intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Chuyên) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Đồng Giao, Tam Điệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Chuyên) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Đồng Giao, Tam Điệp” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Chuyên) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Đồng Giao, Tam Điệp

  1. MA TRẬN ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN MÔN: NGỮ VĂN Năm: 2024 (Thời gian làm bài: 150 phút) Mức độ nhận thức Tổng % điểm Thông Vận dụng TT Kĩ năng Đơn vị kiến thức/Kĩ năng Vận dụng hiểu cao 1 Đọc hiểu Văn bản văn học – Thơ hiện đại 2 1 1 30% 2 Viết Nghị luận xã hội 1* 1* 1* 20% Nghị luận văn học 1* 1* 1* 50% Tỉ lệ % 30% 30% 40% 100%
  2. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT (BÀI THI MÔN CHUYÊN) MÔN: NGỮ VĂN NĂM: 2024 THỜI GIAN LÀM BÀI: 150 PHÚT TT Nội Đơn vị Mức độ kiến thức, kĩ năng Số câu hỏi theo mức độ Tổng dung kiến cần kiểm tra, đánh giá nhận thức kiến thức/Kĩ Vận thức/ năng Thông Vận dụng Kĩ hiểu dụng cao năng Thông hiểu: 2TL 1TL 1TL 4TL - Phân tích được mối quan hệ 1 ĐỌC Thơ hiện giữa nội dung và hình thức của HIỂU đại văn bản thơ. - Phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản. - Phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của tác giả thể hiện qua văn bản. - Lí giải được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ. - Phân biệt được sự khác biệt về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ gây nhầm lẫn; tác dụng của điển tích, điển cố trong thơ. - Xác định được nghĩa tường minh và hàm ý. Xác định được nghĩa của một số thành ngữ thông dụng, sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ, tác dụng của từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: - Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả qua bài thơ. - Thể hiện được thái độ tôn trọng và học hỏi cách tiếp nhận của người khác trong đọc hiểu văn bản thơ. - Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh
  3. giá của cá nhân do văn bản mang lại. - Vận dụng được một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để đọc hiểu văn bản. 1. Viết Nhận biết: 1* 1* 1* 1*TL một bài - Xác định đúng yêu cầu về nội 2 VIẾT văn nghị dung và hình thức của bài văn luận về nghị luận. một vấn - Mô tả được vấn đề xã hội và đề cần giải những dấu hiệu, biểu hiện của quyết vấn đề xã hội trong bài viết. - Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận. Thông hiểu: - Hiểu và triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. Vận dụng: - Biết huy động vốn trải nghiệm, kiến thức xã hội của bản thân để tạo lập được một văn bản nghị luận xã hội hoàn chỉnh theo yêu cầu. - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,…để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Cách trình bày mạch lạc, luận điểm rõ ràng, văn phong trong sáng, cách viết sáng tạo thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. Viết một Nhận biết: 1* 1* 1* 1*TL bài văn - Xác định kiểu bài nghị luận, nghị luận vấn đề cần nghị luận. về một Thông hiểu: vấn đề - Diễn giải ý kiến, nhận định về một vấn đề lý luận văn học mang tính
  4. chất lí - Lí giải các cơ sở lý luận làm căn luận văn cứ cho nhận định học (đặc - Hiểu được giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học được trưng văn lựa chọn để chứng minh nhận định học; đặc Vận dụng: trưng thơ, - Vận dụng các kĩ năng dùng truyện; từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các mối quan thao tác lập luận để chứng minh hệ giữa tính đúng đắn của nhận định. văn học - Vận dụng cao: vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh và hiện giá, mở rộng, bổ sung, làm nổi bật vấn đề nghị luận. thực; nội - Có sáng tạo trong diễn đạt, dung và lập luận làm cho lời văn có hình thức giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục. của tác phẩm văn học; chức năng văn học; nhà văn và quá trình sáng tạo). Tổng 2TL 1TL 1TL 4TL 2*TL 2*TL 2*TL 2*TL Tỉ lệ % 30% 30% 40% 100% * Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm. BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT (BÀI THI MÔN CHUYÊN)
  5. MÔN: NGỮ VĂN NĂM: 2024 THỜI GIAN LÀM BÀI: 150 PHÚT Cấp độ tư duy Thành Tổn Thông Vận dụng phần Mạch nội Số Nhận biết Vận dụng g% TT hiểu cao năng dung câu lực Số Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ Tỉ lệ câu câu lệ câu lệ câu lệ Năng Văn bản đọc 15 10 I 4 0 0% 2 1 1 5% 30% lực đọc hiểu % % Bài văn nghị 1 0% 5% 10% 20% Năng luận xã hội 5% II lực viết Bài văn nghị 1 0% 15% 25% 50% luận văn học 10% 100 Tỉ lệ % 0% 30% 30% 40% % Tổng 6 100% PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ TAM ĐIỆP ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN TRƯỜNG THCS ĐỒNG GIAO Năm : 2024
  6. MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài:150 phút ( Đề thi gồm 06 câu, 02 trang) Phần I: Đọc – hiểu(3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Không có gì tự đến đâu con Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa Mùa bội thu phải một nắng hai sương. Không có gì tự đến, dẫu bình thường Phải bằng cả đôi tay và nghị lực. Như con chim suốt ngày chọn hạt Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ. Dẫu bây giờ cha mẹ đôi khi, Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi. Có roi vọt khi con hư và có lỗi Thương yêu con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều! Đường con đi dài rộng biết bao nhiêu… Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng, Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng, Chỉ có con mới nâng nổi chính mình Nhớ nghe con! (Không có gì tự đến đâu con, trích “Lời ru vầng trăng”, Nguyễn Đăng Tấn, NXB Hội Nhà văn ấn hành năm 2000.) Câu 1 (0,75điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung ý nghĩa của hai câu thơ: Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa Câu 2 (0,75 điểm): Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong các câu thơ sau: “Không có gì tự đến đâu con Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa Mùa bội thu phải một nắng hai sương. Không có gì tự đến, dẫu bình thường Phải bằng cả đôi tay và nghị lực.” Câu 3 (1,0 điểm): Nhận xét về tình cảm của cha mẹ dành cho con cái trong văn bản trên. Câu 4(0,5 điểm): Nếu đặt mình vào vị trí nhân vật "con" trong bài thơ, anh/chị sẽ áp dụng lời khuyên của cha mẹ vào cuộc sống và học tập của mình như thế nào? Phần II: Viết (7,0 điểm) Câu 1(2,0 điểm)
  7. Từ nội dung văn bản ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 1,5 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mình về cách để trưởng thành qua những khó khăn. Câu 2 (5.0 điểm): Trong Vũ trụ thơ, nhà phê bình văn học Đặng Tiến cho rằng:“Nghệ thuật tạo vẻ đẹp cho những dòng nước mắt và biến nỗi thống khổ của nhân loại thành tiếng hát vô biên” Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học của mình(qua những tác phẩm ngoài chương trình) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ---------------------Hết--------------------- PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ TAM ĐIỆP HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH TRƯỜNG THCS ĐỒNG GIAO LỚP 10 THPT CHUYÊN Năm: 2024
  8. MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 06 câu,07 trang) I. Hướng dẫn chung 1. Bài làm của học sinh đúng đến đâu cho điểm đến đó. 2. Học sinh có thể sử dụng kết quả câu trước làm câu sau. 3. Nếu thí sinh làm bài không theo cách nêu trong đáp án mà đúng vẫn cho đủ điểm, thang điểm chi tiết do Ban Chấm thi tự luận thống nhất. 4. Việc chi tiết hoá thang điểm (nếu có) so với thang điểm trong hướng dẫn phải đảm bảo không sai lệch và có biên bản thống nhất thực hiện trong toàn Ban Chấm thi tự luận. 5. Tuyệt đối không làm tròn điểm. II. Hướng dẫn chi tiết Phần Câu Nội dung Ðiểm I ÐỌC HIỂU 3.0đ - HS trình bày ý hiểu của bản thân về nội dung ý nghĩa của hai câu thơ như sau: + Muốn có được quả ngọt, hoa thơm cần phải trải qua những ngày 0.25đ tháng vất cả, kiên trì chăm sóc, vun trồng cây mới cho thành quả. + Thành công không tự nhiên mà có, muốn