intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi triết học - câu 2

Chia sẻ: Nguyễn Phước Thành | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

277
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo đề thi - kiểm tra 'đề thi triết học - câu 2', khoa học xã hội, chính trị - triết học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi triết học - câu 2

  1. Câu 2: phân tích cơ sở lí luận của quan điểm toàn diện, lịch sử cụ th ể trong phép biện chứng duy vật. Trong quá trình đ ổi m ới ở n ước ta, Đảng ta vậ dụng quan điểm trên như thế nào? Khái niệm: - Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ sự quy định , sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giũa các sự vật , hiện tượng , hay giữa các mặt , các yếu tố của mỗi sự vật , hiện tượng trong thế giời - Còn khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật , hiện tượng của thế giới , đồng thời cững dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật , hiện tượng           Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến là cơ sở lí luận cuả quan điểm toàn  diện và lịch sử cụ thể. Trong lịch sử triết học, để trả lời cho những nghi vấn  về sự tồn tại của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng  và nếu có thì nhân tố  nào quy định sự liên hệ giữa chúng đã có những quan điểm khác nhau. Quan  điểm siêu hình cho rằng các sự  vật, hiện tượng tồn tại một cách  biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia. Giữa chúng không có   sự phụ thuộc, ràng buộc và quy định lẫn nhau. Có chăng thì chỉ là những liên  hệ bề  ngoài, mang tính ngẫu nhiên.định mối liên hệ, sự  chuyển hóa lẫn nhau  giữa các sự  vật, hiện tượng là  một lực lượng siêu tự  nhiên như  thần linh,  thượng đế, là cảm giác hay là ý niệm tuyệt đối, tinh thần thế giới. 1
  2. Trái lại, chủ nghĩa Duy vật biện chứng cho rằng, thế giới là một chỉnh  thể  thống nhất, các sự  vật hiện tượng và  các quá  trình cấu thành vừa tồn tại  độc lập, tách biệt nhau nhưng vùa lại có sự liên hệ, quy định, tác động qua lại,   thâm nhập và  chuyển hóa lẫn nhau, không có  sự  vật hiện tượng nào tồn tại  biệt lập ngoài mối liên hệ  với sự  vật, hiện tượng khác. Chủ  nghĩa Duy vật  biện chứng khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở cho mối  liên hệ  giữa các sự  vật hiện tượng. Trên cơ  sở   đó, Chủ  nghĩa Duy vật biện  chứng khẳng định, mối liên hệ là phạm trù triết học dùng  để chỉ sự quy định,  sự  tác  động qua lại, sự  chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự  vật, hiện t ượng hay  giữa nhiều các yếu tố, các mặt hay quá trình khác của một sự vật, hiện tượng  trong thế giới. Các sự  vật hiện tượng trong thế  giới chỉ  biểu hiện sự  tồn tại của mình  thông qua sự vận  động, sự tác động qua lại lẫn  nahu. Bản chất, tính quy luật   của sự  vât, hiện  tượng cũng chỉ   được bộc lộ  thông qua sự  tác  động qua lại  giữa các mặt của bản thân chúng và sự tác động của chúng với các sự vật, hiện   tượng khác. Quan điểm của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng về mối liên hệ phổ biến  là  quan  điểm duy vật, nó  coi mọi mối liên hệ  của các sự  vật hiện tượng là  khách quan, vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, không do ai sắp đặt, sáng tạo  ra. Mối liên hệ còn mang tính phổ biến, thể hiện thứ nhất là bất cứ sự vật,  hiện tượng nào trong cả thế giới tự nhiên và xã hội cũng tồn tại trong mối liên  hệ  với các sự  vật, hiện tượng khác. Không có  sự  vật hiện tượng nằm ngoài  2
  3. mối liên hệ, ví  dụ  như xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa trong mọi hoạt  động đời sống xã hội. Mặt biểu hiện thứ hai đó là mối liên hệ biểu hiện dưới  những hình thức riêng biệt, cụ thể tùy theo điều kiện nhất định. Song, dù dưới  hình thức nào thì cũng chỉ  là  biểu hiện của mối liên hệ  phổ biến nhất, chung  nhất. Mối liên hệ còn mang tính đa dạng, mỗi lĩnh vực khác nhau của thế giới   và  biểu hiện những mối liên hệ  khác nhau, rất phong phú  và  nhiều vẻ. Mỗi  loại mối liên hệ khác nhau có  vai trò khác nhau  đối với sự  vận  động và phát  triển của sự  vật, hiện tượng. có  thể  phân chia theo từng cặp như mối liên hệ  bên ngoài và mối liên hệ bên trong; mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu; mối liên  hệ gián tiếp và liên hệ trực tiếp. Sự phân chia trên chỉ mang tính tương đối vì  mỗi cặp mối liên hệ chỉ là một hình thức, một mắt xích, một bộ phận của mối   liên hệ phổ biến; chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau tùy vào phạm vi bao quát   của mối liên hệ hoặc do kết quả vận động và phát triển của sự vật, hiện t ượng.  Tuy nhiên sự phân chia này lại rất cần thiết vì qua đó sẽ xác định  được vị trí  và vai trò trong sự vận động và phát triển của sự vật. Từ  việc nghiên cứu nguyên lí  về  mối liên hệ  phổ  biến của sự  vật hiện  tượng, triết học Mác – Lênin  đã rút ra quan  điểm toàn diện trong nhận thức;  khi nhận thức về  sự  vật, hiện tượng chúng ta phải có  quan  điểm toàn diện,  tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ mà đã  vội vàng đưa ra kết luận về bản chất hay tính quy luật của chúng. Các sự  vật hiện tượng trong thế  giới luôn luôn liên hệ  với các sự  vật,   hiện tượng khác, do vậy trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn  3
  4. phải xem xét sự vật trong mối liên hệ hữu cơ giữa các bộ phận, các yếu tố, các  thuộc tính của sự vật, hiện tượng  đó, trong mối liên hệ qua lại với các sự vật  khác kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp, phải tính đến mọi mối liên hệ, nghĩa là phải  đứng trên quan  điểm toàn diện, chỉ  trên cơ sở   đó mới có thể nhận thức đúng  về sự vật. Bên cạnh  đó, các sự  vật, hiện tượng còn có  rất nhiều mối liên hệ, các  mối liên hệ  có  vai trò, vị  trí  khác nhau trong sự  vận  động, phát triển của sự  vật. Do vậy, khi nghiên cứu sự  vận  động, phát triển của sự  vật cần dựa vào  thực tiễn cụ thể để tiến hành phân loại các mối liên hệ để thấy rõ nội dung, vai  trò, vị trí của từng mối liên hệ  và  từ  đó  có  cách tác động phù  hợp nhằm đ ưa  lại hiệu quả  cao nhất trong hoạt  động của cong người,  đồng thời tránh  được  những quan điểm “cào bằng” coi vị trí các mối liên hệ là nh ư nhau. Điều này  có  nghĩa nguyên tắc toàn diện không  đồng nghĩa với việc xem xét dàn trải,  liệt kê các mối liên hệ giữa các sự vật, hiện t ượng mà đòi hỏi cần làm sáng tỏ  cái cơ bản, cái quan trọng nhất. Tính chất của các mối quan hệ : - tính khách quan của các mối liên hệ : + Các mối liên hệ của các sự vật , hiên tượng của thế giới là có tính khách quan + Theo quan điểm đó, sự quy định , tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật ,hiện tượng la cái vốn có của nó , tồn tại độc lập 4
  5. không phụ thuộc vào ý chí con người ; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ trong đó hoạt động thực tiễn của mình -Tính phổ biến của các mối liên hệ +Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật , hiện tượng hay quá trình nao tồn tại tuyệt đối hay biệt lập với các sự vật hiện tượng hay quá trình khác . + Đồng thời cững không có sự vật hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ thống , bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong nó , tức là bất cứ tồn tại nào cững là một hệ thống , hơn nữa là hệ thống mở , tồn tại trong mói liên hệ với hệ thống khác , tương tác và làm biến đỗi lẫn nhau . Tính đa dạng phong phú của mối liên hệ - Ý nghĩa của phương pháp luận - Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và sử lí tình huống thực tiễn cần phải xem xét sự vật , hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giũa các bộ phận , giữa các yếu tố , giữa các mặt của chính sự vật hiện tượng , và trong sự tác đông qua lại giữa sự vật hiện tượng đó với các sự vật hiện tượng khác 5
  6. - Quan điểm lịch sự _cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và sử lí tình huống trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến ngững tính chất đăt thù của đối tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn. Trong quá trình đổi mới Đảng ta đã vận dụng quan điểm trên là : - Nắm vững nguyên lý ý thức có tác động tích cực trở lại đối với vật chất Đảng ta đề ra chủ trương đổi mới và phải đổi mới trước hết là đổi mới tư duy. Đổi mới tư duy làm điều kiện tiền đề đổi mới trong hoạt động thực tiễn. - Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HCM làm kim chỉ nam cho hành động. - Phát huy tinh thần năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người. - Vai trò tích cực của ý thức là ở chỗ ý thức quyết định sự thành bại của con người trong hoạt động thực tiễn sẵn do đó phải: - Khắc phục thái độ trông chờ ỷ lại vào hoàn cảnh. - Cần hình thành một ý thức đúng, tổ chức hoạt động theo quy luật triệt để khai thác điều kiện khách quan. - Trong hoạt động thực tiễn phải giáo dục và nâng cao trình độ tri thức khoa học cho nhân dân nói chung, nâng cao trình độ cho cán bộ, đảng viên nhất là trong điều kiện hiện nay. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2