Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
ĐỀ XUẤT THUẬT TOÁN THAY THẾ CACHE<br />
CHO KIẾN TRÚC INTERNET WEB CACHING<br />
CỦA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET<br />
Nguyễn Xuân Trường*, Hồ Khánh Lâm<br />
Tóm tắt: Sự phát triển của Internet và các mạng thông tin di động tốc độ cao<br />
(3G, 4G) làm bùng nổ số lượng lớn người dùng truy nhập Internet qua WWW,<br />
không chỉ từ các PC, các mạng LAN mà còn từ hàng triệu thiết bị di động như<br />
smartphone. Các kiến trúc Internet web caching [1], các kỹ thuật Web caching [2]<br />
và các chính sách thay thế Web cache là những giải pháp hiệu quả kịp thời đáp ứng<br />
nhu cầu người dùng Internet. Từ những năm 90 của thế kỷ trước đã có nhiều thuật<br />
toán thay thế Web cache được nghiên cứu và phát triển. Trên cơ sở thuật toán LRU,<br />
trong bài báo này, chúng tôi để xuất chính sách thay thế các nội dung web cache<br />
được đặt tên là LRU-EXT và đánh giá hiệu năng của chính sách này.<br />
LRU-EXT lưu trữ những nội dung web đã được loại bỏ khỏi web cache bởi thuật<br />
toán LRU vào một bộ nhớ cache mở rộng ngay trong thiết bị mạng. Trong quá trình<br />
sử dụng, những nội dung web này sẽ được lấy ra thay vì phải tìm kiếm ở các thiết bị<br />
khác cùng tầng mạng hoặc ở tầng mạng cao hơn. Việc đó giúp giảm thời gian đáp<br />
ứng yêu cầu của người sử dụng.<br />
Từ khóa: Web cache, Internet web caching, Cache replacement algorithms.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Web caching là lưu trữ các nội dung Web thường xuyên được người dùng tham chiếu sử<br />
dụng, từ đó giúp giảm sử dụng băng thông mạng, giảm trễ đáp ứng nội dung web đến người<br />
dùng, qua đó, tăng chất lượng dịch vụ, đặc biệt đối với sự phát triển các dịch vụ đa phương<br />
tiện và trực tuyến có nhu cầu băng thông cao trên Internet, và giảm các tải cho các Origin<br />
web server. Web caching được sử dụng ở các client (PC hay smartphone), ở các server<br />
(proxy server, web server, database server), Web Engine (như Cisco Web Engine), Origin<br />
Web server kết nối ở các cấp mạng của Internet. Càng ngày càng có nhiều nội dung web<br />
thông dụng, mà dung lượng nhớ của hệ thống Web caching là hữu hạn, vì vậy, cần phải loại<br />
bỏ những nội dung web đang được lưu trữ nhưng không còn thông dụng hay ít được tham<br />
chiếu. Chìa khóa của Web Caching là các thuật toán thay thế Web cache, nghĩa là loại bỏ các<br />
nội dung trong Web cache đã cũ hoặc được ít người dùng tham chiếu để ghi những đối<br />
tượng mới vào Web cache. Trong khi đó, lưu lượng trên Web tăng nhanh, tốc độ đầu tư kênh<br />
truyền dẫn và các tài nguyên khác trên Internet không kịp thời, thì người dùng có thể phải<br />
đối mặt với trễ đáp ứng của Web và lỗi dữ liệu nhiều hơn. Do đó, đưa ra các thuật toán thay<br />
thế Web cache hiệu quả là cần thiết cho hiệu năng Internet. Đã có một số nghiên cứu tổng<br />
hợp, phân loại và đánh giá các ưu nhược điểm của rất nhiều thuật toán thay thế Web cache<br />
[3][4][5][6][7][8][9]. Các nghiên cứu này nhóm các thuật toán thành ba loại:<br />
Các thuật toán thay thế cơ bản và các mở rộng của chúng:<br />
LRU (Least Recently Used): Thuật toán phân loại các đối tượng theo thời gian truy<br />
nhập gần đây nhất. Khi có trúng cache thì đối tượng được yêu cầu được đẩy về đầu của<br />
danh sách. Đối tượng ít được sử dụng nhất (ở cuối của danh sách) sẽ bị loại bỏ. LRU đơn<br />
giản để thực hiện, nhưng chỉ hiệu quả khi trong bộ nhớ cache các đối tượng là thống nhất,<br />
không xét đến kích thước của đối tượng.<br />
LFU (Least Frequently Used): Tất cả các đối tượng trong cache được phân loại theo số<br />
đếm lần tham chiếu. Các đối tượng có cùng số đếm được phân loại theo tính gần đây nhất,<br />
<br />
<br />
<br />
54 N. X. Trường, H. K. Lâm, “Đề xuất thuật toán thay thế cache… cung cấp dịch vụ Internet.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
loại bỏ các đối tượng của Web cache ít được sử dụng. Cũng như LRU, LFU đơn giản để<br />
thực hiện nhưng lại không xét đến kích thước hay trễ tải các đối tượng và có thể lưu giữa<br />
các đối tượng không thời hạn trong cache.<br />
Các thuật toán dựa vào khóa:<br />
SIZE [Williams et al. 1996]: Phân loại các đối tượng theo kích thước. Các đối tượng có<br />
kích thước như nhau được phân loại theo tính tham chiếu gần đây, loại bỏ đối tượng ít<br />
được tham chiếu nhất gần đây và có kích thước lớn nhất. Nhược điểm là có thể lưu giữ các<br />
đối tượng kích thước nhỏ trong cache lâu ngay cả khi chúng không được tham chiếu<br />
thường xuyên gần đây, và có tỷ số trúng byte thấp (byte hit rate). Ngoài ra còn một phiên<br />
bản của SIZE như SIZE-LRU, SIZE-LFU, LRU-SIZE, LFU-SIZE [12].<br />
LRU-MIN: Tương tự như LRU, nhưng loại bỏ đối tượng Web có kích thước nhỏ nhất.<br />
Nếu có một số đối tượng có kích thước nhỏ nhất thì loại bỏ đối tượng trong chúng ít được<br />
tham chiếu nhất gần đây.<br />
HLRU [Vakali 2000]: Gắn lịch sử của số tham chiếu cho đối tượng, và loại bỏ đối<br />
tượng có giá trị lịch sử tham chiếu nhỏ nhất. Nếu có nhiều đối tượng trong cache có giá trị<br />
lịch sử = 0 (nhỏ nhất), thì xét theo LRU;<br />
LRU-Threshold [Abrams et al. 1995]: Tương tự như LRU, nhưng đối tượng có kích<br />
thước lớn hơn kích thước ngưỡng không được lưu trong cache. Nó loại bỏ đối tượng dựa<br />
theo lịch sử tham chiếu và kích thước ngưỡng và tần số tham chiếu.<br />
GDS (GreedyDual-Size) [Cao and Irani, 1997]: Là mở rộng của SIZE, nó liên kết kích<br />
thước cho từng đối tượng Web lưu trong Cache. Khi thực hiện, GDS loại bỏ đối tượng có<br />
kích thước nhỏ nhất. GDS không tính đến tần số truy nhập trước đó của các đối tượng<br />
trong gán giá trị khóa.<br />
GDSF là mở rộng của GDS nhờ tính đến tần số truy nhập cho từng đối tượng trong<br />
Cache. Tuy vậy, GDFS không dự đoán các truy nhập tương lai.<br />
Các thuật toán dựa vào chi phí:<br />
SLRU (Size-Adjusted LRU): Chọn đối tượng có tỷ số của chi phí trên kích thước tốt<br />
nhất để loại bỏ.<br />
LRU-LSC [Hosseini-Khayat 1997]: Sử dụng danh sách LRU để xác định tính “tích<br />
cực” của các đối tượng trong cache. Trong quá trình thay thế, các đối tượng có tính “tích<br />
cực” yếu được chuyển đến danh sách thứ hai cho đến khi nào tổng kích thước của danh<br />
sách nhỏ hơn tổng dung lượng của cache.<br />
Hierarchical GreedyDual (Hierarchical GD): Thực hiện thay thế đối tượng theo GDS<br />
nhưng theo phân lớp.<br />
LFU-Aging [Arlitt et al. 2000]: Với LFU thì các đối tượng đã rất phổ dụng trong<br />
một quãng thời gian nào đó có thể lưu trong cache ngay cả khi chúng không được truy<br />
nhấp tới trong quãng thời gian dài. LFU-Aging khắc phục nhược điểm này bằng cách<br />
đưa vào hệ số tuổi bằng giá trị trung bình của số đếm tần số tham chiếu cho đối tượng<br />
và sử dụng ngưỡng.<br />
2. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT<br />
Trong kiến trúc Web caching phân tầng (Hierarchical Web Caching) [10], chúng tôi lựa<br />
chọn kiến trúc lai và phân tích đánh giá hiệu năng sử dụng mô hình hàng đợi với các cấp<br />
cache: Institution Caches (IC), Regional Caches (RC), Central Caches (CC), Origin<br />
Caches (OC) [11].<br />
Thông thường, các IC kết nối ở các nút POP địa phương (Point-Of-Presence), các RC<br />
kết nối ở các nút khu vực, và các CC kết nối ở mạng trục quốc gia, còn OC ở mạng kết nối<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2017 55<br />
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
các Origin Web Servers. Các hệ thống Cache Engine có thể cài đặt cho các IC, RC, CC, và<br />
OC. Như vậy, các hệ thống cache phải thực hiện các thuật toán thay thế Web Cache phân<br />
tán theo từng tầng và giữa các tầng.<br />
Thời gian đáp ứng trung bình cho truy nhập HTTP trong một kiến trúc Web caching<br />
phân tầng của ISP đã được chúng tôi đề xuất trong [11]:<br />
E[ RWC ] E[ R3H ] ( Miss3 )( E[ R2 H ] ( Miss2 )( E[ R1H ] ( Miss1 )( E[ R0 H ]))) (1)<br />
E[ R3H ], E[ R2 H ], E[ R1H ], E[ R0 H ] - Thời gian đáp ứng truy nhập trung bình của các<br />
cấp cache tương ứng: IC, RC, CC, và OC<br />
Miss3 , Miss2 , Miss1 - Tỷ số trượt cache (cache miss) ở các cấp cache tương ứng: IC,<br />
RC, CC, và OC.<br />
Chúng tôi đề xuất tiến trình đáp ứng các yêu cầu HTTP của mạng ISP với kiến trúc<br />
Web caching lai cho ở hình 1. Ở hình này, chỉ nêu tiến trình đáp ứng của IC, bởi tiến trình<br />
ở các cấp RC, CC, và OC cũng tương tự. Cho rằng IC có n Proxy Caches (từ Proxy Cache<br />
0 đến Proxy Cache n-1), trong đó Proxy Cache 0 ở gần yêu cầu HTTP nhất và Proxy<br />
Cache n-1 ở xa yêu cầu HTTP nhất. Ưu tiên của quá trình tìm kiếm đối tượng cho yêu cầu<br />
HTTP ở IC là tìm ở cấp ngang hàng (từ Proxy Cache 0 đến Proxy Cache n-1). Chỉ khi<br />
trượt IC thì yêu cầu HTTP mới được chuyển lên RC. Tương tự giữa RC và CC, giữa CC<br />
và OC.<br />
<br />
No No No No No<br />
Object in Proxy Object in Proxy Object in Proxy Object in Proxy<br />
Cache 0 ? Cache 1 ? Cache n -2? Cache n-1 ?<br />
<br />
<br />
Yes Yes Yes Yes<br />
<br />
<br />
http requests<br />
No<br />
Proxy Cache 0 Proxy Cache No No<br />
Proxy Cache<br />
is full ? n-3 is full ? n-2 is full ?<br />
<br />
Yes Yes Yes<br />
<br />
Cache<br />
Cache Cache<br />
Replacement<br />
Replacement Replacement<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Send Object to<br />
Send Object to Send Object to<br />
Proxy Cache 0<br />
Proxy Cache n-3 Proxy Cache n-2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
To Proxy cache<br />
Send Object Yes n-3 is full ? Yes<br />
Object already No Object already No Yes No<br />
to Client Object already<br />
in Proxy Cache in Proxy Cache in Proxy Cache<br />
0? n-3 ? n-2 ? To<br />
RC<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Tìm đối tượng (Web page) ở IC cho yêu cầu Client HTTP.<br />
Đặt tỷ số trúng cache HR (Hit Rate) là H và đáp ứng trung bình của từng Proxy Cache<br />
là R, thì đối với cấp cache IC có tương ứng các giá trị:<br />
H IC 0 , RIC 0 , H IC1 , RIC1 ,.., H ICn1 , RICn1 . Tương tự, đối với RC, CC:<br />
H RC0 , RRC0 , H RC1, RRC1,.., H RCm1, RRCm1 , HCC0 , RCC0 , HCC1, RCC1,..,HCCk1, RCCk1.<br />
Đối với OC, xác suất trúng Web cache luôn bằng 1, nghĩa là HOC =1, do đó, Miss0 bằng<br />
0, nên ta không xét OC trong các công thức dưới đây.<br />
Đáp ứng trung bình của từng cấp cache là:<br />
<br />
<br />
<br />
56 N. X. Trường, H. K. Lâm, “Đề xuất thuật toán thay thế cache… cung cấp dịch vụ Internet.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
E[RIC ] E[R3H ] RIC0 (1 HIC0 )(RIC1 (1 HIC1)(RIC2 (1 HIC2 )(RIC3 ...))) (2)<br />
E[RRC] E[R2H ] RRC0 (1 HRC0 )(RRC1 (1 HRC1)(RRC2 (1 HRC2 )(RRC3 ...))) (3)<br />
E[RCC] E[R1H ] RCC0 (1 HCC0 )(RCC1 (1 HCC1)(RCC2 (1 HCC2 )(RCC3 ...))) (4)<br />
E[ROC] E[R0H ] ROC0 (1 HOC0 )(ROC1 (1 HOC1)(ROC2 (1 HOC2 )(ROC3 ...))) (5)<br />
Kết hợp các công thức (1), (2), (3), (4), và (5), nhận được:<br />
n 1 m 1 k 1<br />
Miss3 (1 H ICi ); Miss 2 (1 H RCi ); Miss1 (1 H CCi ). (6)<br />
i 0 i 0 i 0<br />
<br />
Số lượng Web cache (Proxy Cache) càng lớn, tỷ số trúng cache (HR) của từng Web<br />
cache càng cao thì tỷ số trượt (Missi) ở từng cấp cache càng nhỏ. Điều này phụ thuộc vào<br />
các yếu tố như kích thước các đối tượng Web, dung lượng của các hệ thống Web Cache,<br />
thuật toán thay thế cache, cấu trúc của toàn bộ từng cấp cache (IC, RC, CC, và OC) trên<br />
kiến trúc Internet Web Caching.<br />
Thuật toán LRU chỉ đạt hiệu quả khi các đối tượng Web có kích thước giống nhau.<br />
Thực tế phụ thuộc vào chỉ số dân trí từng vùng, sự phát triển của các dịch vụ thông tin di<br />
động tốc độ, dân số trẻ, thì xét theo Zipf [13]: Các hệ thống Web cache thiết lập ở đó cần<br />
có sự đầu tư về công suất, dung lượng cho đáp ứng nhu cầu. Vậy nên mặc dù cùng cấp<br />
mạng nhưng các hệ thống Web cache sẽ khác nhau về dung lượng, công suất vì số lượng<br />
các Website được ưa chuộng khác nhau, kích thước các đối tượng Web cũng khác nhau.<br />
Do đó, không áp dụng các thuật toán LRU hay LFU một cách đơn thuần. Ngoài ra, có một<br />
số trang Web có thể một thời điểm không được người dùng quan tâm, và dễ bị thay thế<br />
theo LRU hay LFU, nhưng sau đó, chúng lại có thể được sự bùng nổ số người tham chiếu<br />
đến. Khi đó theo LRU hay LFU những trang web này lại phải tìm kiếm qua mạng trên các<br />
hệ thống Web cache khác, mà chưa chắc đã tồn tại.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Tiến trình thực hiện thuật toán LRU-EXT.<br />
Thuật toán của chúng tôi đề xuất khắc phục nhược điểm này bằng cách đưa vào mỗi hệ<br />
thống Web cache một web cache cục bộ mở rộng LEWC (Local Extended Web Cache) để<br />
lưu tạm thời các đối tượng Web bị loại bỏ khi thực hiện LRU hay LFU. Để áp dụng thay<br />
thế cache thuật toán SIZE liên kết kích thước cho từng đối tượng trong Web Cache, và sẽ<br />
loại bỏ đối tượng có kích thước lớn nhất và ít được tham chiếu gần đây nhất theo LRU.<br />
Thuật toán LRU-MIN lại loại bỏ các đối tượng có kích thước nhỏ nhất. Thực tế, sự đa<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2017 57<br />
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
dạng của các đối tượng Web, đặc biệt là các nội dung của các dịch vụ đa phương tiên,<br />
không làm cho các thuật toán này đạt được hiệu quả cao. Bởi vì ở một thời điểm một đối<br />
tượng Web được coi là lớn nhất về kích thước nên bị loại bỏ, xong ở thời điểm khác nó<br />
không phải là lớn nhất. Hoặc ngược lại, một đối tượng bị coi là nhỏ nhất và bị loại bỏ theo<br />
LRU-MIN nhưng sau đó, nó lại không phải là nhỏ nhất. Do đó, giải pháp đưa vào LEWC<br />
có thể khắc phục được lỗi của SIZE và LRU-MIN.<br />
Chúng tôi gọi thuật toán thay thế Web cache đề xuất là LRU-EXT. Như vậy, khi trượt<br />
đối tượng trong Web cache đầu tiên, thì phải tìm kiếm trong LEWC xem có đối tượng nào<br />
trước đó bị thay thế trùng với yêu cầu của http. Nếu có thì đó là trúng Web cache. Chỉ khi<br />
không có trong LEWC, mới phải chuyển yêu cầu http đến Web cache tiếp thep cùng cấp.<br />
Hình 2 thể hiện tiến trình thực hiện thuật toán thay thế LRU-EXT cho trường hợp Web<br />
Cache ở cấp IC: IC0 và IC1.<br />
Vì áp dụng cả SIZE và MIN nên thuật toán cũng kết hợp kích thước cho từng đối tượng<br />
Web để thực hiện so sánh tìm kiếm vùng thay thế. Các đối tượng trong Web cache được<br />
sắp xếp theo thứ tự kích thước từ lớn đến nhỏ và ít được tham chiếu gần đây nhất (theo<br />
LRU-MIN). Khi thực hiện thay thế, trước hết tìm kiếm vùng ít được tham chiếu có kích<br />
thước vừa cho thay thế (không nhất thiết là phải vùng cuối nhất), thì đối tượng bị thay thế<br />
được ghi vào LEWC, và đối tượng Web mới từ Web cache lân cận được chuyển vào vùng<br />
thay thế. Nếu không tìm thấy ở vùng ít được tham chiếu, thì phải tìm kiếm ngoài vùng này<br />
từ đầu (theo SIZE), nghĩa là đối tượng thay thế có kích thước lớn. Đối tượng bị thay thế<br />
cũng sẽ được ghi vào LEWC. Trường hợp không có vùng nào đủ kích thước thì phải chọn<br />
hai vùng lân cận để thay thế.<br />
3. MÔ PHỎNG, TÍNH TOÁN<br />
Time 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10<br />
Requested web Object to g c a b d j k a c d<br />
Cache Cache<br />
k d d d d d d d k k k d<br />
Objects<br />
Cache<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
j c c c c c c c k k k<br />
i b b b b b b b b b b b<br />
h a a a a a a j j a a a<br />
g g g g g g g g g c c<br />
Miss (M)/Hit (H) M H H H H M M H H H<br />
Size compare j=a k=d+c j=a c=g<br />
Hit Rate (HR) 7/10<br />
g c a b d j k a c d<br />
Replacement results by<br />
LRU-SIZE-MIN-REST: g c a b d j k a c<br />
last access queue of Proxy<br />
g c a b b b k a<br />
Cache 0<br />
g c c g g b b<br />
<br />
<br />
g g<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Extended Cache Buffer: a a d d j<br />
<br />
store replaced Objects in d c j g<br />
Proxy Cache 0<br />
c j g k<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Minh họa thực hiện thuật toán LRU-EXT.<br />
<br />
<br />
<br />
58 N. X. Trường, H. K. Lâm, “Đề xuất thuật toán thay thế cache… cung cấp dịch vụ Internet.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
Minh họa thực hiện thuật toán LRU-EXT như hình 3 giữa hai hệ thống Proxy Cache 0<br />
và 1 (hay Web Cache), giả định ở Proxy Cache 0 có 4 đối tượng với so sánh kích thước: d<br />
> c > b> a, và một vùng free, tương tự ở Proxy Cache 1 có các đối tượng Web: k > j > i ><br />
h > g. Cho rằng kích thước của j = a, k = d+c, c = g. Như vậy, đạt được tỷ số trúng HR là<br />
7/10 xét trên 10 lần truy nhập. Nếu sử dụng LRU thì phải loại bỏ các đối tượng a, d, c,<br />
chúng không thể phục hồi được cho Proxy Cache 0 khi có tham chiếu lại, mà chúng cũng<br />
không có trong Proxy Cache 1 lân cận. Do đó, với LRU chỉ đạt được HR = 4/10. Để không<br />
lưu trữ các đối tượng Web bị loại trong LEWC lâu và chiếm không gian nhớ, mỗi lần tham<br />
chiếu lại LEWC thì đối tượng trong LEWC được xóa. HR của thuật toán đề xuất cần phải<br />
tính cả những đối tượng Web bị thay thế nhưng lại được ghi vào LEWC và sau đó được<br />
chuyển trở lại Web cache cho đáp ứng yêu cầu HTTP.<br />
Tỷ số trúng cache của thuật toán LRU-EXT được tính theo công thức sau:<br />
HNinC HNin LEWC Number of hit objinwebcache Number of hit objinLEWC <br />
HRLRU EXT (7)<br />
TN Totalnumber of requested obj<br />
<br />
Tỷ số trúng cache của thuật toán LRU tính theo công thức sau:<br />
HN inC Number of hit obj in web cache<br />
HRLRU (8)<br />
TN Totalnumber of requested obj<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Từ công thức (7) và (8) cho thấy rõ ràng HRLRU EXT HRLRU khi cùng có chung<br />
giá trị HNinC. Ngoài ra, vì lấy trực tiếp từ LEWC các đối tượng Web cho đáp ứng yêu cầu<br />
HTTP nên trễ đáp ứng nhỏ, và thực hiện thuật toán thay thế nhanh. Các quá trình thay thế<br />
cache ở các Web Cache diễn ra tương tự ở tất cả các cấp cache. Nhược điểm của LRU-<br />
EXT là cần có thêm bộ nhớ Cache mở rộng để lưu các đối tượng Web bị thay thế. Tuy<br />
nhiên, với công nghệ nhớ hiện nay thì vấn đề dung lượng nhớ dễ dàng giải quyết.<br />
Để chứng minh thuật toán LRU-EXT có đạt hiệu năng cao khi có nhiều Web cache ở<br />
từng cấp cache trong kiến trúc Internet Web Caching của mạng ISP sẽ phải thực hiện mô<br />
phỏng và thử nghiệm với số lượng lớn các yêu cầu HTTP và thực hiện các tính toán công<br />
thức (1). Để thực hiện mô phỏng và phân tích hiệu năng chúng tôi dự định sử dụng mô<br />
hình hàng đợi và mạng Petri thời gian ngẫu nhiên.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Pablo Rodriguez, Christian Spanner, Ernst W.Biersack: “Web Caching Architectures:<br />
Hierarchical and Distributed Caching”. http://workshop99.ircache.net (4th<br />
International WWW Caching Workshop), Institut EUROCOM, france, 1999.<br />
[2]. Mukesh Dawar, Charanjit Singh, “A Review on Web Caching Techniques”.<br />
International Journal of Advanced Research in Computer Science and Software<br />
Engineering. Volume 4, Issue 3, March 2014. ISSN: 2277 128X.<br />
[3]. Kapil Arora, Dhawaleswar Rao Ch, “Web Cache Page Replacement by Using LRU<br />
and LFU Algorithms with Hit Ratio: A Case Unification”. Kapil Arora et al, /<br />
(IJCSIT) International Journal of Computer Science and Information Technologies,<br />
Vol. 5 (3) , 2014, 3232 – 3235. ISSN:0975-9646.<br />
[4]. Pranay Nanda, Shamsher Singh, G.L. Saini, “A Review of Web Caching Techniques<br />
and Caching Algorithms for Effective and Improved Caching”. International Journal<br />
of Computer Applications (0975 – 8887). Volume 128 – No.10, October 2015.<br />
[5]. Dhawaleswar Rao.CH, “Study of the Web Caching algorithms for performance<br />
Improvement of the response speed”. Indian Journal of Computer Science and<br />
Engineering (IJCSE). ISSN : 0976-5166. Vol. 3 No. 2 Apr-May 2012.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2017 59<br />
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
[6]. A. I. Vakali, “LRU-based algorithms for Web Cache Replacement”. K. Bauknecht, S.<br />
Kumar Madria, and G. Pernul (Eds.): EC-Web 2000, LNCS 1875, pp. 409−418,<br />
2000. © Springer-Verlag Berlin Heidelberg 2000.<br />
[7]. Stefan Podlipnig and Laszlo Boszormenyi, “A Survey of Web Cache Replacement<br />
Strategies”. Institute of Information Technology, University Klagenfurt,<br />
Universitatsstrasse 65-67, A-9020 Klagenfurt, Austria, ACM Computing Surveys,<br />
Vol. 35, No. 4, December 2003, pp. 374–398.<br />
[8]. Vinit A. Kakde et al. “Survey of Effective Web Cache Algorithm”. International<br />
Journal of Science and Engineering Investigations. vol. 1, issue 2, March 2012. Paper<br />
ID: 10212-16.<br />
[9]. Arun Pasrija, “Survey on Improving the Performance of Web by Evaluation of Web<br />
Prefetching and Caching Algorithms”. International Journal of Advanced Research in<br />
Computer Engineering & Technology (IJARCET). Volume No. 2, Issue No. 6, June<br />
2013. ISSN: 2278 – 1323.<br />
[10].Pablo Rodriguez, Christian Spanner, Ernst W.Biersack: “Web Caching Architectures:<br />
Hierarchical and Distributed Caching”. http://workshop99.ircache.net (4th<br />
International WWW Caching Workshop), Institut EUROCOM, france, 1999.<br />
[11]. Ho Khanh Lam, Nguyen Xuan Truong, “Performance Analysis of Hybrid Web<br />
Caching Architecture”, American Journal of Networks and Communications. Vol. 4,<br />
No. 3, 2015, pp. 37-43. doi: 10.11648/j.ajnc.20150403.13.<br />
[12]. Haohuan Fu, Pui-On Au, and Weijia Jia, “Performance Evaluations of Replacement<br />
Algorithms in Hierarchical Web Caching”. Q. Li, G. Wang, and L. Feng (Eds.): WAIM<br />
2004, LNCS 3129, pp. 176–185, 2004. © Springer-Verlag Berlin Heidelberg 2004.<br />
[13].George Kingsley Zipf, “Relative frequency as a determinant of phonetic change”.<br />
eprinted from the Havard Studies in Classical Philiology, Volume XL, 1929.<br />
ABSTRACT<br />
PROPOSING A REPLACE CACHE ALGORITHM FOR INTERNET WEB CACHING<br />
STRUCTURE OF INTERNET SERVICE STATION<br />
Nowadays, development of Internet and high speed of mobile networks attract<br />
the a large number of users to access Internet though www service from personal<br />
computers (PCs) and mobile devices such as smart phone. Some Internet structures<br />
such as web caching [1], web caching techniques [2] and replace web cache policis<br />
are good solution to provide for the requirement of Internet users. Since the 1990s<br />
of the last century has been researched and developed many the replace web cache<br />
algorithms. Based on the least recently used (LRU) algorithm, a policy replace for<br />
the content of web cache with named LRU-EXT and evaluate the performance of<br />
this policy is proposed in this paper.<br />
LRU-EXT saves the web contents in a extend cache memory of device network,<br />
which was moved out of web cache by LRU algorithm. These contents will be gotten<br />
from themselves instead of searching in other devices of same network layer or<br />
higher network layer. Therefore, it can reduce the time response of web to the user.<br />
Keywords: Web cache, Internet web caching, Cache replacement algorithms.<br />
<br />
Nhận bài ngày 02 tháng 5 năm 2017<br />
Hoàn thiện ngày 10 tháng 6 năm 2017<br />
Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 7 năm 2017<br />
Địa chỉ: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên<br />
*<br />
Email: truongutehy@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
60 N. X. Trường, H. K. Lâm, “Đề xuất thuật toán thay thế cache… cung cấp dịch vụ Internet.”<br />