intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đền Bạch Mã - Võ Liệt trong truyền thuyết và tư liệu

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

205
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hán Nôm "Chúng ta hãy nhắc lại câu phương ngôn nói lên niềm tự hào của An Tĩnh vì có bốn ngôi đền đẹp nhất An Nam: Đền Cờn, Đền Quả, Bạch Mã, Chiêu Trưng" Ấy là câu mở đầu "Chương III: Những thắng địa và đền đài nổi tiếng" trong An Tĩnh cổ lục (Le vieux An - Tĩnh) của Le Breton - một nhà giáo nhiều năm dạy ở trường Quốc học Vinh, "một người bạn, người thầy của dân xứ Nghệ, người rất quan tâm đến địa chất, đến lịch sử, đến văn hóa dân gian"....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đền Bạch Mã - Võ Liệt trong truyền thuyết và tư liệu

  1. Đền Bạch Mã - Võ Liệt trong truyền thuyết và tư liệu Hán Nôm "Chúng ta hãy nhắc lại câu phương ngôn nói lên niềm tự hào của An Tĩnh vì có bốn ngôi đền đẹp nhất An Nam: Đền Cờn, Đền Quả, Bạch Mã, Chiêu Trưng" Ấy là câu mở đầu "Chương III: Những thắng địa và đền đài nổi tiếng" trong An Tĩnh cổ lục (Le vieux An - Tĩnh) của Le Breton - một nhà giáo nhiều năm dạy ở trường Quốc học Vinh, "một người bạn, người thầy của dân xứ Nghệ, người rất quan tâm đến địa chất, đến lịch sử, đến văn hóa dân gian". "Chúng ta hãy nhắc lại câu phương ngôn nói lên niềm tự hào của An Tĩnh vì có bốn ngôi đền đẹp nhất An Nam: Đền Cờn, Đền Quả, Bạch Mã, Chiêu Trưng" Ấy là câu mở đầu "Chương III: Những thắng địa và đền đài nổi tiếng" trong An Tĩnh cổ lục (Le vieux An - Tĩnh) của Le Breton - một nhà giáo nhiều năm dạy ở trường Quốc học Vinh, "một người bạn, người thầy của dân xứ Nghệ, người rất quan tâm đến địa chất, đến lịch sử, đến văn hóa dân gian". Bằng những chuyến đi thực địa cùng học sinh và một số bạn bè vốn là các học giả người bản xứ am tường về lịch sử văn hoá của địa phương, thăm thú khảo sát, với con mắt tinh tường và những nhận xét khá tinh tế của một học giả phương Tây yêu xứ Nghệ, Le Breton đã đưa vào sách những trang viết khá rành rõ về thần tích, về hình thế phong cảnh của các đền đài, đình chùa xứ Nghệ như: Đền Chiêu Trưng, Đền Quả, Đình Hoành Sơn, Đền Độc Lôi, Đền Mai Hắc Đế, Đền Cuông... Song đối với Đền Cờn và Đền Bạch Mã lại chưa viết rõ. Ở những cuốn sách khác như "Bạch thần sự tích", Đền Cờn là đệ nhất Tứ linh từ cùng Đền Quả, Đền Chiêu Trưng đều đã được nói rõ thần tích; Riêng Bạch Mã là ngôi đền thứ ba trong Tứ linh từ lại chưa được đề cập tới. Và ngay cả "Thanh Chương huyện chí" - cuốn sách chép khá đầy đủ thần tích các nhân thần, nhiên thần được tôn thờ trong huyện, còn có cả phụ lục về Đền Cờn, Đền Vua Mai, Bắc
  2. Cầm miếu, nói rõ sự tích về Tứ vị thánh nương, về Mai Hắc Đế, về Tấn quốc công nhưng tới Đền Bạch Mã cũng chỉ có sơ lược mấy dòng. Rất may mắn và kì diệu thay, bù lại những thiếu hụt đó Đền Bạch Mã lại có một kho truyền thuyết trong dân gian và những tập tư liệu cổ còn lưu trong thư tịch của Viện Hán Nôm, Thư viện Nghệ An và cả chính trong đền sở tại, một khối lượng khá phong phú về: "Nghệ An Tứ linh từ chi đệ tam" thờ vị thần người Võ Liệt - vị tướng trẻ phò vua Lê trong buổi đầu khởi nghiệp đứng chân trên đất Thanh Chương: "Lục niên cung kiếm hoàng vương khởi nghiệp khắc di thành...". Theo "Thanh Chương huyện chí" của Bùi Dương Lịch: Thân phụ của thần là một người tốt bụng, hay giúp đỡ người. Có người khách khuyết danh giỏi thuật phong thủy từ phương Bắc phiêu bạt vào nước ta, ẩn tích trong dân gian. Phan công vừa gặp, tiếp đón chân thành. Lâu rồi khách nói: "Từ phương xa lưu lạc tới đây, mang ân dày, không biết lấy gì báo đáp. Mỗ chỉ có một diệu quyết phong thủy, không rõ ý ông, xin ông cho biết?" Ông Phan trả lời: "Vợ chồng lão phu tuổi cao, may mắn có một con được liệt vào hiệu sinh, không dám mong tới hàng khanh tướng". Ông vụng về, hiểu đâu nổi sự thần diệu của hoá công... (Bùi Dương Lịch - Thanh Chương huyện chí, Nxb Nghệ An, 2008, tr.57) Tương truyền thần là người Võ Liệt, họ Phan, không rõ tên (?), tuổi đời vừa lên 15-16, đi theo Bình Định Vương (Lê Lợi) đánh giặc ngoại xâm, lập được nhiều chiến công, vua thường khen là "Kì đồng" (trẻ kì lạ). Ngài thường xuyên được ở gần cạnh vua. Trong trận giao chiến với nhà Minh ở bờ Bắc sông Lam, Ngài cưỡi ngựa bạch xung trận, bị thương nặng, được ngựa mang trở về đến gần địa phận xã Võ Liệt thì chết. Nhân đó có tên Phan Đà (chữ Đà có nghĩa là Ngựa cõng - BVC). Khi về đến xóm Lai Thành, xã Quảng Xá (Thanh Hà), một dòng máu của Ngài chảy xuống được mối vùi lấp, về đến xóm Công Trung, xã Võ Liệt thì thây của
  3. Ngài ngả từ trên lưng ngựa xuống, cũng được mối vùi lấp thành hai ngôi mộ. Cho nên người đời có câu: ''Mồ ông mả giả, mồ cả mả thật''. Về sau trở thành linh ứng, nhân dân bèn lập miếu thờ. Miếu có tên Bạch Mã (Ngựa trắng - Con ngựa đã cõng Ngài về). Cả 2 xứ mồ đều có cây tốt xanh tươi rậm rạp, những người chặt cây kiếm củi không dám lại gần. Hàng năm đến tháng chạp, dân trong xã tổ chức lễ tảo mộ Ngài, những ngày giỗ chạp không dám bỏ phế khoáng. Ngày 14 và 28 tháng 11 (âm lịch) hàng năm là ngày giỗ cha mẹ Ngài, ngày 13 tháng 6 (âm lịch) là ngày giỗ của Ngài. Đến những ngày ấy, dù gặp đại hạn, khí trời vẫn âm u, dịu mát. Ngày 