóng vảy và bong tróc tạo thành những nốt loét màu đỏ nhớp nháp tập trung thành từng mảng. C. Đầu tiên trên da xuất hiện những vết ban đỏ bằng đầu đinh sau đó lớn dần thành những mụn to bằng hạt đậu xanh, hình thành những mụn nước; trong đó chứa nước trong sau đó vỡ ra. D. Đầu tiên trên da xuất hiện những vết ban đỏ bằng đầu đinh sau đó lớn dần thành những mụn to bằng hạt đậu xanh, đóng vảy và bong tróc tạo thành những nốt loét màu đỏ nhớp nháp tập trung thành từng mảng. Câu 26: Triệu chứng nào dưới đây là triệu chứng của một con gia súc bị viêm tử cung thể cấp tính? A. Con vật sốt, ăn uống giảm, lượng sữa giảm, âm môn sưng tấy đỏ, con vật tỏ vẻ không yên tĩnh. Từ cơ quan sinh dục thải ra ngoài hỗn dịch nhầy trắng đục. Phát hiện rõ nhất là con vật nằm ban đêm hoặc sáng sớm. Xung quanh âm môn, gốc đuôi, hai bên mông dính nhiều niêm dịch, khi khô thành đám vẩy màu trắng xám. B. Tuyến vú bị xung huyết , dịch viêm bị tiết ra nhiều. Có thể xuất hiện ở 1 lá vú và có khi cả bầu vú, ít khi xảy ra toàn bộ bầu vú một lúc. C. Con vật không sốt, âm môn không sưng đỏ nhưng vẫn có dịch nhày chảy ra từng đợt. Kiểm tra qua âm đạo thấy cổ tử cung mở và mủ chảy ra. Kiểm tra qua trực tràng thấy sừng tử cung sưng to, thành tử cung dày và mềm hơn bình thường D. Con vật sốt, ăn uống giảm, lượng sữa giảm, âm môn sưng tấy đỏ, con vật tỏ vẻ không yên tĩnh. Từ cơ quan sinh dục thải ra ngoài hỗn dịch nhầy trắng đục. Phát hiện rõ nhất là con vật nằm ban đêm hoặc sáng sớm. Câu 27: Dựa vào pha hủy hoại và tái sinh của viêm người ta chia viêm ra thành mấy loại? A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 28: Nguyên nhân gây hoại tử là gì? A. Do các yếu tố cơ giới, yếu tố vật lý, hóa học, rối loạn về thần kinh B. Do các yếu tố cơ giới, do vi sinh vật, do rối loạn về tuần hoàn máu, rối loạn về thần kinh C. Do các yếu tố cơ giới, các yếu tố vật lý, các yếu tố hóa học, do vi sinh vật, do rối loạn về tuần hoàn máu, rối loạn về thần kinh D. Do các yếu tố cơ giới, các yếu tố vật lý, các yếu tố hóa học, do rối loạn về tuần hoàn máu Câu 29: Các nhân tố có khả năng gây nhiễm trùng là gì? A. Do vi khuẩn, virut và nấm B. Do nuôi dưỡng chăm sóc C. Do hộ lý, chăm sóc sau khi phẫu thuật D. Cả 3 nhân tố trên Câu 30: Triệu chứng nào dưới đây là triệu chứng của một con gia súc đẻ khó? 5
  6. A. Với trường hợp rặn đẻ quá yếu do tư thế chiều hướng của bào thai không bình thường thì lúc đầu các cơn rặn của con mẹ diễn ra một cách bình thường đúng quy luật nhưng sau đó sức rặn của con mẹ yếu dần. B. Sau một thời gian kể từ khi con vật có triệu chứng sắp đẻ từ 6 – 12 giờ đối với trâu, từ 48 giờ đối với ngựa, con vật vẫn không đẻ được, xuất hiện những cơn đau dữ dội, âm ỉ từng cơn một, mỗi cơn rặn con vật lại ngoái nhìn về phía bụng, hay chân cào bới đất, bồn chồn, đi đái dắt, mỗi lần rặn cong lưng, dạng 2 chân sau, áp suất thành bụng tăng cao, đứng nằm không yên về sau cơn rặn thưa dần, con vật mệt mỏi, hô hấp và tim đập hơi nhanh, nhiệt độ hạ. C. Gia súc xuất hiện những cơn co bóp, những cơn rặn khi chưa đến thời kỳ sinh đẻ bình thường. D. Nếu những cơn rặn đẻ ngắn, không mạnh, chóng chấm dứt thì thai không chết và đến cuối thời gian có thai con mẹ sinh đẻ được bình thường. Câu 31: Triệu chứng của áp xe mới hình thành là gì? A. Hình bán cầu, cứng chắc, giới hạn với xung quanh không rõ. Đỏ ửng toàn bộ vùng sưng, sau chuyển dần sang màu đỏ sẫm. Nhiệt độ ở đỉnh giảm dần. Đỡ đau dần từ đỉnh. B. Đầu nhọn dần, mềm dần từ đỉnh, giới hạn với vùng xung quanh dần rõ rệt hơn. Ở đỉnh xuất hiện màu trắng đục lan rộng dần, tương ứng khi ấn tay vào thầy mềm, xung quanh đỏ sẫm. Nhiệt độ ở đỉnh giảm dần. Đỡ đau dần từ đỉnh. C. Hình bán cầu, cứng chắc, giới hạn với xung quanh không rõ. Đỏ ửng toàn bộ vùng sưng, sau chuyển dần sang màu đỏ sẫm. Rất nóng. Rất đau D. Hình bán cầu, mềm toàn bộ, trừ vùng chân, giới hạn với tổ chức xung quanh rõ. Màu trắng đục toàn bộ, ấn tay vào thấy mềm, chỉ còn đỏ sẫm ở vùng chân. Toàn bộ vùng sưng không còn nóng. Chỉ còn nóng ít ở xung quanh chân. Không đau, chỉ còn đau một chút ở xung quanh chân. Câu 32: Các phương pháp cố định xương gồm những phương pháp nào? A. Bó nẹp, đóng đinh nội tủy, bắt vít, đóng đinh ghim, đặt băng có đai hay khung sắt B. Bó nẹp, đóng đinh nội tủy, bắt vít, đóng đinh ghim, bó bột thạch cao, đặt băng có đai hay khung sắt C. Bó nẹp, đóng đinh nội tủy, bắt vít, bó bột thạch cao, đặt băng có đai hay khung sắt D. Bó nẹp, đóng đinh nội tủy, đóng đinh ghim, bó bột thạch cao, đặt băng có đai hay khung sắt Câu 33: Tử cung có chức năng là gì? A. Tiết chất nhờn để dễ dàng cho việc giao phối. B.Có nhiệm vụ hứng trứng. C. Là một cái ống tròn để chứa cơ quan sinh dục của con đực (dương vật) khi giao phối, đồng thời là bộ phận cho thai đi ra ngoài trong quá trình sinh đẻ. D. Là nơi đảm bảo cho sự phát triển và dinh dưỡng bào thai, đồng thời nó còn làm nhiệm vụ đẩy thai ra ngoài trong quá trình sinh đẻ nhờ vào các lớp cơ trơn của thành tử cung. Câu 34: Nguyên nhân nào sau đây có thể gây bệnh rặn đẻ yếu ở gia súc? A. Do gia súc mẹ bị viêm ruột do đó không hấp thu đuợc Ca và P bởi vì Ca và P chủ yếu được hấp thu qua niêm mạc ruột non. B. Do hệ thống mạch máu ở màng nhung bị tổn thương hay bị vỡ ra làm tử cung bị xuất huyết. C. Do khi khám âm đạo, trực tràng không cẩn thận, không đúng kỹ thuật. 6
  7. D. Bào thai quá to, dịch thai quá nhiều hay quá nhiều thai làm tử cung bị rãn quá độ dẫn đến mất đàn tính không co bóp được Câu 35: Thời gian mang thai trung bình của chó là bao nhiêu ngày? A. Khoảng 73 ngày B. Khoảng 53 ngày C. Khoảng 63 ngày D. Khoảng 83 ngày Câu 36: Sử dụng Natrithiopental gây mê cho lợn với liều lượng là bao nhiêu? A. Liều lượng: 1,5g/100kg TT, pha thuốc trong nước muối sinh lý đạt nồng độ 5% tiêm tĩnh mạch B. Liều lượng: 1,5g/120kg TT, pha thuốc trong nước muối sinh lý đạt nồng độ 5% tiêm tĩnh mạch C. Liều lượng: 1,5g/100kg TT, pha thuốc trong nước muối sinh lý đạt nồng độ 3% tiêm tĩnh mạch D. Liều lượng: 1,5g/120kg TT, pha thuốc trong nước muối sinh lý đạt nồng độ 3% tiêm tĩnh mạch Câu 37: Chức năng của tinh hoàn phụ là gì? A. Tiết ra chất keo và dịch pha loãng tinh dịch. B. Là cơ quan giao cấu của con đực. C. Là kho để chứa tinh trùng chờ dịp ra ngoài. Tại đây tinh trùng được thành thục D. Là đường chung cho cả dẫn tinh và dẫn tiểu Câu 38: Triệu chứng của bệnh âm đạo lộn ra ngoài thể không hoàn toàn là gì? A. Khi bệnh mới xuất hiện, niêm mạc bộc lộ ra ngoài có màu đỏ, chỉ bằng nắm tay hay lớn hơn 1 ít. Bộ phận này được bộc lộ ra ngoài mép âm môn và chỉ khi nào con vật nằm xuống mới thấy. B. Toàn bộ niêm mạc âm đạo bị bộc lộ ra khỏi mép âm môn, to bằng quả bóng, khi gia súc đứng hay nằm âm đạo vẫn được bộc lộ ra ngoài. C. Xuất hiện trạng thái máu chảy từ tử cung qua cổ tử cung và âm đạo ra ngoài. D. Bộ phận âm đạo bộc lộ ra ngoài tiếp xúc với ngoại cảnh nên niêm mạc âm đạo bị sây sát, bị rách, bị thủng, âm đạo bị nhiễm khuẩn và bị viêm. Thể tích âm đạo càng về sau càng lớn dần, hỗn dịch gồm: nước vàng, máu, mủ, niêm dịch và các chất bẩn của ngoại cảnh luôn được tiết ra từ niêm mạc của âm đạo. Câu 39: Các phương pháp cầm máu triệt để gồm những phương pháp nào? A. Phương pháp thấm ép, phương pháp dùng panh kẹp máu, phướng pháp xoắn vặn, phương pháp vật lý, phương pháp hóa học. B. Phương pháp thắt bằng chỉ, phương pháp vật lý, phương pháp hóa học. C. Phương pháp thấm ép, phương pháp dùng panh kẹp máu, phương pháp vật lý, phương pháp hóa học. D. Phương pháp thấm ép, phương pháp dùng panh kẹp máu, phướng pháp xoắn vặn, phương pháp thắt bằng chỉ, phương pháp vật lý, phương pháp hóa học. Câu 40: Triệu chứng của áp xe đang thành thục là gì? A. Đầu nhọn dần, mềm dần từ đỉnh, giới hạn với vùng xung quanh dần rõ rệt hơn. Ở đỉnh xuất hiện màu trắng đục lan rộng dần, tương ứng khi ấn tay vào thầy mềm, xung quanh đỏ sẫm. Nhiệt độ ở đỉnh giảm dần. Đỡ đau dần từ đỉnh. B. Hình bán cầu, mềm toàn bộ, trừ vùng chân, giới hạn với tổ chức xung quanh rõ. Màu trắng đục toàn bộ, ấn tay vào thấy mềm, chỉ còn đỏ sẫm ở vùng chân. Toàn bộ vùng sưng không 7
  8. còn nóng. Chỉ còn nóng ít ở xung quanh chân. Không đau, chỉ còn đau một chút ở xung quanh chân. C. Hình bán cầu, cứng chắc, giới hạn với xung quanh không rõ. Đỏ ửng toàn bộ vùng sưng, sau chuyển dần sang màu đỏ sẫm. Rất nóng. Rất đau D. Đầu nhọn dần, mềm dần từ đỉnh, giới hạn với vùng xung quanh dần rõ rệt hơn. Ở đỉnh xuất hiện màu trắng đục lan rộng dần, tương ứng khi ấn tay vào thầy mềm, xung quanh đỏ sẫm. Rất nóng. Rất đau Câu 41: Trong phẫu thuật ngoại khoa, gia súc cần được kiểm tra những gì? A. Kiểm tra hoạt động của các cơ quan quan trọng (tim, gan, phổi, thận,…), kiểm tra các bệnh truyền nhiễm B. Kiểm tra trực tràng, bàng quang. Phát hiện và xử lý các ổ nhiễm trùng trên cơ thể, C. Kiểm tra vệ sinh chung và xác định tính cấp thiết của phẫu thuật D. Cả 3 phương án trên Câu 42: Nguyên nhân nào sau đây có thể gây bệnh âm đạo lộn ra ngoài ở gia súc? A. Do gia súc mẹ bị viêm ruột do đó không hấp thu đuợc Ca và P bởi vì Ca và P chủ yếu được hấp thu qua niêm mạc ruột non. B. Do hệ thống mạch máu ở màng nhung bị tổn thương hay bị vỡ ra làm tử cung bị xuất huyết. C. Do khi khám âm đạo, trực tràng không cẩn thận, không đúng kỹ thuật. D. Do tổ chức âm đạo bị suy yếu, các tế bào tổ chức âm đạo bị thấm dịch và bị căng ra. Sức đàn hồi của thành âm đạo bị giảm sút, tổ chức dây chằng bị căng quá mức. Câu 43: Để gây mê cho chó, mèo người ta dùng Atropin làm thuốc tiền mê với liều lượng và cách dùng như thế nào? A. Atropin 0,2% với liều 1ml/10kg TT, tiêm dưới da trước khi tiêm thuốc mê 20 -25 phút. B. Atropin 0,1% với liều 1ml/10kg TT, tiêm dưới da trước khi tiêm thuốc mê 20 -25 phút. C. Atropin 0,2% với liều 1ml/10kg TT, tiêm dưới da trước khi tiêm thuốc mê 10 -15 phút. D. Atropin 0,1% với liều 1ml/10kg TT, tiêm dưới da trước khi tiêm thuốc mê 10 -15 phút. Câu 44: Trước khi gia súc đẻ, cần chuẩn bị những gì? A. Người đỡ đẻ, dụng cụ, tắm rửa cho gia súc B. Chuồng đẻ, dụng cụ, vệ sinh thân sau C. Người đỡ đẻ, dụng cụ, chuồng đẻ D. Tắm rửa cho gia súc, người đỡ đẻ, chuồng đẻ. Câu 45: Nguyên nhân nào sau đây có thể gây bệnh rặn đẻ sớm ở gia súc? A. Do gia súc mẹ bị viêm ruột do đó không hấp thu đuợc Ca và P bởi vì Ca và P chủ yếu được hấp thu qua niêm mạc ruột non. B. Do hệ thống mạch máu ở màng nhung bị tổn thương hay bị vỡ ra làm tử cung bị xuất huyết. C. Do khi khám âm đạo, trực tràng không cẩn thận, không đúng kỹ thuật. D. Do âm đạo, cổ tử cung bị tổn thương hay viêm trực tràng. Câu 46: Thời gian mang thai trung bình của chó là bao nhiêu ngày? A. Khoảng 73 ngày B. Khoảng 53 ngày C. Khoảng 63 ngày D. Khoảng 83 ngày Câu 47: Các phương pháp điều trị viêm gồm những phương pháp nào? 8
  9. A. Điều trị bằng hóa chất, điều trị bằng phương pháp vật lý, gây ngủ liệu pháp, phương pháp phong bế. B. Điều trị bằng hóa chất, điều trị bằng phương pháp vật lý, xoa bóp và vận động liệu pháp, gây ngủ liệu pháp, phương pháp phong bế. C. Điều trị bằng hóa chất, điều trị bằng phương pháp vật lý, xoa bóp và vận động liệu pháp, gây ngủ liệu pháp. D. Điều trị bằng hóa chất, điều trị bằng phương pháp vật lý, xoa bóp và vận động liệu pháp, phương pháp phong bế. Câu 48: Chức năng của dịch hoàn là gì? A. Trở thành ống phóng tinh đổ tinh dịch vào niệu đạo. B. Là cơ quan giao cấu của con đực. C. Là kho để chứa tinh trùng chờ dịp ra ngoài. Tại đây tinh trùng được thành thục D. Sản sinh ra tinh trùng. Sinh ra hormone sinh dục đực là testosteron quyết định đặc tính sinh dục phụ thứ cấp, tăng cường trao đổi chất. Câu 49: Viêm là gì? A. Viêm là phản ứng thích ứng phòng vệ của cơ thể động vật bậc cao nhằm đáp trả các tổn thương khác nhau xuất hiện dưới tác động của các nhân tố gây chấn thương. B. Viêm là cơ sở sinh bệnh học của nhiều bệnh khác nhau, ngoại trừ những bệnh về di truyền và trao đổi chất. C. Viêm là phản ứng của toàn thân nhưng chủ yếu thể hiện ở cục bộ. D. Cả 3 phương án trên Câu 50: Nguyên nhân nào sau đây có thể gây bệnh xuất huyết tử cung cho gia súc? A. Do gia súc mẹ bị viêm ruột do đó không hấp thu đuợc Ca và P bởi vì Ca và P chủ yếu được hấp thu qua niêm mạc ruột non. B. Do hệ thống mạch máu ở màng nhung bị tổn thương hay bị vỡ ra làm tử cung bị xuất huyết. C. Do khi khám âm đạo, trực tràng không cẩn thận, không đúng kỹ thuật. D. Do âm đạo, cổ tử cung bị tổn thương hay viêm trực tràng. Chú ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu, Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Đề số: 02 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2