Fanpage: Học văn văn học: https://www.facebook.com/hocvanvanhoc<br />
<br />
ĐỀ 1<br />
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4<br />
Các ngươi chớ quên, chính nước lớn mới làm điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ<br />
cho mình cái quyền nói một đằng, làm một nẻo... Chớ coi thường chuyện vụn vặt<br />
xảy ra trên biên ải. Các việc trên khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là<br />
họ không tôn trọng biên giới quy ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh<br />
chấp. Không thôn tính được ta thì gặm nhấm ta. Họ gặm nhấm đất đai của ta,<br />
lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chíc. Vậy<br />
nên các ngươi phải nhớ lời ta dặn: Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không<br />
được để lọt vào tay kẻ khác. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho<br />
muôn đời con cháu.<br />
Bản di chúc của vua Trần Nhân Tông (1258 – 1308)<br />
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Tác giả đã sử dụng phương<br />
thức biểu đạt nào là chính? Chỉ ra các phép liên kết được sử dụng trong văn bản?<br />
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản?<br />
Câu 3. Nêu cách hiểu của em về các cụm từ: “gặm nhấm đất đai”, “cái tổ đại<br />
bàng”, “tổ chim chích”? Từ đó chỉ ra hiệu quả diễn đạt của các từ đó trong đoạn<br />
văn?<br />
Câu 4. Thông điệp mà Trần Nhân Tông muốn gửi gắm đến các thế hệ con cháu<br />
muôn đời: “Vậy nên các ngươi phải nhớ lời ta dặn: Một tấc đất của tiền nhân để<br />
lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác”.<br />
Nghị luận xã hội<br />
Suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc thực hiện lời di chúc<br />
của Trần Nhân Tông?<br />
Gợi ý trả lời<br />
Đáp án<br />
<br />
Hướng dẫn làm bài<br />
<br />
Câu 1:<br />
- Phong cách ngôn ngữ chính<br />
luận.<br />
- Phương thức biểu đạt chính:<br />
nghị luận<br />
- Phép liên kết:<br />
+ Phép thế: “họ” thay thế cho<br />
“nước lớn”, “các việc trên” thay<br />
thế cho “chuyện vụn vặt xảy ra<br />
trên biên ải”<br />
+ Phép nối: “Tức là”, “vậy nên”,<br />
...<br />
Câu 2:<br />
<br />
Nhận biết:<br />
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận vì<br />
tác giả đã dùng lí lẽ, lập luận, dẫn chứng để bàn bạc<br />
về một vấn đề chính trị, xã hôi.<br />
- Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận<br />
là chính ngoài ra có kết hợp với phương thức biểu<br />
cảm.<br />
- Có 6 phép liên kết: nối, thế, tỉnh lược, lặp, liên<br />
tưởng, tương phản. Trong đoạn văn, tác giả đã sử<br />
dụng phép thế và phép nối để liên kết các câu trong<br />
văn bản.<br />
Thông hiểu<br />
<br />
Đề tham khảo theo mẫu mới và hướng dẫn làm bài do thầy Trịnh Quỳnh biên soạn và chia sẻ<br />
https://www.facebook.com/trinhquynhltv<br />
<br />
Fanpage: Học văn văn học: https://www.facebook.com/hocvanvanhoc<br />
<br />
Nội dung chính của văn bản:<br />
Văn bản đề cập đến những việc<br />
làm “bậy bạ”, “trái đạo” cũng<br />
như dã tâm “gặm nhấm”, “thôn<br />
tính” nước bé của các nước lớn.<br />
Đồng thời, nhà vua cũng căn<br />
dặn các thế hệ con cháu phải<br />
trân trọng, giữ gìn từng tấc đất<br />
của tiền nhân để lại, bảo vệ toàn<br />
ven lãnh thổ của Tổ quốc.<br />
<br />
Đoạn văn được viết theo lối tổng phân hợp nên câu<br />
chủ đề nằm cả ở đầu và cuối đoạn văn. Do đó, ta có<br />
thể căn cứ và câu mở đầu (“Các ngươi chớ quên,<br />
chính nước lớn mới làm điều bậy bạ, trái đạo”)và<br />
câu cuối (“Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng<br />
không được để lọt vào tay kẻ khác”) để xác định nội<br />
dung chính của đoạn văn.<br />
<br />
Câu 3:<br />
- “Gặm nhấm đất dai”: xâm<br />
chiếm dần dần, từng ít một đất<br />
đai của nước láng giềng.<br />
- “Cái tổ đại bàng”: chỉ giang<br />
sơn rộng lớn của các nước nhỏ.<br />
- “Tổ chim chíc”: giang sơn<br />
rộng lớn bị thu hẹp, nhỏ dần của<br />
các nước nhỏ.<br />
=> Hiệu quả: Nhờ các cụm từ<br />
trên, văn bản trở nên giàu hình<br />
ảnh và sức biểu cảm. Hơn thế,<br />
các cụm từ trên cũng vạch trần<br />
dã tâm xâm lược rất nham hiểm<br />
của nước lớn và cho thấy nguy<br />
cơ giang sơn của nước nhỏ sẽ bị<br />
thu hẹp dần nếu không bảo vệ,<br />
giữ gìn.<br />
Câu 4:<br />
- Nội dung câu nói: căn dặn các<br />
thế hệ con cháu phải giữ gìn,<br />
bảo vệ toàn vẹn giang sơn Tổ<br />
quốc.<br />
=> Trách nhiệm của công dân,<br />
bản thân với Tổ quốc.<br />
Câu 5:<br />
Nhận thức: Sự trọn vẹn lãnh thổ<br />
của Tổ quốc là kết quả giữ gìn<br />
và đấu tranh của cha ông từ<br />
ngàn năm trước.<br />
Con cháu thế hệ ngày nay trước<br />
<br />
Vận dụng<br />
- Những cụm từ in đậm, tác giả đã sử dụng biện<br />
pháp tu từ ẩn dụ.<br />
+ “Gặm nhấm đất đai”: so sánh ngầm: sự xâm<br />
chiếm dần dần đất đai của nước nhỏ giống như là 1<br />
sự gặm nhấm.<br />
+ “Cái tổ đại bàng”: Đất đai, lãnh thổ cha ông để lại<br />
giống như tổ đại bàng: rất rộng lớn.<br />
+ “Tổ chim chíc”: Nếu cứ để các nước lớn gặm<br />
nhấm đất đai, dần dần đất đai của nước nhở chỉ còn<br />
bé như tổ<br />
<br />
Vận dụng cao:<br />
Đoạn văn phải đảm bảo nội dung cơ bản:<br />
Nhận thức: Hiểu đúng nội dung lời dặn của nhà vua.<br />
Thái độ: Trân trọng, yêu nước.<br />
Hành động: Từ đó rút ra được bài học gì cho bản<br />
thân, cần phải làm gì để phát huy ý nghĩa của vấn<br />
đề.<br />
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu<br />
Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch<br />
đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành<br />
văn trong sáng, trôi chảy ;<br />
-Nội dung: đoạn văn thể hiện được tâm trạng của<br />
người con dành cho mẹ.<br />
<br />
Đề tham khảo theo mẫu mới và hướng dẫn làm bài do thầy Trịnh Quỳnh biên soạn và chia sẻ<br />
https://www.facebook.com/trinhquynhltv<br />
<br />
Fanpage: Học văn văn học: https://www.facebook.com/hocvanvanhoc<br />
<br />
tiên phải biết ơn công lao đó của<br />
cha ông đi trước để lại.<br />
Hành động: Bên cạnh việc học<br />
tập, dựng xây cống hiến cho đất<br />
nước giàu mạnh, thế hệ trẻ còn<br />
biết đứng lên đấu tranh bảo vệ<br />
Tổ quốc.<br />
<br />
ĐỀ 2<br />
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:<br />
CÂU THẦN CHÚ<br />
Nguyễn Đức Mẫn<br />
Những đêm mơ mẹ đứng bên gốc thị<br />
Ngước nhìn, khản giọng gọi: Thị ơi<br />
Chợt nàng Tiên hiện về rưng lệ<br />
Giấc mơ tàn con đợi hết cả hơi<br />
Có những năm cây mít trở trời<br />
Cứ nghẹn nắng không chịu làm ra quả<br />
Mẹ giục con trèo làm cây mít giả<br />
Nắm chuôi vồ mẹ khảo: Mít ơi!<br />
Nhiều lần mẹ bổ bưởi hà hơi<br />
Ðọc thần chú xua đi vị đắng<br />
Mẹ dặn chị nhớ chừa múi lẹm<br />
Nhỡ sau này lại đẻ sinh đôi<br />
Con biết khôn Người đã mất rồi<br />
Dọc đường làng bây giờ là phố<br />
Bưng bát cơm thơm đọc câu thần chú<br />
Mẹ ơi về... dù chỉ một lần thôi.<br />
Câu 1. Bài thơ trên gieo vần gì là chủ yếu? Chỉ ra các phương thức biểu đạt chính<br />
của bài thơ ?<br />
Câu 2. Xác định 1 lời dẫn gián tiếp và nêu hiểu biết của em về trò “làm cây mít<br />
giả” được tác giả nhắc đến trong bài?<br />
Câu 3. Từ “biết khôn” trong văn bản có ý nghĩa gì?<br />
Câu 4. Cảm xúc của tác giả chứa đựng trong câu thần chú trong phần cuối của<br />
văn bản?<br />
Đề tham khảo theo mẫu mới và hướng dẫn làm bài do thầy Trịnh Quỳnh biên soạn và chia sẻ<br />
https://www.facebook.com/trinhquynhltv<br />
<br />
Fanpage: Học văn văn học: https://www.facebook.com/hocvanvanhoc<br />
<br />
Nghị luận xã hội<br />
Anh/ Chị hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về<br />
tình mẹ<br />
Gợi ý trả lời<br />
Đáp án<br />
Câu 1:<br />
- Bài thơ gieo vần “ơi” là chủ yếu: “ơi”,<br />
“hơi”, “trơi”, ...<br />
- Các phương thức biểu đạt chính: tự sự,<br />
biểu cảm<br />
<br />
Câu 2:<br />
- 01 lời dẫn gián tiếp: “Nắm chuôi vồ mẹ<br />
khảo: Mít ơi!”.<br />
- Trò “làm cây mít giả”: đây chính là tục<br />
khảo cây lấy quả vào tết Đoan Ngọ (5/5<br />
Âm lịch). Nhân gian quan niệm, những<br />
cây trong vườn ít quả, nếu sáng 5/5, trước<br />
khi mặt trời mọc khảo cây thì sang năm sẽ<br />
ra quả theo ý muốn. Cách làm như sau: 1<br />
người trèo lên cây làm thần cây, 1 người<br />
dưới gốc cây khảo (tra khảo), sau đó thần<br />
cây hứa thế nào thì sang năm cây sẽ ra<br />
quả như vậy.<br />
Câu 3:<br />
- “Biết khôn”: con đã khôn lớn, trưởng<br />
thành, thấu hiểu ý nghĩa của những câu<br />
thần chú.<br />
+ "Biết khôn" tức là con biết phân biệt<br />
thật giả, biết những câu thần chú xưa chỉ<br />
có những giá trị huyền thoại, giá trị cổ<br />
<br />
Hướng dẫn làm bài<br />
Nhận biết:<br />
- Đọc bài thơ và xác định vần được<br />
láy lại nhiều nhất.<br />
- Trong bài thơ, tác giả đã kể lại<br />
những kỉ niệm tuổi thơ có hình ảnh<br />
mẹ. Nhiều câu thơ đậm chất tự sự<br />
“Có những năm cây mít trở trời<br />
Cứ nghẹn nắng không chịu làm ra<br />
quả”, ... Cùng với đó là tình cảm<br />
nhớ thương, xót xa khi mẹ không<br />
còn.<br />
Thông hiểu<br />
- Lời dẫn trực tiếp và gián tiếp:<br />
+ Lời dẫn trực tiếp: tức là nhắc lại<br />
nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của<br />
người khác, lời dẫn trực tiếp thường<br />
được đặt trong dấu ngoặc kép.<br />
+ Lời dẫn gián tiếp: thuật lại lời nói<br />
hay ý nghĩ của người khác, có điều<br />
chỉnh cho phù hợp, lời dẫn gián tiếp<br />
không đặt trong dấu ngoặc kép.<br />
- Hiểu và biết các phong tục của<br />
người Việt Nam trong ngày tết<br />
Đoan Ngọ.<br />
Vận dụng<br />
- Đặt từ<br />
<br />
Đề tham khảo theo mẫu mới và hướng dẫn làm bài do thầy Trịnh Quỳnh biên soạn và chia sẻ<br />
https://www.facebook.com/trinhquynhltv<br />
<br />
Fanpage: Học văn văn học: https://www.facebook.com/hocvanvanhoc<br />
<br />
tích.<br />
+ "Biết khôn" tức là đã giã từ vòng tay<br />
mẹ; đã có những kinh nghiệm sống; phải<br />
đối mặt với những sự thật lạnh lùng,<br />
nhiều khi tàn khốc.<br />
Câu 4:<br />
- Câu thần chú của con: Mẹ ơi về... dù chỉ<br />
một lần thôi gợi sự xót xa đến xé lòng<br />
trong trái tim người con khi đã mất Mẹ<br />
vĩnh viễn. Đó là ước mơ trong đau đớn dù<br />
chỉ một lần nhưng không thể gặp lại mẹ<br />
nữa rồi.<br />
<br />
Vận dụng cao:<br />
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu<br />
- Hình thức : đảm bảo về số câu,<br />
không được gạch đầu dòng, không<br />
mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành<br />
văn trong sáng, trôi chảy ;<br />
- Nội dung: đoạn văn thể hiện được<br />
tâm trạng của người con khi mất mẹ<br />
vĩnh viễn. Mòn ước mẹ trở về dù<br />
chỉ 1 lần.<br />
Câu 5:<br />
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu<br />
Mỗi người chỉ có một người mẹ duy nhất. Hình thức : đảm bảo về số câu,<br />
Nhắc nhở mỗi chúng ta phải biết trân không được gạch đầu dòng, không<br />
trọng tình cảm đẹp này.<br />
mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành<br />
văn trong sáng, trôi chảy ;<br />
-Nội dung: đoạn văn thể hiện được<br />
tâm trạng của người con dành cho<br />
mẹ.<br />
<br />
Đề 3:<br />
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4.<br />
Còn gì đáng buồn hơn khi mà giàu có về vật chất thì lại nghèo nàn đến<br />
thảm hại về văn hóa tinh thần... Một bộ phận thanh niên bây giờ nghĩ nhiều, nói<br />
nhiều đến tiền bạc, hưởng thụ. Ăn mặc đẹp sang trọng, tiện nghi hiện đại lắm,<br />
nhưng con người thì vô cùng mỏng. Gió thổi nhẹ là bay biến tứ tán ngay. Ngày<br />
trước dân ta nghèo nhưng đức dày, nhân cách vững vàng, phong ba bão táp<br />
không hề gì... chung quy tại giáo dục mà ra. Cha mẹ bây giờ chiều con quá,<br />
không để chúng thiếu thốn gì. Vì thế mà chúng rất mong manh, dễ vỡ, dễ hư<br />
hỏng.<br />
(Theo Nguyễn Khải, báo Đầu tư, Ngữ văn 11 Nâng cao, tập 1, tr. 73, Nxb Giáo<br />
dục, 2014)<br />
Câu 1: Văn bản trên nói về hiện tượng gì trong đời sống?<br />
Câu 2: Trong văn bản có sử dụng một thành ngữ. Hãy ghi lại chính xác và giải<br />
thích ý nghĩa của thành ngữ đó.<br />
Đề tham khảo theo mẫu mới và hướng dẫn làm bài do thầy Trịnh Quỳnh biên soạn và chia sẻ<br />
https://www.facebook.com/trinhquynhltv<br />
<br />