có được thành công, con người phải kiên trì, bền bỉ tích lũy học hỏi không ngừng; phải trải 0,5 đ qua những vất vả gian nan, phải cố gắng nỗ lực vun đắp từng chút một để thực hiện mục tiêu, lý tưởng của đời mình. 1 Hướng dẫn chấm: - Thí sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,75 điểm. - Thí sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,5 điểm. - Thí sinh chỉ nêu được 01diễn đạt chưa tốt cho: 0,5 điểm. - Thí sinh trả lời sai/ không trả lời: 0,0 điểm. *Lưu ý: Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, đảm bảo tính hợp lí, thuyết phục. HS gọi tên và phân tích được tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật nhất trong đoạn thơ: - Biện pháp tu từ Điệp ngữ: Không có gì tự đến; phải 0,25đ - Tác dụng: + Tạo sự liên kết và nhịp điệu cho lời thơ, nhấn mạnh làm nổi bật ý 0,5đ + Nhấn mạnh một chân lí phải trải qua bao nhiêu gian khó thì mới gặt hái được thành công trong cuộc sống. Đồng thời nhấn mạnh lời nhắn nhủ của đấng sinh thành dành cho con cái, mong con sẽ luôn mạnh mẽ, kiên trì và trí tuệ tự mình tạo ra những điều cần cho cuộc 2 sống, cho việc mưu sinh và phát triển của bản thân. Hướng dẫn chấm: - Thí sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,75 điểm. - Thí sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,5 điểm. - Thí sinh chỉ nêu được 01 ý diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Thí sinh trả lời sai/ không trả lời: 0,0 điểm. *Lưu ý: Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, đảm bảo tính hợp lí, thuyết phục. 3 HS nhận xét về tình cảm của cha mẹ dành cho con cái qua văn bản thơ:
  9. - Tình cảm của cha mẹ dành cho con cái: Đó là tình yêu thương con 0,5đ vô bờ, là sự quan tâm, lo lắng cho con, mong con lớn khôn trưởng thành. - Nhận xét tình cảm: Đó là tình yêu con thầm kín, chân thành, sâu 0,5đ sắc xuất phát từ mong ước cháy lòng của cha mẹ về sự trưởng thành của con. Cha mẹ mong con biết sống, biết nghĩ, biết rèn luyện đức tính kiên trì, bền bỉ, quyết tâm và nghị lực để vươn lên trong cuộc sống để đi đến với thành công. Hướng dẫn chấm: - Thí sinh trả lời tương đương như đáp án: 1.0 điểm. - Thí sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,75 điểm. - Thí sinh chỉ nêu được 01 ý: 0,5 điểm. - Thí sinh chỉ nêu được 01 ý những chưa trọn vẹn: 0,25 điểm. - Thí sinh trả lời sai/ không trả lời: 0,0 điểm. *Lưu ý: Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, đảm bảo tính hợp lí, thuyết phục. Đây là câu hỏi mở, HS có thể đưa ra những kiến giải khác nhau nhưng cần đảm bảo 2 ý cơ bản: - Lời khuyên của cha mẹ: Cuộc sống luôn có những khó khăn, để vượt qua khó khăn và có được thành công bản thân con phải cố gắng nỗ lực, tự mình vượt qua bằng ý chí nghị lực, sự kiên trì, bền bỉ, sự mạnh mẽ của chính mình. - Áp dụng lời khuyên: Bản thân luôn cố gắng học tập, trau dồi kiến thức và kỹ năng, không ngừng nỗ lực để hoàn thiện bản thân; Luôn kiên trì, bền bỉ không từ bỏ ước mơ dù gặp khó khăn, chỉ kiên trì, có 4 ý chí vượt qua khó khăn và quyết tâm để có được thành công. Hướng dẫn chấm: - Thí sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm. - Thí sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Thí sinh chỉ nêu được 01 ý diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Thí sinh trả lời sai/ không trả lời: 0,0 điểm. *Lưu ý: Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, đảm bảo tính hợp lí, thuyết phục. II. 7,0đ Câu VIẾT Câu 1 Từ ý thơ ở phần ngữ liệu đọc – hiểu, hãy viết một bài văn nghị 2,0đ 2,0 luận ( khoảng 1,5 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về cách để mình điểm trưởng thành qua những khó khăn. a. Ðảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn: 0,25đ Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề. Hướng dẫn chấm: - Học sinh đảm bảo hình thức bài văn: 0,25 điểm. - Học sinh viết đoạn văn: 0,0 điểm. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận và bày tỏ suy nghĩ: cách để 0,25đ trưởng thành qua những khó khăn. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.
  10. c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể theo hướng sau: * Giới thiệu vấn đề: Cách để trưởng thành qua những khó khăn. * Giải quyết vấn đề: - Giải thích: Trưởng thành không đơn thuần chỉ là tuổi tác hay thể chất phát triển. Đó là khả năng tự lập, tự chủ và tự quyết định trong cuộc sống. Trưởng thành cũng không đồng nghĩa với việc áp đặt quan điểm và ý kiến của mình lên người khác - Bàn luận về cách để trưởng thành qua những khó khăn Trình bày ý kiến về biểu hiện của sự trưởng thành: + Tự chịu trách nhiệm với hành động của mình. + Có khả năng giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định đúng đắn. + Kiên trì và nghị lực theo đuổi mục tiêu. + Biết thông cảm và đồng cảm với người khác. Trình bày ý kiến về cách để trưởng thành qua những khó khăn + Chúng ta cần phải học hỏi từ những trải nghiệm cuộc sống; Dũng cảm đối diện với khó khăn thử thách, coi khó khăn là điều kiện để tôi rèn ý chí, nghị lực để trưởng thành. + Trước khó khăn cần bình tĩnh để tìm cách vượt qua không sờn lòng chùn bước, không chán nản buông xuôi, nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tích cực. + Đặt mục tiêu phấn đấu và luôn hướng đến mục tiêu và lý tưởng tốt đẹp, quyết tâm vượt qua khó khăn thử thách. 1,25đ + Cần phải thấu hiểu và chấp nhận những sai lầm của mình để có thể tiến bộ hơn. Tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết. + Trưởng thành không chỉ là một hành động mà còn là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự nỗ lực và kiên trì, bền bỉ. … (Học sinh nêu dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục) - Nêu và phản bác ý kiến trái chiều, định hướng bài học: + Ý kiến trái chiều: Có ý kiến cho rằng khó khăn thử thách sẽ cản bước mình làm sao mà trưởng thành được; khi gặp khó khăn tìm kiếm sự hộ trợ là hèn nhát, đáng xấu hổ, không vượt qua được thì bỏ cuộc, buông xuôi hoặc chấp nhận. + Phản bác ý kiến trái chiều: Khó khăn thử thách sẽ là điều kiện để tôi rèn ý chí, bản lĩnh giúp ta trưởng thành, vững vàng hơn trong cuộc sống. Nếu biết cách vượt qua thì nó không là vật cản. Tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác không đồng nghĩa với hèn nhát, không có gì đáng xấu hổ, điều đáng xấu hổ là mới gặp khó khăn đã sờn lòng chùn bước, thiếu sự kiên trì, cố gắng. + Liên hệ rút ra bài học: Mỗi chúng ta cần hiểu muốn trưởng thành phải biết đương đầu với khó khăn, tìm cách đối diện với khó khăn và vượt qua khó khăn để bản thân trưởng thành hơn mỗi ngày. * Kết thúc vấn đề: Khẳng định tầm quan trọng của việc nhận thức đúng và giải quyết hiệu quả vấn đề nêu ra. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu: 1,25 điểm. - Lập luận chưa chặt chẽ, thuyết phục; dẫn chứng không tiêu biểu: 1,0 điểm.
  11. - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục; không có dẫn chứng: 0,75 điểm. - Lập luận không chặt chẽ; viết lan man, chung chung..: từ 0,25 - 0,5 điểm (Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật) d. Sự sáng tạo, chuẩn chính tả, ngữ pháp - Thí sinh có những suy nghĩ, cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, lời văn sinh động, hấp dẫn. 0,25đ - Ðảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có trên 05 lỗi chính tả, ngữ pháp. 2 Trong Vũ trụ thơ, nhà phê bình văn học Đặng Tiến cho rằng: “Nghệ (5,0 thuật tạo vẻ đẹp cho những dòng nước mắt và biến nỗi thống khổ điểm) của nhân loại thành tiếng hát vô biên” Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học của mình(qua những tác phẩm ngoài chương trình) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. a. Ðảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề. Hướng dẫn chấm: Hướng dẫn chấm: 0,25đ - Học sinh đảm bảo đúng cấu trúc bài nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh không đảm bảo cấu trúc bài nghị luận : không cho điểm. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý kiến đã khẳng định giá trị đích thực của các tác phẩm văn học cũng như chức năng của nó trong cuộc sống. 0,25đ Hướng dẫn chấm: - Thí sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Thí sinh xác định sai/thiếu vấn đề nghị luận: không cho điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; Bài làm có thể triển khai theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu vấn đề: Giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn ý 0,25đ kiến của nhà phê bình văn học Đặng Tiến. * Giải quyết vấn đề: - Giải thích ý kiến 0.25đ + Nghệ thuật: Là một hình thái ý thức xã hội độc đáo phản ánh cuộc sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ thông qua hình tượng. Nghệ thuật bao gồm hội họa, âm nhạc, điện ảnh, điêu khắc, kiến trúc. Văn học là nghệ thuật ngôn từ. + Dòng nước mắt, nỗi thống khổ: Những bất hạnh, bi kịch, đau buồn, tuyệt vọng của con người được miêu tả, phản ánh trong văn học. + Tiếng hát vô biên: niềm vui, niềm hạnh phúc vô tận của con người
  12. được nghệ thuật khơi nguồn. Nghệ thuật có thể giúp con người vượt qua đau khổ và tạo nên chiến thắng cho con người. => Ý kiến đã khẳng định giá trị đích thực của các tác phẩm văn học cũng như chức năng của nó trong cuộc sống: thấu cảm với những nỗi đau đớn thống khổ của nhân loại; phát hiện, khẳng định, nâng niu vẻ đẹp tâm hồn của con người; khích lệ, tiếp thêm động lực và sức mạnh để con người vượt qua nỗi đau, lạc quan tin tưởng vào tương lai và những điều tốt đẹp. - Bàn luận, lí giải vấn đề 1,0đ Vì sao nghệ thuật tạo vẻ đẹp cho những dòng nước mắt? Bởi vì xuất phát từ đặc trưng của văn học: + Văn học bắt nguồn và phản ánh hiện thực, trong đó tâm điểm là con người với niềm vui và nỗi đau. Văn học chân chính luôn dành sự quan tâm trước hết và sâu sắc nhất đến những số phận bất hạnh, những tiếng khóc than, lời tuyệt vọng ai oán. + Văn học phản ánh nỗi đau, bi kịch của con người qua lăng kính và quy luật của cái đẹp, tạo vẻ đẹp cho những dòng nước mắt. -> Từ những nỗi thống khổ tận cùng, những hoàn cảnh nghiệt ngã của con người, văn học khám phá ra vẻ đẹp của niềm tin, hi vọng, tình yêu thương. Văn học phát hiện và nâng niu những vẻ đẹp của nhân tính, trở thành bài ca về con người Vì sao nghệ thuật biến “nỗi thống khổ của nhân loại thành tiếng hát vô biên”? Bởi vì xuất phát từ thiên chức cao cả của nhà văn và của văn học: + Nhà văn chân chính là người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp. Để thực hiện được sứ mệnh cao cả thiêng liêng ấy, nhà văn phải là người đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy những vang động của đời. Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm, là sự giãi bày và gửi gắm tâm tư + Văn học dù phản ánh nỗi đau, bi kịch vẫn phải ánh lên vẻ đẹp, thể hiện niềm tin yêu vào con người và cuộc đời, truyền thấm vào tâm hồn người đọc sự đồng cảm đồng điệu và tình yêu bát ngát đối với sự sống , giúp người đọc lạc quan, tin tưởng vào những điều tót đẹp. Hướng dẫn chấm: - Học sinh lí giải, bàn luận đủ ý, sâu sắc: 1,0 điểm. - Học sinh trình bày thiếu 01 ý hoặc chưa sâu sắc: 0,5 điểm. - Học sinh lí giải không rõ, bàn luận chung chung...: 0,25 điểm. - Học sinh giải thích sai/ không giải thích: không cho điểm. - Chứng minh làm sáng tỏ ý kiến: đây là phần mở, cho học sinh được thể hiện những khám phá, sáng tạo của bản thân. Tuy 2,0đ nhiên cần đạt những yêu cầu sau: + Học sinh lấy ít nhất 02 tác phẩm ngoài chương trình mình tâm đắc(thơ, truyện) để phân tích làm rõ nhận định. Tuy nhiên, đó phải là những tác phẩm hay, thực sự có giá trị thẩm mĩ và phù hợp để làm rõ nhận định. + Sắp xếp dẫn chứng khoa học, hợp lý. Có thể chứng minh qua tiến trình văn học từ văn học dân gian đến văn học hiện đại(theo dòng chảy văn học) + Khi chứng minh cần phải làm rõ 2 khía cạnh. Nghệ thuật tạo vẻ đẹp cho những dòng nước mắt
  13. Nghệ thuật đã biến nỗi thống khổ của nhân loại thành tiếng hát vô biên. (Lưu ý: học sinh không phân tích tách rời nội dung và hình thức nghệ thuật của dẫn chứng (của tác phẩm); yêu cầu phải làm rõ được mối quan hệ cũng như sự thống nhất hài hòa, chặt chẽ (theo đặc trưng thể loại) giữa nội dung và hình thức. Hướng dẫn chấm: - Học sinh phân tích, chứng minh như yêu cầu; lập luận chặt chẽ, luận điểm sáng rõ: 1,75 điểm -2,0 điểm. - Học sinh phân tích, chứng minh như yêu cầu; lập luận tương đối chặt chẽ, luận điểm còn chưa rõ ràng: 1,25 điểm -1,5 điểm. - Học sinh phân tích, chứng minh qua 01 tác phẩm, lập luận chặt chẽ, luận điểm sáng rõ, mạch lạc: 1,0 điểm. - Học sinh phân tích, chứng minh bằng tác phẩm trong chương trình, hoặc qua 01 tác phẩm, lập luận thiếu chặt chẽ, luận điểm không rõ: 0,5 điểm. - Học sinh viết lan man, không có luận điểm: 0,25 điểm. - Học sinh trình bày sai/ không trình bày: không cho điểm - Đánh giá, mở rộng, nâng cao + Ý kiến trên đã được khẳng định chức năng cao cả của văn học: 0,5đ Để thực hiện được những thiên chức sứ mệnh cao cả, khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn khuất lấp của cuộc đời và hướng con người đến chân thiện mĩ, cùng với nội dung tư tưởng sâu sắc, văn học không thể thiếu những sáng tạo nghệ thuật độc đáo, mới mẻ. + Bài học cho người sáng tạo và người tiếp nhận: Đối với người sáng tác: phải có trái tim nhân hậu, chan chứa tình yêu với con người, với cuộc đời, luôn hướng về con người và cuộc đời, sáng tác mỗi tác phẩm phải đúng với tinh thần nghệ thuật vị nhân sinh, kết hợp với tài năng và công phu lao động nghệ thuật nghiêm túc. Đối với người tiếp nhận: không ngừng nâng cao trình độ nhận thức và năng lực cảm thụ văn chương để có cách tiếp cận phù hợp, có thể thấu hiểu, tri âm, trân trọng tấm lòng, tài năng cũng như tư tưởng và tình cảm mà tác giả gửi gắm qua mỗi sáng tác. Cần biết làm đời sống tâm hồn thêm phong phú nhạy cảm. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày đủ ý, rành mạch: 0,5 điểm. - Học sinh thiếu 01 ý hoặc chưa sâu sắc: 0,25 điểm. - Học sinh không trình bày /trình bày sai: không cho điểm. *Kết thúc vấn đề: Khẳng định lại bản chất ý nghĩa, chức năng 0,25đ của văn chương, tính đúng đắn của nhận định. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25đ Ðảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Không cho điểm nếu bài làm mắc trên 10 lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,25đ
  14. Thí sinh biết vận dụng nhuần nhuyễn lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; phân tích làm nổi bật đặc trưng của quá trình sáng tác; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Ðáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Ðáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0đ ------------------Hết------------------ THÔNG TIN VỀ ĐỀ THI: TÊN FILE ĐỀ THI: 6_Nguvan_PG8_TS10C_2024_DE_SO_1
  15. TỔNG SỐ TRANG (ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 08 TRANG. Họ và tên người ra đề thi: Phạm Thị Huyền Đơn vị công tác: Trường THCS Đồng Giao, Phòng GD&ĐT TP Tam Điệp Số điện thoại: 0813830803
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2