Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Đại trà) năm 2025-2026 có đáp án - Trường THCS Gia Vân, Gia Viễn
lượt xem 0
download
Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Đại trà) năm 2025-2026 có đáp án - Trường THCS Gia Vân, Gia Viễn’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Đại trà) năm 2025-2026 có đáp án - Trường THCS Gia Vân, Gia Viễn
- TRƯỜNG THCS GIA VÂN ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT Năm học 2025 - 2026 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi gồm 02 phần – 06 câu, 02 trang) I. MA TRẬN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN Mức độ nhận thức Kĩ Nội dung/ Vận Tổng TT Nhận Thông Vận năng đơn vị kiến thức dụng % điểm biết hiểu dụng cao Đọc 1 VB thơ hiện đại 2 1 1 40 hiểu Đoạn văn nghị 2 Viết luận cảm nhận về 1* 1* 1* 20 một khổ thơ Bài văn nghị luận bàn về giải pháp 3 Viết hạn chế biến đổi 1* 1* 1* 40 khí hậu ở Việt Nam Tổng 100 Tỉ lệ % 20% 30% 30% 20% Tỉ lệ chung 50% 50%
- II. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội dung thức Chương/ TT /Đơn vị Mức độ đánh giá Vận Chủ đề Nhận Thông Vận kiến thức dụng biết hiểu dụng cao 1 Đọc hiểu VB thơ Nhận biết: hiện đại - Nhận biết được thể thơ của văn bản - Nhận biết được các hình ảnh liệt kê xuất hiện trên cánh đồng của bà ngoại vào thời điểm tháng năm Thông hiểu: 2 1 1 - Phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ so sánh. Vận dụng: - Giải thích được vì sao hình ảnh người bà luôn gắn liền với kí ức tuổi thơ của con người. 2 Viết Đoạn văn Thông hiểu: nghị luận - Đảm bảo cấu trúc của về một một đoạn văn nghị luận khổ thơ văn học. tâm đắc. - Xác định đúng VĐ nghị luận (những cảm nhận về khổ thơ tâm đắc 1* 1* 1* nhất). Vận dụng: Viết được một đoạn văn nghị luận cảm nhận về khổ thơ tâm đắc nhất. Vận dụng cao: - Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. - Diễn đạt độc đáo, sáng tạo riêng của người viết Viết Bài văn Thông hiểu: 1* 1* 1* nghị luận - Đảm bảo cấu trúc bài xã hội về văn nghị luận một vấn đề - Xác định đúng vấn đề cần giải nghị luận: bàn về giải quyết. pháp hạn chế biến đổi
- khí hậu ở Việt Nam. Vận dụng: - Viết được một bài văn nghị luận ngắn (500 chữ). - Bố cục rõ ràng, mạch lạc, ngôn từ dễ hiểu, thể hiện được quan điểm của bản thân. Vận dụng cao: - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. - Sử dụng tốt các thao tác lập luận. - Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. - Viết được bài văn nghị luận, đề ra được những giải pháp hợp lý Tổng 2 1 3 1 Tỉ lệ % 20 30 30 20 Tỉ lệ chung 50 50
- TRƯỜNG THCS GIA VÂN ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT Năm học 2025 - 2026 ĐỀ THI SỐ 2 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi gồm 02 phần – 06 câu, 02 trang) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) THÁNG NĂM CỦA BÀ Tháng năm có đàn chim ngói về ăn hạt trên cánh đồng bà ngoại Trời thì xanh như không thể biếc hơn Cháu đội nón đôi chân trần trên đất Gặt về phơi cả ba tháng nhọc nhằn Ba tháng nhọc nhằn nuôi mày lớn lúa ơi Hoa cỏ may đan chéo bàn chân bà tứa máu Mồ hôi xuống như mưa là tháng sáu Lưng bà còng lưng lúa trĩu như nhau Bà ngoại trồng lúa, bà ngoại nhai trầu Suốt một đời không đi ra ngoài mái đình bến nước Nỗi vất vả ấy lấy gì mà đo được Như hạt thóc nảy mầm trổ bông Tháng năm này cánh đồng bà có nhiều chim ngói không Lưng bà mỗi ngày lại gần hơn mặt đất Cháu mong lắm được trở về khi gặt Phơi giúp bà hạt giống để mùa sau (Bình Nguyên Trang, Chỉ em và chiếc bình pha lê biết, NXB Hội nhà văn 2003, tr.87-88) Chú thích: Bình Nguyên Trang (sinh năm 1977) tên thật là Vũ Thị Quỳnh Trang, quê gốc ở Nam Định, là tác giả của nhiều tập thơ, truyện ngắn, ký chân dung. Bình Nguyên Trang từng đoạt giải Nhất cuộc thi Tác phẩm tuổi xanh khi mới tròn 20 tuổi. Tháng năm của bà là một bài thơ hay, viết về người bà kính yêu luôn tần tảo hôm sớm. Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên. Câu 2. Liệt kê những hình ảnh xuất hiện trên cánh đồng bà ngoại vào thời điểm tháng năm. Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ: Mồ hôi xuống như mưa là tháng sáu Lưng bà còng lưng lúa trĩu như nhau Câu 4. Từ bài thơ Tháng năm của bà, anh (chị) hãy lý giải vì sao hình ảnh người bà
- luôn gắn liền với ký ức tuổi thơ của con người. II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận về một khổ thơ mà anh (chị) tâm đắc nhất trong phần đọc hiểu. Câu 2. (4,0 điểm) Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ), bàn về giải pháp hạn chế biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay. ------------Hết------------
- TRƯỜNG THCS GIA VÂN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT Năm học 2025 - 2026 MÔN: NGỮ VĂN
- Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Thể thơ tự do. 1,0 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm. 2 Những hình ảnh xuất hiện trên cánh đồng của bà ngoại vào thời 1,0 điểm tháng năm: Đàn chim ngói về ăn hạt; Trời thì xanh; Cháu đội nón đôi chân trần trên đất; Gặt về phơi cả ba tháng nhọc nhằn. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được 1 trong 4 hình ảnh: 0,25 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm. 3 Biện pháp tu từ so sánh có tác dụng: 1,0 - Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Làm rõ nỗi vất vả, khổ cực của bà để có được một vụ mùa bội thu. - Bộc lộ niềm cảm thương của cháu. - Thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn dành cho người bà đáng kính của mình. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đủ 4 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được 3 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời được 2 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,25 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm 4 HS có thể lý giải theo nhiều cách khác nhau. Nhưng cần đảm 1,0 bảo được các yêu cầu sau: - Hình ảnh người bà luôn gắn liền với ký ức tuổi thơ của con người bởi: + Bà là người thay mẹ, chăm sóc, nuôi nấng, yêu thương chúng ta khi còn thơ bé. + Bà là người tảo tần, lam lũ, giàu đức hy sinh, giàu lòng vị tha. + Bà khơi dậy cho chúng ta niềm yêu thương, lòng biết ơn, sống nghĩa tình. + Bà còn là hiện thân cho quê hương, cho cội nguồn. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đủ 4 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được 3 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời được 2 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương
- đương: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,25 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm. II PHẦN VIẾT 6,0 1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ 2,0 của anh (chị) về một khổ thơ tâm đắc nhất trong phần đọc hiểu. a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn 0,25 văn - Hình thức: một đoạn văn, thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, phối hợp, móc xích hoặc song song. - Dung lượng: khoảng 200 chữ. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,25 Cảm nhận về một khổ thơ tâm đắc nhất. c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận 0,5 d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: 0,5 - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Trình bày được những cảm nhận của bản thân về khổ thơ tâm đắc (có những hình ảnh thơ nào đặc sắc, biện pháp tu từ, nội dung,...). - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng. đ. Diễn đạt 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. e. Sáng tạo: 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ Viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ), bàn về giải 4,0 pháp hạn chế biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay. a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bàn về giải pháp hạn 0,5 chế biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay. c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài 1,0 viết 2 - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận: * Giới thiệu vấn đề nghị luận: Bàn về giải pháp hạn chế biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay. * Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, có thể đưa ra nhiều góc nhìn, nhiều cách giải quyết vấn đề không giống như đáp án tuy nhiên cần có sức thuyết phục, không vi
- phạm các chuẩn mực đạo đức và pháp luật, đảm bảo được các ý cơ bản sau: - Giải thích: Biến đổi khí hậu là thuật ngữ được dùng để chỉ sự thay đổi của khí hậu do tác động chủ yếu của con người làm thay đổi các thành phần của khí quyển trái đất. - Thực trạng của vấn đề: Việt Nam đang phải đối mặt với thực trạng biến đổi khí hậu đáng lo ngại và các tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt hơn. Nhiệt độ trung bình ngày càng cao, mực nước biển trung bình tăng mỗi năm là 0.3-0.5 mm. - Hậu quả: Biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ lên chất lượng cuộc sống, sức khỏe và tuổi thọ của con người. - Nguyên nhân: Bên cạnh nguyên nhân khách quan thì chủ yếu vẫn là do ý thức và thói quen trong lối sống của con người. - Đề xuất giải pháp: + Đối với nhà nước và các cơ quan hữu quan cần có cái nhìn dài hạn về biến đổi khí hậu và có kế hoạch cụ thể để giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu: xây dựng các trạm giám sát biến đổi khí hậu và cơ sở dữ liệu về giám sát biến đổi khí hậu,… + Đối với cá nhân mỗi người: Hãy sống tối giản, sống xanh, thân thiện với môi trường, trồng nhiều cây xanh giúp giảm thiểu về vấn đề biến đổi khí hậu. Mua sắm thông minh, lựa chọn sản phẩm bền vững, thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng tái tạo, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, lên tiếng kêu gọi người khác cùng tham gia hành động giúp mọi người nhận thức đúng và hành động đúng về biến đổi khí hậu,… - Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có được cái nhìn toàn diện... * Kết thúc vấn đề nghị luận: Khẳng định lại ý nghĩa về tầm Quan trọng của việc khắc phục, giải quyết vấn đề, rút ra bài học cho bản thân. d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: 1,5 - Trình bày được thực trạng của vấn đề và đề xuất được ít nhất 2 giải pháp về hạn chế biến đổi khí hậu. - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục; biết kết hợp giữa lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề. đ. Diễn đạt: 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu và liên két văn bản e. Sáng tạo: 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, thú vị. Tổng điểm 10,0 THÔNG TIN VỀ ĐỀ THI TÊN FILE ĐỀ THI: 2_Nguvan_PG2_TS10D_2024_DE_SO_3 TỔNG SỐ TRANG (GỒM ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 05 TRANG.
- Họ và tên người ra đề thi: Nguyễn Thị Phượng Đơn vị công tác: Trường THCS Gia Vân Số điện thoại: 0984256279
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án
66 p | 1860 | 112
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2017-2018 môn tiếng Anh - Sở GD&ĐT Kiên Giang
5 p | 692 | 76
-
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án
146 p | 570 | 46
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2015-2016 môn tiếng Anh - Sở GD&ĐT Kiên Giang
6 p | 331 | 41
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Tiếng Anh có đáp án - Sở GD&ĐT Phú Thọ
8 p | 283 | 20
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm 2015-2016 - Sở GD&ĐT Bà rịa, Vũng Tàu
1 p | 282 | 14
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Hà Nội
1 p | 212 | 14
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Cao Bằng
3 p | 208 | 13
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh
5 p | 156 | 11
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2016-2017 môn Toán - Sở GD&ĐT Kiên Giang
5 p | 95 | 10
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Phòng
11 p | 119 | 8
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hưng Yên (Đề chung)
5 p | 87 | 5
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Ninh Bình
4 p | 145 | 4
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Dương
6 p | 85 | 4
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nội
5 p | 66 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nam
5 p | 79 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Ngữ văn có đáp án - Sở GD&ĐT Nam Định
8 p | 152 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi
6 p | 59 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn