Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Chuyên) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Gia Lập, Gia Viễn
lượt xem 0
download
Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Chuyên) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Gia Lập, Gia Viễn" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Chuyên) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Gia Lập, Gia Viễn
- MA TRẬN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT (BÀI THI MÔN CHUYÊN) MÔN: NGỮ VĂN THỜI GIAN LÀM BÀI: 150 PHÚT Mức độ nhận thức Tổng TT Kĩ năng Đơn vi kiế n thưc/Kĩ năng ̣ ́ Thông Vâ ̣n du ̣ng % Vâ ̣n du ̣ng hiể u cao điểm Đọc 1 Văn bản nghị luận 2 1 1 30% hiểu Nghị luận xã hội 1* 1* 1* 20% 2 Viết Nghị luận văn học 1* 1* 1* 50% Tỉ lê ̣% 30% 30% 40% 100%
- BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT (BÀI THI MÔN CHUYÊN) MÔN: NGỮ VĂN THỜI GIAN LÀM BÀI: 150 PHÚT TT Nội Đơn vị Mức độ kiến thức, kĩ năng Số câu hỏi theo mức Tổng dung kiến cần kiểm tra, đánh giá độ nhận thức kiến thức/Kĩ Vận thức/ năng Thông Vận dụng Kĩ hiểu dụng cao năng ĐỌC 1 2TL 1TL 1TL 4TL HIỂU Văn bản Thông hiểu: nghị luận - Lí giải được vai trò của bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong việc thể hiện luận đề. - Hiểu tác dụng của phép tu từ liệt kê trong câu văn. Vận dụng: - Học sinh bày tỏ được ý kiến của mình về câu nói trong văn bản. - Nhận xét, đánh giá tính chất đúng và sai của vấn đề đặt ra trong văn bản nghị luận. - Liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội. 2 VIẾT 1. Nghị Nhận biết: 1* 1* 1* 1*TL BÀI luận xã - Xác định đúng yêu cầu về VĂN hội: Viết nội dung và hình thức của NGHỊ một bài bài văn nghị luận. LUẬN văn nghị - Mô tả được vấn đề xã hội XÃ luận về và những dấu hiệu, biểu hiện HỘI một vấn của vấn đề xã hội trong bài đề xã hội viết. - Xác định rõ được mục đích,
- đối tượng nghị luận. Thông hiểu: - Hiểu và triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. Vận dụng: - Biết huy động vốn trải nghiệm, kiến thức xã hội của bản thân để tạo lập được một văn bản nghị luận xã hội hoàn chỉnh theo yêu cầu. - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,…để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Cách trình bày mạch lạc, luận điểm rõ ràng, văn phong trong sáng, cách viết sáng tạo thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. 3 VIẾT Nghị luận Nhận biết: 1* 1* 1* 1* BÀI về một TL vấn đề - Xác định kiểu bài nghị VĂN luận, vấn đề cần nghị luận. NGHỊ mang tính LUẬN chất lí Thông hiểu: VĂN luận văn - Diễn giải ý kiến, nhận định HỌC học cơ về một vấn đề lý luận văn bản (nhà học văn và quá trình - Lí giải các cơ sở lý luận làm sáng tạo) căn cứ cho nhận định - Hiểu được giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn
- học được lựa chọn để chứng minh nhận định Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để chứng minh tính đúng đắn của nhận định. - Vận dụng cao: vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, mở rộng, bổ sung, làm nổi bật vấn đề nghị luận. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục. Tổng 2TL 1TL 1TL 4TL 2*TL 2*TL 2*TL 2*TL Tỉ lệ % 30% 30% 40% 100%
- BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT ( BÀI THI MÔN CHUYÊN ) Môn: NGỮ VĂN Cấp độ tư duy Vận Tổng Nhận Thông Vận Thành dụng % Mạch nội Số biết hiểu dụng TT phần cao dung câu năng lực Số Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ Tỉ câ câu lệ câu lệ câu lệ lệ u Năng lực Văn bản đọc 15 10 I 4 0 0% 2 1 1 5% 30% đọc hiểu % % Bài văn nghị 1 0% 5% 10% 20% Năng lực luận xã hội 5% II viết Bài văn nghị 1 0% 15% 25% 50% luận văn học 10% Tỉ lệ % 0% 30% 30% 40% 100% Tổng 6 100%
- PHÒNG GD & ĐT GIA VIỄN ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT Năm học 2025 – 2026 TRƯỜNG THCS GIA LẬP Bài thi môn chuyên: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm 06 câu, 02 trang) Phầ n I. Đọc - hiểu (3,0 điể m) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Ta cứ bỏ hình bắt bóng, đứng núi này trông núi nọ. Rốt cuộc, ta chẳng biết hạnh phúc là gì cả. Tuy ta cảm nhận được hạnh phúc chính là những cảm giác sung sướng, dễ chịu, thoải mái khi đạt được những gì mình mong muốn, nhưng ta không lý giải được tại sao những cảm giác ấy lại đến rồi đi quá vội vàng. Rồi ta cũng mặc kệ, chẳng buồn tìm hiểu thêm. Ta cứ sống theo thói quen cũ, dốc hết năng lượng để nắm bắt những thứ mà ta tin chắc nếu không có nó thì ta không thể nào hạnh phúc được. Thật lạ, ta không biết được cái gì ngay trong hiện tại có thể làm cho ta hạnh phúc, thì làm sao ta quả quyết những gì trong tương lai có thể làm cho ta hạnh phúc? Hạnh phúc có phải là vấn đề của thời gian hay không gian không? Hạnh phúc có cần hội đủ những điều kiện tối ưu cho nó không? Chẳng lẽ những người không có những điều kiện ấy thì họ không thể hạnh phúc sao? […] Nếu cho rằng hạnh phúc chính là cảm xúc được thỏa mãn khi được hưởng thụ, thì ngay trong giây phút hiện tại này đây ta cũng đang nắm trong tay vô số điều kiện mà nhờ có nó ta mới tồn tại một cách vững vàng, vậy tại sao ta lại cho rằng mình chưa có hạnh phúc? Một đôi mắt sáng để nhìn thấy cảnh vật và những người thân yêu, một đôi chân khỏe mạnh có thể đi đến bất cứ nơi nào, một công việc ổn định vừa mang lại thu nhập kinh tế vừa giúp ta thể hiện được tài năng, một gia đình chan chứa tình thương giúp ta có điểm tựa vững chắc, một vốn kiến thức đủ để ta mở rộng tầm nhìn ra thế giới bao la, một tấm lòng bao dung để ta có thể gần gũi và chấp nhận được rất nhiều người. Đó không phải là điều kiện của hạnh phúc thì là gì? Chỉ cần nhìn sâu một chút ta sẽ thấy mình đang sở hữu rất nhiều thứ, nhiều hơn mình tưởng. Vì thế, đừng vì một vài điều chưa toại nguyện mà ta vội than trời trách đất rằng mình là kẻ bất hạnh nhất trên đời. Một kẻ khôn ngoan thì không cần chạy thục mạng đến tương lai để tìm kiếm những thứ chỉ đem tới những cảm xúc nhất thời. Họ sẽ dành ra nhiều thời gian và năng lượng để khơi dậy và giữ gìn những giá trị hạnh phúc mình đang có. Không cần quá nhiều tiện nghi, chỉ cần sống một cách bình an và vui vẻ là ta đã có hạnh phúc rồi. Ngay khi đời sống chưa mấy ổn định, ta vẫn có thể hạnh phúc vì thấy mình còn may mắn giữ được thân mạng này. Hãy nhìn một người đang nằm hấp hối trong bệnh viện, một người đang cố ngoi lên từ trận động đất, một người vừa suýt mất đi người thân trong gang tấc, thì ta sẽ biết hạnh phúc là như thế nào. Hạnh phúc của họ rất đỗi bình thường: đôi khi chỉ là một hơi thở, một nắm cơm hay một cái nhìn nhau lần cuối. Cho nên, không có thứ hạnh phúc nào đặc biệt ở tương lai đâu, ta đừng mất công tìm kiếm. Có chăng, nó cũng chỉ là những trạng thái cảm xúc khác nhau mà thôi. (Trích Hiểu về trái tim, Minh Niệm, NXB Trẻ, tr.28-30) Câu 1(0,75 điểm): Việc tác giả đưa ra những bằng chứng “Một đôi mắt sáng để nhìn thấy
- cảnh vật và những người thân yêu, một đôi chân khỏe mạnh có thể đi đến bất cứ nơi nào, một công việc ổn định vừa mang lại thu nhập kinh tế vừa giúp ta thể hiện được tài năng, một gia đình chan chứa tình thương giúp ta có điểm tựa vững chắc, một vốn kiến thức đủ để ta mở rộng tầm nhìn ra thế giới bao la, một tấm lòng bao dung để ta có thể gần gũi và chấp nhận được rất nhiều người.” có tác dụng gì? Câu 2(0,75 điểm): Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu văn sau “Hạnh phúc của họ rất đỗi bình thường: đôi khi chỉ là một hơi thở, một nắm cơm hay một cái nhìn nhau lần cuối.”? Câu 3(1,0 điểm): Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Đừng vì một vài điều chưa toại nguyện mà ta vội than trời trách đất rằng mình là kẻ bất hạnh nhất trên đời” hay không? Vì sao? Câu 4(0,5 điểm): Theo anh/chị, làm thế nào để có được một tương lai hạnh phúc? Phần II. Viết ( 7,0 điểm) Câu 1( 2,0 điểm): Từ nội dung của văn bản ở phần đọc hiểu, anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận ngắn( khoảng 1,5 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của bản thân về hạnh phúc Câu 2 (5,0 điểm): “Trong văn học nghệ thuật, mỗi nghệ sĩ tài năng không chỉ phản ánh, tái hiện cuộc sống, nêu lên những hiểu biết, nhận thức về thế giới, mà còn bày tỏ thái độ chủ quan của mình, nói lên ước mơ, khát vọng của mình về con người và cuộc sống”. (Trần Đăng Suyền, Tư tưởng và phong cách nhà văn những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Sư phạm) Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học của mình, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ---------------------Hết---------------------
- PHÒNG GD & ĐT GIA VIỄN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT Năm học 2025 – 2026 TRƯỜNG THCS GIA LẬP Bài thi môn chuyên: Ngữ văn (Hướng dẫn chấm gồm 07 trang) I. Hướng dẫn chung 1. Bài làm của học sinh đúng đến đâu cho điểm đến đó. 2. Học sinh có thể sử dụng kết quả câu trước làm câu sau. 3. Nếu thí sinh làm bài không theo cách nêu trong đáp án mà đúng vẫn cho đủ điểm, thang điểm chi tiết do Ban Chấm thi tự luận thống nhất. 4. Việc chi tiết hoá thang điểm (nếu có) so với thang điểm trong hướng dẫn phải đảm bảo không sai lệch và có biên bản thống nhất thực hiện trong toàn Ban Chấm thi tự luận. 5. Tuyệt đối không làm tròn điểm. II. Hướng dẫn chi tiết Phần Câu Nội dung Ðiểm I ÐỌC HIỂU Học sinh đánh giá được tác dụng của bằng chứng: + Làm sáng tỏ ý kiến của tác giả: mỗi người đều đang nắm 0,75 trong tay những điều kiện để có được hạnh phúc. Hướng dẫn chấm: 1 Học sinh làm như đáp án (chấp nhận các cách diễn đạt khác nhau): 0,75 điểm. HS chỉ hiểu nhưng diễn đạt không rõ ý: 0,5 điểm Học sinh trình bày sơ sài, chỉ chạm được ý : 0,25 điểm. Học sinh không làm bài/ làm lạc đề: không cho điểm. Học sinh chỉ ra được biện pháp tu từ liệt kê và phân tích được tác dụng: - Liệt kê: đôi khi chỉ là một hơi thở, một nắm cơm hay một cái nhìn nhau lần cuối 0,25 - Tác dụng: + Về nội dung: Giúp người đọc nhận ra hạnh phúc quý giá và ẩn 0,25 chứa trong những điều bình thường, giản dị, gần gũi. 2 + Về nghệ thuật: làm tăng tính nhịp điệu, tính hình tượng cho 0,25 câu văn. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày tương đương như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh chỉ trình bày được tác dụng: 0,5 điểm. - Học sinh chỉ chạm được ý trong phần tác dụng về nội dung hoặc chỉ trình bày được tác dụng về nghệ thuật mà không chỉ ra được từ ngữ liệt kê: 0,25 điểm.
- - Học sinh trả lời sai/ không trả lời: không cho điểm. Học sinh đưa ra quan điểm cá nhân và có thể lý giải theo nhiều cách. Dưới đây là một vài gợi ý: - Quan điểm cá nhân: Đồng tình 0,25 - Giải thích: + Cuộc sống không bao giờ hoàn hảo chúng ta phải đối diện và 0,25 chấp nhận những điều không toại nguyện như một điều tất yếu trong cuộc sống. + Người chỉ vì một vài điều chưa toại nguyện mà đã than trời trách đất, oán trách số phận và cho rằng mình là kẻ bất hạnh 0,25 nhất trên đời là người không hiểu bản chất của cuộc sống và 3 thiếu ý chí, nghị lực để đương đầu, vươn lên trong những tình huống khó khăn, thử thách. 0,25 + Những điều chưa toại nguyện không phải là bất hạnh mà là một trải nghiệm, một cơ hội để rèn luyện, học hỏi và trưởng thành. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày tương đương như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh hiểu nhưng diễn đạt chưa sâu: 0,75 điểm. - Học sinh chỉ trình bày được 1 ý: 0,5 điểm. - Học sinh diễn đạt sơ sài: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời sai/ không trả lời: không cho điểm. Học sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình theo nhiều cách, chỉ cần chỉ ra cách để có được hạnh phúc trong tương lai mà không mất công tìm kiếm. Dưới đây là một số ý tưởng tham khảo: 0,25 - Để có được hạnh phúc trong tương lai chúng ta nên trân trọng những gì mình đang có, nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực, thái độ lạc quan sẵn sàng đón nhận mọi điều đến với mình trong 4 cuộc sống 0,25 - Luôn theo đuổi đam mê, mơ ước của mình; yêu thương, chia sẻ, đóng góp cho cộng đồng. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày tương đương như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh chỉ nêu được 01 ý: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời sai/ không trả lời: không cho điểm. II. Nghị luận xã hội: Từ nội dung của văn bản ở phần đọc hiểu, 2,0 VIẾT anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận ngắn( khoảng 1,5 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của bản thân về hạnh phúc a. Ðảm bảo yêu cầu về hình thức một bài văn: Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội: có đủ các phần mở bài, thân bài, 0,25 kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề. Ðảm bảo
- chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Câu 1 - Học sinh đảm bảo hình thức bài văn: 0,25 điểm. (2,0 - Học sinh viết đoạn văn/không làm bài: không cho điểm. điểm) b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Suy nghĩ của bản 0,25 thân về hạnh phúc. c. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều 1,25 cách. Có thể theo hướng sau: * Giới thiệu vấn đề nghị luận: Hạnh phúc * Giải quyết vấn đề nghị luận: - Giải thích:Hạnh phúc là gì? Biểu hiện như thế nào? + Hạnh phúc là những trạng thái cảm xúc khi người ta có được, đạt được cái gì đó làm thỏa mãn mong muốn của mình + Hạnh phúc không ở đâu xa, nó tồn tại ngay trong những gì gần gũi, bình dị xung quanh chúng ta: bữa cơm quây quần bên gia đình, người bạn để giãi bày tâm sự, chia sẻ yêu thương với mọi người xung quanh… Người hạnh phúc không chỉ đơn thuần là người có cảm giác thỏa mãn cá nhân mà còn là khả năng mang lại hạnh phúc cho người khác. - Bàn luận: + Tại sao phải tìm kiếm hạnh phúc? ++ Con người khi sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này ai chả mong muốn, khát khao đạt được tất cả những gì mình ao ước ++ Khi nắm giữ được hạnh phúc sẽ giúp con người luôn tự tin và có khả năng đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. ++ Hạnh phúc là nguồn động lực để tiếp tục cố gắng và phấn đấu vì những điều tốt đẹp. ++ Hạnh phúc giúp tạo ra mối quan hệ tốt hơn với người khác, góp phần xây dựng xã hội văn minh, hoà hảo + Làm thế nào để có được hạnh phúc? + Phải trân trọng những điều gần gũi quanh mình, nâng niu những giá trị đích thực, luôn lạc quan, bằng lòng với những gì mình đang có. + Luôn đặt ra những mục đích và lý tưởng, sẵn sàng cống hiến sức mình cho tương lai của đất nước, dân tộc. + Trong cuộc sống phải không ngừng ước mơ, không ngừng cố gắng và nỗ lực hết mình + Phải biết bao dung, thứ tha, biết cho đi mà không cần nhận lại (Học sinh nêu dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục) - Mở rộng, liên hệ: + Hạnh phúc tuy đơn giản nhưng có những kẻ ích kỉ, luôn ghen ghét, đố kị, sống tham lam, theo đuổi những danh vọng hão
- huyền, những người vẫn không biết cố gắng thì sẽ vẫn mãi chìm đắm trong những lo sợ, buồn chán, đau khổ * Kết thúc vấn đề: Hãy trân trọng những hạnh phúc bình dị quanh mình, đừng để khi mất đi rồi mới ngậm ngùi nuối tiếc. Hướng dẫn chấm - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu: 1,25 điểm. - Lập luận chưa chặt chẽ, thuyết phục; dẫn chứng không tiêu biểu: 1,0 điểm. - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục; không có dẫn chứng: 0,75 điểm. - Lập luận không chặt chẽ; viết lan man, chung chung: từ 0,25 - 0,5 điểm (Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật) d. Sáng tạo: học sinh có những suy nghĩ, cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, 0,25 diễn đạt lưu loát, trôi chảy...thuyết phục. “ Trong văn học nghệ thuật, mỗi nghệ sĩ tài năng không chỉ phản ánh, tái hiện cuộc sống, nêu lên những hiểu biết, nhận thức về thế giới, mà còn bày tỏ thái độ chủ quan Câu 2 của mình, nói lên ước mơ, khát vọng của mình về con người (5,0 và cuộc sống”. điểm) (Trần Đăng Suyền, Tư tưởng và phong cách nhà văn những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Sư phạm) Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học của mình, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. a. Ðảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Bài làm có đầy đủ 3 phần: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết 0,25 bài khái quát được vấn đề. Ðảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Học sinh đảm bảo đúng cấu trúc bài nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh không đảm bảo cấu trúc bài nghị luận : không cho điểm. b. Xác định được đúng vấn đề nghị luận: Bàn về nhà văn và quá trình sáng tạo: phải gắn bó với hiện thực cuộc sống để gửi 0,25 gắm tư tưởng, tình cảm của chính mình vào trang viết c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo những hướng, những cách khác nhau nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng... đảm bảo các yêu cầu sau:
- * Giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn ý kiến của giáo sư Trần 0,25 Đăng Suyền * Giải thích nhận định 0,5 - Nghệ sĩ tài năng: người sáng tạo nên những tác phẩm văn học, có dấu ấn, phong cách riêng. - Phản ánh, tái hiện cuộc sống, hiểu biết, nhận thức về thế giới: hiện thực cuộc sống và những hiểu biết của người nghệ sĩ về thế giới được tái hiện và đề cập đến trong tác phẩm. - Bày tỏ thái độ chủ quan của mình, nói lên ước mơ khát vọng của mình về con người và cuộc sống: tư tưởng, tình cảm riêng của người nghệ sĩ. => Ý kiến nêu ra yêu cầu người nghệ sĩ khi sáng tác: nhà văn phải gắn bó với hiện thực cuộc sống để gửi gắm tư tưởng, tình cảm của chính mình vào trang viết. * Bàn luận, lí giải vấn đề: 0,75 - Xuất phát từ đặc trưng của văn học: văn học không chỉ phản ánh hiện thực khách quan mà còn thể hiện thế giới chủ quan của người nghệ sĩ. Văn học không phản ánh hiện thực một cách bàng quan, lạnh lùng mà bao giờ cũng gắn chặt với tình cảm, ước mơ, khát vọng…của nhà văn. - Xuất phát từ quá trình sáng tạo của nhà văn: văn học là lĩnh vực của sự độc đáo, nghệ sĩ tài năng phải có cái nhìn, cách cảm nhận về thế giới và con người bằng cái tài, cái tâm để tạo nên dấu ấn riêng. => Người nghệ sĩ phản ánh hiện thực cuộc sống và thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình qua những hình thức nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn. Hướng dẫn chấm: - Học sinh lí giải, bàn luận đủ ý, sâu sắc: 0,75 điểm. - Học sinh trình bày thiếu 01 ý hoặc chưa sâu sắc: 0,5 điểm. - Học sinh lí giải không rõ, bàn luận chung chung...: 0,25 điểm. - Học sinh giải thích sai/ không giải thích: không cho điểm * Chứng minh làm sáng tỏ ý kiến: đây là phần mở, cho học 2,0 sinh được thể hiện những khám phá, sáng tạo của bản thân. Tuy nhiên cần đạt những yêu cầu sau: - Dẫn chứng thuộc ít nhất 02 tác phẩm ngoài chương trình (SGK THCS hiện hành). - Dẫn chứng thuộc những tác phẩm có giá trị, có chất lượng nghệ thuật thực sự. - Sắp xếp dẫn chứng khoa học, hợp lý. - Khi phân tích dẫn chứng để chứng minh cần phải làm rõ:
- + Trong văn học nghệ thuật, tác giả phản ánh, tái hiện cuộc sống, nêu lên những hiểu biết, nhận thức về thế giới, mà còn bày tỏ thái độ chủ quan của mình, nói lên ước mơ, khát vọng của mình về con người và cuộc sống như thế nào? Điều đó giúp cho nhận thức và bồi đắp tình cảm cho người đọc ra sao? + Tác giả phản ánh hiện thực và gửi gắm tâm tư, khát vọng của mình bằng cách nào, với hình thức nghệ thuật như thế nào? (Lưu ý: Học sinh không phân tích tách rời nội dung và hình thức nghệ thuật của dẫn chứng (của tác phẩm); yêu cầu phải làm rõ được mối quan hệ cũng như sự thống nhất hài hòa, chặt chẽ không tách rời giữa nội dung và hình thức ở mỗi dẫn chứng (theo đặc trưng thể loại). Hướng dẫn chấm: - Học sinh phân tích, chứng minh như yêu cầu; lập luận chặt chẽ, luận điểm sáng rõ: 1,75 điểm -2,0 điểm. - Học sinh phân tích, chứng minh như yêu cầu; lập luận tương đối chặt chẽ, luận điểm còn chưa rõ ràng: 1,25 điểm -1,5 điểm. - Học sinh phân tích, chứng minh qua 01 tác phẩm, lập luận chặt chẽ, luận điểm sáng rõ, mạch lạc: 1,0 điểm. - Học sinh phân tích, chứng minh bằng tác phẩm trong chương trình, hoặc qua 01 tác phẩm, lập luận thiếu chặt chẽ, luận điểm không rõ: 0,5 điểm. - Học sinh viết lan man, không có luận điểm: 0,25 điểm. - Học sinh trình bày sai/ không trình bày: không cho điểm * Đánh giá, mở rộng, nâng cao - Ý kiến đúng đắn và sâu sắc, khẳng định vai trò quan trọng của 0,5 người nghệ sĩ với hiện thực và qua hiện thực ấy, người nghệ sĩ thể hiện tư tưởng, tình cảm của chính mình. - Bài học về sáng tạo và tiếp nhận: + Đối với người cầm bút: Cần gắn bó với cuộc đời, mở rộng lòng mình để đón nhận “những vang động cuộc đời” qua từng trang viết. + Đối với người tiếp nhận: không ngừng nâng cao trình độ nhận thức và năng lực cảm thụ văn chương để có cách tiếp cận phù hợp, có thể thấu hiểu, tri âm, trân trọng tấm lòng, tài năng cũng như tư tưởng và tình cảm mà tác giả gửi gắm qua mỗi sáng tác. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày đủ ý, rành mạch: 0,5 điểm. - Học sinh thiếu 01 ý hoặc chưa sâu sắc: 0,25 điểm. - Học sinh không trình bày /trình bày sai: không cho điểm. *Kết thúc vấn đề: Khẳng định lại vấn đề. 0,25
- e. Sáng tạo Học sinh biết vận dụng nhuần nhuyễn lí luận văn học trong quá trình phân tích, bàn luận, đánh giá; có những phát hiện, cảm 0,25 thụ riêng, mới mẻ độc đáo. Văn viết giàu cảm xúc, chân thực tự nhiên... thể hiện được chất văn và cá tính của người viết. Tổng điểm 10,0 ------------------Hết------------------
- THÔNG TIN VỀ ĐỀ THI TÊN FILE ĐỀ THI: 6_Nguvan_PG2_TS10C_2024_DE_SO_7 TỔNG SỐ TRANG (GỒM ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 09 TRANG. Họ và tên người ra đề thi: Vũ Thị Huê Đơn vị công tác: THCS Gia Lập Số điện thoại: 0984490070
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án
66 p | 1860 | 112
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2017-2018 môn tiếng Anh - Sở GD&ĐT Kiên Giang
5 p | 692 | 76
-
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án
146 p | 570 | 46
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2015-2016 môn tiếng Anh - Sở GD&ĐT Kiên Giang
6 p | 331 | 41
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Tiếng Anh có đáp án - Sở GD&ĐT Phú Thọ
8 p | 283 | 20
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm 2015-2016 - Sở GD&ĐT Bà rịa, Vũng Tàu
1 p | 282 | 14
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Hà Nội
1 p | 212 | 14
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Cao Bằng
3 p | 208 | 13
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh
5 p | 156 | 11
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2016-2017 môn Toán - Sở GD&ĐT Kiên Giang
5 p | 95 | 10
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Phòng
11 p | 119 | 8
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hưng Yên (Đề chung)
5 p | 87 | 5
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Ninh Bình
4 p | 145 | 4
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Dương
6 p | 85 | 4
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nội
5 p | 66 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nam
5 p | 79 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Ngữ văn có đáp án - Sở GD&ĐT Nam Định
8 p | 152 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi
6 p | 59 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn