YOMEDIA
ADSENSE
Đề thi Violimpic Vật lý 6 (2013 - 2014) trường THCS Hồng Dương - (Kèm Đ.án)
632
lượt xem 122
download
lượt xem 122
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập Vật lý nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới tốt hơn. Hãy tham khảo đề Thi Violimpic môn Vật lý lớp 6 năm 2013 - 2014 kèm đáp án của Phòng giáo dục và đào tạo Thanh Oai.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi Violimpic Vật lý 6 (2013 - 2014) trường THCS Hồng Dương - (Kèm Đ.án)
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI OLYMPIC MÔN: VẬT LÝ LỚP 6 THANH OAI NĂM HỌC: 2013 - 2014 Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1 ( 3 điểm) : Hãy lập phương án xác định khối lượng riêng của một hòn đá với các dụng cụ sau: - Cân đồng hồ - Bình chia độ có kích thước nhỏ hơn hòn đá. - Bình tràn có kích thước lớn hơn hòn đá. - Chậu đựng nước. - Nước. Câu 2 ( 2,0 điểm) : a, Tại sao con người có thể chịu nóng ở 600C trong không khí mà lại bị bỏng trong nước cũng ở nhiệt độ đó ? b, Các đèn chớp tắt hoạt động theo nguyên tắc vật lí nào? Hãy giải thích? Câu 3 ( 3 điểm) : Một vật có khối lượng 2 tạ. a, Nếu kéo vật lên cao theo phương thẳng đứng thì lực kéo là bao nhiêu? b, Nếu kéo vật bằng hệ thống pa lăng có 2 ròng rọc động thì lực kéo là bao nhiêu? ( Bỏ qua lực ma sát giữa ròng rọc và dây). c, Nếu kéo vật trên mặt phẳng nghiêng có chiều cao 2 m, lực kéo vật là 250 N. Hỏi chiều dài mặt phẳng nghiêng đó là bao nhiêu? ( Bỏ qua lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng). Câu 4 ( 5 điểm): Một khối hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 20cm, chiều cao 15cm. a, Tính thể tích của khối hình hộp chữ nhật đó? b, Biết khối hình hộp chữ nhật làm bằng sắt ,tính khối lượng khối sắt đó. Cho biết khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3. c, Người ta khoét một lỗ có thể tích là 2 dm3 trên khối sắt, sau đó đổ đầy vào lỗ đó một chất có khối lượng riêng 2500kg/m3. Tính khối lượng riêng của khối hình hộp lúc này. d, Nếu khối khối hình hộp chữ nhật đó chứa 20% khối lượng sắt phần còn lại là nhôm thì thể tích sắt chiếm bao nhiêu phần thể tích của khối hình hộp chữ nhật đó? Biết khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3, khối lượng riêng của nhôm là 2700 kg/m3 và xem rằng thể tích của khối hộp bằng tổng thể tích của các kim loại thành phần. Câu 5 ( 2,5 điểm) : Người ta pha 3 lít rượu với 5 lít nước. Hãy tính khối lượng riêng của hỗn hợp. Biết khối lượng riêng của rượu là 800kg/m3, của nước là 1000kg/m3.
- Câu 6 ( 3 điểm): Muốn có nước ở nhiệt độ 500C người ta lấy 3 kg nước ở 1000C trộn với nước lạnh ở 200C. Xác định lượng nước lạnh cần dùng. Biết rằng cứ 1kg nước tăng 10C thì cần cung cấp cho nó một nhiệt lượng là 4200J( Jun) và cứ 1kg nước hạ 10C thì tỏa ra một nhiệt lượng là 4200 J(Jun)(Coi nhiệt lượng tỏa ra môi trường xung quanh là không đáng kể). Câu 7 ( 1,5 điểm): Em hãy sắp xếp các nhiệt độ sau theo thứ tự tăng dần. 300C ; 590F ; 298K ; 1040F ; 343K và 750C
- HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI OLYMPIC MÔN : VẬT LÝ LỚP 6 . NĂM HỌC 2013 – 2014. Câu 1 ( 3,0 điểm) : Bước 1: Đo khối lượng của hòn đá bằng cân đồng hồ: 0,5đ - Điều chỉnh cho kim về vị trí số 0. - Đặt hòn đá lên đĩa cân. 0,5đ - Vạch gần nhất của kim cho ta biết khối lượng (m)của hòn đá. Bước 2: Đo thể tích của hòn đá bằng bình tràn 0,5đ - Cho nước vào bình tràn. - Đặt bình chia độ dưới vòi bình tràn. 0,5đ - Thả chìm hòn đá vào bình tràn, hứng nước tràn ra vào bình chia độ - Thể tích nước trong bình chia độ là thể tích(V) hòn đá. Bước 3: Tính khối lượng riêng của hòn đá theo công thức: 0,5đ m D= V 0,5đ Trong đó: D là khối lượng riêng của hòn đá (kg/m3) m là khối lượng của hòn đá(kg). V là thể tích của hòn đá (m3). Câu 2 ( 2, 0 điểm) : a, Vì ở nhiệt độ cao trong không khí , cơ thể người đổ mồ hôi và bốc hơi trên da , khi đó nhiệt lượng bay hơi lấy từ cơ thể làm nhiệt độ cơ thể giảm nên da không bị bỏng. Trong nước nóng không thể có sự bay hơi, 1đ qua đó không có sự giảm nhiệt độ của da nên da bị bỏng. b, Các đèn chớp tắt hoạt động theo nguyên tắc vật lí sự co dãn vì nhiệt của băng kép: 0,5đ - Lúc đầu băng kép đang thẳng, dòng điện qua dây tóc làm đèn sáng lên. - Khi nhiệt độ tăng băng kép cong lên, chỗ tiếp xúc hở, dòng điện bị ngắt làm đèn tắt. 0,5đ - Băng kép thẳng trở lại như cũ, dòng điện lại đi qua dây tóc làm đèn sáng và quá trình chớp tắt cứ lặp lại như cũ.
- Câu 3 ( 3 điểm) : a, 2 tạ = 200 kg Trọng lượng của vật là: 0,5đ P = 10. m = 10.200 = 2000(N) - Nếu kéo vật lên cao theo phương thẳng đứng thì cần dùng lực kéo ít nhất là: 0,5đ F = P = 2000(N) b, - Vì kéo vật bằng một hệ thống pa lăng gồm 2 ròng rọc động nên 1đ được lợi 4 lần về lực vì mỗi ròng rọc động cho lợi 2 lần về lực. 2000 Vậy lực kéo vật là : F = 500 (N) 4 c , Nếu kéo vật trên mặt phẳng nghiêng có chiều cao 2 (m) , lực kéo vật là 250 N tức là ta được lợi : 2000 : 250 = 8 lần về lực nên ta 1đ thiệt 8 lần về đường đi Vậy chiều dài mặt phẳng nghiêng là: 8. 2 = 16(m) Câu 4( 5 điểm) : a, Thể tích khối hình hộp là: V = abc = 0,2 . 0,2 .0,15 = 0,006(m3) 0,5đ b, Khối lượng của khối hình hộp là: m = D.V = 7800.0,006 = 46,8 (kg) 0,5đ c, - Khối lượng sắt được khoét ra là: m1 = D.V1 = 7800.0,002 = 15,6 (kg) 0,5đ - Khối lượng của chất đổ vào là: m2 = D.V2 = 2500.0,002 = 5 (kg) 0,5đ Vậy khối lượng của khối lập phương lúc này là: m3 = m – m1 + m2 = 36,2(kg) 0,5đ Do đó khối lượng riêng của khối lập phương lúc này là: m 36,2 0,5đ D 6033,3(kg / m 3 ) V 0,006
- m1 d, - Thể tích của sắt là: V1 D1 0,5đ m2 - Thể tích của nhôm là: V2 D2 V1 m1 m2 m1 D2 - Ta có : : . 0,5đ V2 D1 D2 m2 D1 1 4 m 1 Mặt khác: m1 = 20% m = m ; m2 = m => 1 5 5 m2 4 0,5đ V1 1 2700 1 9 9 => . . V2 4 7800 4 26 104 0,5đ 9 => V1 V 113 Câu 5 ( 2,5 điểm) : - Ta có thể tích của 3 lít rượu là: 3dm3 = 0,003m3 - Ta có thể tích của 5 lít nước là: 5dm3 = 0,005m3 - Thể tích của hỗn hợp là : V = V1+V2 = 0,003 + 0,005 = 0,008 (m3) 0,5đ - Khối lượng của 3 lít rượu là : m1 = D.V1 = 800. 0,003 = 2,4 (kg). 0,5đ - Khối lượng của 5 lít nước là : m2 = D.V2 = 1000. 0,005 = 5(kg) 0,5đ Vậy khối lượng của hỗn hợp là : m = m1 + m2 = 2,4 + 5 = 7,4 (kg). Do đó khối lượng riêng của hỗn hợp là : 0,5đ m 7, 4 3 D= 925 (kg/m ). V 0, 008 Câu 6 ( 3 điểm): 3kg nước ở 1000C giảm xuống 500C tỏa ra một nhiệt lượng là: 0,75đ 3. 4200 .(100 - 50) (J) m2 kg nước ở 200C muốn tăng từ 200C đến 500C cần cung cấp một 0,75đ nhiệt lượng là: m2 . 4200 . (50 - 20) (J)
- Vì ta coi nhiệt lượng tỏa ra môi trường xung quanh là không đáng kể 0,75đ nên nhiệt lượng tỏa ra bằng nhiệt lượng thu vào do đó: 3. 4200.(100 - 50) = m2 . 4200.(50 - 20) => m2= 3.(100 50) 5(kg ) 0,75đ 50 20 Câu 7 ( 1,5 điểm): - Đổi đúng ra các nhiệt độ tương ứng với 590F ; 298K ; 1040F ; 343K 1,0đ Lần lượt là: 150C ; 250C ; 400C ; 700C - Sắp xếp đúng: 590F ; 298K ; 300C ; 1040F ; 343K ; 750C 0,5đ Hồng Dương, ngày 29/ 3/2014 Người ra đề: Lê Thị Hồng Nga
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn