SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10<br />
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2018 TỈNH<br />
TIỀN GIANG<br />
Môn thi: NGỮ VĂN<br />
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi, từ câu 1 đến câu 3:<br />
(1) Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. (2) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ<br />
rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. (3) Anh vừa bước, vừa<br />
khom người đưa tay đón chờ con. (4) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. (5)<br />
Nó ngơ ngác, lạ lùng, (6) Còn anh, anh không ghìm nỗi xúc động. (7) Mỗi lần bị xúc<br />
động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. (8) Với vẻ<br />
mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp<br />
bặp run run...<br />
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)<br />
Câu 1. (1.0 điểm)<br />
Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu (2).<br />
Câu 2. (1.0 điểm)<br />
Tìm từ ngữ liên kết và gọi tên phép liên kết được dùng trong câu (4) và câu (5).<br />
Câu 3. (1,0 điểm).<br />
Tìm từ địa phương Nam Bộ trong câu (7) và cầu (8)<br />
Câu 4. (3.0 điểm)<br />
Viết một đoạn văn giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”,<br />
Câu 5. (4,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau:<br />
“Ta làm con chim hót<br />
Ta làm một cành hoa<br />
Ta nhập vào hòa ca<br />
Một nốt trầm xao xuyến.<br />
Một mùa xuân nho nhỏ<br />
Lặng lẽ dâng cho đời<br />
Dù là tuổi hai mươi<br />
Dù là khi tóc bạc.”<br />
(Trich Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải - dẫn theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục<br />
Việt Nam, 2015, trang 56)<br />
--- HẾT ---Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.<br />
<br />
ĐAP AN DỀ THI VAO LỚP 10 TỈNH TIỀN GIANG<br />
Câu 1:<br />
Câu 2:<br />
Câu 3:<br />
Câu 4:<br />
Câu 5:<br />
Dàn ý phân tích hai đoạn thơ của Thanh Hải:<br />
+ Mở bài:<br />
– Giới thiệu qua về tác giả và tác phẩm:<br />
– Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là một bài thơ hay nó chính là nỗi lòng của tác giả, nói<br />
lên ước mơ, khát khao của tác giả Thanh Hải muốn cống hiến sức lực, trí tuệ của<br />
mình để xây dựng đất nước.<br />
+ Thân bài:<br />
– Đây là bài thơ cuối được tác giả viết năm 1980 khi đang nằm trên giường bệnh<br />
trước khi qua đời không lâu.<br />
Ta làm con chim hót<br />
Ta làm một nhành hoa<br />
Ta nhập cùng hòa ca<br />
Một nốt trầm xao xuyến<br />
Một mùa xuân nho nhỏ<br />
Lặng lẽ dâng cho đời<br />
Dù là tuổi đôi mươi<br />
Dù là khi tóc bạc<br />
– Phân tích tựa đề của bài thơ là “Mùa xuân nho nhỏ” tác giả cũng đã gửi gắm rất<br />
nhiều tình cảm vào đó. Mùa xuân chúng ta sẽ nghĩ nhiều tới những cành lộc non đâm<br />
chồi xanh biếc, nhiều sức sống, phơi phới niềm tin. Nhưng đi bên cạnh hai từ “mùa<br />
xuân” lại là hai từ “nho nhỏ” gợi cho ta những cái gì đó nhỏ bé, giản dị.<br />
– Ước mơ được cống hiến, mãi cống hiến, được thấy mình còn có ích, giúp ích cho<br />
cuộc đời dù chỉ là một cái gì đó “nho nhỏ”. Dù là tuổi hai mươi trẻ trung, phơi phới,<br />
tràn trề năng lượng, nhiệt huyết hay là khi tóc đã điểm hoa râm, đôi chiếc bạc, thân<br />
thể đã yếu ớt, cơ bắp và thớ thịt đã không còn cứng chắc, thì ước muốn được cống<br />
hiến vẫn còn vẹn nguyên trong tim tác giả.<br />
– Tác giả chỉ muốn như “một nốt trầm xao xuyến” hòa nhập cùng mọi người, hòa ca<br />
vào bản nhạc mùa xuân của cuộc đời, của đất nước.<br />
– Tác giả nói tới quy luật của cuộc đời của con người là sinh- lão-bệnh-tử. Ai cũng có<br />
lúc trẻ trung, rồi già đi “dù là tuổi hai mươi” hay là khi “tóc bạc” thì khát khao cống<br />
hiến, cảm thấy mình sống có ích vẫn luôn cháy bỏng trong tim tác giả.<br />
<br />
– Tác giả hy vọng những ước mơ giản dị, những dâng hiến nhỏ nhoi của mình sẽ<br />
được hòa vào biển người rộng lớn ngoài kia cùng chung tay xây dựng vào sự phát<br />
triển của tổ quốc, một tổ quốc thiêng liêng.https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/<br />
+ Kết<br />
– Nêu lên cảm nghĩ của mình về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” .<br />
– Khẳng định lại một lần nữa những khát khao, ước muốn trong con tim tác giả gửi<br />
tới cuộc đời, một khát khao được sống cống hiến sức mình cho việc xây dựng quê<br />
hương đất nước “dù là tuổi hai mươi, dù là khi tóc bạc”<br />
<br />