03 tháng chạp là ngày lễ Hạ nguyên tại nhà thờ cha mẹ Ngài (gọi là Phủ Ngoại). Tại xã Võ Liệt, đền thờ Ngài có 2 cơ sở: 2 toà tại vườn cũ là Ngài, hàng năm làm lễ giỗ chạp; 5 toà tại xóm Gia Hoà trên bờ sông Võ Giang do nhà vua lập nên giao cho thờ phụng. Số là, sau những ngày dẹp xong ngoại xâm, xây dựng đất nước, vua Lê Thái Tổ nhớ đến công lao, bèn phong tặng cho Ngài chức Đại Tướng Quân và cấp 10 mẫu ruộng giỗ, phong làm Phúc thần. Năm Quang Thuận thứ nhất (1460), vua Lê Thánh Tông đích thân làm tướng đi đánh giặc Chiêm Thành, ban đêm nằm ngủ trong thuyền, mộng thấy một người mặc áo xanh cưỡi ngựa bạch hướng dẫn vua đi, bèn hỏi là ai thì người ấy trả lời: "Thần là người xã Võ Liệt, nơi ở: trên có am Bạch Vân, dưới có hồ sen", chỉ trong chốc lát vua tỉnh mộng. Đến ngày đánh thắng giặc trở về, vua đến thăm Đền - Sở tại xã Võ Liệt, thấy cảnh sắc đúng như trong mộng, bèn cấp thêm tế khí, sai dân tôn tạo đền sở, cấp một người thờ tự và 20 người sai phu chuyên lo việc phụng sự hương khói trong đền, hàng năm họ được miễn trừ mọi tạp dịch. Do sự linh hiển của thần từng giúp nước cứu dân, các triều vua đã phong nhiều sắc mệnh. Theo bản sao: Gia phong thần sắc của xã Võ Liệt (tóm tắt) trong Tờ khải của Đại Tư đồ Đoan quận công Bùi Thế Đạt, Trấn thủ Nghệ An kiêm châu Bố Chính,
  4. Đốc suất quân doanh Trấn Ninh lập ngày 02 tháng 06 năm Cảnh Hưng 31 (1770) về việc xin gia phong cho các vị Đại vương vốn thờ phụng ở các đền: 1. Đại Càn Quốc Gia Nam Hải Tứ vị Thánh nương. xã Hương Cần, huyện Quỳnh Lưu. 2. Đô Thiên Đại Đế Trợ thuận bảo quốc hộ dân Đại vương. xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương. 3. Tá Thánh Chính Đức Khuông quốc Đại vương, xã Cát Ngạn, huyện Thanh Chương. 4. Cao Sơn Cao Các Hiển ứng Đại vương, tổng Quan Trung, huyện Đông Thành. 5. Cao Các Hiển ứng Phù vận Đại vương, thôn Vĩnh Khánh, xã Yên Việt Thượng, huyện La Sơn. 6. Hiển ứng Linh hữu Hậu đức Đại vương, 4 thôn của xã Việt Yên Thượng, huyện La Sơn. 7. Chung Sơn Cao Các Hộ quốc Đại vương, thôn Thổ Ngõa, xã Hoàng Trường, huyện Đông Thành. 8. Độc Lôi Yên Dũng Huệ Trí Đại vương, 2 thôn Tràng Cát, Hữu Biệt, huyện Nam Đường. 9. Bỉnh Câu Hồng Trạch Đại vương, xã Độ Lưu, huyện Thiên Lộc. Riêng Đô Thiên Đại Đế Trợ thuận bảo quốc hộ dân Đại vương dưới thời nhà Lê, có 16 đạo trong bản sao bằng chữ Hán (mang ký hiệu VHv 2497 sổ thư tịch Thư viện Khoa học Trung ương) và còn có 12 đạo có trong bản Tóm tắt Di tích lịch sử Đền Bạch Mã của cụ Phan Tố Đức lập ngày 15/7/1992 (lưu tại Thư viện Nghệ An). Cộng 28 đạo, gồm: 1. Năm Quang Hưng thứ 17 (1594), phong 1 đạo.
  5. 2. Năm Hoằng Định thứ 2 (1602), khi cầu khôi phục đất nước đã được linh ứng, phong 1 đạo. 3. Năm Hoằng Định thứ 10 (1610), phong 1 đạo, để gia phong phù trợ Soái. 4. Năm Vĩnh Tộ thứ 2 (1621), phong 1 đạo. 5. Năm Vĩnh Tộ thứ 5 (1623), phong 1 đạo. 6. Năm Vĩnh Tộ thứ 6 (1624), phong 1 đạo gia phong linh ứng phù trợ tiêu trừ nghiệt đảng. 7. Năm Vĩnh Tộ thứ 8 (1626), phong 1 đạo khi quân Mạc đầu hàng. 8. Năm Đức Long thứ 1(1629), phong 1 đạo để cầu mưa. 9. Năm Đức Long thứ 4 (1632), phong 1 đạo. 10. Năm Đức Long thứ 5 (1633), phong 1 đạo để cầu mưa. 11. Năm Đức Long thứ 6 (1634), phong 1 đạo để cầu mưa. 12. Năm Dương Hoà thứ 8 (1642), gia phong Đại vương để cầu tru diệt nghiệt đảng, khôi phục cương vực cũ. 13, 14, 15. Các năm Phúc Thái thứ 3 (1645), thứ 5 (1647), thứ 7 (1649), phong mỗi năm 1 đạo. 16. Năm Khánh Đức thứ 4 (1652), phong 1 đạo. 17. Năm Thịnh Đức thứ 4 (1656), phong 1 đạo cầu thu lại xứ Thuận Quảng. 18. Năm Vĩnh Thọ thứ 3 (1660), phong 1 đạo chém được tướng giặc, bắt được binh lính giặc. 19. Năm Vĩnh Thọ thứ 3, tháng 11 ngày 29 tiêu trừ được nghịch tặc, gia phong. Sau đó làm Tờ khải tâu lên vua, được vua phê chuẩn cho tăng số sái phu lên 30 người, hàng năm đến tháng 2 vua sai quan trong triều về xã Võ Liệt làm chủ tế. Điển lễ Quốc tế bắt đầu từ đó. Năm ấy được phong 1 đạo.
  6. 20. Năm Cảnh Trị thứ 8 (1670), vua Lê Huyền Tông phong 1 đạo, trừ Mạc nghiệt. 21. Năm Dương Đức thứ 3 (1674), phong 1 đạo. 22. Năm Chính Hoà thứ 4 (1683), phong 1 đạo. 23. Năm Chính Hoà thứ 10 (1689) được cấp thêm Tế phẩm "Tam sinh". 24. Năm Vĩnh Thịnh thứ 6 (1710), phong 1 đạo. 25. Năm Vĩnh Khánh thứ 2 (1731), phong 1 đạo. Năm ấy các bản tổng có thờ thần Thượng đẳng trong đó có các xã thôn thuộc bản tổng Võ Liệt được vua ban tiền đặt biện lễ vật cúng tế. 26. Năm Cảnh Hưng nguyên niên (1740) vua Lê Hiến Tông phong 1 đạo. 27. Năm Cảnh Hưng 28 (1767), gia phong 2 chữ Mỹ tự. 28. Năm Cảnh Hưng 31 (1770), để cầu thảo tặc ở Trấn Ninh, gia phong thượng đẳng thần. Từ đó, hàng năm đến tháng 2, phủ huyện hội đồng kính tế, cả tổng Võ Liệt phục dịch. Đến cuối đời vua Cảnh Hưng phê chuẩn cho các xã thôn phụ cận cứ đến tháng 2 hàng năm được lãnh tiền công quỹ để sắm sanh tế phẩm hội tế, bèn đình chỉ việc triều đình cử quan về làm chủ tế. Đến triều nhà Nguyễn năm Gia Long thứ 9 (1810), sau khi thống nhất quốc gia, triều đình làm lễ "Đăng trật" phong cho Ngài các mỹ tự: "Khuông thời, Tế thế, Hoằng độ thuợng đẳng tối linh đại vương" (hiện khắc lên bảng gỗ treo trên chính điện). Sắc Đô Thiên Đại Đế Long Vương: Trợ thuận bảo quốc bảo dân/ Phu huệ phổ tế; Hiển ứng quảng uy; Khoáng dũng hồng nghị; Hồng huân phù tổ phụ quốc diễn phúc; Bảo hữu chí nhân đạt đổ hoành hưu; Uy đãng thông tuệ quảng chính; Dực vận hộ quốc phong niên, dương võ tế thời bát loạn. Tế thời phổ tế, uy linh tĩnh biên, cương đoán anh nghị, dũng lược hưu minh, hạnh cao ân hậu. Đạt đức hồng
  7. tài, đại độ chiêu nghĩa phân trí trợ trị, uyên tĩnh phổ đạt, quá hoá tồn thần, linh diệu bao tuy, uyên tuyên nhuận trạch, tích khánh hưng bình, bảo nghiệp vi tích, dương oai vẫn dụng, trợ quốc anh đoán, thuỳ hưu tích huống. Hiển đức vị mĩ liệt, tối linh đại vương. Nguyên thuộc chính thần hệ, Thanh Chương Võ Liệt xã tùng tiền phụng sự, kinh hữu lịch triều bao tặng. Tư quốc gia dư độ hỗn nhất, lễ hữu đăng trật, khả gia mĩ tự tam tự viết: "Khuông thời - Tế thế - Hoằng độ" tối linh đại vương. Cố sắc. Gia Long cửu niên Lục nguyệt Thập ngũ nhật. (Theo tài liệu lưu tại Thư viện Nghệ An). Năm Minh Mạng thứ 5 (1824) phong 1 đạo. Năm Kỷ Hợi Minh Mạng thứ 20, Đền Bạch Mã được xếp đứng thứ 3 trong 4 ngôi đền linh thiêng nhất của Nghệ An. Nhất, Cờn (Phương Cần, Quỳnh Lưu) Nhì, Quả (Bạch Đường, Anh Sơn) Tam, Bạch Mã (Võ Liệt, Thanh Chương) Tứ, Chiêu Trưng (Thạch Hà, Hà Tĩnh). Trước cổng đền có câu đối: "Nghệ An quốc tế tứ linh từ chi đệ tam/ y cổ sùng hồng minh tại thạch; Minh Mệnh Kỷ Hợi vạn tư niên chi nhị thập/ tùng kim thể thế ngật như sơn" 乂安國祭四靈祠之弟三/依古崇鴻銘在石 明命己亥萬玆年之二十/從今体勢屹如山 Có nghĩa là: Đây là ngôi đền đứng hàng thứ 3 theo nghi thức do nhà nước chủ tế trong số 4 linh từ của Nghệ An, như từ xưa đã tôn sùng và khắc vào đá.
  8. Sự kiện này một lần nữa được xác nhận vào năm Kỷ Hợi Minh Mệnh 20 (tức năm 1839), thể thế và vị trí của đền cao như núi. Đây là câu đối chủ của đền, chỉ được phép nêu lên khi đã có sắc mệnh của nhà vua công nhận. Năm Thiệu Trị thứ 3, vua Hiến Tông Chương hoàng đế phong 2 đạo. Theo tư liệu lưu trữ tại Thư viện Hán Nôm, vào năm này, các xã thôn của tổng Võ Liệt đã lập bản "giao từ". Nguyên hàng năm vào đầu xuân, tổng có lễ tế tự vị tôn thần tại xã Võ Liệt. Nguồn kinh phí lấy từ tiền lãi của 60 quan tiền vốn cho các xã thôn vay, lãi mỗi năm 24 quan. Cứ đến hạn đã định, ai vay đem tiền lãi tới nạp để lo việc tế lễ. Đây là việc trọng đối với đền thờ thần không được xem thường. Vậy, lập thành 3 bản giao các xã Thanh La, Hoàng Xá, Minh Quả cùng giữ mỗi xã 1 bản để lưu chiếu. Thiệu Trị năm thứ 3 (1843), tháng 3 ngày 28. Ký tên: Ngoại ủy, phó tổng Nguyễn Đạo ký. Ngoại ủy, phó tổng Nguyễn Cảnh Vĩ ký. Lý trưởng xã Hoàng Xá Nguyễn Kim Thường ký. Lý trưởng thôn Chi Nê Trần Phạm Thiều ký. Ngoại ủy, phó tổng thôn Thanh Nha Nguyễn Văn Cần ký. Lý trưởng thôn Bão Đức Nguyễn Khắc Cung ký. Lý trưởng xã Thanh La Nguyễn Văn Lệ ký. Lý trưởng thôn Hương Thụ Lê Đăng Thụ ký. Lý trưởng thôn Lai Nha Võ Khắc Kiệm ký.
  9. Hương mục xã Hoà Quân Nguyễn Trọng Toàn ký. Lý trưởng thôn Bàn Thạch Hoàng Văn Toại ký. Tả văn từ Lý trưởng xã Minh Quả Nguyễn Đình Chương ký. (Theo VHv 2525) Năm Tự Đức thứ 3 (1850) và thứ 33 (1880), phong mỗi năm một đạo. Vào năm Tự Đức thứ 21 nhân dịp tu sửa di cải đền thờ, Phan Đình Thực - Phó bảng khoa Tân Hợi (1851), làm quan án sát Nam Định có cúng số tiền 200 quan để dùng vào việc chuẩn bị vật liệu và thi công công trình. (Theo VHv 2531) Năm Tự Đức 28, Đề đốc Hải Dương người họ Phạm (Võ Liệt), cúng bức nghi môn và có lá thư ca ngợi về đền thiêng: "Núi sông hun đúc nên sự anh linh, nghiêm túc hoà mục của ngôi đền thiêng. Đó là điều mọi người chúng tôi hằng mong tưởng tới. Nghĩ rằng, ở làng ta, văn lấy khoa mục để xuất thân, võ lấy công tích làm hiện thân. Ấy là nhờ phúc dày của Thần phù trợ. Nay tôi tài mọn, nhờ có sự giúp rập của Thần được bước lên hiển trật xin có chút lễ nhỏ để tỏ lòng thành kính...". (Theo VHv 2536) Năm Đồng Khánh thứ 2, phong 1 đạo. Năm Thành Thái thứ 6, phong 1 đạo. Năm Duy Tân thứ 3, phong 1 đạo. Năm Khải Định từ nguyên niên đến năm thứ 9, mỗi năm phong 1 đạo. Theo văn tế Đô Thiên Đại Đế linh từ, kể từ ngày rằm tháng giêng năm Ất Hợi (1935), đền có thêm hai vị chính thần, dân xã Võ Liệt cùng thờ phụng (Quan Tả,
  10. Quan Hữu) nơi đây. Hai vị đều linh ứng: 1- Hoa Lương Văn Đạo Đại Tướng quân Đại vương, Hùng tài Dũng quyết Địch nghị Dương võ Quang ý Trung đẳng công thần. 2- Thiết Cương Anh Quả Đại Tướng quân Đại vương, Cảm ứng Uy linh Hộ quốc Hùng đoán Quang ý Trung đẳng công thần. Năm Cảnh Hưng 44 (1783), có sắc phong hai vị Tả, Hữu mỗi vị 1 đạo. Năm Gia Long thứ 8 (1809), phong mỗi vị 1 đạo. Bạch Mã là ngôi đền cổ kính thiêng liêng. Cùng với thành Bình Ngô, thành Lục Niên, Đền Bạch Mã là một trong những địa danh chứng tích lịch sử trên đất Thanh Chương thời vua Lê dựng nghiệp. Đền đã được xếp hạng Di tích Văn hoá Quốc gia năm 1992./. Tài liệu tham khảo 1. Thanh Chương huyện chí. 2. Hồ sơ thần phả của cụ Phan Tố Đức lập. 3. Các tư liệu lưu trữ ở Thư viện Trung ương và Nghệ An.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2