Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Chuyên) năm 2025-2026 có đáp án - Trường THCS Gia Hưng, Gia Viễn
lượt xem 0
download
“Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Chuyên) năm 2025-2026 có đáp án - Trường THCS Gia Hưng, Gia Viễn” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Chuyên) năm 2025-2026 có đáp án - Trường THCS Gia Hưng, Gia Viễn
- PHÒNG GD&ĐT GIA VIỄN KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN TRƯỜNG THCS GIA HƯNG Năm học 2025 – 2026 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (không tính thời gian phát đề) I. MA TRẬN : Nội Mức độ Tổng dung nhận thức % điểm TT Kĩ năng kiến Thông Vận dụng Vận dụng hiểu cao 1 Đọc Nghị luận 2 1 0 30 xã hội Viết đoạn 0 1 0 20 2 Viết văn NLXH Viết bài 0 0 1 50 văn NLVH Tỉ lệ chung 50% 20% 30% 100%
- II. BẢNG ĐẶC TẢ : Mức độ đánh Phần Năng lực Yêu cầu Điểm giá I Đọc hiểu Câu 1: giải thích - Nêu được cách 1,0 câu nói của hiểu của bản thân (3,0 điểm) nhân vật về câu nói. - Ý nghĩa của câu nói trong cuộc sống Câu 2: đưa ra - Đồng tình hay 1,0 quan điểm của không đồng tình bản thân so với với quan điểm quan điểm của đưa ra, giải thích nhân vật lí do của sự lựa chọn - Đưa một số liên hệ với thực tiễn cuộc sống Câu 3: viết đoạn - HS trình bày 1,0 văn ngắn trình suy nghĩ của bản bày được suy thân về vấn đề. nghĩ về vấn đề nghị luận - Lí giải thấu đáo, thuyết phục. II Viết Câu 1. Viết đoạn - Đảm bảo cấu 2,0 văn nghị luận xã trúc đoạn văn (7,0 điểm) hội (2,0 điểm) nghị luận 300 Nghị luận về một chữ. vấn đề xã hội HS có thể trình được gợi ra từ bày đoạn văn
- ngữ liệu theo cấu trúc: quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng phân hợp, móc xích. - Xác định đúng vấn đề nghị luận: Lòng trắc ẩn trong cuộc sống - HS trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề. - Lí giải thấu đáo, thuyết phục. - HS triển khai nội dung đoạn văn: HS sử dụng các phương pháp lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách khác nhau. Nhưng phải làm rõ: Lòng trắc ẩn của con người trong cuộc sống Câu 2. Viết bài - Thí sinh biết kết 5,0 văn nghị luận hợp kiến thức, kĩ văn học (5,0 năng để viết bài điểm) nghị luận văn Làm sáng tỏ học. nhận định thông - Trên cơ sở hiểu qua các tác phẩm được ý kiến của văn hoc đã học, tác giả Hà Minh đọc. Đức, thí sinh biết lựa chọn, vận dụng các tác phẩm, đoạn trích tiêu biểu để phân
- tích, làm sáng tỏ. Từ đó, tổng hợp, đánh giá ý nghĩa, tác dụng khái quát của vấn đề được nghị luận. Yêu cầu cụ thể: - Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề. Kết bài khái quát được vấn đề, thể hiện được ấn tượng, cảm xúc của từng cá nhân. - Xác định đúng vấn đề nghị luận - Triển khai vấn đề nghị luận: Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm theo các trình tự hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt thao tác lập luận để triển khai luận điểm;
- biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và dẫn chứng. Tổng điểm 10 PHÒNG GD&ĐT GIA VIỄN KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN TRƯỜNG THCS GIA HƯNG Năm học 2025 – 2026 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm 02 phần, trong 02 trang) PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
- Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Chuyện anh Nguyễn Ngọc Mạnh ngay lập tức tìm cách giúp đỡ bé gái rơi từ tầng 13 làm tôi nghĩ về chính mình… Có thể anh có kĩ năng tốt và thêm một chút may mắn, nhưng cao hơn cả đó chính là lòng trắc ẩn và sự thôi thúc từ bên trong của một con người. “Tôi nghĩ ngay đến con gái tôi đang ở nhà”, anh nói. Việc coi con người ngoài như người thân của mình buộc anh phải hành động… Bất kể ai nói gì, anh Mạnh hoàn toàn xứng đáng được tôn vinh và đã được khen tặng từ chính quyền, cộng đồng… “ Ngôi sao” Nguyễn Ngọc Mạnh đã vụt sáng trong một xã hội dường như quá khát khao lòng tốt và sự tử tế, khát khao những hành động gợi hứng thiện lương. Mới cái tết vừa qua, chỉ 6 ngày lễ mà bệnh viện ghi nhận 4000 ca cấp cứu do “đánh nhau vì lời qua tiếng lại” có những người còn lấy đi tính mạng của người thân. Hành động của anh Mạnh đến vào lúc tình người của chúng ta đôi khi đã nguội. Tuy vậy, những lời tung hô quá đà khiến cho anh Mạnh cảm thấy “không còn là mình nữa” hay cả những phân tích rằng anh có đỡ cháu bé thật hay không, tôi cũng e sẽ làm xáo trộn cuộc sống của người đã giúp và cả người mang ơn. Tôi mong nhu cầu khát khao cái tốt đừng bị biến thành cái cớ để mổ xẻ, phân tích đời tư của những người tốt, thậm chí khiến người trong cuộc lạc lối. Tung hê quá mức, trong một chừng mực cũng có thế gây tổn hại. Bởi lòng tốt không bao giờ là đủ và sự phán xét thì luôn dư thừa. “Tôi đang cố giữ thăng bằng, như anh Mạnh nói. Tôi mong chúng ta hãy cùng nhau để lòng tốt được nhân lên. Bởi tôi tin cộng đồng còn những “anh Mạnh” khác, họ tuy không leo lên mái tôn cứu người, nhưng đều đang sống bình dị và thiện lương giữa đờithường (Theo Vũ Ngọc Bảo, Lòng tốt, Vnexpress, thứ tư, 3/3/2021) Câu 1: (1,0 điểm): Tại sao tác giả nói “Hành động của anh Mạnh đến vào lúc tình người của chúng ta đôi khi đã nguội.”? Câu 2: (1,0 điểm): Em có đồng ý với ý kiến của tác giả: “lòng tốt không bao giờ là đủ và sự phán xét thì luôn dư thừa.”? Lý giải tại sao? Câu 3: (1,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích, viết đoạn văn (khoảng 7 – 8 dòng ) Trình bày suy nghĩ của em về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội hiện nay. PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm): Từ câu chuyện của anh Nguyễn Ngọc Mạnh được nhắc đến trong phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 300 chữ) trình bày suy nghĩ của em về lòng trắc ẩn trong cuộc sống. Câu 2: (5,0 điểm): “Cái đẹp mà văn học đem lại không phải là cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật.” (Dẫn theo Lí luận văn học, Hà Minh Đức chủ biên, NXB giáo dục trang 57) Em hiểu nhận định trên như thế nào? Qua một số tác phẩm đã học, đã đọc hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
- PHÒNG GD&ĐT GIA VIỄN KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN TRƯỜNG THCS GIA HƯNG Năm học 2025 - 2026 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI Bài thi: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 07 trang) I. Yêu cầu chung:
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và biểu điểm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. Giám khảo cần vận dụng các thang điểm, tránh tâm lý ngại cho điểm tối đa, cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn còn là bài làm có sai sót nhỏ. Không làm tròn điểm toàn bài. II. Đáp án và thang điểm: Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 *Yêu cầu về kĩ năng: - HS có năng lực đọc hiểu văn bản. - Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. *Yêu cầu về kiến thức: Tác giả nói “Hành động của anh Mạnh đến vào lúc tình người của chúng ta đôi khi đã nguội.”vì: - Cuộc sống hiện nay vẫn còn tồn tại những chuyện thương tâm, đau lòng (Mới cái tết vừa qua chỉ 6 ngày nghỉ lễ mà bệnh viện ghi nhận hơn 4000 ca cấp cứu do “đánh nhau vì lời qua tiếng lại” có những người còn lấy đi tính mạng của người thân. 1 - Chính hành động của anh Mạnh đã chạm vào góc khuất sâu xa nhất trong tâm khảm con người, đó là đánh thức tình yêu sự sống, kích thích mầm thiện, lan tỏa thông điệp: Sống biết yêu thương vì đồng loại. Hướng dẫn chấm: - Điểm 1,0: đảm bào các ý trên. - Điểm 0,5: trả lời được 01 ý. - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. 2 Em có đồng ý với ý kiến của tác giả: “lòng tốt không bao giờ là đủ và sự 0,5 phán xét thì luôn dư thừa.”? Lí giải vì sao? - HS có thể lựa chọn đồng ý hoặc không đồng ý hoặc vừa đồng ý, vừa không đồng ý. - Lí giải thấu đáo, thuyết phục. * Gợi ý: - Người có lòng tốt là người sống tốt, sống đẹp, biết cống hiến cho cuộc đời. Lòng tốt chính là sức mạnh, niềm tin… vì thế “lòng tốt không bao giờ là đủ” - Còn sự phán xét, chỉ trích người khác xuất phát từ sự ích kỉ của con người. Sự phán xét sẽ làm người khác tổn thương, vì thế “sự phán xét thì luôn dư thừa” - Hãy động viên, tin tưởng và yêu thương nhau nhiều hơn để những điều tốt đẹp được lan tỏa. - Phê phán, phê bình cái xấu cũng là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Hướng dẫn chấm: - Điểm 1,0: đưa ra lựa chọn và lý giải thấu đáo, thuyết phục.
- - Điểm 0,5: đưa ra lựa chọn và lý giải chưa thấu đáo, thuyết phục. - Điểm 0,25: đưa ra lựa chọn nhưng không lí giải. - Điểm 0: Các trường hợp khác Chú ý: HS có thể có cách diễn đạt đồng nghĩa, giám khảo linh hoạt cho điểm Từ nội dung đoạn trích, viết đoạn văn (khoảng 7 – 8 dòng ) Trình bày suy nghĩ của em về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội hiện nay. HS trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề. Lí giải thấu đáo, thuyết phục. Gợi ý: - Mạng xã hội là nơi để mọi người gắn kết, chia sẻ. - Một số người lại lạm dụng mạng xã hội để bôi nhọ, xúc phạm danh dự của người khác hoặc đưa ra những nhận xét chủ quan, thiếu kiểm chứng 3 gây lên những hậu quả nghiêm trọng. - Mỗi người cần có ý thức, trách nhiệm với bản thân và sử dụng mạng xã hội cho phù hợp. - Điểm 1,0: trả lời đầy đủ các ý trên. - Điểm 0,5: trả lời được 02 ý. - Điểm 0,25: trả lời được 01 ý. - Điểm 0: Các trường hợp khác Chú ý: HS có thể có cách diễn đạt đồng nghĩa, giám khảo linh hoạt cho điểm PHẦN II: TẬP LÀM VĂN 7,0 Từ câu chuyện của anh Nguyễn Ngọc Mạnh được nhắc đến trong phần 1 đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 300 chữ) trình bày suy nghĩ của em 2,0 về lòng trắc ẩn trong cuộc sống. * Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 300 chữ. HS có thể trình bày đoạn văn theo cấu trúc: quy nạp, diễn dịch, song hành, 0,25 tổng phân hợp, móc xích. * Xác định đúng vấn đề nghị luận: Lòng trắc ẩn trong cuộc sống. 0,25 HS trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề. 1,0 Lí giải thấu đáo, thuyết phục. HS triển khai nội dung đoạn văn: HS sử dụng các phương pháp lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách khác nhau. Nhưng phải làm rõ: Lòng trắc ẩn của con người trong cuộc sống. Có thể triển khai theo những gợi ý sau: Gợi ý: - Giải thích: Lòng trắc ẩn là khả năng khơi gợi lòng thương xót, đồng cảm và thấu hiểu giữa con người với con người. - Phân tích: Khẳng định lòng trắc ẩn có ý nghĩa to lớn với cuộc sống con người và xã hội. - Lòng trắc ẩn sẽ đem đến yêu thương, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. - Lòng trắc ẩn sẽ tạo dựng một xã hội thực sự nhân văn, tốt đẹp với những mối quan hệ giữa các cá nhân được gắn kết trong sự thấu cảm và tình yêu thương.
- - Người có lòng trắc ẩn sẽ được mọi người tin cậy, quý mến. … Chứng minh: (Có thể lấy câu chuyện của Vũ Ngọc Mạnh.) - Bình luận, mở rộng: Phê phán những người sống thờ ơ vô cảm, ích kỉ chỉ biết đến bản thân mình mà không quan tâm đến mọi thứ xung quanh. - Muốn rèn luyện lòng trắc ẩn phải luôn sống chân thành, cởi mở, bao dung và vị tha. - Thái độ: Mỗi chúng ta cần có lối sống tích cực và xây dựng cho mình những tình cảm tốt đẹp, từ đó, bồi dưỡng lòng trắc ẩn cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. 1. Điểm 1,0: lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng 2. Điểm 0,5 – 0,75: Lập luận chưa thật chặt chẽ thuyết phục, lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu 3. Điểm 0,25: Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục, lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp. 4. Điểm 0: Không trình bày hoặc trình bày không đúng. Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0,25 Yêu cầu chung:Thí sinh biết kết hợp kiến thức, kĩ năng để viết bài nghị 2 luận văn học. Trên cơ sở hiểu được ý kiến của tác giả Hà Minh Đức, thí sinh biết lựa chọn, vận dụng các tác phẩm đoạn trích tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn 9 để phân tích, làm sáng tỏ. Từ đó, tổng hợp, đánh giá ý nghĩa, tác 0,25 dụng khái quát của vấn đề được nghị luận. Bài viết có thể trình bày theo những cách khác nhau. Trong quá trình làm bài, HS có thể triển khai, xây dựng hệ thống ý khác với đáp án nhưng phù hợp với yêu cầu của đề bài thì giám khảo linh động cho điểm theo thang điểm tương ứng với đáp án. Yêu cầu cụ thể: - Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề. Kết bài khái quát được vấn đề, thể hiện được ấn tượng, cảm xúc của từng cá nhân. 0,25 - Xác định đúng vấn đề nghị luận - Triển khai vấn đề nghị luận:Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm theo các trình tự hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt thao tác lập luận để triển khai luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và dẫn chứng. - Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau, miễn là hợp lí, thuyết phục. Sau đây là môt định hướng: a. Giới thiệu vấn đề: 0,5 - Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận
- - Trích dẫn nhận định. b. Giải quyết vấn đề: * Giải thích nhận định: Cái đẹp mà văn học mang lại là cái đẹp về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật được sáng tạo do tài năng của người nghệ sĩ. Cái đẹp của sự thật đời sống: cái đẹp bắt nguồn từ hiện thực, là vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người được kết tinh, chắt lọc từ hiện thực. Cái đẹp được khám phá một cách nghệ thuật: Bằng tài năng của mình, cái đẹp trong cuộc sống được nhà văn khám phá và cảm nhận, đem lại cho tác phẩm những giá trị thẩm mĩ cao. => Ý kiến trên đề cập đến đặc trưng của văn chương, nghệ thuật: lấy cái 2,0 đẹp của hiện thực làm chất liệu, đề tài, cảm hững sáng tác. Mọi sáng tạo nghệ thuận đều bắt nguồn từ đời sống qua nhận thức và cái nhìn thẩm mĩ của nhà văn. Hướng dẫn chấm: - Điểm 2.0: phân tích đầy đủ các ý, cảm nhận sâu sắc. - Điểm 1,25 – 1,75: Phân tích chưa đầy đủ (được 2 -3 ý hoặc ý đầy đủ nhưng chưa sâu sắc) - Điểm 0,25 - 0,5: Phân tích sơ sài, không rõ ý - Điểm 0: không trình bày hoặc trình bày sai hoàn toàn. *Phân tích - chứng minh: 2,0 - Cái đẹp mà văn học đem lại chính là cái đẹp của sự thật đời sống: + Mọi sáng tạo nghệ thuật đều bắt nguồn từ đời sống, phản ánh và lấy cảm hứng từ cuộc sống: cảnh lao động trên biển (Đoàn thuyền đánh cá),… + Hiện thực đời sống được miêu tả tinh tế, gợi cảm: những dấu hiệu giao mùa (Sang thu), cảnh thiên nhiên Hoàng Liên Sơn (Lặng lẽ Sa Pa)… + Bộc lộ chân thực nhận thức, tư tưởng, tình cảm sâu sắc của nhà văn về cuộc sống và con người: tình yêu làng quê gắn liền với tình yêu kháng chiến (Làng), tình đồng chí gắn liền với tình yêu nước (Đồng chí)… - Cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật: + Cái đẹp trong nghệ thuật thể hiện ở hình thức, được biểu đạt qua hình tượng nghệ thuật riêng biệt độc đáo, không lặp lại: những chiếc xe không kính – hiện thực khắc nghiệt của chiến tranh (Bài thơ về tiểu đội xe không kính) ,vầng trăng –tình cảm thủy chung ân nghĩa, ân tình (Ánh trăng)… + Cách diễn đạt, dùng từ, hình ảnh mới mẻ, sáng tạo, độc đáo, mới lạ: (Sang thu, Bài thơ về tiểu đội xe không kính…) + Lời thơ giàu tính nhạc, cách ngắt nhịp linh hoạt…(Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác…) … Hướng dẫn chấm: - Điểm 2.0: -Phân tích đầy đủ các ý,dẫn chứng phù hợp, cảm nhận sâu sắc - Điểm 1,25 -1.75: Phân tích tương đối đầy đủ các ý, dẫn chứng phù hợp nhưng chưa sâu sắc. - Điểm 0.25 – 1.0: phân tích sơ sài, thiếu ý, thiếu dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp.
- - Điểm 0: không phân tích hoặc phân tích sai hoàn toàn. Lưu ý: HS chỉ đạt điểm tối đa khi lựa chọn được ít nhất hai tác phẩm có giá trị thẩm mĩ trong chương trình * Đánh giá: Nhận định đúng đắn, sâu sắc, khẳng định tiêu chí để đánh giá một tác phẩm văn học chân chính. - Ý kiến định hướng, tiếp nhận một tác phẩm văn học, gắn giá trị thẩm mĩ với hiện thực cuộc sống và sự sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. 0,5 Hướng dẫn chấm: - Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các ý. - Điểm 0,25: Trình bày được 1 ý - Điểm 0: Không trình bày c, Kết thúc vấn đề: Khái quát, mở rộng, nâng cao vấn đề. 0,25 d.Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0,25 e. Sáng tạo:Thể hiện sâu sắc vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận. Văn viết giàu cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt, có quan điểm và thái độ riêng. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lý luận văn học trong quá trình phân tích, đánh 0,25 giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật vấn đề nghị luận, biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn, văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. Giám khảo vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm để cho điểm học sinh. PHẦN KÍ XÁC NHẬN BGH kí duyệt Giáo viên làm đề Lưu Thị Hà Vũ Thị Phương
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án
66 p | 1860 | 112
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2017-2018 môn tiếng Anh - Sở GD&ĐT Kiên Giang
5 p | 692 | 76
-
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án
146 p | 570 | 46
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2015-2016 môn tiếng Anh - Sở GD&ĐT Kiên Giang
6 p | 331 | 41
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Tiếng Anh có đáp án - Sở GD&ĐT Phú Thọ
8 p | 283 | 20
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm 2015-2016 - Sở GD&ĐT Bà rịa, Vũng Tàu
1 p | 282 | 14
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Hà Nội
1 p | 212 | 14
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Cao Bằng
3 p | 208 | 13
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh
5 p | 156 | 11
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2016-2017 môn Toán - Sở GD&ĐT Kiên Giang
5 p | 95 | 10
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Phòng
11 p | 119 | 8
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hưng Yên (Đề chung)
5 p | 87 | 5
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Ninh Bình
4 p | 145 | 4
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Dương
6 p | 85 | 4
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nội
5 p | 66 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nam
5 p | 79 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Ngữ văn có đáp án - Sở GD&ĐT Nam Định
8 p | 152 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi
6 p | 59 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn