Đề thi vào lớp 10 THPT Chuyên năm học 2015-2016 môn Ngữ văn
lượt xem 11
download
"Đề thi vào lớp 10 THPT Chuyên năm học 2015-2016 môn Ngữ văn" gồm có 6 đề thi môn Ngữ văn, giúp các em có thêm tài liệu để tham khảo, trong các đề ở tài liệu này đều có gợi ý làm bài, giúp các bạn dễ dàng trong việc nắm bắt nội dung viết bài văn hay. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi vào lớp 10 THPT Chuyên năm học 2015-2016 môn Ngữ văn
- QUÀ TẶNG 1. Đề thi vào 10 THPT Chuyên thành phố Hồ Chí Minh năm học 20152016 Câu 1: ( 4 điểm ) Ước mơ đôi khi không phải là điều nhất định phải thực hiện cho bằng được hơn nữa có thể là điều người ta không có khả năng thực hiện trong suốt cuộc đời mình Gặp một chú lùn ước mơ lớn lên sẽ chơi bóng rổ hay một chú bé dị tật ở chân nuôi mộng sau này trở thành ngôi sao bóng đá thì đó không phải là điều mà bạn nên chế nhạo. Một ngày nào đó bạn sẽ nhận ra ý nghĩa của ước mơ không phải ở chỗ nó có phù hợp với khả năng thực tế hay không. Điều quan trọng là nó cho phép bạn sống thêm một cuộc đời nữa với cảm xúc của riêng bạn… (Nguyễn Nhật Ánh, “Tôi là Bêtô) Mượn lời nhân vật Bêtô, tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã đưa ra quan niệm về ước mơ. Em có đồng ý với quan niệm về ước mơ này không? Hãy viết bài văn trao đổi với tác giả để bày tỏ ý kiến của mình. Câu 2: ( 6 điểm ) Đừng làm những câu thơ khuôn mình theo văn phạm Như những cây quá thẳng, chim không về. ( Chế Lan Viên, “Sổ tay thơ”) Em hãy chọn 2 trong 4 tác phẩm: “Đồng chí”(Chính Hữu), “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”(Phạm Tiến Duật), “Con cò”(Chế Lan Viên),”Nói với con”(Y Phương) để làm rõ ý kiến trên. Gợi ý cách làm bài Câu 1: Trình bày suy nghĩ về quan niệm ước mơ trong đoạn trích tác phẩm “Tôi là Bêtô” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. * Giới thiệu được vấn đề nghị luận . Khẳng định ý nghĩa tích cực của những điều đặt ra trong đoạn trích đối với thế hệ trẻ. * Giải thích, xác định vấn đề cần nghị luận: Giải nghĩa khái niệm: “Ước mơ” là những mong mỏi tha thiết về những điều tốt đẹp ở tương lai…”Ước mơ” là khát vọng, là đích đến để mỗi con người biết phấn đấu, cố gắng trong cuộc sống. Ý nghĩa quan niệm về ước mơ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: Không ai đánh thuế những ước mơ, cũng chẳng có lí do gì để bạn từ bỏ và giới hạn ước mơ của mình. Ước mơ, nhất là những ước mơ cao đẹp, có ý nghĩa sẽ giúp con người vượt qua khó khăn trong cuộc sống, tìm thấy niềm vui của cuộc đời mình. Đó là khi “bạn sống thêm một cuộc đời nữa với cảm xúc của riêng bạn”. * Khẳng định những ý nghĩa tích cực của những ước mơ cao đẹp trong việc mang lại thành công, giúp con người vượt khó, tìm thấy niềm vui trong cuộc đời. Mỗi người trong cuộc sống đều có ước mơ của riêng mình. Có ước mơ lớn, ước mơ nhỏ, có ước mơ vụt đến rồi vụt đi, có ước bình dị, cao cả, ước mơ bay theo đời người, ước mơ là vô tận. Ước mơ đôi khi không phải là điều nhất định phải thực hiện cho bằng được, cũng không nhất thiết phải có phù hợp với khả năng thực tế hay không. Điều quan trọng là nó cho phép bạn sống thêm một cuộc đời nữa với cảm xúc của riêng bạn, nó giúp bạn tìm thấy nhiều ý nghĩa trong cuộc sống: + Ai dám chắc một chú lùn lớn lên sẽ không thể chơi bóng rổ? Ai dám chắc một chú bé dị tật ở chân không thể nuôi mộng trở thành ngôi sao bóng đá? Họ có thể làm được điều đó, thực hiện được giấc mơ đó bằng nhiều cách khác nhau, bằng sự cố gắng và nỗ lực của bản thân... + Ước mơ nào đẹp, có ý nghĩa, được ấp ủ, nuôi dưỡng theo thời gian, được quyết tâm thực hiện…đều đáng trân trọng cả. + Ước mơ đủ lớn có thể làm vụt sáng trong con người những ý tưởng mới mẻ, nhiều khi chưa có trong thực tế. Vì vậy nó tạo sức mạnh tinh thần, hình thành động lực, cách thức, điều kiện…giúp con người thực hiện điều
- mong muốn…Ước mở thổi bùng ngọn lửa quyết tâm, khiến con người phấn đấu hết mình…Những khó khăn, thử thách trở ngại trong cuộc sống, dễ dàng được vượt qua. + Một số tấm gương những người có ước mơ cháy bỏng và những ước mơ giúp họ vượt qua khó khăn, đạt được những thành công trong cuộc sống như: Nick Vujicic, Nhà giáo Nguyễn Ngọc Kí. Phê phán, chỉ ra những bát cập của cuộc sống không có ước mơ cao đẹp: cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, không có nghị lực, ý chí, quyết tâm, dễ vấp ngã trong cuộc sống… ( Lấy dẫn chứng thực tế ) * Bàn luận mở rộng, nâng cao: Ước mơ có vai trò quan trọng nhưng không phải là yếu tố duy nhất giúp con người vượt qua mọi khó khăn trở ngại trong cuộc sống. Muốn vượt khó, muốn đạt được ước mơ của bản thân thì điều quan trọng và cần hơn hết là mỗi chúng ta phải trang bị cho mình đủ tri thức, nâng cao hiểu biết và không ngừng học hỏi cũng như tích luỹ kinh nghiệm sống… Ước mơ cao đẹp nhưng không viển vông xa vời mà phải gắn với thực tế. Đừng ước mình “trường sinh bất lão”, cũng đừng giống như tôi từng ước mình có cánh để bay! Xây dựng được ước mơ lớn, cao đẹp nhưng cần có ý chí thực hiện ước mơ. Không biến ước mơ lớn thành tham vọng. * Thái độ của bản thân: Coi quan niệm về ước mơ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là bài học, kim chỉ nam trong cuộc sống của bản thân và thế hệ trẻ; đánh giá cao vai trò của ước mơ, hoài bão của những người trẻ. Đó là lời nhắc nhở những ai đang chạy theo lối sống ảo, lối sống hưởng thủ, không có lí tưởng, hoài bão, mục đích sống phải nhìn lại bản thân mình và sửa đổi. Câu 2: * Giải thích ý kiến của nhà thơ Chế Lan Viên: Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ và tác phẩm thơ chính là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ. Điều quan trọng làm cho tên tuổi nhà thơ, khiến cho bài thơ sống mãi không chỉ là ở tư tưởng, ở nội dung hay câu chữ.Tất cả sẽ là vô nghĩa nếu nó nằm trong bài thơ dở. Thơ hay, đó là mục đích tối hậu, là cái duyên chinh phục của thơ: “ Câu thơ hay như người con gái đẹp Ở đâu đi đâu cũng lấy được chồng”. ( Chế Lan Viên, “Sổ tay thơ”) Và muốn trở thành cô gái đẹp ấy, nhà thơ phải luôn tìm tòi, đổi mới, có cá tính sáng tạo và phong cách. Đó chính là lí do mà Chế Lan Viên muốn nói với mọi người : “Đừng làm những câu thơ khuôn mình theo văn phạm – Như cây quá thẳng chim không về” + “Những câu thơ khuôn mình theo văn phạm”: là những câu thơ rập khuôn, mờ nhạt, không tạo được tiếng nói riêng, giọng điệu riêng”. + Nhà thơ đã có một so sánh, liên tưởng rất độc đáo: “Như cây quá thẳng chim không về”. Giống như một bài thơ cứng nhắc, nhạt nhẽo, sẽ không tạo được tiếng nói đồng điệu giữa những tâm hồn ở người nghệ sĩ độc giả, sẽ không để lại nơi người đọc những ấn tượng khó quên, sẽ không mang đến cho cuộc đời một cái gì mới, một cái gì riêng biệt chưa từng có. Điều đó giống như một sự tự sát trong văn học, một sự lặp lại chính mình tối kỵ trong thơ. => Là một nhà thơ tài hoa và độc đáo bậc nhất của thế kỉ XX trong văn học Việt Nam, ý kiến trên của Chế Lan Viên không chỉ thể hiện quan niệm, mà còn là trách nhiệm, sứ mệnh của nhà thơ nói riêng và của người nghệ sĩ nói chung trước văn hoá dân tộc. => Sứ mệnh của người nghệ sĩ là phải không ngừng đổi mới mình, phải là người ''không nhai lại'', phải có ''cái tạng riêng'', có ''cách sút bóng riêng'' trong ''Cái sân cỏ Trang Thơ nghìn thuở giống nhau'' (Đá bóng) . Nhiều khi nhà thơ phải biết vượt qua văn phạm cứng nhắc, vượt qua những “xác chữ” để vương tới vẻ đẹp “phi lý” của thơ: “Cuộc đời cần đẻ ra nhiều hình thức Dù là ngọc thì cũng nhiều viên ngọc Chứ phải đâu cứ xanh xanh vĩnh viễn một màu”. * Học sinh chọn 2 trong 4 tác phẩm mà đề bài yêu cầu, phân tích cảm nhận để làm sáng tỏ ý kiến trên. Học sinh nên chọn: “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
- Hoặc “Con cò” và “Nói với con” để thấy rõ cá tính sáng tạo, phong cách riêng biệt của các tác giả trong việc lựa chọn hình ảnh, thể thơ, nghệ thuật ngôn từ, giọng điệu….mặc dù cùng viết về một đề tài ( tình cảm cao đẹp của con người trong chiến tranh, tình cảm gia đình ) Làm nổi bật phong cách riêng của tác giả để khẳng định sự thành công của tác phẩm đối với việc chinh phục trái tim độc giả, đối với việc khẳng định vị trí, tên tuổi của mình trong nền thơ hiện đại Việt Nam. ( Một ý kiến tương tự: “Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả...Nếu anh không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ" – Sê khốp) 2.Đề thi vào 10 THPT Chuyên thành phố Hà Nội năm học 20152016 Câu 1: ( 6 điểm ) Trong một lần tâm sự về nghề, nhà văn Bùi Hiển đã rất tâm huyết bày tỏ “Khát vọng qua những trang viết”: Mỗi truyện ngắn phải là một sự phát hiện bất ngờ về con người ( Theo “Nhà văn nói về tác phẩm”, NXB Giáo dục 2004) Giải thích ngắn gọn ý kiến trên và làm rõ “sự phát hiện bất ngờ về con người” ở một truyện ngắn Việt Nam trong chương trình Ngữ văn THCS mà em yêu thích. Câu 2: ( 4 điểm ) Có câu chuyện được tóm lược như sau: Một ngày nọ, ốc sên con hỏi mẹ: Mẹ ơi! Tại sao chúng ta sinh ra phải đeo cái vỏ vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được! Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh. Ốc sên mẹ nói. Thế chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh. Sao chị ấy không cần đeo cái vỏ như chúng ta? Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm. Bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy. Nhưng mà…em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được. Tại sao em ấy không đeo cái vỏ đó? Vì em ấy sẽ chui xuống đất và sẽ được lòng đất bảo vệ. Ốc sên con bật khóc: Chúng ta thật đáng thương! Bầu trời không bảo vệ, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta. Thế nên chúng ta mới có cái vỏ! Ốc sên mẹ an ủi – Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta. ( Theo “Cửa sổ tâm hồn”, NXB Trẻ 2013) Hãy trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện trên và từ đó nêu rõ trách nhiệm của tuổi trẻ với điểm tựa gia đình. Gợi ý cách làm bài Câu 1: * Giải thích ý kiến của nhà văn Bùi Hiển: Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng nhận xét: “Văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”. Thật vậy, con người là trung tâm của văn học, là đối tượng chủ yếu mà các nhà văn, nhà thơ khao khát hướng đến. Và sứ mệnh cao cả của văn chương là phản ánh một cách sinh động và trung thực về con người. Truyện ngắn cũng không ngoại lệ, “mỗi truyện ngắn phải là một sự phát hiện bất ngờ về con người”: + “Sự phát hiện bất ngờ về con người”: đó là sự phát hiện về vẻ đẹp trong tâm hồn, trong tính cách, những phẩm chất tiềm tàng, đáng quý trong con người họ. Những vẻ đẹp ấy thường bị số phận, hoàn cảnh, vẻ bề ngoài, hoặc hiểu lầm mà che khuất. + Muốn phát hiện được những điều bất ngờ về con người trong truyện ngắn, nhà văn cần phải có tấm lòng đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia, có cái nhìn yêu mến, trân trọng, cần phải quăng mình vào trong cuộc sống để nhìn thấu những số phận cuộc đời. Như Nam Cao từng viết trong “Lão Hạc”: "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ,thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương...”
- + Vẻ đẹp con người cần phải được nhìn nhận ở “bề sâu, bề sau, bề xa”, bởi ống kính máy ảnh – dù hiện đại, tinh vi đến mấy – làm sao “chụp” nổi chiều sâu số phận con người. Nó nhanh đấy mà cũng dễ cạn cợt đấy! => Ý kiến của nhà văn Bùi Hiển không chỉ là một quan điểm, mà trên hết nó là một sứ mệnh cao cả, một nhiệm vụ quan trọng của văn học hướng đến con người. Văn chương trước hết là câu chuyện của con người, với muôn mặt phức tạp phong phú, với tất cả chiều sâu của nó. * HS chọn một tác phẩm văn học yêu thích để làm sáng tỏ nhận định trên.: Ad nghĩ là các tác phẩm văn học thể hiện rõ giá trị nhân đạo sẽ phù hợp về nhận định này hơn. Câu 2: * Giới thiệu vấn đề nghị luận: Khẳng định ý nghĩa tích cực của những điều đặt ra trong đoạn trích đối với thế hệ trẻ. * Phân tích ngắn gọn ý nghĩa nội dung câu chuyện: Trong sự thắc mắc của ốc sên con thì sâu róm, giun đất được bầu trời bảo vệ, lòng đất che chở. Đó là sự may mắn được nương dựa, chở che, bảo vệ Nhưng không phải ai cũng được gặp may mắn đó trong cuộc sống. Điều quan trọng là con người phải biết chấp nhận hoàn cảnh, vươn lên, dựa vào nội lực của chính bản thân mình. Đó chính là lí do mà ốc sên cần có cái vỏ vừa nặng vửa cứng ở trên lưng. => Câu chuyện ngắn gọn mà thấm thía đã cho chúng ta nhiều bài học sâu sắc về cuộc sống: + Cần phải biết tự lập, tự đứng trên đôi chân của chính mình để dám đương đầu với những khó khăn, thử thách, để có ý chí nỗ lực phấn đấu vươn lên. + Câu chuyện còn nhắn gửi ý nghĩa của điểm tựa gia đình. Mẹ ốc sên đã làm điểm tựa cho con, an ủi con, giúp con hiểu những điều lạc quan trong cuộc sống. * Bàn luận vấn đề đặt ra trong câu chuyện ở ngoài xã hội: Câu chuyện nhắc mỗi chúng ta, những người còn trẻ, còn nhiều vấp ngã phải biết tự lập, dựa vào những cố gắng của bản thân để trưởng thành, để đương đầu với khó khăn, thử thách: + “Tự lập”: là khả năng tự đứng vững và không cần sự giúp đỡ của người khác. Người có tính tự lập là người biết đứng trên đôi chân của mình, bằng chính nỗ lực, sự cố gắng của bản thân để làm chủ cuộc sống, làm chủ thành công. + Tự lập là đức tính cần có đối với mỗi con người khi bước vào đời. Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có gia đình, xã hội ở bên để dìu dắt, che chở, bảo vệ mỗi khi gặp khó khăn. Cũng như không phải ai sinh ra cũng được may mắn có điểm dựa, được yêu thương, bao bọc…Vì vậy, cần phải tập tính tự lập, để có thể giải quyết mọi việc dù lớn dù nhỏ. + Tự lập giúp chúng ta có nhiều tự tin, có nhiều bản lĩnh, vững tâm, sống trách nhiệm với bản thân, với gia đình, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Những người tự lập chắc chắn sẽ đạt được thành công ( Dẫn chứng thực tế về những tấm gương có tính tự lập, biết chấp nhận hoàn cảnh, vươn lên và thành công trong cuộc sống ) + Phê phán những người sống dựa dẫm, ỷ lại vào người khác, không có tính tự lập. Đó là cách sống của những thanh niên “không chịu lớn” và “không đủ lớn” ( Lấy dẫn chứng thực tế ). Chỉ ra hậu quả của lối sống đó. Lời của mẹ ốc sên nói với ốc sên con còn cho chúng ta thấy được ý nghĩa của điểm tựa gia đình, niềm lạc quan trong cuộc sống: + Ốc sên mẹ đã nhẹ nhàng, ân cần giảng giải cho con hiểu những điều mà con thắc mắc. Cho con niềm lạc quan vào những khó khăn, niềm tin vào bản thân mình: “Thế nên chúng ta mới có cái vỏ! Ốc sên mẹ an ủi – Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta. Khi ta buồn, khi ta bật khóc, gia đình sẽ ở bên, an ủi ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Khi ta vấp ngã, gia đình sẽ là bến đỗ bình yên, cho ta những lời khuyên chân thành nhất, cho ta nhiều niềm tin, niềm lạc quan… + Thường thì người ta chỉ nhận thấy sự nặng nề, bất tiện, khó chịu của “cái vỏ” mà quên mất những thứ quí giá mà nó mang lại. Nhưng ốc sên mẹ lại khác, nó đã cho chúng ta thấy mặt khác của cuộc sống, mà nếu bi quan, chán nản sẽ không bao giờ nhận ra. Rằng: Nghèo khổ mang đến cho ta ý chí quyết tâm; đau buồn mang đến cho ta sự trân trọng những thứ làm cho ta vui vẻ; thất bại không có nghĩa là ta không đạt được gì, mà có nghĩa là ta vừa học được điều gì đó;và khó khăn mang đến một con người mạnh mẽ, được tôi luyện cứng cáp hơn những người khác nhiều.
- * Rút ra bài học nhận thức và hành động: Câu chuyện nhỏ nhưng gợi ra nhiều bài học lớn, đánh thức những suy nghĩ vô tình ngủ quên trong mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày hôm nay. + Sống tự lập, dựa vào khả năng của chính là cái đảm bảo lâu dài, bền vững và phát triển hơn cả. Nó giúp chúng ta thích nghi với mọi hoàn cảnh, vấp ngã đứng dậy phủi bụi rồi đi tiếp. + Tự lập không có nghĩa là tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Có những việc chúng ta phải biết đoàn kết và dựa vào nhau để tạo nên sức mạnh tổng hợp. + Tự lập một cách bền bỉ, đều đặn. Bản thân mỗi người phải có sự nỗ lực, cố gắng, và ý chí mạnh mẽ để vươn lên, vượt qua thử thách, để trau dồi, rèn luyện năng lực, phẩm chất. + Tự lập bằng cách cố gắng học thật giỏi, cống hiến cho xã hội, làm điểm tựa cho gia đình và khiến xã hội tốt đẹp hơn. Nếu chúng ta không biết tự lập sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình, làm những người thân yêu của mình phải lo lắng, thất vọng. + Cuộc sống luôn có nhiều khó khăn ở trước mắt, hãy luôn lạc quan, nhìn vào những điều tích cực trong thất bại, trong những nỗi buồn…và đứng dậy bằng đôi chân của bản thân, bạn sẽ làm được những điều bạn mong ước mà không phải dựa dẫm vào ai cả. 3.Đề thi HSG thành phố Hà Nội năm học 20142015 Câu 1: ( 6 điểm ) Có một câu chuyện được tóm lược như sau: Một hoạ sĩ suốt đời ước mơ về một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vị giáo sĩ để biết điều gì đẹp nhất và được trả lời: “Điều đẹp nhất trần gian là niềm tin vì niềm tin nâng cao giá trị con người”. Hoạ sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với cô gái và được biết: “Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào, mang nụ cười cho kẻ khóc than,làm cho điều bé nhỏ trở nên cao trọng. Cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu”. Cuối cùng hoạ sĩ gặp một người lính vừa từ trận mạc trở về. “Hoà bình là cái đẹp nhất trần gian. Ở đâu có hoà bình là ở đó có cái đẹp” người lính cho biết. Hoạ sĩ tự hỏi: “Làm sao tôi có thể vẽ cũng lúc niềm tin, tình yêu và hoà bình?” Khi về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt các con, tình yêu trong từng cử chỉ của người vợ. Chính những điều dó làm tâm hồn ông ngập tràn hạnh phúc và bình an. Hoạ sĩ đã hiểu. Sau khi hoàn thành bức tranh, ông đặt tên cho nó là “Gia đình”. ( Theo “Cửa sổ tâm hồn”, NXB Trẻ 2012) Viết bài văn ngắn ( khoảng 2 trang giấy thi ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện trên. Câu 2: ( 14 điểm ): Có người cho rằng: Là nhân vật của một truyện cổ tích dân gian được Nguyễn Dữ sáng tạo ở “Chuyện người con gái Nam Xương”, Trương Sinh mang những bi kịch của một người đàn ông trong xã hội nam quyền đầy biến động. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Gợi ý cách làm bài Câu 1: * Giới thiệu được vấn đề nghị luận * Phân tích ngắn gọn ý nghĩa của câu chuyện: Truyện hàm ý ca ngợi vai trò của gia đình đối với cuộc sống mỗi con người. Gia đình là bức tranh đẹp nhất, quý báu nhất, thiêng liêng nhất của trần gian. Có gia đình, chúng ta có tình yêu, có chỗ dựa tinh thần, có niềm tin vào cuộc sống và có niềm vui hạnh phức và an bình. * Suy nghĩ được gợi lên từ câu chuyện Vai trò của gia đình: + Gia đình là thế giới của tình yêu thương ngọt ngào: tình cảm vợ chồng, tình mẫu tử, tình anh em,… + Gia đình là chỗ dựa tinh thần: niềm an ủi, động viên, chốn chở che, nơi đi về… Có gia đình là có bến tựa niềm tin vững vàng. + Gia đình là thế giới hạnh phúc: ấm áp, bình yên, vui vẻ.
- Để có một gia đình đẹp nhất trần gian, bức tranh gia đình cần được tô vẽ bằng những màu sắc: + Màu đỏ nồng nhiệt yêu thương + Màu tím thuỷ chung, tình nghĩa + Màu vàng chân thành, trung thực + Màu xanh tin tưởng, hoà bình + Màu chàm nhẫn nhịn, hi sinh. + Màu hồng ân cần chia sẻ. * Rút ra bài học cho bản thân. (Ý thức vun đắp cho gia đình) Câu 2: Tài liệu tham khảo: Dương Thu Hằng – Vi Thị Phương 1.”Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ được coi là một trong những đỉnh cao mở đầu cho nền văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. Tác phẩm đã đề cập đến nhiều vấn đề của xã hội, trong đó nổi bật lên là vấn đề số phận con người. Lâu nay, khi nghiên cứu về “Truyền kỳ mạn lục”, dường như các nhà nghiên cứu chỉ quan tâm đến số phận khổ đau, chồng chéo những bi kịch của người phụ nữ, ít có công trình nghiên cứu về người đàn ông. Tuy nhiên, một sự thật không thể phủ nhận là nhân vật trong văn học Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XVII chủ yếu là nam giới. Trong tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục” nói riêng, nhân vật nam chiếm phần lớn so với tổng số nhân vật: 71,9% (105/146 nhân vật). Vấn đề đặt ra là: Số phận của người đàn ông thì sao? Họ có nỗi khổ không? Phải chăng cuộc đời của họ cũng có những bi kịch? Đó là những bi kịch gì và những bi kịch ấy có giá trị như thế nào đối với văn nghiệp của Nguyễn Dữ nói riêng, đối với tiến trình phát triển của văn học trung đại nói chung? Bài viết tìm hiểu bi kịch của nhân vật Trương Sinh trong “Chuyện người con gái Nam Xương” nhằm góp phần cung cấp thêm một góc nhìn mới để hiểu sâu hơn về giá trị nội dung của “thiên cổ kỳ bút” này. 2.”Chuyện người con gái Nam Xương” là thiên truyện thứ 16 trong tổng số 20 truyện của “Truyền kỳ mạn lục”, nguồn gốc của truyện bắt nguồn từ một truyện cổ tích dân gian có tên là “Vợ chàng Trương”. Tuy luôn bị lên án trong cái chết của Vũ Nương nhưng bản thân Trương Sinh cũng là nhân vật người đàn ông có nhiều bi kịch. 2.1. Bi kịch về khát vọng tề gia không thành Từ một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc bên gia đình, bên mẹ, bên vợ, Trương Sinh đã phải thực hiện nghĩa vụ công dân của mình phai đi lính khi đ ̉ ất nước có chiến tranh. Dễ thấy, Trương Sinh không phải là kiểu nhân vật “nam nhi chí lớn”: chang không có nh ̀ ững khát vọng lớn lao mang tầm vóc vu tr ̃ ụ, không thê hiên đ ̉ ̣ ược chân dung va t ̀ ư ̉ ̣ cach cua môt trang nam nhi, anh hung chi l ́ ̀ ́ ơn. Tr ́ ương Sinh thuộc tip nhân vật người đàn ông tê gia an ph ̀ ận, chu ̉ tâm trong việc xây dựng, tề chỉnh gia đình. Chàng luôn chăm chút giữ gìn cho gia đình hòa thuận. Chàng tuổi trẻ, con nhà giàu có nhưng không được học hành, phải đi lính trong lúc hương lửa đang nồng. Chàng từ biệt mẹ già, vợ trẻ để đi ra chiến trường khi tổ quốc lâm nguy... Có biết bao cuộc chia ly nhưng chia ly khi người thân ra trận để lại trong tâm trí con người nhiều suy nghĩ và lo lắng hơn bao giờ hết. Bài thơ Lương Châu từ của Vương Hàn có câu “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” (Xưa nay chinh chiến mấy ai về) như một chân lý khắc sâu vào tâm khảm người đọc. Đi vào nơi mũi tên, hòn đạn, chết chóc là điều không tránh khỏi. Số phận người lính trong chiến tranh thật mong manh. Người lính biết mình xung trận thì mười phần chết chỉ có một phần sống và cái cảnh “mấy ai về” như một định mệnh khắc nghiệt lâu nay. Khi đi lính trở về, Trương Sinh tới nhà thì mẹ đã từ trần, đứa con vừa học nói. Tình mẫu tử thiêng liêng, nguồn an ủi vô bờ đối với Trương Sinh không còn nữa.Mẹ mất không được đội tang, Trương Sinh cảm thấy mình mắc tội bất hiếu một thứ tội lớn nhất đời người. Bởi lẽ, hiếu vốn là tinh thần, là nội dung của đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam hình thành từ rất xa xưa. Tư tưởng của đạo Nho là đề cao chữ “hiếu”, “Hiếu là gốc của đức, là nguồn của giáo…”(Hiếu kinh). Theo Khổng Tử, sự sống của mỗi người không phải do tạo hóa sinh ra, càng không phải do bản thân tự tạo, mà nhờ cha mẹ. Hiếu thuận được coi là nền tảng của đạo làm người. Chính vì thế, trong truyện, ngay khi trở về, Trương Sinh hỏi mồ mẹ rồi bế đứa con nhỏ ra thăm mộ mẹ trước tiên.Qua lời nói của chàng với đứa con “Con nín đi, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi” cho thấy rõ nỗi đau của người đàn ông, một người con không thể làm tròn bổn phận của mình. Nhưng dù vậy, Trương Sinh vẫn ̀ ̣ la môt ng ươi con không tron đao hiêu. Khát v ̀ ̀ ̣ ́ ọng tề gia của Trương Sinh chẳng khác nào bọt nước chiều mưa.
- 2.2. Bi kịch biết trân trọng cái đẹp nhưng lại vô tình làm vỡ nó Tuy không được học hành nhưng Trương Sinh là một người biết yêu, biết nâng niu và trân trọng cái đẹp. Trong tác phẩm, chi tiết Trương Sinh đem trăm lạng vàng cưới Vũ Thị Thiết một cô gái nhà nghèo nhưng đủ công dung ngôn hạnh về làm vợ đã chứng minh cho điều đó. Hơn nữa, trong cuộc sống, vợ chồng họ rất hạnh phúc. Lấy nhau đã lâu mà không có lúc nào có chuyện thất hòa. Đó không chỉ do cố gắng của một mình Vũ Nương. Hạnh phúc gia đình phải do tất cả các thành viên cùng vun trồng xây đắp mới trở nên tốt đẹp được, một người dù có cố gắng đến mức nào cũng không thể cứu vãn được nếu người còn lại không ủng hộ. Chàng hết lòng chăm chút và nâng niu tổ ấm của mình. Có thể nói, tình cảm của Trương Sinh dành cho Vũ Nương hoàn toàn hồn nhiên, trong sáng, và đáng trân trọng. Đặt vào hoàn cảnh của Trương Sinh vừa đi chinh chiến về, quá mệt mỏi, con người ta rất cần một chỗ dựa là gia đình, bên mẹ, bên vợ và bên con. Còn Trương Sinh thì sao? Vừa về đến nhà đã gặp bao khổ đau: chàng không có được giây phút hồi hộp, thiêng liêng đón giọt máu của mình chào đời; mẹ già đã khuất núi… Mẹ mất, niềm hạnh phúc gia đình nhỏ còn lại của Trương Sinh là vợ và con trai. Vậy nhưng, đứa con nhất định không chịu nhận mình làm cha “Ô hay! thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít” khiến chàng đau đớn. Hơn nữa, lời bé Đản rất có lý khiến chúng ta không thể không tin có “điều gì đó” mờ ám diễn ra: “Khi ông chưa về đây, thường có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Nguyễn Dữ đã khéo léo đặt những lời nói đó vào miệng của một đứa trẻ ngây thơ. Hơn ai hết, lời của bé Đản đã kích động tính ghen tuông của Trương Sinh, khiến Trương Sinh nghi ngờ Vũ Nương thất tiết. Không thể làm chủ được bản thân, Trương Sinh đã mắng mỏ, nhiếc móc và đánh đuổi Vũ Nương đi mặc cho nàng biện bạch. Rõ ràng, Trương Sinh khao khát có gia đình hạnh phúc, ra sức vun đắp gia đình nhưng lại chính mình làm tan vỡ tổ ấm đó. Chàng trân trọng, nâng niu tình cảm với Vũ Nương thì lại lầm lẫn đến nỗi đẩy vợ yêu vào chỗ chết… Bản thân chàng phải tiếp tục sống trên cõi đời, ngày đêm đối diện với con thơ, với cái bóng oan khiên với nỗi đớn đau, dằn vặt khôn nguôi. Nhưng đó vẫn chưa phải là đỉnh điểm khổ đau của cuộc đời người đàn ông chồng chéo bi kịch này. 2.3. Bi kịch của sự ghen tuông Người đọc không khỏi xót xa, phẫn uẫn trước cái chết của Vũ Nương một người phụ nữ thủy chung, trong trắng, đức hạnh vẹn toàn, trọn hiếu, vẹn tình… Nhiều người cho rằng cái chết của Vũ Nương trong truyện do ảnh hưởng từ hậu quả của cuộc chiến tranh phi nghĩa. Trong thế kỷ XVI, tình hình xã hội không ổn định, chiến tranh phong kiến ác liệt và kéo dài, đất nước bị các tập đoàn phong kiến chia cắt làm cho các tầng lớp trong xã hội bị phân hóa mạnh mẽ, cuộc sống của nhân dân điêu đứng, đổi thay. Biết bao gia đình phải chia ly, phân tán khi người thân của họ phải bước ra chiến trận ác liệt. Chiến tranh đa khiên con ng ̃ ́ ười không được hưởng trọn hạnh phúc lứa đôi. Lẽ ra, cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến không xảy ra, Trương Sinh không phải đi lính thì chàng đã có một cuộc sống hạnh phúc bên gia đình, cùng vợ đẹp, con ngoan. Trương Sinh đã làm tròn trách nhiệm của một người con, người chồng, người cha và chàng đã không rơi vào bi kịch. Tuy vậy, nguyên nhân chính và sâu xa dẫn đến bi kịch của Trương Sinh là do bản tính “hay ghen” của chàng. Bởi, giả sử Trương Sinh không phải đi lính ba năm mà là đi du học thì khi trở về, với tính hay ghen một thuộc tính bản năng của con người, lai có ̣ “điêu kiên” ̀ ̣ la câu noi ngây th ̀ ́ ơ cua đ ̉ ứa con vê s ̀ ự ngoai tinh cua v ̣ ̀ ̉ ợ, Trương Sinh vẫn sẽ rơi vào bi kịch đau lòng vì gây ra cái chết cho vợ mình. Như vậy, việc ghen tuông của Trương Sinh là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết đau lòng của Vũ Nương. Hay ghen là một hiện tượng tâm lý có liên quan đến sinh lý, đến giới tính thuộc phạm vi tính người mà tạo hóa đã phát riêng cho nhân loại. Ghen tuông còn là một thuộc tính của con người, khi có điều kiện thuộc tính này sẽ bùng phát lên nhanh chóng và hậu quả của những cơn ghen thường rất ghê gớm và khó lường. Còn yêu là còn ghen. Sự ra đi của Vũ Nương là một hậu quả nghiêm trọng nhất cho việc ghen tuông nông nổi của Trương Sinh. Trong tình yêu, ghen tuông là điều khó tránh khỏi. Cơn ghen khiến con người ta mất khả năng kiểm soát hành vi của bản thân. Khi ghen tuông, không đủ tỉnh táo tất sẽ dẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ. Nhà tâm
- lí Hauch cho rằng “Biểu hiện chung của đàn ông ghen tuông là sẵn sàng lớn tiếng, quát nạt đối phương, bàng quan với mọi thứ xung quanh. Có một số người thì đập phá đồ đạc hoặc trút giận bằng cách đấm vào tường”. Hơn nữa mẹ vừa mất, vợ lại ngoại tình còn nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau ấy. Do vậy, việc Trương Sinh đánh đuổi Vũ Nương đi là hoàn toàn có thể giải thích được. Khi Vũ Nương quyên sinh, Trương Sinh vẫn động lòng thương xót“tìm vớt thây nàng”. Đó là một hành động đáng trân trọng, nó thể hiện tình cảm của chàng với người vợ bất hạnh. Sau khi Vũ Nương chết, một mình chàng lầm lũi nuôi con. Chính từ cái bóng của chàng và qua câu nói của đứa con thơ, mà hiểu ra mình đã lầm mà gây tội ác với vợ, con mồ côi mẹ, chồng mất vợ, chàng dằn vặt, hối hận, nhưng đã quá muộn màng. Trương Sinh đã lập đàn tràng giải oan cho Vũ Nương tại bến Hoàng Giang. Đây là cố gắng cuối cùng của chàng để níu kéo hạnh phúc đã mất. Vũ Nương đã trở về trong niềm mơ ước của Trương Sinh và của người đời nhưng chỉ là chốc lát rồi lại tan biến vào khói mây. Mái ấm gia đình của chàng đã mãi mãi không còn nữa. Có lẽ nỗi cô đơn, ân hận vê hanh đông ̀ ̀ ̣ ̉ ̀ ẽ theo chàng đến hết cuộc đời. Đây chính là một vấn đề lớn của bi kịch gia đình. cua minh s ́ ̉ ́ ̣ Co thê thây, bi kich cua Tr ̉ ương Sinh la do nguyên nhân chu quan, băt nguôn t ̀ ̉ ́ ̀ ừ những tinh tiêt đ ̀ ́ ơn gian trong cuôc ̉ ̣ sông hang ngay. Điêm m ́ ̀ ̀ ̉ ấu chốt trong bi kịch này đó chính là những mâu thuẫn, giằng xé diễn ra ngay trong chính bản thân con người chàng, đó là sự hối hận, dằn vặt vì đã gây ra cái chết của vợ dưới dòng nước lạnh. Trong nhưng truyên Nôm sau nay, co kiêu kêt câu: ̃ ̣ ̀ ́ ̉ ́ ́ Găp g ̣ ỡ Tai biên L ́ ưu lac Đoan viên, co nghia la chia ly, t ̣ ̀ ́ ̃ ̀ ừ biêt rôi ̣ ̀ ̃ ̣ ̣ ̀ ương vỡ co thê lanh. Tr se găp lai, la g ́ ̉ ̀ ước thời điêm đo, Nguyên D ̉ ́ ̃ ữ đa nhân th ̃ ̣ ức được vân đê răng th ́ ̀ ̀ ực tê cuôc ́ ̣ sông không phai nh ́ ̉ ư vây, không phai moi chuyên diên ra co “tai biên”, “l ̣ ̉ ̣ ̣ ̃ ́ ́ ưu lac” rôi se lai đ ̣ ̀ ̃ ̣ ược “đoan tu”. Điêu đo ̀ ̣ ̀ ́ ̉ ̣ ̀ ̣ thê hiên tâm nhin sâu rông cua Nguyên D ̀ ̉ ̃ ữ vê cuôc sông. Qua bi kich cua Tr ̀ ̣ ́ ̣ ̉ ương Sinh, Nguyên D ̃ ữ muôn noi răng ́ ́ ̀ gương vơ không thê lanh, bat n ̃ ̉ ̀ ́ ước đô đi không thê lây lai đ ̉ ̉ ́ ̣ ược. Người ta cứ đi tim hanh phuc nh ̀ ̣ ́ ưng không biêt ́ ̣ hanh phuc ́ ở trong tay minh, đê khi mât đi rôi, m ̀ ̉ ́ ̀ ới biêt đo la hanh phuc. ́ ́ ̀ ̣ ́ 3. Việc xây dựng những bi kịch của Trương Sinh trong Chuyện người con gái Nam Xương đã góp phần phản ánh và tô đậm hiện thực xã hội Việt Nam thế kỷ XVI một thời kỳ lịch sử đầy biến động. Là một nhà văn nhân đạo, Nguyễn Dữ đã bày tỏ lời chia sẻ, đồng cảm lớn lao và lòng cảm thông sâu sắc trước số phận con người, trước nỗi khổ của nhân dân. Thông qua việc thể hiện số phận bi kịch của người đọc có thể hình dung ra nhiều loại bi kịch với những hậu quả nghiêm trọng của nó. Bi kịch của Trương Sinh chính là những mâu thuẫn, giằng xé “chủ quan” diễn ra ngay trong chính bản thân con người, do thuộc tính nội tại của con người vì nhầm lẫn, thiếu hiểu biết, ghen tuông để rồi tự chuốc lấy sự ân hận, dằn vặt suốt cuộc đời. Quan trọng hơn, dù có rất nhiều nguyên nhân lớn nhỏ khác nhau, khách quan hay chủ quan, nhưng tất cả bi kịch đều gây ra nôi đ ̃ ớn đau cho con người. Thông qua đó, người đọc không chỉ có thêm một góc nhìn mới về “thiên cổ kỳ bút”, về tác giả Nguyễn Dữ mà còn có thể chia sẻ, cảm thông với nỗi khổ của những người đàn ông trong chính chế độ xã hội nam quyền của họ. Mỗi con người có một nỗi đau riêng nhưng nỗi đau chung nhất vẫn là những bất hạnh trong cuộc sống tình duyên. Hạnh phúc gia đình là niềm mơ ước, là chỗ dựa vững chắc cho cả người đàn ông và người phụ nữ. Bên cạnh việc phản ánh hiện thực xã hội, Nguyễn Dữ muốn tìm những giải pháp cho con người nói chung và người đàn ông nói riêng. Ông đã đề xuất quan niệm về hạnh phúc: Hạnh phúc thực sự là gì? Hạnh phúc tồn tại ở đâu: trên trần gian này hay miền tiên giới, cõi thiên tào hay nơi thủy cung? Vấn đề đặt ra là con người phải sống làm sao, sống thế nào mới có hạnh phúc, hạnh phúc tìm thấy ở nơi đâu và dành cho ai? Đối với người đàn ông, hạnh phúc là gì và đối với người phụ nữ như thế nào là hạnh phúc? Hanh phuc co luc ̣ ́ ́ ́ ở ngay trươc măt, co luc ́ ́ ́ ́ ̉ ̣ phai kiêm tim, điêu quan trong la con ng ́ ̀ ̀ ̀ ười phai dam ̉ ́ ước mơ, khao khat va nhân ra đ ́ ̀ ̣ ược hanh phuc đo. H ̣ ́ ́ ạnh phúc thuộc về tinh thần. Tiền bạc và giàu sang chỉ mang lại cho con người một phần nào hạnh phúc, không thể có hạnh phúc trọn vẹn. Qua đo, Nguy ́ ễn Dữ khuyên con người cân ph̀ ải biết trân trọng những niềm vui, hạnh phúc ̀ ́ ̣ mà mình đang có vi no môt đi không tr ở lai. R ̣ ộng ra là hãy biết trân trọng nhưng giá tr ̃ ị cua cu ̉ ộc sống. 4. Đề thi HSG thành phố Hồ Chí Minh năm học 20102011 Câu 1: ( 8 điểm ) ĐEN HAY TRẮNG
- Hồi học cấp hai, có lần tôi tranh cãi kịch liệt với một cậu bạn. Cô giáo bắt gặp, yêu cầu cả hai lên phòng giáo viên. Cô bảo mỗi đứa ngồi một bên cạnh bàn, trên bàn có một quả bóng nhựa rất lớn. Quả bóng màu đen sì. Thế mà khi cô giáo hỏi: “Em thấy quả bóng màu gì ?” thì cậu bạn đáp: “Thưa cô, màu trắng”. Tôi không thể hiểu nổi cậu bạn đang nói gì. Mắt cậu ta bị mờ hay cậu ta muốn trêu tức tôi ? Thế là tôi hét lên: “Màu đen chứ !”. Chúng tôi lại bắt đầu cãi nhau về màu sắc của quả bóng. Đến lúc này thì cô giáo đề nghị chúng tôi đổi chỗ cho nhau. Lần này khi cô hỏi tôi: “Quả bóng màu gì?”, tôi đành trả lời: “Màu trắng ạ”. Bởi quả bóng đó được sơn hai màu khác nhau ở hai phía. Từ chỗ tôi ngồi ban đầu thì nó màu đen, còn chỗ bạn tôi thì nó màu trắng. Vậy mà chúng tôi đã gân cổ cãi nhau vì một điều mà cả hai đều chắc chắn là mình đúng và không biết tại sao người kia nói ngược lại ý kiến của mình. (Theo “Báo Giáo dục và thời đại”, số ra ngày 18.12.2009) Từ câu chuyện trên, hãy suy nghĩ về cách nhìn nhận vấn đề trong cuộc sống. Câu 2: Có nhận định cho rằng: Tác phẩm nghệ thuật đạt tới cái đẹp theo nghĩa: mang được sự thật sâu xa của đời sống bên ngoài, đồng thời mang được sự thật tâm tình của con người. ( Lê Đình Kỵ – “Cảm nhận văn học”) Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua một số tác phẩm văn học. Gợi ý cách làm bài Câu 1: Định hướng cách làm bài: Ở đây, quả bóng có hai màu chứ không phải một màu. Còn trong cuộc sống thì có vô vàn những chân lí, có nhiều khía cạnh,những góc khuất lấp, những góc bề ngoài có thể nhìn rõ. Bởi vậy, không nên nhìn về một phía, không nên dùng suy nghĩ chủ quan để đánh giá tất cả. Phải biết lắng nghe ý kiến của người khác. Đừng bao giờ tự cho mình là đúng. Bạn phải đặt mình vào địa vị và hoàn cảnh của người khác để đánh giá sự việc, tình huống trong cuộc sống theo quan điểm của chính họ thì mới có thể thật sự hiểu họ được. Luôn tôn trọng ý kiến của nhau, cùng nhau sữa chữa, rút kinh nghiệm. Xã hội sẽ tốt đẹp biết bao nếu mỗi cá nhân không ngừng hoàn thiện mình và biết bổ sung, lấp đầy những “khoảng trống” của người khác. Câu 2: * Giải thích ý kiến của Lê Đình Kỵ: Nhận định đặt ra mối quan hệ giữa văn học và đời sống: “Tác phẩm nghệ thuật đạt tới cái đẹp theo nghĩa: mang được sự thật sâu xa của đời sống bên ngoài” + Nhận định trên đã khắc hoạ thiên chức của văn chương. Tác phẩm nghệ thuật chính là tấm gương phản ánh trung thành hiện thực cuộc sống khách quan qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. + Dù được sáng tác bằng bất cứ thể loại nào và trong bất cứ thời đại nào, ngòi bút của các tác giả luôn hướng đến cuộc sống với tất cả những nỗi niềm, dù là vui tươi yêu đời hay đau khổ đến phẫn uất của con người. Đây cũng chính là mảnh đất cội nguồn màu mỡ đã được các nghệ sĩ đào sâu và khai phá tự muôn thuở của văn chương. Đồng thời, tác phẩm văn học cũng mang được “sự thật tâm tình của con người”: + “Sự thật tâm tình” là tâm tư, tình cảm, nỗi niềm của con người được phản ánh qua tác phẩm văn học. + “Sự thật tâm tình” ấy có thể là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu đôi lứa, khát vọng cuộc sống hạnh phúc, niềm tin vào công bằng lẽ phải, tương lai tươi sáng… => Tác phẩm nghệ thuật vừa phản ánh hiện thực đời sống, vừa nói lên những tâm tư, tình cảm của con người đó là tác phẩm nghệ thuật chân chính, đạt đến “cái đẹp” lí tưởng. Một tác phẩm như thế, không chỉ khẳng định được tên tuổi của người nghệ sĩ, mà còn để lại trong người đọc những ấn tượng khó quên về thời đại đã qua, về những tình cảm cao đẹp, có giá trị bền vững. * Làm sáng tỏ nhận định trên qua một số tác phẩm văn học
- 6.Một số đề bài lí luận văn học và nghị luận xã hội hay Đề bài 1: Thơ là thơ, nhưng đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng ( Sóng Hồng ) Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua một vài tác phẩm văn học, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Gợi ý cách làm bài * Giải thích ý kiến của Sóng Hồng: Nhà văn Anatole France từng nói: “Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn một con người”. Thơ ca là điệu hồn của cảm xúc, là tiếng nói của tâm hồn. Thơ ca luôn nồng nàn, ấm áp hơi thở và mang dấu ấn của người nghệ sĩ. Vói Sóng Hồng thì “Thơ là thơ, nhưng đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng”. Hiểu và suy ngẫm, ta thấy ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn. Ai cũng biết, thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nới từ ngữ và tác phẩm thơ chính là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ. Sóng Hồng viết “thơ là thơ...” là muốn nói đến hình thức của thơ ca. Nếu như một tác phẩm truyện cần đến nhân vật, tình huống truyện…thì một tác phẩm thơ lại cần đến cách gieo vần, hình ảnh, nhịp điệu, giọng thơ…Đó là một hình thức cấu tạo ngôn ngữ đặc biệt, làm nên vẻ đẹp nhịp nhàng, trầm bổng, luyến láy của thơ. Nếu như giai điệu, âm thanh là chất liệu của âm nhạc; màu sắc, đường nét là chất liệu của hội hoạ thì thơ ca bao gồm tất cả điều này. Và ngoài ra còn là sự sáng tạo “theo một cách riêng”, làm nên những “vân chữ” khác lạ, tạo nên cái “độc” trong thơ, tạo nên sức gợi cảm, sự rung động, lôi kéo sự đồng cảm của hàng triệu trái tim, hàng triệu tâm hồn… Thơ ca là môn nghệ thuật mà nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, nó đòi hỏi người nghệ sĩ phải vẽ, phải tạo nhạc và phải sáng tạo cái riêng. Làm được thế, tác phẩm thơ có giá trị sẽ để lại dấu ấn riêng, đậm nét trong lòng người đọc theo thời gian. * Làm sáng tó ý kiến trên qua một vài tác phẩm văn học: Các em nên có sự chọn lọc những đoạn thơ hay để làm rõ tính thơ, tính hoạ, tính nhạc và cá tính riêng của nhà thơ. Đó sẽ là một cách làm hay và khoa học giúp bài viết của các em mạch lạc, logic và tạo được dấu ấn. Đề bài 2: Bác Hồ vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của dân tộc ta đã tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Bằng kiến thức đã học trong tác phẩm “Bếp lửa”(Bằng Việt) và “Những ngôi sao xa xôi(Lê Minh Khuê), em hãy làm sáng tỏ lời ca ngợi của Bác với phụ nữ Việt Nam Gợi ý cách làm bài I. Mở bài: Ca ngợi các phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam, Bác Hồ vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta đã tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Ta có thể thấy rõ những phẩm chất đó qua những nhân vật trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” ( Lê Minh Khuê ) và bài thơ “Bếp lửa” (Bằng Việt). II. Thân bài: 1. Phẩm chất anh hùng, bất khuất của ba cô thanh niên xung phong Phương Định, Nho, Thao trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. * Hoàn cảnh sống và làm việc: Sống trong một cái hang dưới chân một cao điểm, cách cao điểm 300m, giữa một vùng trọng điểm của tuyến đường Trường Sơn nơi tập trung bom đạn ác liệt. Công việc: Chạy trên cao điểm cả ngày khi có bom nổ để đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Mỗi ngày phải phá từ 34 quả bom. => Cuộc sống khó khăn, gian khổ, công việc đặc biệt nguy hiểm nhưng họ vẫn vượt qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Họ thật anh hùng. * Một lần phá bom của Phương Định: Đàng hoàng bước tới quả bom. Động tác đào đất cẩn thận, thuần thục, tỉ mỉ. Không sợ chết chỉ lo bom không nổ, không hoàn thành nhiệm vụ và lo bị thương.
- => Hành động phá bom dũng cảm, trách nhiệm với công việc, tinh thần làm việc của Phương Định cũng là của chị Thao và Nho cho thấy trong họ luôn luôn thường trực sự dũng cảm, kiên cường. Đó là minh chứng cho thế hệ anh hùng bất khuất trước gian khổ, hi sinh. * Một lần Nho bị thương: Nho khong báo về đơn vị. Họ không khóc bởi vì “nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ. * Họ là những anh hùng phá bom thầm lặng trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt, trong cuộc kháng chiến chống Mĩ hào hùng của dân tộc ta. Họ tiêu biểu cho phẩm chất anh hùng, bất khuất cao đẹp của phụ nữ Việt Nam từ thời Hai Bà Trưng đến nay. 2. Phẩm chất đảm đang, trung hậu của người bà trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. Phẩm chất trung hậu, đảm đang thể hiện qua những năm tháng gian lao khó nhọc của cuộc đời bà: Trước Cách mạng tháng Tám: đói mòn đói mỏi, khô rạc ngựa gầy, khói hun nhèm mắt,sống mũi còn cay. => Trong cái đói dai dẳng, khủng khiếp năm 1945 bà vẫn cố giữ được bếp lửa, giúp cháu cầm cự qua những ngày đói. Suốt tám năm của cuộc kháng chiến chống Pháp: Mẹ cùng cha công tác bận không về Cháu ở cùng bà > Trọn vẹn tuổi thơ cháu sống với bà bà bảo,bà dạy, bà chăm, bà là tình cha, nghĩa mẹ, công thầy. Công lao của bà không thể nào kể xiết. > Đặc biệt là Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi, cuộc sống như bế tắc nhưng bà vẫn cùng làm xóm vượt lên và dặn cháu nói với bố mẹ nhà vẫn được bình yên. Bà giành lấy tất cả những khó khăn gian khổ cho con cháu yên tâm công tác. * Bà là người phụ nữ tần tảo, chịu thương, chịu khó, dành cả cuộc đời cho con cháu.Phẩm chất cao đẹp của bà tiêu biểu cho phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong suốt bốn ngàn năm lịch sử của dân tộc. III. Kết bài: Qua việc phân tích phẩm chất anh hùng, bất khuất của ba cô thanh niên xung phong trong “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê và phẩm chất đảm đang, trung hậu của người bà trong “Bếp lửa” của Bằng Việt đã chứng minh lời khen tặng của Bác dành cho phụ nữ Việt Nam là hoàn toàn đúng. Đề bài 3: Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” ( SGK,Ngữ văn 9, tập hai), nhà thơ Thanh Hải viết: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc Một học sinh lớp 9 lại viết trong nhật kí như sau: Mình rất trân trọng ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải nhưng mình sẽ không là “một nốt trầm” mà muốn là một nốt nhạc thánh thót vút cao trong bản nhạc dâng cho đời. Hãy trình bày ý kiến của em về hai ước vọng sống nói trên. Gợi ý cách làm bài Theo cô Đặng Nguyệt Anh,Hà Thanh Thuỷ GV.THPT Chuyên Amsterdam Hà Nội I. Mở bài: Giới thiệu về ước vọng, lí tưởng sống của con người. Dẫn dắt và nêu ước vọng sống của nhà thơ Thanh Hải trong “Mùa xuân nho nhỏ” và ước vọng sống của bạn học sinh lớp 9 trong nhật kí. II. Thân bài: 1. Giải thích:
- Ước vọng, lí tưởng sống: là đích đến, mục tiêu phấn đấu trong cuộc đời mỗi con người. “Một nốt trầm xao xuyến”: cống hiến thầm lặng. “Một nốt nhạc thánh thót vút cao”: cống hiến với sự nổi bật. So sánh hai ước vọng sống: + Giống nhau: mục đích dâng hiến tài năng, trí tuệ cho cuộc đời. + Khác nhau: cách thực hiện Thanh Hải: lặng lẽ, khiêm nhường – quan điểm sống truyền thống. Bạn học sinh lớp 9, muốn làm việc nhiệt tình, sôi nổi, muốn nổi bật, trở thành trung tâm – quan điểm sống khá hiện đại. => Hai ước vọng sống đều đúng đắn khi chúng ta biết thực hiện nó bằng cà tài và tâm. 2. Chứng minh: Khẳng định ý nghĩa và vai trò của lí tưởng sống đối với mỗi cá nhân, với xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay. Chứng minh những “nốt trầm xao xuyến” trong cuộc sống. ( Dẫn chứng trong thực tế và trong văn học )Ví dụ: Cô giáo Lê Thị Lệ Huyền ở Hậu Giang 40 năm dạy học miễn phí cho trẻ nhỏ…Cụ Phan Thị Ngọc Huệ ( 80 tuổi ) ở Sài Gòn dù phải ở trọ, xin cơm trên chùa nhưng hàng ngày vẫn hái lá thuốc cứu giúp người bệnh không lấy tiền… Chứng minh những “nốt cao thánh thót” trong cuộc sống. ( Dẫn chứng trong thực tế và trong văn học ). Ví dụ: Giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu người Việt Nam đầu tiên giành Giải thường Fields; vận động viên trẻ Nguyễn Thị Ánh Viên mơ ước đưa bơi lội Việt Nam sánh tầm khu vực và thế giới… 3. Bình luận: Khẳng định cả hai ước vọng sống đều đúng đắn, đáng trân trọng, tôn vinh… Nguyên nhân dẫn tới sự khác nhau: tính cách, hoàn cảnh sống, thời đại… 4. Liên hệ bản thân: Ngày nay, một bộ phận thanh niên chưa có lí tưởng sống hoặc có lí tưởng sống sai lệch: nhắc nhở, giáo dục, định hướng… Bài học về lí tưởng sống: Dù chọn “nốt trầm” hay “nốt cao”, mỗi người cần tâm niệm: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” (Trịnh Công Sơn) để cái tôi cá nhân hoà vào tập thể, cộng đồng. Cách đánh giá con người: Giá trị của con người không phụ thuộc vào sự nổi tiếng hay thầm lặng mà nằm ở chất lượng của những cống hiến. III. Kết bài: Khẳng định vai trò của khát vọng, lí tưởng sống trong cuộc đời mỗi con người. Nêu lên ước vọng của bản thân và đặt câu hỏi gợi mở với người đọc. Đề bài 4: NHÀ BÁC HỌC QUA SÔNG Một hôm, có một nhà bác học ngồi trên một con thuyền qua sông. Ngồi không, cảm thấy buồn chán, nhà bác học bèn nói chuyện với người chèo thuyền. Ông ta ngẩng cao đầu, kiêu ngạo hỏi: – Anh có nghiên cứu triết học không? Đó là thứ học vấn cần thiết nhất trên thế giới đấy! Im lặng hồi lâu, người chèo thuyền trả lời một cách ngượng ngập: – Tôi suốt ngày chỉ biết chèo thuyền, không có thời gian nghiên cứu triết học. – Như vậy là anh đã lãng phí mất nửa cuộc đời rồi – nhà bác học nói. Nói xong ông ta quay mặt ra ngoài, ngắm nhìn sông nước, không nói chuyện với người chèo thuyền nữa. Nào ngờ, một lúc sau, trời nổi giông bão, con thuyền đã xa bờ, chao đảo trong sóng gió, lúc nào cũng như sắp bị chìm. Bỗng nhiên, một cơn gió lớn thổi đến, con thuyền nhỏ bị lật, cả nhà bác học và người chèo thuyền đều bị rơi xuống nước. – Ông có biết bơi không? – Người lái thuyền hét lớn, hỏi nhà bác học. Lúc này, nhà bác học đã bị chìm đến cổ, lập cập trả lời: – Không biết! – Vậy thì ông đã lãng phí cả cuộc đời mình rồi! – người chèo thuyền nói. (Theo “200 bài học đạo lí” – NXB Văn hóa – Thông tin, 2011)
- Câu chuyện trên gợi cho em những suy nghĩ gì? Bài viết tham khảo Theo Đặng Thị Việt Hà Lớp 12 Văn THPT chuyên Hạ Long Quảng Ninh. “Bố đã nhắc con phải gấp chăn sau khi ngủ dậy. Vậy mà con vẫn không thực hiện. Bố rất thất vọng con gái ạ! Nếu chỉ học giỏi trên sách vở mà cuộc sống ngoài đời như vậy là không ổn!”. Bố. Đọc tờ giấy ghi lời nhắc của bố để trên đống chăn cuộn tròn nằm trên giường, tôi thấy xấu hổ vô cùng! 18 tuổi, vậy mà những việc đơn giản này tôi cũng để bố phải nhắc. Hình như tôi chỉ chăm chăm vào việc học tập trên lớp mà chẳng chịu trau dồi cho mình những kĩ năng cơ bản nhất phục vụ cho cuộc sống. Câu chuyện “Nhà bác học qua sông” đã khiến tôi giật mình về hậu quả trầm trọng của việc thiếu kĩ năng sống cùng với thói kiêu ngạo, coi thường người khác mà nhà bác học kia đã nhận lấy. Câu chuyện ngắn gọn mà thấm thía đã cho tôi bài học sâu sắc về cuộc sống. Một nhà bác học kiêu ngạo tự cho rằng thứ triết học mà mình nghiên cứu là “thứ học vấn quan trọng nhất trên đời này”. Ông ta còn tỏ ra coi thường, thậm chí còn đánh giá rằng người chèo thuyền “đã lãng phí nửa cuộc đời” khi nghe người chèo thuyền nói: “Tôi suốt ngày chỉ biết chèo thuyền, không có thời gian nghiên cứu triết học”. Vậy là bằng cái nhìn một chiều và thói tự cao tự đại, cho rằng mình cao quý hơn người bằng thứ học vấn cao siêu, nhà bác học chỉ nhìn thấy sự tầm thường, điểm yếu của người chèo thuyền. Nhưng rồi gió bão ập đến, con thuyền chòng chành và lật nhào, nhà bác học không biết bơi đã ôm thứ triết học cao quý của mình xuống đáy sông. Đúng như người chèo thuyền nói, ông ta đã “lãng phí cả cuộc đời mình”. Triết học cao siêu không thể trở thành chiếc phao cứu sinh giúp nhà bác học thoát chết! Thế mới biết, những thứ mà ta nghĩ mình hơn người khác đôi khi lại là con dao hai lưỡi làm hại chính chúng ta. “Ai cũng muốn làm điều gì đó lớn lao nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo nên từ những điều rất nhỏ” (T.A.Clark). Nếu triết học là “điều lớn lao” thì việc biết bơi lại chính là “điều rất nhỏ”. Quả thực, những kĩ năng cơ bản cần thiết mới chính là yếu tố tiên quyết giúp con người sống sót. Nếu không có những kĩ năng cơ bản thì chúng ta không thể tồn tại, nói gì đến làm những gì lớn lao. Kĩ năng sống là điều quan trọng với mỗi con người. Thế giới luôn vận động. Mọi biến cố, những khó khăn, thử thách, thậm chí là những nguy hiểm luôn có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Kĩ năng giúp con người chủ động thích nghi với từng hoàn cảnh, có thể tự bảo vệ mình khi có nguy hiểm xảy đến. Nếu như nhà bác học kia biết bơi để tự cứu mình thì ông ta đã không phải “lãng phí cả cuộc đời” như vậy. Một bài học sâu sắc đối với chúng ta: hãy chuẩn bị cho mình những kĩ năng cần thiết trước khi bắt tay tìm hiểu những điều lớn lao. Đặt trong bối cảnh đất nước đang trên con đường hội nhập, bài học này lại càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Một căn bệnh thâm niên của người Việt Nam ta là “nặng về lí thuyết, coi nhẹ thực hành”. Lí thuyết “suông” thì có thể nắm chắc nhưng kĩ năng sống, kĩ năng thực hành thì còn là một vấn đề đáng quan tâm.Giá mà thống kê cho hết số sinh viên Việt Nam ra trường vẫn phải đào tạo lại vì những kiến thức trên giảng đường chưa thể áp dụng vào công việc cụ thể! Giá mà thống kê cho hết những người tốt nghiệp Đại học với tấm bằng loại khá trở lên mà 7,8 năm vẫn không xin được việc làm do không có kĩ năng thực hành!...Đó thật sự là một lãng phí khủng khiếp vì chỉ chú tâm vào những kiến thức sách vở xa vời mà không rèn luyện, trau dồi từ những kĩ năng rất nhỏ. Cho nên một vài năm trở lại đây, hàng loạt những khoá học kĩ năng được mở ra ở Việt Nam: kĩ năng “mềm”, kĩ năng quản lí thời gian, quản lí tài chính, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng đối đầu với thử thách…Học sinh tiểu học, trung học , sinh viên, thậm chí cả những người đã đi làm cũng tham gia để trau dồi cho mình từ những điều đơn giản nhất! Nhưng đâu phải cứ đến những khoá học ấy, con người mới học được kĩ năng sống. Chúng ta có thể tự mình trau dồi qua việc va chạm trong cuộc sống hàng ngày ( Có lẽ, đã đến lúc tôi nên rời khỏi những trang sách dày cộp mà rèn luyện mình bằng việc đơn giản hàng ngày để bố không còn phải nhắc nhở từ việc nhỏ nhất là gấp chăn sau khi ngủ dậy nữa!)
- Một bài học khác mà câu chuyện mang đến cho tôi là việc đánh giá người khác và bản thân mình. Con người sinh ra không ai là hoàn hảo. Ai cũng có “gót chân A – sin” của mình. Mỗi chúng ta đều có những điểm mạnh, điềm yếu riêng. Không ai có thể cho rằng mình hơn người khác, Ta có thể nổi trội hơn người khác về một số điểm nhưng cũng có những điểm mà người khác hơn ta rất nhiều. Điểm mạnh của người này là điểm yếu của người kia, đó là sự thật của đời sống. Như người chèo thuyền kia ngày ngày chèo thuyền đưa người qua sông, đó là thế mạnh của ông ta. Nhà bác học trong truyện lại có thế mạnh trong việc nghiên cứu triết học. Bạn học tốt các môn xã hội nhưng lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận các môn tự nhiên. Bạn có thể giải rất nhanh một bài toán hóc búa nhưng có khi ngồi cả ngày bạn vẫn không “nặn” ra câu văn nào. Các bác sĩ chữa bệnh cho rất nhiều người nhưng đưa họ về với đồng ruộng nông thôn thì họ hoàn toàn “bó tay”. Những người lao công không thể nghiên cứu khoa học nhưng nhờ họ mà đường phố mới sạch đẹp. Người nào cũng có những thế mạnh, những công việc thích hợp để nuôi sống bản thân, có ích cho gia đình và xã hội. Không có công việc cao quý, chỉ có những con người cao quý trong nghề nghiệp của mình. Lui Paxtơ từng nói: “Không phải nghề nghiệp làm nên danh dự cho con người,mà con người mới làm nên danh dự cho nghề nghiệp”. Nhà bác học đã hoàn toàn sai lầm trong việc đánh giá người khác chỉ dựa vào công việc của người lái thuyền, dựa vào tiêu chuẩn ông ta đặt ra cho mình. “Triết học là thứ học vấn cần thiết” nhưng nếu không có người chèo thuyền kia thì sao nhà bác học có thể qua sông. Như vậy, giá trị của một con người thay đổi theo từng hoàn cảnh khác nhau. Chúng ta nên khiêm tốn khi đánh giá bản thân và đừng bao giờ đánh giá thấp người khác! Tự tin vào bản thân không có nghĩa là cho mình hơn người khác và không bao giờ thất bại. Chỉ còn vài tháng nữa kì thi đại học sẽ diễn ra, các bạn học sinh lớp 12 cần xác định rõ đâu là thế mạnh của mình, nghiên cứu thật kĩ tình hình các trường mình có ý định để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất! Câu chuyện nhỏ mà bài học đặt ra không hề đơn giản chút nào. Tuy vậy, kết thúc câu chuyện lại gợi ra trong tôi một nỗi băn khoăn. Lẽ nào sau khi nói với nhà bác học: “Vậy thì ông đã lãng phí cả cuộc đời mình rồi”, người chèo thuyền lại không có hành động gì để giúp người khách lâm nạn của mình? Liệu ông ta đã làm tròn nhiệm vụ của một người lái đò đưa khách qua sông, hay hơn thế nữa, ông ta đã sống đúng với lương tri của một con người? Nếu được viết tiếp câu chuyện này, nếu tôi là người chèo thuyền kia, sau khi đã “dạy” cho nhà bác học kia một bài học, tôi sẽ lao xuống cứu ông ta. Với tôi khi ấy, câu chuyện mới thực sự mang tính giáo dục và nhân văn hơn cả. Bài học mà nó đặt ra cũng vì thế mà thuyết phục hơn! Con người ai chẳng có lúc sai lầm. Điều quan trọng là ta phải biết cùng nhau sữa chữa, rút kinh nghiệm. Xã hội sẽ tốt đẹp biết bao nếu mỗi cá thể không ngừng hoàn thiện mình và biết bổ sung, lấp đầy những “khoảng trống” của người khác! “Tay phải của người là tay trái của mình” vì vậy mỗi chúng ta phải nỗ lực tự “làm đầy” mình và học hỏi mọi người ngay từ những điều cơ bản nhất. “Điều cần thiết trong cuộc sống của mỗi người là luôn làm một học trò”. Có như vậy chúng ta mới nâng cao được giá trị bản thân và không bao giờ phải hối hận vì đã “lãng phí” bất cứ giây phút nào trong cuộc đời mình! Đề bài 5: Quê hương Đất mẹ… Bài viết tham khảo Theo Trần Thị Linh Giang Lớp 10B1 – THPT Quỳnh Lưu 4 Nghệ An Tôi là một học sinh THPT của mảnh đất Nghệ nước mặn đồng chua. Có một lần trong giờ học Tiếng Anh, khi cô giáo hỏi: “Em thích sống ở nông thôn hay thành phố hơn?”, tôi đã đứng dậy trả lời ngay mà không cần suy nghĩ: “Em thích sống ở thành phố hơn”… Tôi luôn khao khát được hoà mình vào nhịp sống sôi động của thời đại, luôn hứng khởi với những chuyến lượn lờ hè phố, luôn tìm đọc những tờ rơi du lịch, khao khát một lần đặt chân đến “kinh đô” hiện đại New York. Nhưng một lần kẹt xe ở Hà Nội, tôi chợt nhớ những con đường thân thuộc chẳng bao giờ tắc, những ngày trăng lên sáng dịu, mảnh đất tươi bóng cây che mát những nẻo đường. Với tôi, Quê hương Đất mẹ thiêng liêng biết mấy. Để rồi… Tôi hiểu:
- Ai sinh ra cũng có chốn để nhớ về. Quê hương là đất mẹ, là nơi mẹ ta sinh ra, là nơi ta cất tiếng khóc chào đời, nơi người thân nuôi ta khôn lớn. Trong cái guồng quay tấp nập của cuộc sống, phải bon chen mới có được “cơm,áo,gạo,tiền”, dường như ta không để ý đến người mẹ già chờ cơm mỗi tối, ta say mê những ngày hội hè tấp nập, ta chẳng có thời gian để nhìn sang những cánh đồng lúa hai bên đường, chỉ chăm chú nhìn về phía trước, phóng nhanh không đáp lại những lời chào. Những lúc ấy, mảnh đất mẹ vẫn không thể bị lãng quên. Vì những lo toan, bận rộn, hai tiếng quê hương chỉ tạm thời lắng sâu trong tận đáy lòng ta. Tình yêu quê bất diệt ấy cứ mãi cháy âm ỉ trong tim để đến khi chiều buồn ập xuống, khi có những giây phút nhìn nhận và suy nghĩ, khi ta xa quê, khi không được vỗ về, ôm ấp…tình cảm ấy bỗng trỗi dậy mãnh liệt hơn bao giờ hết. Ta bỗng tự hỏi mình: “Quê hương là gì?”. Câu hỏi ngây ngô khiến ta giật mình nhớ về thưở hồn nhiên bên cây đa, giếng nước, muốn chạy đến cánh đồng xem chăn trâu, thả diều mỗi chiều gió nổi, thấy thèm cái món “cà dầm tương” của mẹ. Ta chẳng bao giờ quên được tên làng, tên xã, tên huyện mình sinh ra và lớn lên khi viết lí lịch, làm hồ sơ. Đôi khi làn khói chiều mờ bóng mẹ lụi cụi trong bếp làm ta cay mắt. Cũng có khi ta bồi hồi nghe thấy tiếng quê “mô,tê,ri,răng,rứa”…Quê hương nuôi dưỡng tâm hồn ta, đất mẹ lưu giấu những tiếng cười, giọt nước mắt của ta. Quả thật: Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người! Tôi yêu: Tôi thích những rạp chiếu phim hội tụ siêu sao Hollywood, tôi thích những sân khấu sáng rực ánh hào quang từ thần tượng Hàn Quốc, tôi say mê những chương trình thực tế sôi động, cả những chuyến picnic hấp dẫn. Tôi thích những toà nhà chọc trời được trang trí nội thất hạng nhất, những cao ốc hiện đại chứng tỏ đẳng cấp sống của bao người. Nhưng tôi yêu hơn cả là mẹ tôi, người đã cho tôi cuộc sống. Tôi cũng yêu những giai điệu mang âm hưởng dân ca ngọt ngào của quê hương: Sâu lắng tiếng quê hương, Quỳnh Lưu đất mẹ yêu thương. Tôi đi trăm ngàn nơi, không ở đâu bằng quê mình… Tôi yêu dòng sông Lam, “Con sông dạt dào như tình mẹ”, yêu dãy núi Quyết hùng vĩ, điệp trùng, yêu làng sen quê Bác. Tôi yêu luôn cả dải đất miền Trung đầy nắng, đầy gió, những trưa hè nắng bỏng cả đường quê. Tôi yêu và ôm trọn cả đất nước Việt Nam duyên dáng, thăng trầm…Yêu những cánh đồng xanh trải dài tít tắp, yêu sóng biển dập dờn cánh hải âu, yêu tà áo dài bay bay trên hè phố…Và rồi: Tôi cũng xót xa: Hiểu thế đấy, yêu thế đấy nhưng cũng hơn một lần tôi ước sinh ra tại một nơi yên bình hơn, giàu có hơn. Những ao ước của tôi nào phải là quá quắt. Nhưng nghĩ lại, tôi thật sự đã làm được gì cho quê mẹ mà đòi hỏi nhiều đến thế? Miền Trung tôi mưa nhiều, bão lớn. Mỗi lần lũ về cuốn trôi đi bao nhà cửa, hoa màu, trôi cả những niềm hi vọng làm giàu của mảnh đất mẹ cằn khô. Để rồi, dân miền Trung, họ cứ luôn tiếng kêu khổ, không ít người rời bỏ quê hương, tìm nơi sinh sống khác. Âu biết rằng đó cũng chỉ vì mưu sinh mà vẫn se sắt cả cõi lòng. Tôi đau lòng khi nghe thấy những tiếng văng tục, chửi bậy của người dân quê nhà. Tôi hiểu niềm kiêu hãnh của cái từ “choa” mộc mạc hằn sâu trong nếp nghĩ của bao người. Thế nhưng tôi ghét những cậu nhóc choai choai, ta đây oai hùng đeo biển “Choa dân 37”. Nghe sao mà chối tai thế! Yêu quê hương đâu phải cứ hô hào lớn tiếng trong khi cứ sa đoạ vào đua xe, ma tuý. Nghệ An tôi là đất học, địa linh nhân kiệt. Nghệ An hiền hoà, hiếu khách bị một bộ phận giới trẻ bôi nhọ. Và rồi những nhân tài của tỉnh, họ phải đi nơi khác kiếm sống, để “chảy máu chất xám” đất mẹ. Có người còn tuyên bố lạnh lùng: “Ai vô xứ Nghệ thì vô/ Còn choa thì cứ Thủ đô choa ngồi”. (“Choa”: tôi, ta ) Lúc này đây, tôi đang đứng giữa phố phường tấp nập, giữa Hà thành hiện đại, tôi chỉ nghĩ đơn giản một điều rằng, khao khát được sống giữa phố thị để thoả sức những chuyến đi, nhưng đừng bao giờ quên gốc quê của mình. Tôi tự hào:
- Tuy có những đau lòng, những bức xúc, nhưng trên hết tôi vẫn tự hào về Nghệ An quê tôi. Vẫn tự hào về Bác Hồ, tự hào về những thủ khoa đại học xứ Nghệ, tự hào về những nhân tài thi Olympic quốc tế đưa về cho nước nhà những tấm huy chương danh giá. Tôi kiêu hãnh vì miền Trung ruột thịt vẫn được cả nước hướng về, ôm ấp, thương yêu. Tôi tự hào về dải đất Việt trải qua bao thăng trầm vẫn sừng sững hiên ngang, tự hào về vùng biển rộng mênh mông nơi có những người lính đảo chắc tay súng canh giữ đất trời . Tôi tự hào hai tiếng Quê hương Đất mẹ của tôi. Mười phút kẹt xe mà trong tôi dội về bao suy nghĩ. Quê hương Đất mẹ vẫn thiêng liêng mà ấm áp trong tôi. Tôi muốn về nhà ôm lấy mẹ, muốn trở về mảnh đất thân yêu. Tôi sẽ… Tôi sẽ chẳng nói nhiều, chỉ làm thôi, chỉ yêu thôi, chỉ tự hào thôi. Tôi sẽ luôn nhớ, luôn yêu mảnh đất ấy – Quê mẹ của tôi và của bao người. Tôi sẽ xây dựng mảnh đất ấy giàu đẹp hơn. Bạn sẽ cùng tôi làm chứ…? Đề bài 6: Vẻ đẹp ngôn từ trong bài thơ “Đồng chí” Bài viết tham khảo Theo Thân Thị Phượng – Lớp 9B THCS Thị trấn Cao Thượng – Bắc Giang. M.Gorki từng nói: “Ngôn từ là yếu tố đầu tiên của văn học”. Yếu tố ấy làm nên ấn tượng sâu sắc về một tác phẩm đối với người đọc. Sẽ không ai quên chất giọng lửng lơ, xa vời trong “Tiếng sáo thiên thai” của Thế Lữ, hay cái sôi nổi, đắm say trong “Vội vàng” của Xuân Diệu. Cũng vậy, vẻ đẹp ngôn từ giản dị mà tinh tế, sâu sắc trong “Đồng chí” của Chính Hữu đã để lại dư vị âm vang khó quên nơi người đọc. Phải chăng cảm hứng ngợi ca tình đồng chí chân thành, thấm thía đã tạo nên chất giọng có sức lay động mạnh mẽ ấy? Vẻ đẹp ngôn từ của “Đồng chí” giống như một viên ngọc đa sắc, nhưng cái sắc màu đầu tiên người ta bắt gặp là sắc màu của sự mộc mạc, giản dị, phảng phất đâu đây ngay trong nhan đề tác phẩm. “Đồng chí” là đại từ xưng hô giữa những anh bộ đội cụ Hồ, để chỉ người cùng chung chí hướng, lí tưởng. Và như thế, rất ngắn gọn, rất hàm súc, rất giàu sức gợi, nhan đề ấy đã thể hiện phần nào nội dung tác phẩm cùng tâm tư, tình cảm của tác giả. Chính Hữu cũng không dùng thể thơ có niêm luật để sáng tác “Đồng chí” mà chọn một thể thơ ít ràng buộc cấu tứ hơn, tự nhiên hơn: thể tự do. Chẳng phải thể thơ ấy thì chẳng có những câu tuyệt bút cô đọng, dồn nén tư tưởng, cảm xúc của tác giả, giống một bản lề khép mở hai ý thơ trong bài như câu thứ bảy: “Đồng chí”. Chẳng phải thể thơ ấy thì không diễn tả đầy đủ, thấm thía cuộc sống chiến đấu và vẻ đẹp của những anh bộ đội cụ Hồ. Chính Hữu đã tái hiện rõ nét những tâm tư sâu kín nhất,những kỉ niệm sâu sắc nhất của họ bằng những vần thơ hết sức tự nhiên như chính những tâm hồn thật thà, cởi mở ấy. Và, nếu một năm trước đó, viết về nỗi khổ của người chiến sĩ với hình ảnh bi hùng, tráng lệ: “Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa” thì khi sáng tác “Đồng chí”, cũng về điều đó, tác giả lại dùng hình ảnh tả thực đến trần trụi, không chút cầu kì: “Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá … Chân không giày” Họ, những người chiến sĩ hôm qua còn là anh Pha, anh Dậu…hôm nay đã được giác ngộ bởi ánh sáng cách mạng, đã đứng dậy cầm súng giành độc lập. Nhưng tâm hồn họ vẫn mộc mạc như hòn đất,củ khoai quê nhà. Hiểu như vậy, ta mới thấy được hết giá trị biểu đạt, biểu cảm của thành ngữ dân gian quen thuộc mà tác giả đã sử dụng để đưa vào lời thơ thật khéo léo: “nước mặn đồng chua”, “giếng nước gốc đa”…
- Vẻ đẹp ngôn từ của “Đồng chí” là cái giản dị, đã đành, nhưng dường như trong cái giản dị ấy còn mang nét khỏe khoắn, mạnh mẽ của hồn người cầm súng. Các anh xuất thân từ những người nông dân, bởi thế “ruộng nương”, “nhà cửa” là tài sản quý báu nhất đối với họ. Thế nhưng họ sẵn sàng từ bỏ tài sản ấy để ra đi cứu nước. Từ “mặc kệ” cho thấy một thái độ dứt khoát, quyết đoán không gì lay chuyển nổi. Tuy nhiên, chớ có hiểu lầm rằng họ không yêu quê hương, gia đình của họ. Chẳng yêu quê hương mà khi đi xa họ cảm nhận được nỗi nhớ của hậu phương: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” Chính Hữu đã thật tinh tế khi nhìn thấu tâm tư của “đồng chí”, cũng giống như Nguyễn Đình Thi đã thấu lòng người đi xa: “Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” Chỉ có thể lí giải tâm tư ấy của người chiến sĩ: họ nhận thức được con đường họ đang đi và họ thực sự yêu quê hương, yêu đất nước của mình. Các anh chấp nhận hi sinh tài sản cá nhân để bảo vệ mục đích chung, có khác nào ông Hai trong “Làng” của Kim Lân vui mừng ngay cả khi “Tây nó đốt nhà tôi rồi”, vì từ đây, ông không phải mang cái tiếng “người làng Việt gian”. Những hành động ấy bắt nguồn từ đâu, nếu không phải là từ lòng yêu quê hương, đất nước? Những người lính “mặc kệ” tài sản cá nhân để nhập ngũ, họ không hối tiếc, ngay cả khi chịu nhiều gian khổ, thiếu thốn nơi chiến trường vẫn “miệng cười buốt giá”.Một nụ cười như cũng trở nên méo mó giữa tiết trời khắc nghiệt. Nhưng đó lại là nụ cười đẹp nhất, ấm áp nhất của ý chí kiên cường không khó khăn gì làm lung lạc được. Giữa “rừng hoang sương muối” họ phục kích chờ giặc trong đêm, “chờ giặc tới” với một tư thế hiên ngang như “thành đồng”. Từ “chờ” tuy là thanh bằng nhưng vang lên mạnh mẽ, rắn rỏi, mang dư vị sắt đá của một tâm hồn, một bản lĩnh vững vàng… Một ngôn ngữ khỏe khoắn, nhưng không rời rạc, bởi Chính Hữu đã thổi vào đó một thứ keo dính chặt – tình đồng chí. Hầu như cả bài thơ đều là những câu mang kết cấu song hành, với những cụm đại từ sóng đôi: “Quê hương anh nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá; Anh với tôi…/Anh với tôi…; Áo anh…/ Quần tôi…” Có thể thấy một điều đặc biệt rằng “anh” bao giờ cũng đứng trước “tôi”. Phải chăng “tôi” quan tâm đến nỗi lòng của “anh” nên gác lại nỗi lòng của mình, để rồi soi vào “anh” mới bất giác nhìn lại “tôi”? Chính Hữu đã hóa thân vào “tôi”, đã sống thật những tình cảm, những cảm xúc mà ông đã trải qua, để viết lên những dòng rất đỗi thấm thía về tình đồng chí. Cùng chung lí tưởng, mục đích, ấy là “đồng chí”, giống như Tố Hữu từng nhắc tới: “Đã thành đồng chí chung câu quân hành” Nhưng với Chính Hữu, “đồng chí” còn là chung hoàn cảnh, chung tâm tư, chung ý chí, chung nỗi khổ chiến đấu: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ …Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh …Đứng cạnh bên nhau…” Những từ mang tính gắn kết “bên,sát,với” như nâng tình đồng chí lên một tầm cao mới. Bởi “chung” nhiều điều như vậy mà các anh biết chia sẻ,cảm thông cho nhau: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” Tình đồng chí thể hiện trong từng vần thơ, nhưng có lẽ thấm thía nhất ở từ “thương nhau”. “Thương nhau”, họ không nói bằng lời mà chỉ qua bàn tay, bàn tay giao cảm thay lời chưa nói: “Phút chia tay, ta chỉ nắm tay mình Điều chưa nói, thì bàn tay đã nói” (Lưu Quang Vũ) Chỉ cần “tay nắm lấy bàn tay”, chỉ cần tình đồng chí là tưởng chừng đã có thể dập tan mọi gian lao, thử thách trên đường giành độc lập, quét sạch bóng quân thù. Và họ đã làm được điều đó. Cuộc sống phồn vinh, hòa bình ngày nay phải chăng chính là kết quả của tình đồng chí và những tình cảm cao đẹp khác?
- Nếu như ở những dòng thơ trên, ngôn ngữ thơ mang nét giản dị, khỏe khoắn, bền chặt thì sang đến câu thơ cuối,giọng điệu thơ như muốn bay lên, cao mãi, cao mãi. Những người nông dân mặc áo lính bỗng nhiên trở thành những thi sĩ hào hoa có nhiều liên tưởng đẹp: “Đầu súng trăng treo”. Hình ảnh “đầu súng” ta đã bắt gặp rất nhiều trong thơ ca: “Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan” – Tố Hữu “Heo hút cồn mây súng ngửi trời” – Quang Dũng Nhưng liên tưởng “Đầu súng trăng treo” của Chính Hữu vẫn khiến ta bất ngờ, thú bị. Tuy là thực nhưng hình ảnh thơ thật đột ngột, mơ mộng. Trong giây phút căng thẳng khi “chờ giặc tới” mà người lính lại có thể có những liên tưởng đẹp nhường vậy. Rõ ràng, họ là những người có tâm hồn lãng mạn, có phong thái ung dung, là những anh bộ đội cụ Hồ thực sự. Chính Hữu đã thật tài tình khi khéo léo sắp xếp, đặt hai hình ảnh đối lập cạnh nhau, gợi ra nhiều ý nghĩa phong phú, sâu xa. “Đầu súng” ở đây liệu rằng có phải ẩn dụ cho hiện tại đấu tranh và “trăng” là tượng trưng cho tương lai hòa bình, viên mãn? Hay “đầu súng” là cách mạng còn “trăng” là ánh sáng tôn vinh Đảng?... Dù là gì đi chăng nữa, hình ảnh “Đầu súng trăng treo” vẫn mang ngôn ngữ hào hoa, bay bổng, mở ra nhận thức mới của người lính. Họ thả hồn theo ánh trăng nhưng không thoát li thực tại, họ chọn con đường nguy hiểm nhưng vẫn thoải mái, ung dung,ý thức được mục đích, con đường mình đang đi. Hình ảnh thơ như khép lại màn đêm “rừng hoang sương muối” để mở ra một hi vọng, một hiện thực mới… Vẻ đẹp ngôn từ giản dị, mộc mạc mà tinh tế, sâu sắc của “Đồng chí” giúp người đọc hiểu rõ hơn về cuộc sống, về tâm hồn của những anh bộ đội cụ Hồ, từ đó thêm tự hào về dân tộc Việt Nam ta. Đề bài 6: Phải chăng, Vân là người "không có mắt"? Theo Văn Thị Quỳnh Nhung Lớp 12 – THPT Chuyên Sơn La Tự bao đời nay, kiệt tác “Đoạn trường tân thanh” của đại thi hào Nguyễn Du đã hằn in trong tiềm thức mỗi người dân đất Việt với cái tên “Truyện Kiều”. Chỉ điều nay thôi ta đã cảm nhận được sức sống của nàng Kiều trong tiềm thức bao thế hệ độc giả. Cũng bởi vậy mà vô tình hay hữu ý ta đã bỏ quên Thúy Vân một nhân vật nằm trong góc khuất của “Truyện Kiều”. Người ta đã quen nghĩ và xem Vân như cái bóng của đời Kiều. Người ta luôn nhìn Vân bằng con mắt thiếu thiện cảm. Nhưng có thực cuộc đời nàng Vân là cuộc đời không đắng cay và nước mắt?... Cũng như Thúy Kiều, ta thấy Nguyễn Du đã rất trân trọng Thúy Vân khi không tiếc lời miêu tả vẻ đẹp của nàng: Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười, ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. Vân mang vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, gợi sự đoan trang tròn đầy. Nhưng cũng tự bao giờ đến bây giờ, người ta luôn căn cứ vào vẻ đẹp của Vân để khẳng định cuộc đời nàng êm ả xuôi chiều. Người ta gán cho đời Vân hai chữ “bình lặng”. Độc giả phần nhiều không thiện cảm trước thái độ của Vân khi nghe câu chuyện cuộc đời Đạm Tiên. Chị Vân ơi, sao chị không giống chị Kiều? Sao chị không khóc để bao năm qua bị gán thêm hai chữ “vô tình”. Người ta trách Vân tại sao nhận lời Thúy Kiều nối duyên với Kim Trọng dễ dàng đến thế! Đến lúc này Vân trong tâm trí bao người thật là kẻ suy nghĩ “nông cạn” rồi. Nhưng kì thực nếu chỉ có vậy mà vội vàng khẳng định cuộc đời Thúy Vân bình lặng, êm xuôi, tính cách Vân sao nhạt nhẽo thì đó mới thực là người suy nghĩ đơn giản. Xét đến cùng, khi nhìn nhận về Thúy Vân ta cũng cần nhìn trên phương diện nghệ thuật. Nguyễn Du xây dựng nhân vật Thúy Vân với dụng ý làm “đòn bẩy” cho nhân vật Thúy Kiều, do vậy nàng đâu có được khắc họa trong bề sâu tâm lí, nàng không được giãi bày, ,tỏ lòng sao ta có thể hiểu được nàng. Muốn hiểu Vân, ta phải đến tận cùng nỗi khổ của nàng mà ngẫm, mà cảm thương cho nàng.
- Đứng trước một sự việc, mỗi chúng ta lại có cách tiếp nhận khác nhau, không nhất nhất phải như Thúy Kiều khi nghe câu chuyện cuộc đời Đạm Tiên liền “đầm đầm châu sa” mới là tình nghĩa. Cách tiếp cận của Vân có phần lí trí hơn, đâu có thể vì đôi mắt Vân không rơi lệ mà nghĩ Vân sao quá vô cảm? Ai dám khẳng định lí trí trong tình cảm là sự lạnh lùng, sắt đá? Vâng! Bạn hoàn toàn có thể hỏi tôi nếu Vân không sống hời hợt tại sao lại dễ dàng chấp nhận nối duyên với chàng Kim thay chị. Tại sao hơn hai trăm năm qua ta luôn chỉ hỏi để trách Vân mà không chịu hiểu cho nàng. Thúy Kiều là một cô gái thông minh, nàng trao duyên cho em bằng lời lẽ đầy khôn khéo: Cậy em, em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa Lí – tình trọn vẹn, Vân từ chối sao? Vân hiểu lắm tấm lòng của chị, vì chữ “hiếu” chị bỏ chữ “tình”, sao mình không thể vì chị bỏ chữ “tình” mà làm tròn chữ “nghĩa”? Nàng sẽ giúp được chị vơi đi phần nào nỗi day dứt với chàng Kim, nỗi day dứt là kẻ phụ tình. Hi sinh cũng là có tình, có nghĩa. Bao độc giả vẫn trách Vân sao không nói một lời trong giây phút nhận mối duyên chị trao. Nói gì đây? Từ chối ư? Từ chối kể rõ nỗi lòng để chị thêm lo nghĩ? Hay dối lòng quả quyết với chị rằng em sẽ làm được, dễ dàng chấp nhận “lấy người yêu chị làm chồng” ( Trương Nam Hương ). Không, Vân chỉ còn cách im lặng. Một sự im lặng đầy ý nghĩa. Im lặng mà tỏ rõ vẻ đẹp nơi tấm lòng Vân. Dẫu sao Thúy Kiều cũng chạm được tay tới tình yêu đích thực. Còn Vân, nàng đâu đã biết đến tình yêu, vậy mà vì chị, nàng sẵn sàng lấy một người mình không chút tình cảm. Nhận mối duyên chị trao, Vân đã tự mình xóa đi hai chữ “hạnh phúc” nơi cánh cửa tình yêu của cuộc đời để viết lên đó những chuỗi ngày “buồn tủi”. Trao duyên , cũng đã đưa tín vật cho em mình rồi nhưng rút cục Kiều vẫn không thể dứt tình với chàng Kim Trọng. Trong tột cùng đau đớn Thúy Kiều đã than: Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang! Thôi thôi! Thiếp đã phụ chàng từ đây! Lời than khóc của chị mang theo bi kịch cuộc đời em… Tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng quá sâu nặng. Đời này, kiếp này Vân sao có thể chạm tay tới tình yêu của chàng Kim. Vân ơi, trái tim chàng mãi mãi in hình bóng Thúy Kiều, đâu còn có chỗ cho Vân. Vân khổ! Khổ nhưng hơn trăm năm qua sao ta vẫn nhìn nàng bằng con mắt ráo hoảnh đến vậy! Nếu thực Thúy Kiều không chút xót thương cho em và nghĩ rằng trao duyên cho Thúy Vân “là việc “cực chẳng đã” rằng Vân hoàn toàn không xứng đáng với danh sĩ phong lưu nọ” (“Hai mĩ nữ trong Truyện Kiều” – Hoài Nam) thì Kiều mới thực là người quá vô tình. Nhưng tôi không tin điều này, Thúy Kiều có thể khóc thương cho Đạm Tiên – người nàng không hề quen biết – thì sao Kiều có thể khinh em mình như vậy! Tôi muốn minh oan cho cả Thúy Kiều. Nàng không là người giả tạo! Tại sao tác giả “Hai mĩ nữ trong Truyện Kiều” lại cho rằng: “Vân điềm nhiên hưởng hạnh phúc bên chàng Kim “phong tư tài mạo tót vời” mà “không cần biết tới ai đã trả giá cho hạnh phúc của nàng”. Không hiểu tác giả Hoài Nam quan niệm thế nào về “hạnh phúc”. Vân hạnh phúc ư, có hạnh phúc được không khi chỉ là vợ chàng Kim trên danh nghĩa? Hạnh phúc được không khi cả đời chàng Kim có lúc nào nguôi ngoai nỗi nhớ Thúy Kiều? Là một người phụ nữ, với Vân còn gì đau khổ hơn khi trái tim chồng mình mang bóng hình một người phụ nữ khác, mà trớ trêu thay đó là chị gái mình. Nhưng Vân phải làm gì đây, trách chị mình ư? Hay trách chồng mình? Không, nàng chỉ có thể nén dòng nước mắt chảy ngược vào trong mà mơ về “hạnh phúc”. Tuy vậy, độc giả vẫn cho rằng, Vân không vô tình tại sao “suốt mười lăm năm Kiều lưu lạc tận khổ, Nguyễn Du đã không để cho Vân xuất hiện lấy một lần than một tiếng hoặc nhỏ một giọt nước mắt cho chị?” ( Hoài Nam ). Nói như vậy, chẳng phải Vương Quan cũng vô tình bạc nghĩa lắm sao? Nhưng có thực Vân không một lần nhớ đến chị, khóc thương cho chị? Nếu hình ảnh Kiều không luôn hiện hữu trong Vân liệu rằng nàng có mộng thấy tin tức của chị, để mọi người có cơ hội tìm được Thúy Kiều? Phòng xuân trướng rủ hoa đào, Nàng Vân nằm bỗng chiêm bao thấy nàng. Vân không những không là kẻ suy nghĩ nông cạn, trái lại nàng sống sâu sắc và tình cảm lắm. Trải ua bao năm lưu lạc, Thúy Kiều được trở về với gia đình, trong cảnh đoàn viên nàng Vân muốn nối lại mối duyên đứt gánh cho
- chị. Nàng giãi bày: Cũng là phận cải duyên kim, Cũng là máu chảy ruột mềm chớ sao ? Những là rày ước mai ao, Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình ! Bây giờ gương vỡ lại lành, Khuôn thiêng lừa lọc đã dành có nơi . Còn duyên may lại còn người, Còn vầng trăng bạc còn lời nguyền xưa . Quả mai ba bảy đương vừa, Đào non sớm liệu xe tơ kịp thì. Đến đây, nhớ tới bài “Hai mĩ nữ trong Truyện Kiều” ( Hoài Nam ) tôi lại thầm cười. Ra câu: “Yêu nhau, yêu cả đường đi – Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng” là như vậy sao? Tác giả Hoài Nam không ưa Vân “đệ nhất Nhạt nhân vật trong Truyện Kiều” – mà cho rằng: “ta có thể đơn giản hóa tấm lòng của Vân như sau: Khi trước hai anh chị đã có lời nguyện ước, chẳng may vì sóng gió nổi lên, nên em mới phải thay chị kết duyên cùng anh. Nay chị trở về hai anh chị hãy mau mau cưới nhau đi” và cho đó là “một cách nghĩ có vẻ rất biết trước biết sau”. Phải chăng tác giả không là phụ nữ nên không hiểu? Người phụ nữ rất nhạy cảm trong tình yêu, họ hiểu tình yêu là thứ không thể nhường mà có nhường thì người khác không thể nhận. Chị Kiều trao duyên lại cho Vân, nhưng bao năm trôi qua với Vân đó vẫn là mối duyên “tượng hình”. Cái gì vốn không phải của mình dẫu níu kéo vẫn chẳng thể hạnh phúc. Vân hiểu và cần biết chấp nhận. Chấp nhận để trả chàng Kim về với chị Kiều. Tôi mãi trân trọng tấm lòng của Vân. Tất nhiên với tính cách của Thúy Kiều nàng sao có thể đồng ý. Nhưng thương thay cho Vân, lời nàng nói với chị chính là mong muốn của chồng nàng. Vân ơi, với chàng Kim nàng mãi là – kẻ thế chân, vậy thôi… Tôi thương cho Thúy Vân đã hai trăm năm có lẻ im lặng về nỗi khổ của mình, trách sao tạo hóa khéo vô tình đã bỏ sót hai chữ “hạnh phúc” trong tình yêu của nàng. Thương cho nàng bởi nàng khổ mà không tìm được sự đồng cảm. Thôi Vân ơi, chị cũng đành ngậm ngùi, nếu một ngày có gặp được cụ Nguyễn hãy hỏi sao Nguyễn Du không cho chị được giãi bày lòng mình, sao ông không tả đôi mắt chị để hai trăm năm rồi chị vẫn mang tiếng xấu “vô tâm vô tình”, để người ta vẫn thầm trách chị. Văn chương không có đáp số. Ngẫm mới thấy, tác giả Hoài Nam có bài “Hai mĩ nữ trong Truyện Kiều”, khiến tôi không thể không viết “Phải chăng Vân là người không có mắt?”…Biết đâu lại có nhiều bài viết phản biện lại ý kiến của tôi. Ta chẳng thể hỏi Nguyễn Du đang khóc thương cho Thúy Vân hay vẫn ẩn giấu “một cái cười tinh quái” đằng sau những dòng viết về bi kịch cuộc đời nàng. Ta đành để trong trái tim mỗi người mang hình ảnh một nàng Vân riêng. Nhưng dẫu vậy đừng gán cho cuộc đời Vân hai chữ “bình lặng”. Đừng gán cho Vân hai chữ “vô tình”… Đề bài 7: “Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, toả ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy” ( Nguyễn Đình Thi ) Cảm nhận đoạn thơ sau để minh hoạ cho ý kiến trên: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa … Ôi, kì lạ và thiêng liêng bếp lửa! Gợi ý cách làm bài Thơ là nghệ thuật của ngôn từ, và ngôn từ chính là phương tiện truyền tải tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ. Thơ cũng là điệu hồn của cảm xúc. Trong “Mấy ý nghĩ về thơ”, Nguyễn Đình Thi viết: Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, toả ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Nhà thơ Bằng Việt cũng đã có những vần thơ diệu kì và ám ảnh lòng người như thế:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi vào lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn môn Toán học
4 p | 569 | 133
-
Đề thi vào lớp 10 THPT năm 2017-2018 môn tiếng Anh - Sở GD&ĐT Thái Nguyên (Chuyên)
8 p | 456 | 59
-
Đề thi vào lớp 10 THPT năm 2017-2018 môn tiếng Anh - Sở GD&ĐT TP HCM
3 p | 624 | 41
-
Đề thi vào lớp 10 THPT năm 2017-2018 môn tiếng Anh - Phòng GD&ĐT Sông Lô
4 p | 201 | 29
-
Các dạng Toán trong đề thi vào lớp 10 THPT
2 p | 230 | 26
-
Đề thi vào lớp 10 THPT chuyên môn Vật lí năm 2021-2022 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
3 p | 218 | 13
-
Tổng hợp 30 đề thi vào lớp 10 THPT môn Tiếng Anh (Có đáp án)
145 p | 67 | 10
-
Đề thi vào lớp 10 THPT năm 2017-2018 môn tiếng Anh - Sở GD&ĐT Kiên Giang
5 p | 104 | 10
-
Đề thi vào lớp 10 THPT chuyên môn Vật lí năm 2021-2022 - Sở GD&ĐT Ninh Thuận
3 p | 195 | 8
-
Đề thi vào lớp 10 THPT chuyên môn Vật lí năm 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Nam
4 p | 207 | 8
-
Đề thi vào lớp 10 THPT chuyên môn Vật lí năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
8 p | 168 | 7
-
Đề thi vào lớp 10 THPT chuyên môn Toán năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT tỉnh Hà Nam
7 p | 22 | 5
-
Đề thi vào lớp 10 THPT năm 2015-2016 môn tiếng Anh - Sở GD&ĐT Bạc Liêu
2 p | 77 | 4
-
Đề thi vào lớp 10 THPT năm 2017-2018 môn Sinh học - Sở GD&ĐT Long An (Chuyên)
8 p | 73 | 4
-
Đề thi vào lớp 10 THPT chuyên môn Vật lí năm 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bắc Giang
2 p | 164 | 4
-
Đề thi vào lớp 10 THPT môn Vật lí năm 2021 - Sở GD&ĐT Khánh Hòa (Khối chuyên)
3 p | 106 | 3
-
Đề thi vào lớp 10 THPT môn Vật lí năm 2021 - Sở GD&ĐT Hưng Yên (Khối chuyên)
3 p | 111 | 2
-
Đề thi vào lớp 10 THPT môn Vật lí năm 2021 - Sở GD&ĐT Bình Phước (Khối chuyên)
2 p | 98 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn