SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
THÁI BÌNH<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT<br />
NĂM HỌC 2018-2019<br />
Môn thi: NGỮ VĂN<br />
Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian giao đề<br />
<br />
Phần 1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)<br />
Mỉm cười là một trạng thái tinh thần đặc biệt.<br />
Khác với bản thân cái cười. Cái cười cần và phải có đối tượng rõ ràng. Không có người ta<br />
bảo mình “có vấn đề rồi”.<br />
Mỉm cười đến từ xa xôi, xa xôi đến mức có vẻ như mỉm cười là tự thân. Mỉm cười là trạng<br />
thái trong lành, thân thiện dang tay vui đón vũ trụ, hoà vui cuộc đời. Như tia nắng xuân<br />
mềm mại, mỏng manh, rụt rè, vô tư lự hé chào khu vườn cuối đông.<br />
[...]Thật là vui khi nhìn thấy cái mỉm cười ở trong cái cười của ai đó, của những người bạn<br />
của mình.<br />
Chúc mỗi bạn bè ta, mỗi sáng trước khi ra cửa, mỉm cười.<br />
(Theo Hoàng Hồng Minh, Lòng người mênh mang NXB Văn hóa thông tin , 2014)<br />
Câu 1 (1 điểm). Kể trên 02 phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.<br />
Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra phép liên kết giữa hai câu văn sau: "xa xôi đến mức có vẻ như<br />
mỉm cười là tự thân. Mỉm cười là trạng thái trong lành, thân thiện dang tay vui đón vũ trụ,<br />
hoà vui cuộc đời".<br />
Câu 3. (0,5 điểm). Theo tác giả, tại sao "mỉm cười" khác với "cái cười"?<br />
Câu 4 (1.0 điểm) "Chúc bạn bè ra mỗi sáng trước khi ra cửa, mim cười". Câu nói trên cho<br />
em lời khuyên gì về thái độ sống?<br />
Phần 2. LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM)<br />
Câu 1. (3,0 điểm)<br />
Cần tôn trọng sự riêng tư của người khác.<br />
Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 300 chữ) bày tỏ suy nghĩ của em về ý kiến trên.<br />
Câu 2. (4,0 điểm) Cảm nhận về hình ảnh con người Việt Nam trong hai đoạn thơ sau:<br />
Thuyền ta lái gió với buồm trăng<br />
Lướt giữa mây cao với biển bằng<br />
Ra đậu dặm xa dò bụng biển<br />
Dàn đan thế trận lưới vây giăng<br />
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá, Ngữ văn 9 Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)<br />
Ta làm con chim hót<br />
Ta làm một cành hoa<br />
Ta nhập vào hòa ca<br />
Một nổi trầm xao xuyến.<br />
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9 Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2017)<br />
<br />
ĐÁP ÁN ĐỀ VĂN VÀO 10 TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2018<br />
Phần I. Đọc hiểu<br />
Câu 1: 2 phương thức biểu đạt chính là Tự sự và Nghị luận<br />
Câu 2: Phương pháp liên kết: phép lặp<br />
Câu 3:<br />
Theo tác giả thì mỉm cười là một trạng thái tinh thần đặc biệt và nó đến từ xa xôi đến mức<br />
có vẻ như mỉm cười là tự thân hay hiểu thành mỉm cười là do chính tự thân - một phản xạ<br />
tự nhiên của con người.<br />
Còn cái cười lại cần phải có đối tượng rõ ràng cụ thể hay cái cười xảy ra khi có tác động<br />
của sự vật sự việc quay ta.<br />
Câu 4: "Chúc bạn bè ta, mỗi sáng trước khi ra cửa, mỉm cười" mang đến cho ta thông điệp:<br />
Hãy đón ngày mới bằng niềm vui, niềm tin và hạnh phúc, mỉm cười để bắt đầu một ngày<br />
thật tốt đẹp hơn.<br />
Phần II: Làm văn:<br />
Câu 1: Hướng dẫn:<br />
Thứ nhất: Khẳng định ý kiến trên là đúng, sau đó các em cần phân tích từng khía cạnh.<br />
- Tôn trọng là sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người<br />
khác, thể hiện lối sống văn hóa của mỗi người.<br />
- Sự riêng tư của người khác: chính là đời sống cá nhân, tỉnh cảm của người đó trong cuộc<br />
sống hàng ngày.<br />
=> Khẳng đinh ý kiến :"Cần tôn trọng sự riêng tư của người khác" là vô cùng cần thiết. Là<br />
cách tốt nhất để duy trì quan hệ tốt đẹp trong xã hội<br />
Câu 2:<br />
1. Mở bài: Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. Giới thiệu, khái quát giá trị của đoạn thơ<br />
( viết lại đoạn thơ)<br />
+ Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá:<br />
- Huy Cận là bút danh, họ tên là Cù Huy Cận. Thơ của ông dào dạt niềm vui, nhất là khi<br />
ông nói về cuộc sống mới, con người mới.<br />
- Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" được Huy Cận viết năm 1958. Bài thơ miêu tả đoàn<br />
thuyền ra khơi đánh cá một đêm trăng tròn Hạ long, qua đó ca ngợi biển quê hương giàu<br />
đẹp, người dân chài làm chủ cuộc đời, hăng say lao động, xây dựng cuộc sống mới ấm no<br />
hạnh phúc.<br />
+ Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:<br />
- Nhà thơ Thanh Hải (1930-1980) là bút danh của Phạm Bá Ngoãn. Ông là người có công<br />
lớn thắp sáng ngọn lửa thi ca cách mạng trong lòng miền Nam. Thơ của Thanh Hải có<br />
ngôn ngữ trong sáng, giàu âm điệu nhạc điệu, cảm xúc thiết tha, chân thành và lắng<br />
đọng.https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/<br />
- Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được Thanh Hải viết vào tháng 11 năm 1980, khi còn nằm<br />
trên giường bệnh, một tháng trước lúc qua đời. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp và khí thế của đất<br />
<br />
nước vào xuân, thể hiện khát vọng và tình yêu thiết tha được trọn đời hiến dâng cho quê<br />
hương đất nước.<br />
+ Nhận xét: Cả hai bài thơ đều miêu tả vẻ đẹp của con người Việt Nam đặc biệt là 2 đoạn<br />
thơ sau (trích dẫn thơ)<br />
2. Thân bài<br />
* Phân tích khổ thơ bài đoàn thuyền đánh cá:<br />
- Trên cái nền thiên nhiên ấy, hình ảnh con người hiện lên thật đẹp.<br />
Thuyền ta lái gió với buồm trăng<br />
Lướt giữa mây cao với biển bằng<br />
Hai tiếng “thuyền ta" vang lên một cách đầy kiêu hãnh, tự hào. Xa rồi những ngày áp bức,<br />
bóc lột làm thân nô lệ, làm kiếp ngựa trâu, bị coi như thứ tài sản, bị bóc lột đến kiệt quệ<br />
sức lao động. Ta có làm mà không được hưởng. Còn giờ đây, ta thực sự trở thành một công<br />
dân của đất nước. Ta được làm chủ đất nước, biển trời và làm chủ công việc của mình.<br />
Trong không không khí hào hứng phân khởi, say mê người ngư dân đưa con thuyền vào<br />
cuộc chinh phục mới. Bút pháp lãng mạn khoa trương đã biến con thuyền không phải chạy<br />
bằng động cơ máy móc mà bằng sức mạnh của tự nhiên. Con thuyền ấy có gió làm bánh lái,<br />
trăng làm buồm. Trong phút chốc, tầm vóc con thuyền trở lên lớn lao, kì vĩ sánh ngang<br />
cùng thiên nhiên vũ trụ. Hình ảnh con thuyền hay chính là con người lao động với tầm vóc<br />
cũng rất lớn lao.<br />
Con thuyền ấy không phải đi trên mặt biển mà như "lướt" giữa không gian rộng với trời<br />
xanh bát ngát. Động từ "lướt" diễn tả đoàn thuyền không chỉ chạy nhanh mà còn rất nhẹ<br />
nhàng. Vẻ đẹp của con thuyền chính là vẻ đẹp của người lao động. Đoàn thuyền chạy<br />
nhanh diễn tả khí thế phơi phới của những con người lần đầu tiên làm chủ cuộc đời.<br />
=> Họ không chỉ có sức mạnh mà tâm hồn họ còn vô cùng vui tươi phấn khởi. Hình ảnh<br />
con thuyền mang kích thước khổng lồ đang hòa nhập với thiên nhiên tạo nên một cảnh<br />
tượng kì vĩ. Dường như đây không phải là đoàn thuyền trong cuộc đánh bắt cá mà đang<br />
trong cuộc du ngoại giữa chốn bồng lai tiên cảnh.<br />
Nếu hai câu thơ trên miêu tả bằng bút pháp tả thực thì hai câu dưới miêu tả bằng bút pháp<br />
hiện thực. Cảnh lao động trở về ttính chất quyết liệt của nó:<br />
"Ra đầu dặm xa dò bụng biển<br />
Dàn đan thế trận lưới vây giăng"<br />
Những người ngư dân với tâm hồn phơi phới đang làm chủ phương tiện của mình. Họ lái<br />
những con thuyền ra khơi đâu còn quẩn quanh đánh bắt ven bờ. Đâu còn những ngày chỉ<br />
có những trang thiết bị thô sơ thiếu thốn.Giờ đây họ đã có trong tay những tranh thiết bị<br />
hiện đại để đánh bắt xa bờ.Với những phương tiện ấy,họ tự tin tìm đến những nơi xa để<br />
"dò bụng biển".<br />
Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ đã biến lòng biển bao la trở thành "bụng biển". Nơi ấy chất<br />
chứa bao điều kì lạ, bí hiểm đòi hỏi sự khám phá của con người. Nơi ấy cũng chứa đựng tài<br />
nguyên khoáng sản để phục vụ cho công việc làm giàu đất nước.<br />
Bằng một động từ mạnh được sử dụng liên tiếp nhà thơ đã giúp người đọc hình dung cảnh<br />
đánh bắt cá. Những ngư dân giờ bước vào cuộc chiến mới. Ở đó, ngư trường là chiến<br />
<br />
trường, ngư cụ là vũ khí, ngư dân là chiến sĩ. Tất cả trong tư thế hoàn toàn chủ động để dàn<br />
đan thế trận tấn công vào cuộc chinh phục thiên nhiên.<br />
* Phân tích khổ thơ bài mùa xuân nhỏ nhỏ<br />
Tác giả không mơ giấc mơ vĩ đại, chẳng tưởng một viễn cảnh lạ kì, mà tâm hồn tác giả<br />
nguyện những ước mơ đơn sơ, bình dị:<br />
Ta làm con chim hót<br />
Ta làm một cành hoa<br />
Ta nhập vào hòa ca<br />
Một nốt trầm xao xuyến.<br />
Tác giả ước mơ được hi sinh, được cống hiến. Ước mơ cháy bỏng của tác giả sôi tràn nhiệt<br />
huyết, căng tràn nhựa hi sinh, thổi phồng lên một niềm tin bất diệt. Tác giả mơ ước nhưng<br />
chỉ nguyện “làm” một cành hoa, một con chim hót.<br />
=> Tác giả như nguyện rằng mình sẽ làm, vâng sẽ làm một tiếng chim, một cành hoa đế<br />
góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim. Một cành hoa, một tiếng chim<br />
để tô điểm cho phong cảnh mùa xuân tươi đẹp. Đó là ước nguyện lạ thường, không phải nó<br />
cao siêu vĩ đại mà tại nó gần gũi.<br />
=> Mong muốn được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện<br />
công hiến cho sự phồn vinh của đất nước.<br />
Tác giả nguyện sẽ cống hiến, cống hiến những gì đơn sơ, giản dị, nhưng lại có ích cho đời:<br />
Ta nhập vào hòa ca<br />
Mội nốt trầm xao xuyến<br />
Tác giả không mơ được làm một cánh đại bàng lướt gió giữa trời xuân, không mơ được<br />
làm nốt nhạc vút cao trong dàn hòa ca bay bổng. Tác giả chỉ nguyện làm một tiếng chim<br />
hót, một nốt trầm nhưng xao xuyến lòng người.<br />
=> Một ước mơ nho nhỏ, chân tình.<br />
*Hình ảnh con người Việt Nam trong bài thơ:<br />
Tác giả đều lấy những hình ảnh thiên nhiên với hình ảnh thơ lãng mạn, bay bổng để thể<br />
hiện hình ảnh niềm vui, sự nhịp nhàng cùng hòa nhập thiên nhiên. Qua đó tác giả cũng<br />
truyền đạt một thông điệp hình ảnh con người Việt Nam luôn cố gắng làm việc với ước mơ<br />
cống hiến một phần công sức cho sự phát triển của đất nước.<br />
3. Kết bài:<br />
Nêu cảm nhận chung của em về hai khổ thơ trên.<br />
<br />