intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để trở thành nhân viên mẫn cán

Chia sẻ: Nguyen Thi Kim Yen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

123
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để trở thành nhân viên mẫn cán Bạn muốn trở thành một nhân viên mẫn cán, năng nổ và thành công? Để thích nghi với môi trường làm việc nơi công sở, những thói quen và tính cách sau đây trong nghề nghiệp sẽ giúp bạn trở thành một nhân viên mẫn cán.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để trở thành nhân viên mẫn cán

  1. Để trở thành nhân viên mẫn cán Bạn muốn trở thành một nhân viên mẫn cán, năng nổ và thành công? Để thích nghi với môi trường làm việc nơi công sở, những thói quen và tính cách sau đây trong nghề nghiệp sẽ giúp bạn trở thành một nhân viên mẫn cán. Dám thử thách và sáng tạo Sức mạnh của công ty chính là sự sáng tạo và đổi mới, hầu hết các tập đoàn đa quốc gia đều đặt sự “sáng tạo” là tiêu chí quan trọng quá trình tuyển dụng nhân viên. Ý tưởng mới và sự sáng tạo của nhân viên mang lại ích lợi to lớn
  2. cho công ty, đồng thời nhận được sự trọng dụng và trở thành nhân viên mẫn cán trong mắt sếp. Vì thế, hãy nêu lên các ý kiến mới về công việc của mình, luôn vui vẻ tiếp nhận nhiệm vụ và thách thức mới để cho sếp thấy bạn thực sự có tài, để sếp biết được kỳ vọng và chí tiến thủ của bạn, đó cũng là tiêu chí đánh giá sự mẫn cán của nhân viên. Có mục tiêu rõ ràng Đầu tiên, nhân viên phải linh hoạt, biết lựa chọn các cơ hội, có mục tiêu rõ ràng. Sếp đặc biệt ưu tiên cho những nhân viên có mục tiêu rõ ràng và phù hợp với hướng phát triển của công ty. Không có một lý do gì để bạn phải “lúng túng” tại nơi làm việc chỉ vì không chuẩn bị và không tập trung. Việc đặt ra một kế hoạch sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về mục tiêu và cách hiệu quả nhất để đạt được. Bạn có thể tổ chức tốt công việc nếu bạn vẽ ra một biểu đồ những việc cần làm trong ngày và cuối ngày. Một nhân viên mẫn cán có đầu óc tổ chức, sắp xếp tốt, luôn đạt được hiệu quả mà không bị lãng phí thời gian vô ích. Vui lòng giúp đỡ đồng nghiệp Trong công việc cũng như cuộc sống hằng ngày, chúng ta không tránh khỏi lúc khó khăn, hãy nhớ rằng: giúp đỡ đồng nghiệp chính là mở đường cho riêng mình. Bất kì sự giúp đỡ nào cũng đáng quý. Trợ giúp đồng nghiệp không chỉ giành được sự tôn trọng của họ, mà còn thể hiện được khả năng mẫn cán của mình với sếp.
  3. Làm việc theo nhóm và sự hòa hợp. Sếp quý trọng những người biết phân công công việc rõ ràng và hợp tác chặt chẽ. Hợp tác tốt mang lại sức mạnh lớn từ sự đoàn kết để thực hiện nhiệm vụ dễ dàng hơn. Vì thế sếp thường mong muốn trong công ty có sự làm việc hòa hợp. Thường xuyên làm việc theo nhóm và biết hợp tác với đồng nghiệp giúp bạn theo đuổi thành tích cao hơn, thành công hơn và hẳn nhiên sẽ được sếp đánh giá là “nhân viên mẫn cán” cao hơn. Vui vẻ phục tùng Trong công ty, sếp và nhân viên luôn ở vị trí mất cân bằng. “Cuộc sống là không công bằng, hãy học cách chấp nhận nó”. Những vị trí khác nhau trong công ty chính là một biểu hiện của sự không công bằng. Sếp có quyền thưởng, phạt trong khi nhân viên ngoài “quyền” bỏ việc thì không còn quyền gì khác. Vì vậy, là một nhân viên, bạn phải học cách phục tùng, chấp hành chính sách mà sếp đưa ra. Cho dù bạn có năng lực cũng cần nhớ rằng phục tùng luôn là điều cần có và sếp thường thích những nhân viên như vậy. Đồng thời, nếu chẳng may thành tích kém hay phát triển không thuận lợi nhưng bạn vẫn làm việc nỗ lực thì chắc chắn sếp sẽ cho bạn cơ hội thăng tiến. Thái độ làm việc Sếp luôn muốn nhân viên có sự mẫn cán, có năng lực, làm việc hiệu quả. chăm chỉ. Vì thế, hãy nhiệt tình tham gia các hoạt động của công ty, hoàn thành công việc trước thời hạn. Khả năng của bạn sẽ chỉ được lưu tâm nếu bạn có thái độ làm việc nhiệt tình. Nhân cơ hội tham gia các hoạt động tập
  4. thể tạo ấn tượng tốt với cấp trên trong công ty, chủ động giao tiếp với các bộ phận quản lí khác. Cố gắng hoàn thành tốt mọi công việc mà công ty giao cho trước kế hoạch. Cho thấy năng lực và sự nhiệt tình của bạn. Sớm muộn gì bạn cũng sẽ được thăng tiến. Không nên cho rằng sự cố gắng của mình sẽ bị người khác coi nhẹ. Khi bạn làm việc nghiêm túc, chắc chắn sếp sẽ biết sự mẫn cán của bạn. Đừng tị nạnh so sánh với người khác Nếu làm việc xuất sắc thì một ngày nào đó bạn sẽ trở thành sếp. Nhưng trước mắt, cho dù bạn giỏi, có bằng cấp cao hơn các đồng sự chăng nữa thì bạn cũng hãy đừng ảo tưởng và sớm nhiễm tính tị nạnh so sánh. Bạn có quyền kiêu hãnh một chút, đầy tự tin nhưng hãy khoan phân bì về khả năng, bằng cấp, chức vụ, lương bổng … với người khác. Chính sự chủ quan, tự đắc là nguyên nhân khiến cho mọi người không thân thiện với mình. Chủ động nâng cao giá trị công việc Sếp quyết định tiền lương, còn giá trị và kết quả công việc lại thuộc về bạn. Không có tốt nhất chỉ có tốt hơn, nội dung công việc là có hạn nhưng khám phá công việc là vô hạn. Hoàn thành công việc một cách tốt nhất bạn sẽ thể hiện được giá trị khác người của chính mình. Giá trị công việc đánh giá khả năng làm việc của bạn và sự mẫn cán là lý do để sếp tiếp tục sử dụng bạn. Đặt công ty lên hàng đầu. Luôn đặt công ty lên đầu, sự nỗ lực của bạn sẽ không bao giờ là dư thừa. Luôn xem xét từng nhiệm vụ và luôn ghi nhớ trong đầu rằng bạn đang làm
  5. việc cho ai - những người cần biết đến sự tiến bộ của bạn và bạn mong đợi những gì từ những người cộng tác với bạn. Nếu có việc gì cần được điều chỉnh, bạn nên giải quyết nó một cách nhanh chóng và cố gắng tránh ảnh hưởng tới những nhiệm vụ khác. Như vậy, tạo lợi ích cho công ty chính là tạo lợi ích cho bản thân, là nâng cao giá trị của mình. Hãy nhớ rằng bạn lo cho công ty, sếp sẽ lo cho bạn. Tóm lại, điều mà các nhân viên mong muốn nhất là được làm những công việc có ý nghĩa, hoặc có thể có được sự trọng dụng của cấp trên. Người nhân viên không được có giây phút nào quên rằng, mục tiêu đầu tiên của công ty là kiếm tiền, bất luận bạn từng làm ngành nào, bạn nhất thiết phải chứng minh bạn là một nhân viên mẫn cán, là tài sản quý báu của công ty. Bạn nhất thiết phải thể hiện bản thân, chứng minh bản thân là: “nhân viên mẫn cán đáng được trọng dụng”. “Sự mẫn cán được kết hợp bởi các đức tính: Trung thành – Sáng tạo –Tận tụy - Gương mẫu”, lời khuyên về nghề nghiệp của một chuyên gia nổi tiếng người Mỹ tên là John Clack, chuyên nghiên cứu quản lý tài nguyên nhân lực trong các công ty và các hình thái công việc. Nhân Vị tổng hợp/(Hieuhoc.com)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2