Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Đại trà) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Ninh Hải, Hoa Lư
lượt xem 0
download
Cùng tham khảo “Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Đại trà) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Ninh Hải, Hoa Lư” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Đại trà) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Ninh Hải, Hoa Lư
- 1 MA TRẬN ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT (BÀI THI ĐẠI TRÀ) MÔN: NGỮ VĂN THỜI GIAN LÀM BÀI: 120 PHÚT Hình thức: Tự luận Mức độ Tổng Nội nhận dung/đơ thức Kĩ năng TT n vị kĩ Nhận Thông Vận Vận năng biết hiểu dụng dụng cao (Số câu) (Số câu) (Số câu) (Số câu) 1 Đọc hiểu 2 1 1 0 4 Văn bản nghị luận 20% 10% 10% 0% 40% 2 Viết - Viết đoạn văn nghị luận 1 xã hội 0% 5% 5% 10% 20% - Viết bài 1 văn nghị luận văn học 0% 15% 15% 10% 40% Tổng % 20% 30% 30% 20% 100% điểm
- 2 BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT (BÀI THI ĐẠI TRÀ) MÔN: NGỮ VĂN THỜI GIAN LÀM BÀI: 120 PHÚT Hình thức: Tự luận TT Kĩ năng Đơn vị kiến thức / Kĩ năng Số câu hỏi theo Mức độ đánh mức độ nhận giá thức Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao 1 Đọc hiểu Văn bản Nhận 2 1 1 nghị biết: luận - Nhận biết được luận đề trong văn bản nghị luận. - Nhận biết được biện pháp tu từ: phép điệp ngữ, liệt kê sử dụng trong câu văn. Thông hiểu: - Hiểu được mối quan hệ gữa thành công và thất bại.
- 3 - Lí giải được vai trò, ý nghĩa của thất bại chỉ là tạm thời đối với sự thành công của mỗi người. Vận dụng: - Hiểu được vấn đề đặt ra trong văn bản, người đọc có thể rút ra bài học có ý nghĩa cho bản thân. 2 Viết 1. Viết Thông 1* 1* 1* đoạn văn hiểu: nghị luận - Hiểu và xã hội triển khai (khoảng đúng 200 chữ) khía cạnh của hiện tượng đời sống mà đề yêu cầu: Là học sinh, em nghĩ làm thế nào để đứng dậy sau vấp ngã? - Kết hợp
- 4 được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận; lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Biết huy động vốn trải nghiệm, kiến thức xã hội của bản thân để tạo lập được một đoạn văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh theo yêu cầu. - Nêu được những
- 5 bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Cách trình bày mạch lạc, luận điểm rõ ràng, văn phong trong sáng, cách viết sáng tạo thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. 2. Viết Thông 1* 1* 1* bài văn hiểu: nghị luận - Triển văn học khai vấn (khoảng đề nghị 500 chữ) luận
- 6 thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm. - Thể hiện được sự
- 7 đồng tình với thông điệp của tác giả thể hiện trong tác phẩm. Vận dụng cao: - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt. Tổng 2 3* 3* 2* Tỉ lệ % 20% 30% 30% 20% Tỉ lệ chung 50% 50% BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT (BÀI THI ĐẠI TRÀ) MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút
- 8 Cấp độ tư duy TT Thàn h Mạc Nhậ Thô Vận Số Vận phần h nội n ng dụng câu dụng năng dung biết hiểu cao lực Số Số Số Số Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ câu câu câu câu Văn Năn bản I g lực 4 2 20% 1 10% 1 10% 0 0% 40% đọc đọc hiểu Đoạ n văn 1 0% 5% 5% 10% 20% Năn nghị II g lực luận viết Bài văn 1 0% 15% 15% 10% 40% nghị luận Tỉ lệ 20% 30% 30% 20% 100% % Tổng 6 100%
- 9 PHÒNG GD&ĐT HOA LƯ ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT Năm 2024 TRƯỜNG THCS NINH HẢI MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm 02 phần, trong 02 trang) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau: Lý do chủ yếu khiến nhiều đứa trẻ sống không có định hướng, không dám đưa ra mục tiêu và không hành động là vì chúng sợ thất bại. Nhiều em rất sợ thất bại, sợ mất mát, sợ mắc sai lầm và sợ cảm giác tồi tệ. Chính nỗi sợ này cản trở chúng đặt ra những mục những tiêu chuẩn cao cho bản thân hoặc nỗ lực để thành công. Tất cả chúng ta đều biết việc vô tình mắc phải sai lầm là điều bình thường và cần thiết trong quá trình học hỏi hoặc làm bất cứ việc gì. Chúng ta biết rằng thất bại tạm thời - nếu biết tận dụng đúng - chắc chắn sẽ trở thành tiền đề cho thành công lâu dài. Hầu hết trẻ em hành động vì bản thân chúng, vào lúc này hay lúc khác. Tuy nhiên, khi chúng không đạt được mục tiêu, chúng sẽ bỏ cuộc, chúng sẽ tự biện hộ, đổ lỗi cho hoàn cảnh xung quanh, than phiền rằng chúng không đủ điều kiện để thành công và sẽ không dám hành động nữa. Với cách hành xử như thế, tôi dám đảm bảo rằng đứa trẻ sẽ không bao giờ làm nổi việc gì to tát trong cuộc sống. Vậy những người thành công vượt bậc có sợ thất bại không? Có, họ sợ chứ, rất sợ nữa là khác. Chỉ có điều họ có khuynh hướng định nghĩa sự thất bại khác với nghĩa thông thường. Bất cứ khi nào họ làm hết sức mình nhưng không đạt được mục tiêu, họ không xem đó là thất bại mà coi đó là kinh nghiệm để học hỏi, để hoàn thiện bản thân. Sau đó họ sẽ tránh không mắc phải sai lầm tương tự bằng cách thay đổi phương pháp và làm lại từ đầu. Và cứ thế cho đến khi họ thành công. Đối với những người này, chỉ khi nào bỏ cuộc mới là sự thất bại thực sự. ( Con cái chúng ta đều giỏi, Adam Khoo & Gary Lee, dịch giả Trần Đăng Khoa & Uông Xuân Vy, NXB Phụ nữ, 2016,tr.176,177) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. (1,0 điểm) Xác định luận đề của đoạn trích. Câu 2. (1,0 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Tuy nhiên, khi chúng không đạt được mục tiêu, chúng sẽ bỏ cuộc, chúng sẽ tự biện hộ, đổ lỗi cho hoàn cảnh xung quanh, than phiền rằng chúng không đủ điều kiện để thành công và sẽ không dám hành động nữa. Câu 3. (1,0 điểm) Em hiểu câu: Chúng ta biết rằng thất bại tạm thời - nếu biết tận dụng đúng- chắc chắn sẽ trở thành tiền đề cho thành công lâu dài như thế nào? Câu 4. (1,0 điểm) Từ khuynh hướng định nghĩa thất bại của người thành công trong đoạn trích, em hãy rút ra một bài học có ý nghĩa cho bản thân. II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề : "Là học sinh, em nghĩ làm thế nào để đứng dậy sau vấp ngã?”
- 10 Câu 2. (4,0 điểm) Viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: YÊU TIẾNG VIỆT ( Huy Cận) Thuở nhỏ giờ anh học Quốc văn(1) Thế đó em ơi lớp tuổi xanh Là thương vô hạn tủi vô ngần Yêu văn dân tộc xót tâm tình Tiếng là tiếng mẹ con ngồi học Yêu cha ông bốn nghìn năm lẻ Mà ở chương trình học ngoại văn(2)... Giữ nước mình lo giữ tiếng mình. Buổi ấy anh yêu tiếng nước nhà Tiếng nói cha ông trao các em Là yêu hơi thở của ông cha Giữ gìn em nhé trau dồi thêm Yêu hồn nước đọng trong vần điệu Nói bằng tiếng Việt đời thêm đẹp Yêu thiết tha mà lại xót xa. Như máu hồng tươi trở lại tim. Tiếng Việt nuôi con như sữa mẹ Ai đâu chọn được quê sinh đẻ Nuôi con từng thớ thịt tâm hồn Chọn tiếng yêu thương mới đến đời Cuộc đời chỉ trở thành xương máu Nhưng nếu mai sau mà sống lại Khi nói qua lời mẹ của con. Lòng anh tiếng Việt lại đầu thai. (Tuyển tập Huy Cận tập I, NXB Văn học, 1986) * Chú thích: (1) Quốc văn: Tiếng nước nhà (2) Ngoại văn: Sách báo tiếng nước ngoài - Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận (1919-2005), bút danh hoạt động nghệ thuật là Huy Cận, là một chính khách, từng giữ nhiều chức vụ lãnh đạo cao cấp trong Chính phủ Việt Nam đồng thời cũng là một trong những thi sĩ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. - Trong thời kì Pháp thuộc, với âm mưu đồng hóa ngôn ngữ của thực dân Pháp, tiếng Việt bị chèn ép, trở thành ngôn ngữ "Ngoại văn", còn tiếng Pháp được sử dụng trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, chính trị, ngoại giao. Điều đó khiến cho những người yêu đất nước, yêu ngôn ngữ dân tộc cảm thấy xót xa. Là một người yêu tiếng Việt, như bao con người yêu đất nước khác, nhà thơ Huy Cận đã gửi tình yêu đối với ngôn ngữ dân tộc vào bài thơ "Yêu tiếng Việt". ----- HẾT -----
- 11 PHÒNG GD& ĐT HOA LƯ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS NINH HẢI ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT ( BÀI THI ĐẠI TRÀ) Năm 2024 Môn: Ngữ văn (HDC gồm 04 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Luận đề của đoạn 1,0 trích: Nỗi sợ thất bại Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1,0 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm. 2 Câu văn sử dụng các 1,0 - Liệt kê: Liệt kê các hành động của đứa trẻ khi chúng không đạt được mục tiêu đề ra: bỏ cuộc, tự biện hộ, đổ lỗi cho hoàn cảnh xung quanh, than phiền rằng chúng không có đủ điều kiện Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án được: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được 1 trong 2 ý hoặc chỉ kể tên phép tu từ
- 12 là phép điệp và liệt kê: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm. 3 Câu nói Chúng ta biết 1,0 rằng thất bại tạm thời - nếu biết tận dụng đúng- chắc chắn sẽ trở thành tiền đề cho thành công lâu dài được hiểu là: - Thất bại tạm thời: thất bại chỉ là một tình trạng tạm thời, không phải là một kết quả cuối cùng. Tận dụng, sử dụng đến hết mọi khả năng có được, không bỏ phí tiền đề - điều kiện ban đầu. Nếu biết sử dụng đúng nó sẽ là điều kiện ban đầu để đạt được thành công, bền vững. -> Câu nói khuyên con người đừng sợ thất bại, hãy coi thất bại là tiền đề để thành công Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đủ 2 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được 1 trong 2 ý trên hoặc trả lời được cả 2 ý nhưng diễn đạt không mạch lạc: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm.
- 13 4 Từ sự cảm nhận, suy 1,0 ngẫm cá nhân, HS rút ra được 1 bài học có ý nghĩa với bản thân. Có thể tham khảo một trong các bài học sau: - Khi chưa đạt được mục tiêu đề ra, đừng nản lòng buông xuôi, hãy tìm ra con đường khác. - Nếu bỏ cuộc, bạn không bao giờ làm được điều gì, đó là sự thất bại vĩnh viễn. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 01 bài học thuyết phục: 1,0 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời lạc đề hoàn toàn: không cho điểm. II VIẾT 6,0 1 Viết đoạn văn nghị 2,0 luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề : "Là học sinh, em nghĩ làm thế nào để đứng dậy sau vấp ngã?” a. Xác định được yêu 0,25 cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn - Hình thức: một đoạn văn, thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. - Dung lượng: khoảng 200 chữ. b. Xác định đúng vấn 0,25 đề cần nghị luận:
- 14 "Là học sinh, em nghĩ làm thế nào để đứng dậy sau vấp ngã?” c. Đề xuất được hệ 0,5 thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận - Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: + Vấp ngã là những thất bại, sai lầm, khó khăn, thử thách mà mỗi người gặp phải trong cuộc sống. Đối với học sinh, vấp ngã có thể là điểm kém, thi trượt, mâu thuẫn với bạn bè hay những khủng hoảng về tâm lý. Đứng dậy sau vấp ngã là quá trình vượt qua những khó khăn, rút ra bài học và tiếp tục bước đi trên con đường của mình. + Nếu không biết cách đứng dậy sau vấp ngã, học sinh có thể đánh mất niềm tin vào bản thân, bỏ lỡ cơ hội học tập và phát triển, ảnh hưởng đến tương lai và sự nghiệp sau này. + Thành thật nhìn nhận và chấp nhận sai lầm, thất bại của mình. Không trốn tránh hay đổ lỗi cho hoàn cảnh + Tìm kiếm sự hỗ trợ
- 15 từ gia đình, thầy cô, bạn bè: Chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh; lắng nghe, chia sẻ, động viên, không tạo áp lực; tư vấn, định hướng, hỗ trợ về kiến thức và kỹ năng; cổ vũ, đồng hành, tạo môi trường tích cực. + Học hỏi và rút kinh nghiệm: Phân tích kỹ nguyên nhân thất bại; tìm hiểu những kiến thức, kỹ năng còn thiếu; tham khảo kinh nghiệm từ những người thành công. +......................... + Dẫn chứng: Thomas Edison đã trải qua hàng nghìn lần thất bại trước khi phát minh ra bóng đèn điện. Ông coi mỗi lần thất bại là một bài học quý giá để tiến gần hơn đến thành công. d. Viết đoạn văn đảm 0,5 bảo các yêu cầu sau: - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: Sức mạnh của niềm tin vào bản thân trong cuộc sống - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các
- 16 ý. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng. đ. Diễn đạt 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 2 Viết một bài văn 4,0 nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Yêu Tiếng Việt ( Huy Cận). a. Xác định được yêu 0,25 cầu của kiểu bài: Nghị luận văn học b. Xác định đúng vấn 0,5 đề cần nghị luận: - Chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Yêu Tiếng Việt của Huy Cận. c. Triển khai vấn đề 1,0 nghị luận thành các luận điểm. Học sinh có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau: - Xác định được các ý chính của bài viết.
- 17 - Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận: * Giới thiệu vấn đề nghị luận: tác giả Huy Cận, bài thơ Yêu Tiếng Việt và vấn đề nghị luận (chủ đề, đặc sắc nghệ thuật của bài thơ). * Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể triển khai phân tích bài thơ theo nhiều cách khác nhau (phân tích theo 2 luận điểm lớn là chủ đề, đặc sắc nghệ thuật của bài thơ; phân tích lần lượt từng khổ thơ; phân tích lồng ghép nghệ thuật vào nội dung…), có thể có những cảm nhận cá nhân không giống như đáp án, tuy nhiên cần có sức thuyết phục, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức và pháp luật, đảm bảo được các ý cơ bản sau: - Chủ đề của bài thơ: Qua bài thơ, nhà thơ thể hiện tình yêu, niềm tự hào sâu sắc với tiếng mẹ đẻ, lời nhắn nhủ đầy âu yếm và thiết tha về ngôn ngữ, về cái hồn dân tộc đã nuôi dưỡng bao thế hệ con người Việt Nam. Chủ đề ấy được thể hiện qua nội dung của
- 18 bài thơ: + Nội dung, cảm xúc của nhân vật trữ tình: - Thương yêu và xót xa tiếng Việt bởi ở trường phải học ngoại văn. - Khẳng định tiếng Việt là hồn nước, là hơi thở của mỗi người Việt. - Tiếng Việt đã nuôi dưỡng tâm hồn nhân vật trữ tình - Tuổi trẻ hãy yêu dân tộc mình, hiểu lịch sử đất nước mình và giữ gìn tiếng Việt – tiếng của ông cha. - Không ai có thể chọn được quê và nơi sinh nhưng có thể chọn tiếng nói mà mình yêu thích. - Tiếng Việt là tình yêu mãnh liệt, bất tử với nhân vật trữ tình. Với Huy Cận, ở kiếp nào ( nếu có thêm kiếp sau) ông cũng yêu và tự hào về tiếng Việt – tiếng nói của dân tộc mình. - Yêu tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc mình là biểu hiện của lòng yêu nước. + Đặc sắc nghệ thuật: - Thể thơ bảy chữ, ngôn từ mộc mạc, giản dị, phù hợp với mạch cảm xúc của chủ thể trữ tình. - Các biện pháp nghệ thuật: So sánh: ...như sữa mẹ/ Như máu hồng
- 19 tươi trở lại tim Hoán dụ: Thế đó em ơi lớp tuổi xanh Điệp từ, ẩn dụ...được sử dụng linh hoạt: Buổi ấy anh yêu tiếng nước nhà...Yêu tha thiết mà lại xót xa. * Kết thúc vấn đề nghị luận: Đánh giá chung về đặc sắc nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ; liên hệ, rút ra bài học/thông điệp có ý nghĩa với bản thân. d. Viết bài văn đảm 1,5 bảo các yêu cầu sau: - Triển khai được ít nhất 2 ý trong mỗi luận điểm về chủ đề, đặc sắc nghệ thuật của bài thơ của bài thơ để thể hiện được đánh giá, cảm nhận cá nhân. - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, biết phân tích các chi tiết, hình ảnh đặc sắc, những biện pháp nghệ thuật để làm nổi bật nội dung, chủ đề của bài thơ. đ. Diễn đạt 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu và liên kết văn bản. e. Sáng tạo 0,5
- 20 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Tổng điểm 10,0 THÔNG TIN VỀ ĐỀ THI TÊN FILE ĐỀ THI: 2_Nguvan_PG3_TS10D_2024_DE_SO_5 TỔNG SỐ TRANG (GỒM ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 06 TRANG.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án
66 p | 1860 | 112
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2017-2018 môn tiếng Anh - Sở GD&ĐT Kiên Giang
5 p | 692 | 76
-
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án
146 p | 570 | 46
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2015-2016 môn tiếng Anh - Sở GD&ĐT Kiên Giang
6 p | 331 | 41
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Tiếng Anh có đáp án - Sở GD&ĐT Phú Thọ
8 p | 283 | 20
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm 2015-2016 - Sở GD&ĐT Bà rịa, Vũng Tàu
1 p | 282 | 14
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Hà Nội
1 p | 212 | 14
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Cao Bằng
3 p | 208 | 13
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh
5 p | 156 | 11
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2016-2017 môn Toán - Sở GD&ĐT Kiên Giang
5 p | 95 | 10
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Phòng
11 p | 119 | 8
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hưng Yên (Đề chung)
5 p | 87 | 5
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Ninh Bình
4 p | 145 | 4
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Dương
6 p | 85 | 4
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nội
5 p | 66 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nam
5 p | 79 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Ngữ văn có đáp án - Sở GD&ĐT Nam Định
8 p | 152 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi
6 p | 59 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn